Truyện Ngắn & Phóng Sự
Một sáng trời mưa -nguyễn nhân trí
Tôi không thấy loại quan tài nào bằng giấy bồi hay tre mây đan bện trong quyển catalogue của hắn cả.
Người đàn ông ngồi trước mặt tôi khoảng 40 tuổi. Nét mặt và nước da thoáng ngâm giống như người Ý, cái tên cũng nghe mùi vị Ý nhưng hắn nói tiếng Anh hoàn toàn không có giọng ngoại quốc gì cả. “Chắc là sinh đẻ và lớn lên ở đây”, tôi nghĩ, “cũng như vô số người gốc Ý khác từ những gia đình di dân đã đến đây bao nhiêu thế hệ trước.”
Người đàn ông tự giới thiệu hắn là giám đốc công ty an táng. Không biết phải vì thế hay không mà tôi nhận thấy phong thái hắn có cái gì rất tiêu biểu của những người làm việc trong lãnh vực nầy.
Tôi cũng không hiểu tại sao tôi lại nghĩ vậy. Tôi đâu có quen biết ai trong kỹ nghệ tống táng đâu (ngoại trừ khi còn bé tôi có anh bạn thân con một gia đình bán hòm). Đây là lần đầu tiên tôi ngồi xuống đàm thoại với một “nhà quàn” (tiếng tôi quen dùng cho tất cả những người làm việc trong ngành tống táng) về việc tang lễ. Thế thì tại sao tôi lại có cái cảm tưởng “tiêu biểu” đó?
Tôi nghĩ có lẽ là do phong cách lịch sự, thận trọng có phần quá đáng của hắn. Lối ăn mặc, cử chỉ và cách nói chuyện của hắn rất nghiêm trang và dè dặt. Và giọng nói luôn luôn rất từ tốn, một cách dọ hỏi và cân nhắc. Có lẽ là hắn vì quen tiếp xúc với tang gia là những người đang đau buồn bối rối nên hắn phải luôn luôn đóng giữ vai trò của một người thấu hiểu hoàn cảnh và tâm tình của họ đồng thời cũng là một người đáng tín cẩn có thể dẫn dắt và giúp đỡ họ vượt qua một giai đoạn khó khăn sầu thảm.
Dù gì đi nữa thì tôi không phải là một khách hàng tiêu biểu của hắn. Tôi đã nói cho hắn biết trước điều đó trên điện thoại khi làm cái hẹn đến đây gặp hắn. Tôi không có ai trong gia đình vừa qua đời, hay có ai sắp sửa chết cả. Tôi chỉ muốn gặp để tìm hiểu chi tiết về những dịch vụ mà công ty an táng của hắn có thể cung cấp. Để chuẩn bị trước cho Ba Mẹ tôi, tôi nói với hắn. Tuy thật ra cũng là để cho chính tôi, nhưng tôi không nói cho hắn nghe điều nầy. Đó là vì tôi nghĩ hắn sẽ không thể hiểu được tại sao tôi làm điều nầy. Nhất là nếu hắn biết là tôi hiện không hề bệnh hoạn đau yếu gì cả. Có thể là hắn sẽ cho rằng thần kinh tôi có vấn đề, và đó chắc không phải là một điều ích lợi lắm nếu tôi muốn hắn tận tình trả lời những câu hỏi của tôi.
Công ty hắn tọa lạc gần sát khu vực trung tâm sinh hoạt của người Việt ở thành phố nầy. Do đó, hắn cho biết, hắn đã có dịp phục vụ rất nhiều gia đình trong cộng đồng người Việt ở đây. Vì vậy, hắn nói, hắn rất quen thuộc với những phong tục tang lễ của người Việt, bất kể Phật Giáo hay Công Giáo. Hắn tuyên bố điều nầy với một vẻ hãnh diện khá rõ. Tôi cũng hiểu được. Tang lễ là một lãnh vực không mấy ai rành rẽ hay muốn bỏ thì giờ ra tìm tòi để hiểu biết rành rẽ. Khi nào cần thiết thì người ta mới tìm đến những chuyên gia để được chỉ bảo về những gì họ phải làm. Chắc hẳn hắn nghĩ tôi đang cảm thấy một sự an tâm lẫn thán phục khi gặp gỡ một người ngoại quốc hiểu biết rành rẽ về những thủ tục tang chế của dân tộc tôi. Tuy điều đó không đúng nhưng để làm vui lòng hắn tôi cũng gật gù với hắn, “Thế thì rất tốt.”
Điều đó không đúng vì tôi hiện không có gì đau buồn hay bối rối để cần hắn làm cho an tâm. Và tôi cũng chẳng cảm thấy có gì thán phục vì theo tôi thì công việc làm ăn của một nhà quàn như hắn là phải hiểu biết những văn hóa và thủ tục tang lễ của một cộng đồng nếu hắn muốn cộng đồng nầy trở thành khách hàng của hắn. Tôi gật gù “Thế thì rất tốt” vì tôi thấy cuộc nói chuyện sau gần 10 phút xã giao khách sáo đã đến lúc có thể bắt đầu đi vào những câu hỏi tôi cần muốn biết.
Tôi hỏi hắn chuyện gì xảy ra đầu tiên sau khi trong gia đình có người vừa qua đời. Để đỡ mất thì giờ, tôi nói rõ thêm ngay là ý tôi muốn biết về những gì xảy ra giữa gia đình người chết và công ty của hắn. Tôi đã tìm hiểu qua về các thủ tục pháp lý rồi nên hắn không cần phải phải chú trọng vào phần đó. Tôi muốn biết hắn thông thường cung cấp những dịch vụ gì từ đầu đến cuối cho người chết và cho tang quyến. Tôi giải thích tôi đã dự nhiều đám tang của người quen biết rồi nhưng tôi chỉ có mặt ở buổi lễ cuối cùng trước khi hỏa táng hoặc mai táng. Cái tôi muốn biết là những sự việc gì khác hắn làm cho tang gia trước và sau buổi lễ đó.
Tôi cho biết gia đình tôi phi tôn giáo, cả Ba Mẹ tôi cũng vậy. Tôi không cần có thầy chùa đến cúng kiếng tụng niệm gì cả. Thật ra Mẹ tôi cũng đã viết sẵn một tờ giấy dặn dò kỹ bà muốn gì sau khi chết. Bà dặn sau khi thủ tục pháp lý cần thiết xong rồi thì hỏa táng càng sớm càng tốt. “Đừng để lâu làm gì phiền phức.” Bà không muốn có ai cúng tụng, cũng không cần phải loan báo đăng tin cho người quen biết hay, “Chỉ cần cho những con cháu ở xa biết thôi. Nếu thuận tiện thì có mặt, còn nếu không cũng không sao. Ngày trước ngày sau gì đó thuận tiện là thiêu cho xong chuyện.”
Khi nghe tôi nói muốn có một tang lễ phi tôn giáo không cúng tụng gì cả, hắn có vẻ hơi bối rối. “Thế thì ông muốn có những nghi thức gì trong suốt tang lễ?” Tôi hỏi lại, “Có cần nghi thức gì không?” Và bây giờ thì mặt hắn bối rối rõ rệt. Hắn nhíu mày, có lẽ đang cố gắng suy nghĩ nhớ ra cần phải làm gì. Tôi cười “Thế thì những đám tang phi tôn giáo thường có nghi thức gì?” Có lẽ một vài giây đồng hồ trôi qua trước khi hắn nhìn qua tôi, “Thì bất cứ nghi thức gì tang gia muốn. Tôi cũng đều có thể cung cấp theo nhu cầu được cả.” Tôi không biết tôi nghĩ đúng hay không nhưng ngay lúc đó tôi có cảm tưởng hắn không biết, hay không nhớ được về một đám tang phi tôn giáo nào cả nhưng đã nhanh trí “thoát thân” ra khỏi thế kẹt bằng câu trả lời đó.
Thật tình thì ngay tôi cũng không biết mình muốn gì. Tôi đã từng dự nhiều tang lễ nhưng chỉ có hai đám tang của người quen (người Tây Phương) là đáng nhớ nhất. Hai đám tang nầy được tổ chức dưới dạng “liên hoan về cuộc đời” (celebration of life) thay vì dạng “thương tiếc sự ra đi” của người quá vãng như thường thấy. Trong hai đám tang nầy, phần hỏa táng được tổ chức riêng biệt chỉ có gia đình trực thuộc tham dự mà thôi. Tôi, và các bạn bè thân quyến khác được mời đến nhà người chết khoảng một tuần sau đó để tham dự phần thứ nhì của tang lễ, nó được gọi là buổi liên hoan, và tưởng nhớ, những thành đạt và thời khắc vui tươi trong đời người ấy. Theo tôi đây là một cách tang gia cho phép bạn bè thân quyến đưa tiễn người chết một cách lạc quan và thân mật nhất.
Ở đám tang của Rory (một đồng nghiệp cũ của tôi) chẳng hạn, khi bước vào trong nhà tôi nhận thấy ngay trong ngoài có trưng bày nhiều hình ảnh và vật dụng ưa thích của anh ấy. Những tấm ảnh bắt đầu từ lúc còn bé con đến thiếu nhi rồi lớn lên, đi làm, lập gia đình. Những tấm ảnh lúc đi du lịch, khi họp bạn, ăn tiệc cưới, tắm biển. Những tấm ảnh ghi lại các giây phút tươi vui, những khoảng thời gian rực rỡ nhất trong cuộc đời anh ấy. Ở giữa phòng khách là vài tấm ảnh trắng đen của Rory và một tấm của Rory chụp chung với vợ anh ấy đã được phóng đại đặc biệt cho buổi lễ hôm nay. Trong mấy tấm ảnh nầy, đôi mắt của Rory rạng ngời sức sống. Rory qua đời như vậy là rất trẻ, chỉ mới ngoài 40. Ung thư da. Trớ trêu thay vì anh là người di dân từ Ái Nhĩ Lan nên rất yêu thích sinh hoạt ngoài trời. Ở Ái Nhĩ Lan trời nếu không mưa dầm dề ngày này qua ngày khác thì cũng âm u tháng nầy qua tháng nọ. Vì thế nên Rory rất thích nắng ở xứ sở mới của anh ở đây, tôi nhớ anh nói. Anh là một người rất năng động và có thể lực cao. Chiếc xuồng chèo của anh ấy nằm trong một góc của garage, bóng loáng như mới mặc dù đã được sử dụng thường xuyên nhiều năm. Chiếc xe đạp mà anh ưa thích nhất được dựng trong hành lang trước nhà có vẻ một cách dửng dưng và tự nhiên như đang chờ đợi Rory bước ra bất cứ lúc nào nhẩy thót lên và chạy vọt đi ra đường như anh vẫn thường làm hàng ngàn lần trước đó.
Không khí trong nhà không giống một đám tang tiêu biểu mà mang vẻ như một buổi BBQ thân mật. Mọi người đến tham dự tuy ăn mặc chỉnh tề nhưng nhẹ nhàng không trang trọng quá đáng. Vợ của Rory, Liz, tươi tỉnh và chào đón, trò chuyện cùng mọi người với một vẻ bình thản nhất mà một người đàn bà vừa mất chồng có thể bình thản. Chúng tôi kể chuyện nhau nghe về Rory, về những tấm hình, về những thành tích thể thao, về những trò đùa quen thuộc của anh ấy. Có người cũng nhắc lại về thời gian Rory bệnh, diễn biến từ khi chứng ung thư mới được chẩn định, về sự tự tin của Rory cho rằng anh ấy rồi sẽ khỏi bệnh hẳn. Tất cả được nhắc lại một cách nhẹ nhàng, bình thường nhưng trân trọng.
Một lúc sau đó, Liz đứng lên phía trước căn phòng khách có những bức tường bằng gỗ tuyệt đẹp. Cô ấy xin được có đôi lời. Cám ơn mọi người đã đến giúp đỡ và thăm viếng, hôm nay cũng như lúc anh ấy bệnh. Và một vài mẩu chuyện nhỏ về Rory. Nội dung, tình tiết và âm điệu của các mẩu chuyện nầy làm tôi có cảm tưởng Rory đang đứng lẫn với những bạn bè thân hữu ngay trong nhà nầy và hôm nay chỉ là một buổi tiệc nhỏ tiển đưa anh đi làm xa một thời gian ngắn. Có một đoạn tôi thấy đôi mắt Liz long lanh hẳn lên. Nhưng không có một giọt nước mắt nào chảy xuống má cô cả. Như cô ấy có nói khi nãy, hôm nay không phải là lúc để than khóc đau buồn mà là lúc chúng ta cùng nhau nhớ lại những niềm vui, những thương yêu đã được chia sẻ với Rory trong khoảng thời gian anh có mặt ở đây. Nhớ lại để thấy mình may mắn đã có anh ấy hiện hữu trong một phần đời của mình. Nhớ lại vì những kỷ niệm đó là món quà cuối cùng của anh ấy và chúng ta trao đổi với nhau. Và nhớ lại để cảm nhận sự mong manh và quý báu tột cùng của sự sống cũng như sự cận kề và hiển nhiên của sự chết.
Đàng sau lưng tôi, tôi có thể nghe tiếng ai đó đang hít mũi sụt sùi rất nhẹ. Vài người bạn khác cũng đứng lên nói đôi lời. Ngắn gọn, êm đềm, có lúc chêm vào đôi câu chuyện nhỏ khôi hài nhẹ nhàng liên quan đến Rory lúc còn sống. Không phải những bài diễn văn đã soạn sẵn mà giống như những lời tâm tình bên lề một buổi họp bạn cuối năm. Tôi nhớ tôi có nói với một đồng nghiệp khác đang đứng kế bên rằng nếu đây là một tang lễ thì nó là một tang lễ tuyệt đẹp. Anh ta gật gù, trả lời rằng khi chết anh ta cũng muốn có một tang lễ giống như vậy. Tôi mỉm cười, không bất đồng ý kiến một chút nào cả.
Tôi hỏi gã giám đốc công ty tống táng về chi phí tổng quát của một tang lễ hỏa táng tiêu biểu. Tôi cảm thấy hắn thở phào nhẹ nhõm (mặc dù rất kín đáo) sau khi nghe tôi nói. Có lẽ nãy giờ hắn đang nóng ruột để cho tôi biết điều nầy nhưng cảm thấy chưa có cơ hội. Giống như tôi vừa mở một cánh cửa ra, hắn hừng khởi bước vào lập tức. “Phí tổn tang lễ có hai phần chính, thứ nhất là chiếc quan tài và kế đó là tất cả những dịch vụ chúng tôi cung cấp kể cả trong trường hợp nầy chi phí hỏa táng.” Hắn nhìn qua tôi một cách dọ hỏi. “Nói về quan tài thì có nhiều loại khác nhau, đủ kiểu, đủ hạng. Và dĩ nhiên là đủ giá cả.” Tôi gật đầu, chờ đợi. Hắn vói tay lấy ra một quyển catalogue dầy khoảng vài mươi trang in màu giấy bóng loáng. Trừ trang bìa có tấm hình trừu tượng gì đó, khi hắn mở ra bên trong thì từ trang nầy qua trang khác đúng như hắn nói, quan tài đủ loại, đủ kiểu, đủ màu sắc, đủ hạng. Quyển catalogue nhìn không khác gì những quyển catalogue quảng cáo các vật dụng trong nhà như TV, tủ lạnh, máy tính điện tử, v.v. Có khác chăng là không có giá bán đính kèm theo hình mỗi kiểu quan tài. Cũng dễ hiểu thôi. Quan tài là những món hàng có thể bày bán khá lâu không sợ hư thối hay mất thời trang nên để kèm giá cả trong catalogue sẽ không có lợi lắm. Với hơn nữa, để kèm giá tiền trong trường hợp nầy có lẽ có vẻ bất kính hay khiếm nhã chăng?
Hắn bắt đầu giảng nghĩa cho tôi về hai loại quan tài chính được dùng trong kỹ nghệ mai táng Tây Phương, và sự khác biệt của chúng. Loại mà tiếng Anh gọi là “coffin” là những quan tài có dạng như ôm sát gần vào thi thể người chết nằm bên trong. Hai cạnh dài hai bên của loại quan tài nầy phình hơi rộng ra vừa đủ ở khoảng vai của người chết và túm lại dọc xuống phần phía dưới chân. Vì thế loại quan tài nầy thường nhỏ gọn và nhẹ. Hắn thêm, “Và do đó tương đối ít tiền hơn.” Loại quan tài thứ hai mà tiếng Anh gọi là “casket” mang dạng một hộp hình khối chữ nhật vuông vức. Loại nầy nói chung lớn và nặng hơn. Và nhiều tiền hơn. Hắn chỉ vào một vài tấm hình, “Tuy nhiên, những chi tiết khác như loại gỗ, nước sơn, mức độ chạm trổ, quay cầm để khiêng, vật dụng dùng để lót bên trong, v.v. sẽ quyết định giá thành tổng kết của mỗi quan tài.”
“Nói chung những quan tài hạng nầy bắt đầu từ khoảng 1600 đô.” Hắn khoát tay qua trên những tấm hình nằm ở vài trang đầu của quyển catalogue. Tôi có thể nhận ra sự sơ sài trong những chi tiết hình dáng của các quan tài nầy. Hắn tiếp tục lật qua vài trang tới, “Còn ở đây là khoảng 4 đến 6 ngàn đô một cái.” Ở các trang cuối của quyển catalogue hắn gật gù, “Còn phần nầy là những quan tài có chất lượng cao hơn có thể lên đến từ 10 hay 20 ngàn tùy cái.”
Rồi hắn lật trở lại một trang nằm khoảng giữa quyển catalogue, “Quan tài tiêu biểu người Việt thường dùng ở đây là loại nầy.” Hắn chỉ vào hình một loại casket mà tôi lập tức nhận ra đã thấy nhiều lần ở các đám tang Việt Nam tôi đã tham dự. Giọng nói của hắn vì lý do gì không hiểu nhỏ lại, “Thường thì khoảng từ 3 đến 4 ngàn.”
Trước đó nói chung tôi không hề quan tâm lắm về việc một cỗ quan tài tiêu biểu tốn bao nhiêu tiền. Tuy nhiên tôi vẫn thường nói với gia đình rằng khi tôi chết thì mua cái hòm nào rẻ tiền nhất cho tôi. Vì tôi sẽ hỏa thiêu nên mua hòm mắc tiền chỉ phí phạm mà thôi. Không phải là vì tôi tiếc tiền mà là không thấy sự cần thiết. Tôi không có nhu cầu cần chứng tỏ với bất cứ ai bất cứ điều gì về tôi, về gia đình tôi, về đám tang của tôi bằng cái quan tài cả. Hơn nữa một trong những việc tôi ghét nhất xưa nay là hoang phí thì không lý do gì tôi lại thay đổi triết lý sống nầy khi chọn mua món hàng cuối cùng trong đời tôi.
Nói về quan tài tôi mới nhớ, hồi còn nhỏ khi sống chung với Ông Bà Ngoại tôi, không biết từ lúc nào tôi đã thấy hai người có sẵn hai cỗ quan tài để trong nhà. Hai quan tài nầy nghe nói bằng gỗ trai. Tôi không biết cây trai là cây gì nhưng tôi nghĩ là gỗ của nó thuộc loại quý và đắc tiền vì nó rất nặng. Mỗi cỗ quan tài nầy nằm kê trên hai “con ngựa” gỗ (một dạng ghế hẹp dài có 4 chân cứng và vững thường dùng để gác đồ vật nặng lên trên) nằm chung với nhau trong một căn phòng trống sau nhà. Có lần cần phải xê dịch chúng một khoảng cách nhỏ trong phòng mà 4 người đàn ông hàng xóm lực lưỡng hè hụi mãi mới làm nổi. Mọi người trong nhà xem hai cỗ quan tài giống như những bàn ghế tủ giường khác. Không ai quan tâm đặc biệt gì đến chúng cả. Tôi thấy Ông Bà Ngoại tôi thỉnh thoảng lau chùi bụi cho chúng không khác gì người ta lau chùi một chiếc xe họ yêu thích. Tôi biết Ông Bà Ngoại tôi cũng có để sẵn trong tủ mỗi người một bộ quần áo và một tấm ảnh chân dung “để dùng khi hữu sự”.
Lúc đó Ông Bà Ngoại tôi có lẽ chỉ ngoài 50 tuổi. Sau nầy mỗi khi nghĩ lại tôi không khỏi ngưỡng mộ sự bình thản và tự nhiên trong cách chuẩn bị chu đáo như vậy của Ông Bà Ngoại tôi. Và chắc chắn điều đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến tư duy của tôi sau nầy trong lãnh vực liên quan đến sự chết.
Khoảng vài năm trước, tôi có nghe kể chuyện về một nghĩa trang thay vì đầy mộ bia thì lại đầy cây cối xanh tươi. Trong nghĩa trang nầy, người chết được quấn lại bằng vải thô rồi chôn trong từng lỗ khoan tròn lớn vừa đủ để lọt một thi thể xuống theo chiều đứng. Có nghĩa là người chết ở đây được chôn đứng chớ không phải chôn nằm như trong các nghĩa trang khác thường thấy. Và không có quan tài. Rồi bên trên mỗi mộ huyệt, người ta trồng một cây sồi nhỏ. Không có mộ bia hay dấu vết gì cho biết tên tuổi lai lịch của người chết cả. Những mộ huyệt nầy cách nhau không xa lắm. Sau hai hay ba mươi năm, một phần lớn của cánh đồng trống lúc trước đã trở thành một rừng sồi rậm rạp xum xuê với nhiều cở cây lớn nhỏ khác nhau. Dưới gốc mỗi cây sồi là một người. Cây sồi là ngôi mộ “sống” của họ.
Ở đầu con đường dẫn vào nghĩa trang là một ngôi nhà chứa danh sách, và ngày tháng qua đời, của những người đã được chôn ở đó. Không có tọa độ hay vị trí gì cả. Gia đình dần dần không thể nhớ người thân của họ đã được chôn chính xác ở chỗ nào. Họ chỉ biết rằng đâu đó trong cánh rừng nầy, bên dưới một trong hàng ngàn cây cổ thụ ở đây. Họ chỉ biết rằng cây đó đã hấp thụ chất dinh dưỡng từ thân xác của người thân họ để đâm chồi nẩy nhánh lớn lên. Có thể nói rằng mỗi cây ở đó hầu như là hiện thân của một người đã qua đời. Từng cành cây, lá cây, rễ cây trong khu rừng nầy là sự sống đang tiếp diễn, mặc dù chỉ gián tiếp, thay thế cho sự hiện hữu đã chấm dứt của một con người.
Tôi có thể tưởng tượng được cảm giác khi bước đi giữa rừng cây cao to xanh rì, âm u và mênh mông đó. Tôi có thể tưởng tượng được sự lặng lẽ và cô tịch của một nơi mà sự chết tuyệt đối vô cùng tận có thể hòa lẫn êm ả với sự sống mong manh ngắn ngủi như vậy. Tôi ước gì ở nơi tôi sinh sống có một dạng nghĩa trang nầy. Xưa nay tôi vẫn muốn hỏa táng rồi rải tro xuống sông (“cho sạch sẽ, đỡ phiền toái và đỡ tốn đất”), tuy nhiên đối với tôi được trở thành một cái cây trong một cánh rừng như vậy có lẽ cũng là một lựa chọn rất quyến rũ.
Tôi không thấy loại quan tài nào bằng giấy bồi hay tre mây đan bện trong quyển catalogue của hắn cả. Tôi có biết về phong trào “tang lễ xanh” trong đó nhiều tác giả – thí dụ như Caitlin Doughty (tác giả Khói Vương Vào Mắt) – cổ động việc dùng quan tài nhẹ và tự phân hủy để giúp thi thể người chết dễ hoàn trả lại môi trường thiên nhiên, và để giảm bớt ô nhiễm đất. Có lẽ các loại quan tài đó không mang đến nhiều lợi nhuận lắm nên không đáng được để vào những trang giấy in màu bóng loáng trong quyển catalogue nầy của hắn.
Hắn tiếp tục, “Còn phần dịch vụ cung cấp thì ở đây chúng tôi tính giá trọn gói cho mỗi tang lễ.” Trước khi tôi kịp hỏi thì hắn đã giải thích. “Trọn gói có nghĩa là chúng tôi sẽ lo liệu mọi thủ tục pháp lý cho đến khi có giấy khai tử, sẽ chuyên chở thi hài thân nhân ông từ bệnh viện hay từ nhà riêng – tùy họ qua đời ở đâu – về đây, sẽ chuẩn bị thi hài chu đáo để tẩn liệm. Chúng tôi sẽ dành 3 ngày cho tang gia và thân hữu đến thăm viếng hoặc cử hành bất cứ nghi lễ tôn giáo nào cần thiết. Trong 3 ngày đó, thi hài thân nhân ông sẽ được cất giữ trong môi trường thích hợp…” Tôi chen vào, “Có nghĩa là trong những ngăn tủ lạnh?” Hắn nhìn tôi, thoáng ngập ngừng “Đúng vậy.” Tôi cười, “Chắc là có người cảm thấy bị xúc phạm với từ ‘ngăn tủ lạnh’ phải không?” Hắn cũng cười theo, “Ông đoán đúng rồi đó.”
Hắn trở lại, “Trong 3 ngày nầy chúng tôi sẽ đưa thi hài thân nhân ông ra phòng hành lễ bất cứ mấy lần và bất cứ khi nào ông muốn. Những lúc khác thì như đã nói thi hài sẽ được đưa vào cất giữ bên trong.” Hắn vẫn tránh không dùng chữ “ngăn tủ lạnh”. “Tất cả bàn ghế, dụng cụ ánh sáng âm thanh cần thiết cho các buổi nghi lễ đều bao gồm. Cà phê và trà cho khách khứa và tang gia cũng vậy. Trong 3 ngày đó tang gia được sử dụng một phòng tang lễ tùy ý sao cũng được miễn là cho chúng tôi biết trước để chuẩn bị. Trong buổi lễ chính trước khi mai táng hoặc hỏa táng, hoặc chính tôi hoặc một nhân viên cao cấp của tôi sẽ có mặt hướng dẫn phần nghi lễ từ đầu đến cuối. Phần dịch vụ nầy là 5000 đô, dĩ nhiên là kể cả phần hỏa táng và hũ đựng tro cốt. Có những dịch vụ khác như tẩm ướp hóa chất, cung cấp tràng hoa tang hay gởi đăng cáo phó trên báo không nằm trong lệ phí nầy. Trung bình, chi phí tẩm ướp hóa chất là 1000 đô. Dịch vụ nầy thật ra thường chỉ cần thiết cho những đám tang có mở nắp quan tài để khách đến thăm nhìn thấy mặt người chết mà thôi.” Rồi hắn kết thúc, “Tuy nhiên nếu ông cần thì tôi có thể biên soạn bài cáo phó miễn phí giùm ông.”
Tôi có cảm tưởng nếu hắn nói về các dịch vụ của hắn một cách ít lưu loát và trôi chảy hơn một chút, dù chỉ là giả vờ, thì có lẽ nghe đỡ “thương mãi” hơn. Tôi hỏi, “Ông có thể biên soạn cáo phó nữa à?” Hắn gật đầu, “Có gia đình còn nhờ tôi soạn luôn cả bài điếu văn giùm cho họ nữa.”
Tôi hỏi nếu tang gia muốn trực tiếp tham dự vào quá trình tang lễ thì hắn có cho phép hay không. Hắn có vẻ không hiểu rõ tôi lắm, “Ý ông nói ‘trực tiếp tham dự’ là sao?” Tôi giải thích, “Thí dụ như là tự tay lau rửa, thay quần áo cho người chết, phụ giúp lúc tẩn liệm vào quan tài và có mặt suốt trong lúc hỏa thiêu cũng như đến khi xong rồi tự tay hốt tro vào hũ cốt.” Hắn nhìn tôi, tôi có thể thấy hắn đang cố gắng hết sức để không lộ vẻ ngạc nhiên lên mặt. Tôi nói thêm, “Đây có thể được xem là một cách tiễn đưa người thân của mình lần cuối cùng.” Hắn gật gù, “Nếu gia đình muốn như vậy thì tôi cũng sẽ có thể giàn xếp. Tuy nhiên cũng có một vài giới hạn về những gì gia đình có thể tham dự trực tiếp được. Vì lý do an toàn và sức khỏe.”
Rồi hắn giải thích rằng nhân viên của hắn, hoặc có khi chính hắn, sẽ có mặt trong suốt các quá trình lau rửa, thay quần áo và tẩn liệm. Nếu người nhà muốn tiếp tay hay tự làm những chuyện nầy thì nhân viên hắn sẽ nhường cho làm, họ chỉ đứng gần bên quan sát, góp ý và phụ giúp khi cần thiết. Hắn nói thêm tuy nhiên nếu thi hài người chết cần tẩm ướp hóa chất thì hắn không muốn, và không thể, để người nhà tham dự trong quá trình nầy. Hắn giải thích, “Vì có hóa chất độc hại nên an toàn hơn hết là chỉ có chuyên viên có mặt mà thôi.” Tuy hắn tế nhị không đề cập đến nhưng tôi hiểu lý do chính là vì trong quá trình nầy thi thể người chết sẽ bị cắt mổ ở cổ và dưới háng để tìm lấy những động mạch rồi đút ống cao su vào hút máu ra và bơm hóa chất vào thay thế. Đây là những lúc mà tang gia thường không chịu được khi thấy thi thể người thân mình bị đối xử như vậy.
Hắn cũng giải thích thêm rằng nếu được yêu cầu thì công ty của hắn có thể cho phép gia đình đi theo đưa quan tài người thân vào bên trong đến tận trước lò thiêu. Nếu muốn họ có thể chứng kiến quan tài được đẩy vào lò, đóng cửa lại và bật nút khởi đầu quá trình thiêu. Hắn cho biết cách thức bày trí các lò thiêu của nhiều công ty khác sẽ không cho phép tang gia làm việc nầy vì lý do an toàn. Tuy nhiên, hắn nói quá trình thiêu sẽ kéo dài nhiều tiếng đồng hồ và thường là qua đêm nên gia đình thường nên đi về và trở lại ngày hôm sau khi đã thiêu xong và lò đã nguội đủ để mở ra lấy cốt.
Tôi đã khảo cứu về quá trình nầy trước rồi nên không lấy gì làm lạ cả khi hắn giải thích sau khi hỏa thiêu xong thì phần lớn những gì còn lại của thi hài người chết chỉ là những mảnh xương lớn nhỏ màu trắng xám chớ không phải là tro như nhiều người tưởng. Cái gọi là “tro” thật ra là những mảnh xương vụn còn lại được bỏ vào một máy xay nghiền nhỏ ra như bột. Nếu không làm như vậy thì có những thứ như xương ống quyển hay xương sọ có thể vẫn còn giữ gần như nguyên vẹn hình dáng. Luật lệ đa số tiểu bang bắt buột công ty hỏa táng phải nghiền xương cốt nhỏ ra thành “tro” trước khi được trả lại cho tang gia.
Hôm nay không có tang lễ nào ở đây hết nên toàn bộ cơ sở vắng hoe chỉ có hắn và tôi. Hắn hỏi tôi có muốn đi xem qua phương tiện dành cho tang lễ của công ty hắn không. Tôi đồng ý ngay. Hắn nói các phòng tang lễ của hắn mới tân trang lại rộng rãi và sáng sủa. Hắn dẫn tôi vào một căn phòng khá lớn, trông giống như một hội trường với những hàng ghế xếp ngăn nắp hướng về một khoảng trống phía trước có che một tấm màn nhung màu kem nhạt. Hắn đưa tay ra dấu giải thích chỗ trống nầy là nơi để quan tài, và chỗ trước đó là nơi để bàn thờ để các tu sĩ làm lễ cúng kiếng. Có lẽ sực nhớ việc tôi nói muốn có một tang lễ phi tôn giáo, hắn quay lại cười nhẹ, rất nhẹ, “Nếu cần”.
Vỗ vỗ lên một chiếc ghế gần bên, hắn gật gù nói ghế ngồi của hắn rất êm và thoải mái. Hắn cho biết thêm là trừ vị trí để quan tài, hắn có thể sắp đặt chỗ ngồi của quan khách và các bàn ghế gì khác hoàn toàn theo ý tang gia muốn. Tôi hiểu từ kinh nghiệm những lần dự các đám tang xưa nay, quan tài phải để trước tấm màn nhung vì đàng sau đó là cánh cửa người ta đẩy quan tài ra vào căn phòng nầy. Hắn chỉ về phía cuối phòng cho biết tấm vách đó có thể kéo mở ra để nới rộng căn phòng nầy thêm khoảng gấp đôi nếu cần. Và các cửa sổ có thể mở ra cho sáng sủa hoặc giữ đóng lại để tạo một không khí kín đáo. Và cách bày biện hoa phúng điếu. Và âm nhạc. Và ánh sáng. Rồi hắn kết luận với một câu gần như hát, “Bất cứ điều gì tang gia muốn chúng tôi đều có thể làm hết sức để cung cấp cả.” Tôi không khỏi có cảm giác như đang nghe một chủ nhà hàng quảng cáo về cơ sở phương tiện trong nhà hàng của mình với một người đến dọ hỏi với ý định muốn đặt tiệc cưới.
Cuộc thăm viếng của tôi đến đây cũng đã hơn nửa giờ đồng hồ rồi. Tôi bắt đầu cảm nhận được sự bồn chồn trong giọng nói của hắn. Mặc dù không có tang lễ hôm nay nhưng có lẽ hắn vẫn phải bận rộn làm những công việc khác. Có thể có một vài thi hài nào đó đang nằm chờ đợi bên phòng kế bên để hắn tắm rửa, sửa soạn hay bơm hóa chất chuẩn bị cho tang lễ sắp tới. Hôm nay là thứ Sáu, ngày mai bắt đầu cuối tuần là lúc nhiều tang lễ diễn ra nhất. Cũng như đám cưới, nếu có thể người ta thường chọn ngày cuối tuần để thuận tiện cho khách khứa đến tham dự.
Hắn ra dấu hướng dẫn tôi cùng đi trở lại văn phòng của hắn. “Vì ông đến hỏi thăm về những dịch vụ của chúng tôi, tôi có một chuyện nữa muốn đề cập đến, đó là ‘tang lễ trả góp trước’.” Rồi hắn bắt đầu giải thích về dịch vụ nầy. Tôi nói với hắn tôi nghĩ tang lễ trả góp trước là một dịch vụ rất hay. Nó cho phép người ta chuẩn bị sẵn sàng và giảm bớt được một gánh nặng khi đang rối rắm buồn lo nhất. Tuy vậy tôi không muốn hắn hy vọng tôi có dự tính gì về việc nầy nên nói ngay rằng trong hoàn cảnh tài chính của tôi thì dịch vụ nầy không cần thiết. Hắn nói hắn cũng biết là người Việt hầu như không hề trả góp trước cho tang lễ. Tôi cười, “Họ sợ xui.” Hắn gật đầu tỏ vẻ hiểu biết với một nụ cười kín đáo và thận trọng.
Trước khi ra về tôi cám ơn hắn, cho hắn biết rằng hắn đã giúp tôi hiểu biết thêm rất nhiều về vấn đề nầy. Tôi lấy một tấm danh thiếp của hắn và nói tôi sẽ liên lạc hắn khi cần, một lời hứa không hoàn toàn chỉ vì lịch sự xã giao.
Trời đang mưa lất phất lúc tôi bước ra bãi đậu xe. Mây xám bay thấp và dầy đặc hơn lúc trước khi tôi vào văn phòng hắn. Trời mùa nầy ở đây hay mưa và năm nay không khác gì lắm. Và mấy hôm rày cũng lạnh nhè nhẹ, dễ chịu. Tôi hít một hơi thật sâu vào làn không khí ẩm mát với một cảm giác sảng khoái.
Sực nhớ đến chuyện hắn soạn điếu văn cho người khác, tôi chợt nghĩ ra một điều thú vị: hôm nào đó tôi sẽ thử viết sẵn một bài điếu văn cho chính tôi.
Nguyễn Nhân Trí
nguồn: Da Màu
VVB chuyển
Một sáng trời mưa -nguyễn nhân trí
Tôi không thấy loại quan tài nào bằng giấy bồi hay tre mây đan bện trong quyển catalogue của hắn cả.
Người đàn ông ngồi trước mặt tôi khoảng 40 tuổi. Nét mặt và nước da thoáng ngâm giống như người Ý, cái tên cũng nghe mùi vị Ý nhưng hắn nói tiếng Anh hoàn toàn không có giọng ngoại quốc gì cả. “Chắc là sinh đẻ và lớn lên ở đây”, tôi nghĩ, “cũng như vô số người gốc Ý khác từ những gia đình di dân đã đến đây bao nhiêu thế hệ trước.”
Người đàn ông tự giới thiệu hắn là giám đốc công ty an táng. Không biết phải vì thế hay không mà tôi nhận thấy phong thái hắn có cái gì rất tiêu biểu của những người làm việc trong lãnh vực nầy.
Tôi cũng không hiểu tại sao tôi lại nghĩ vậy. Tôi đâu có quen biết ai trong kỹ nghệ tống táng đâu (ngoại trừ khi còn bé tôi có anh bạn thân con một gia đình bán hòm). Đây là lần đầu tiên tôi ngồi xuống đàm thoại với một “nhà quàn” (tiếng tôi quen dùng cho tất cả những người làm việc trong ngành tống táng) về việc tang lễ. Thế thì tại sao tôi lại có cái cảm tưởng “tiêu biểu” đó?
Tôi nghĩ có lẽ là do phong cách lịch sự, thận trọng có phần quá đáng của hắn. Lối ăn mặc, cử chỉ và cách nói chuyện của hắn rất nghiêm trang và dè dặt. Và giọng nói luôn luôn rất từ tốn, một cách dọ hỏi và cân nhắc. Có lẽ là hắn vì quen tiếp xúc với tang gia là những người đang đau buồn bối rối nên hắn phải luôn luôn đóng giữ vai trò của một người thấu hiểu hoàn cảnh và tâm tình của họ đồng thời cũng là một người đáng tín cẩn có thể dẫn dắt và giúp đỡ họ vượt qua một giai đoạn khó khăn sầu thảm.
Dù gì đi nữa thì tôi không phải là một khách hàng tiêu biểu của hắn. Tôi đã nói cho hắn biết trước điều đó trên điện thoại khi làm cái hẹn đến đây gặp hắn. Tôi không có ai trong gia đình vừa qua đời, hay có ai sắp sửa chết cả. Tôi chỉ muốn gặp để tìm hiểu chi tiết về những dịch vụ mà công ty an táng của hắn có thể cung cấp. Để chuẩn bị trước cho Ba Mẹ tôi, tôi nói với hắn. Tuy thật ra cũng là để cho chính tôi, nhưng tôi không nói cho hắn nghe điều nầy. Đó là vì tôi nghĩ hắn sẽ không thể hiểu được tại sao tôi làm điều nầy. Nhất là nếu hắn biết là tôi hiện không hề bệnh hoạn đau yếu gì cả. Có thể là hắn sẽ cho rằng thần kinh tôi có vấn đề, và đó chắc không phải là một điều ích lợi lắm nếu tôi muốn hắn tận tình trả lời những câu hỏi của tôi.
Công ty hắn tọa lạc gần sát khu vực trung tâm sinh hoạt của người Việt ở thành phố nầy. Do đó, hắn cho biết, hắn đã có dịp phục vụ rất nhiều gia đình trong cộng đồng người Việt ở đây. Vì vậy, hắn nói, hắn rất quen thuộc với những phong tục tang lễ của người Việt, bất kể Phật Giáo hay Công Giáo. Hắn tuyên bố điều nầy với một vẻ hãnh diện khá rõ. Tôi cũng hiểu được. Tang lễ là một lãnh vực không mấy ai rành rẽ hay muốn bỏ thì giờ ra tìm tòi để hiểu biết rành rẽ. Khi nào cần thiết thì người ta mới tìm đến những chuyên gia để được chỉ bảo về những gì họ phải làm. Chắc hẳn hắn nghĩ tôi đang cảm thấy một sự an tâm lẫn thán phục khi gặp gỡ một người ngoại quốc hiểu biết rành rẽ về những thủ tục tang chế của dân tộc tôi. Tuy điều đó không đúng nhưng để làm vui lòng hắn tôi cũng gật gù với hắn, “Thế thì rất tốt.”
Điều đó không đúng vì tôi hiện không có gì đau buồn hay bối rối để cần hắn làm cho an tâm. Và tôi cũng chẳng cảm thấy có gì thán phục vì theo tôi thì công việc làm ăn của một nhà quàn như hắn là phải hiểu biết những văn hóa và thủ tục tang lễ của một cộng đồng nếu hắn muốn cộng đồng nầy trở thành khách hàng của hắn. Tôi gật gù “Thế thì rất tốt” vì tôi thấy cuộc nói chuyện sau gần 10 phút xã giao khách sáo đã đến lúc có thể bắt đầu đi vào những câu hỏi tôi cần muốn biết.
Tôi hỏi hắn chuyện gì xảy ra đầu tiên sau khi trong gia đình có người vừa qua đời. Để đỡ mất thì giờ, tôi nói rõ thêm ngay là ý tôi muốn biết về những gì xảy ra giữa gia đình người chết và công ty của hắn. Tôi đã tìm hiểu qua về các thủ tục pháp lý rồi nên hắn không cần phải phải chú trọng vào phần đó. Tôi muốn biết hắn thông thường cung cấp những dịch vụ gì từ đầu đến cuối cho người chết và cho tang quyến. Tôi giải thích tôi đã dự nhiều đám tang của người quen biết rồi nhưng tôi chỉ có mặt ở buổi lễ cuối cùng trước khi hỏa táng hoặc mai táng. Cái tôi muốn biết là những sự việc gì khác hắn làm cho tang gia trước và sau buổi lễ đó.
Tôi cho biết gia đình tôi phi tôn giáo, cả Ba Mẹ tôi cũng vậy. Tôi không cần có thầy chùa đến cúng kiếng tụng niệm gì cả. Thật ra Mẹ tôi cũng đã viết sẵn một tờ giấy dặn dò kỹ bà muốn gì sau khi chết. Bà dặn sau khi thủ tục pháp lý cần thiết xong rồi thì hỏa táng càng sớm càng tốt. “Đừng để lâu làm gì phiền phức.” Bà không muốn có ai cúng tụng, cũng không cần phải loan báo đăng tin cho người quen biết hay, “Chỉ cần cho những con cháu ở xa biết thôi. Nếu thuận tiện thì có mặt, còn nếu không cũng không sao. Ngày trước ngày sau gì đó thuận tiện là thiêu cho xong chuyện.”
Khi nghe tôi nói muốn có một tang lễ phi tôn giáo không cúng tụng gì cả, hắn có vẻ hơi bối rối. “Thế thì ông muốn có những nghi thức gì trong suốt tang lễ?” Tôi hỏi lại, “Có cần nghi thức gì không?” Và bây giờ thì mặt hắn bối rối rõ rệt. Hắn nhíu mày, có lẽ đang cố gắng suy nghĩ nhớ ra cần phải làm gì. Tôi cười “Thế thì những đám tang phi tôn giáo thường có nghi thức gì?” Có lẽ một vài giây đồng hồ trôi qua trước khi hắn nhìn qua tôi, “Thì bất cứ nghi thức gì tang gia muốn. Tôi cũng đều có thể cung cấp theo nhu cầu được cả.” Tôi không biết tôi nghĩ đúng hay không nhưng ngay lúc đó tôi có cảm tưởng hắn không biết, hay không nhớ được về một đám tang phi tôn giáo nào cả nhưng đã nhanh trí “thoát thân” ra khỏi thế kẹt bằng câu trả lời đó.
Thật tình thì ngay tôi cũng không biết mình muốn gì. Tôi đã từng dự nhiều tang lễ nhưng chỉ có hai đám tang của người quen (người Tây Phương) là đáng nhớ nhất. Hai đám tang nầy được tổ chức dưới dạng “liên hoan về cuộc đời” (celebration of life) thay vì dạng “thương tiếc sự ra đi” của người quá vãng như thường thấy. Trong hai đám tang nầy, phần hỏa táng được tổ chức riêng biệt chỉ có gia đình trực thuộc tham dự mà thôi. Tôi, và các bạn bè thân quyến khác được mời đến nhà người chết khoảng một tuần sau đó để tham dự phần thứ nhì của tang lễ, nó được gọi là buổi liên hoan, và tưởng nhớ, những thành đạt và thời khắc vui tươi trong đời người ấy. Theo tôi đây là một cách tang gia cho phép bạn bè thân quyến đưa tiễn người chết một cách lạc quan và thân mật nhất.
Ở đám tang của Rory (một đồng nghiệp cũ của tôi) chẳng hạn, khi bước vào trong nhà tôi nhận thấy ngay trong ngoài có trưng bày nhiều hình ảnh và vật dụng ưa thích của anh ấy. Những tấm ảnh bắt đầu từ lúc còn bé con đến thiếu nhi rồi lớn lên, đi làm, lập gia đình. Những tấm ảnh lúc đi du lịch, khi họp bạn, ăn tiệc cưới, tắm biển. Những tấm ảnh ghi lại các giây phút tươi vui, những khoảng thời gian rực rỡ nhất trong cuộc đời anh ấy. Ở giữa phòng khách là vài tấm ảnh trắng đen của Rory và một tấm của Rory chụp chung với vợ anh ấy đã được phóng đại đặc biệt cho buổi lễ hôm nay. Trong mấy tấm ảnh nầy, đôi mắt của Rory rạng ngời sức sống. Rory qua đời như vậy là rất trẻ, chỉ mới ngoài 40. Ung thư da. Trớ trêu thay vì anh là người di dân từ Ái Nhĩ Lan nên rất yêu thích sinh hoạt ngoài trời. Ở Ái Nhĩ Lan trời nếu không mưa dầm dề ngày này qua ngày khác thì cũng âm u tháng nầy qua tháng nọ. Vì thế nên Rory rất thích nắng ở xứ sở mới của anh ở đây, tôi nhớ anh nói. Anh là một người rất năng động và có thể lực cao. Chiếc xuồng chèo của anh ấy nằm trong một góc của garage, bóng loáng như mới mặc dù đã được sử dụng thường xuyên nhiều năm. Chiếc xe đạp mà anh ưa thích nhất được dựng trong hành lang trước nhà có vẻ một cách dửng dưng và tự nhiên như đang chờ đợi Rory bước ra bất cứ lúc nào nhẩy thót lên và chạy vọt đi ra đường như anh vẫn thường làm hàng ngàn lần trước đó.
Không khí trong nhà không giống một đám tang tiêu biểu mà mang vẻ như một buổi BBQ thân mật. Mọi người đến tham dự tuy ăn mặc chỉnh tề nhưng nhẹ nhàng không trang trọng quá đáng. Vợ của Rory, Liz, tươi tỉnh và chào đón, trò chuyện cùng mọi người với một vẻ bình thản nhất mà một người đàn bà vừa mất chồng có thể bình thản. Chúng tôi kể chuyện nhau nghe về Rory, về những tấm hình, về những thành tích thể thao, về những trò đùa quen thuộc của anh ấy. Có người cũng nhắc lại về thời gian Rory bệnh, diễn biến từ khi chứng ung thư mới được chẩn định, về sự tự tin của Rory cho rằng anh ấy rồi sẽ khỏi bệnh hẳn. Tất cả được nhắc lại một cách nhẹ nhàng, bình thường nhưng trân trọng.
Một lúc sau đó, Liz đứng lên phía trước căn phòng khách có những bức tường bằng gỗ tuyệt đẹp. Cô ấy xin được có đôi lời. Cám ơn mọi người đã đến giúp đỡ và thăm viếng, hôm nay cũng như lúc anh ấy bệnh. Và một vài mẩu chuyện nhỏ về Rory. Nội dung, tình tiết và âm điệu của các mẩu chuyện nầy làm tôi có cảm tưởng Rory đang đứng lẫn với những bạn bè thân hữu ngay trong nhà nầy và hôm nay chỉ là một buổi tiệc nhỏ tiển đưa anh đi làm xa một thời gian ngắn. Có một đoạn tôi thấy đôi mắt Liz long lanh hẳn lên. Nhưng không có một giọt nước mắt nào chảy xuống má cô cả. Như cô ấy có nói khi nãy, hôm nay không phải là lúc để than khóc đau buồn mà là lúc chúng ta cùng nhau nhớ lại những niềm vui, những thương yêu đã được chia sẻ với Rory trong khoảng thời gian anh có mặt ở đây. Nhớ lại để thấy mình may mắn đã có anh ấy hiện hữu trong một phần đời của mình. Nhớ lại vì những kỷ niệm đó là món quà cuối cùng của anh ấy và chúng ta trao đổi với nhau. Và nhớ lại để cảm nhận sự mong manh và quý báu tột cùng của sự sống cũng như sự cận kề và hiển nhiên của sự chết.
Đàng sau lưng tôi, tôi có thể nghe tiếng ai đó đang hít mũi sụt sùi rất nhẹ. Vài người bạn khác cũng đứng lên nói đôi lời. Ngắn gọn, êm đềm, có lúc chêm vào đôi câu chuyện nhỏ khôi hài nhẹ nhàng liên quan đến Rory lúc còn sống. Không phải những bài diễn văn đã soạn sẵn mà giống như những lời tâm tình bên lề một buổi họp bạn cuối năm. Tôi nhớ tôi có nói với một đồng nghiệp khác đang đứng kế bên rằng nếu đây là một tang lễ thì nó là một tang lễ tuyệt đẹp. Anh ta gật gù, trả lời rằng khi chết anh ta cũng muốn có một tang lễ giống như vậy. Tôi mỉm cười, không bất đồng ý kiến một chút nào cả.
Tôi hỏi gã giám đốc công ty tống táng về chi phí tổng quát của một tang lễ hỏa táng tiêu biểu. Tôi cảm thấy hắn thở phào nhẹ nhõm (mặc dù rất kín đáo) sau khi nghe tôi nói. Có lẽ nãy giờ hắn đang nóng ruột để cho tôi biết điều nầy nhưng cảm thấy chưa có cơ hội. Giống như tôi vừa mở một cánh cửa ra, hắn hừng khởi bước vào lập tức. “Phí tổn tang lễ có hai phần chính, thứ nhất là chiếc quan tài và kế đó là tất cả những dịch vụ chúng tôi cung cấp kể cả trong trường hợp nầy chi phí hỏa táng.” Hắn nhìn qua tôi một cách dọ hỏi. “Nói về quan tài thì có nhiều loại khác nhau, đủ kiểu, đủ hạng. Và dĩ nhiên là đủ giá cả.” Tôi gật đầu, chờ đợi. Hắn vói tay lấy ra một quyển catalogue dầy khoảng vài mươi trang in màu giấy bóng loáng. Trừ trang bìa có tấm hình trừu tượng gì đó, khi hắn mở ra bên trong thì từ trang nầy qua trang khác đúng như hắn nói, quan tài đủ loại, đủ kiểu, đủ màu sắc, đủ hạng. Quyển catalogue nhìn không khác gì những quyển catalogue quảng cáo các vật dụng trong nhà như TV, tủ lạnh, máy tính điện tử, v.v. Có khác chăng là không có giá bán đính kèm theo hình mỗi kiểu quan tài. Cũng dễ hiểu thôi. Quan tài là những món hàng có thể bày bán khá lâu không sợ hư thối hay mất thời trang nên để kèm giá cả trong catalogue sẽ không có lợi lắm. Với hơn nữa, để kèm giá tiền trong trường hợp nầy có lẽ có vẻ bất kính hay khiếm nhã chăng?
Hắn bắt đầu giảng nghĩa cho tôi về hai loại quan tài chính được dùng trong kỹ nghệ mai táng Tây Phương, và sự khác biệt của chúng. Loại mà tiếng Anh gọi là “coffin” là những quan tài có dạng như ôm sát gần vào thi thể người chết nằm bên trong. Hai cạnh dài hai bên của loại quan tài nầy phình hơi rộng ra vừa đủ ở khoảng vai của người chết và túm lại dọc xuống phần phía dưới chân. Vì thế loại quan tài nầy thường nhỏ gọn và nhẹ. Hắn thêm, “Và do đó tương đối ít tiền hơn.” Loại quan tài thứ hai mà tiếng Anh gọi là “casket” mang dạng một hộp hình khối chữ nhật vuông vức. Loại nầy nói chung lớn và nặng hơn. Và nhiều tiền hơn. Hắn chỉ vào một vài tấm hình, “Tuy nhiên, những chi tiết khác như loại gỗ, nước sơn, mức độ chạm trổ, quay cầm để khiêng, vật dụng dùng để lót bên trong, v.v. sẽ quyết định giá thành tổng kết của mỗi quan tài.”
“Nói chung những quan tài hạng nầy bắt đầu từ khoảng 1600 đô.” Hắn khoát tay qua trên những tấm hình nằm ở vài trang đầu của quyển catalogue. Tôi có thể nhận ra sự sơ sài trong những chi tiết hình dáng của các quan tài nầy. Hắn tiếp tục lật qua vài trang tới, “Còn ở đây là khoảng 4 đến 6 ngàn đô một cái.” Ở các trang cuối của quyển catalogue hắn gật gù, “Còn phần nầy là những quan tài có chất lượng cao hơn có thể lên đến từ 10 hay 20 ngàn tùy cái.”
Rồi hắn lật trở lại một trang nằm khoảng giữa quyển catalogue, “Quan tài tiêu biểu người Việt thường dùng ở đây là loại nầy.” Hắn chỉ vào hình một loại casket mà tôi lập tức nhận ra đã thấy nhiều lần ở các đám tang Việt Nam tôi đã tham dự. Giọng nói của hắn vì lý do gì không hiểu nhỏ lại, “Thường thì khoảng từ 3 đến 4 ngàn.”
Trước đó nói chung tôi không hề quan tâm lắm về việc một cỗ quan tài tiêu biểu tốn bao nhiêu tiền. Tuy nhiên tôi vẫn thường nói với gia đình rằng khi tôi chết thì mua cái hòm nào rẻ tiền nhất cho tôi. Vì tôi sẽ hỏa thiêu nên mua hòm mắc tiền chỉ phí phạm mà thôi. Không phải là vì tôi tiếc tiền mà là không thấy sự cần thiết. Tôi không có nhu cầu cần chứng tỏ với bất cứ ai bất cứ điều gì về tôi, về gia đình tôi, về đám tang của tôi bằng cái quan tài cả. Hơn nữa một trong những việc tôi ghét nhất xưa nay là hoang phí thì không lý do gì tôi lại thay đổi triết lý sống nầy khi chọn mua món hàng cuối cùng trong đời tôi.
Nói về quan tài tôi mới nhớ, hồi còn nhỏ khi sống chung với Ông Bà Ngoại tôi, không biết từ lúc nào tôi đã thấy hai người có sẵn hai cỗ quan tài để trong nhà. Hai quan tài nầy nghe nói bằng gỗ trai. Tôi không biết cây trai là cây gì nhưng tôi nghĩ là gỗ của nó thuộc loại quý và đắc tiền vì nó rất nặng. Mỗi cỗ quan tài nầy nằm kê trên hai “con ngựa” gỗ (một dạng ghế hẹp dài có 4 chân cứng và vững thường dùng để gác đồ vật nặng lên trên) nằm chung với nhau trong một căn phòng trống sau nhà. Có lần cần phải xê dịch chúng một khoảng cách nhỏ trong phòng mà 4 người đàn ông hàng xóm lực lưỡng hè hụi mãi mới làm nổi. Mọi người trong nhà xem hai cỗ quan tài giống như những bàn ghế tủ giường khác. Không ai quan tâm đặc biệt gì đến chúng cả. Tôi thấy Ông Bà Ngoại tôi thỉnh thoảng lau chùi bụi cho chúng không khác gì người ta lau chùi một chiếc xe họ yêu thích. Tôi biết Ông Bà Ngoại tôi cũng có để sẵn trong tủ mỗi người một bộ quần áo và một tấm ảnh chân dung “để dùng khi hữu sự”.
Lúc đó Ông Bà Ngoại tôi có lẽ chỉ ngoài 50 tuổi. Sau nầy mỗi khi nghĩ lại tôi không khỏi ngưỡng mộ sự bình thản và tự nhiên trong cách chuẩn bị chu đáo như vậy của Ông Bà Ngoại tôi. Và chắc chắn điều đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến tư duy của tôi sau nầy trong lãnh vực liên quan đến sự chết.
Khoảng vài năm trước, tôi có nghe kể chuyện về một nghĩa trang thay vì đầy mộ bia thì lại đầy cây cối xanh tươi. Trong nghĩa trang nầy, người chết được quấn lại bằng vải thô rồi chôn trong từng lỗ khoan tròn lớn vừa đủ để lọt một thi thể xuống theo chiều đứng. Có nghĩa là người chết ở đây được chôn đứng chớ không phải chôn nằm như trong các nghĩa trang khác thường thấy. Và không có quan tài. Rồi bên trên mỗi mộ huyệt, người ta trồng một cây sồi nhỏ. Không có mộ bia hay dấu vết gì cho biết tên tuổi lai lịch của người chết cả. Những mộ huyệt nầy cách nhau không xa lắm. Sau hai hay ba mươi năm, một phần lớn của cánh đồng trống lúc trước đã trở thành một rừng sồi rậm rạp xum xuê với nhiều cở cây lớn nhỏ khác nhau. Dưới gốc mỗi cây sồi là một người. Cây sồi là ngôi mộ “sống” của họ.
Ở đầu con đường dẫn vào nghĩa trang là một ngôi nhà chứa danh sách, và ngày tháng qua đời, của những người đã được chôn ở đó. Không có tọa độ hay vị trí gì cả. Gia đình dần dần không thể nhớ người thân của họ đã được chôn chính xác ở chỗ nào. Họ chỉ biết rằng đâu đó trong cánh rừng nầy, bên dưới một trong hàng ngàn cây cổ thụ ở đây. Họ chỉ biết rằng cây đó đã hấp thụ chất dinh dưỡng từ thân xác của người thân họ để đâm chồi nẩy nhánh lớn lên. Có thể nói rằng mỗi cây ở đó hầu như là hiện thân của một người đã qua đời. Từng cành cây, lá cây, rễ cây trong khu rừng nầy là sự sống đang tiếp diễn, mặc dù chỉ gián tiếp, thay thế cho sự hiện hữu đã chấm dứt của một con người.
Tôi có thể tưởng tượng được cảm giác khi bước đi giữa rừng cây cao to xanh rì, âm u và mênh mông đó. Tôi có thể tưởng tượng được sự lặng lẽ và cô tịch của một nơi mà sự chết tuyệt đối vô cùng tận có thể hòa lẫn êm ả với sự sống mong manh ngắn ngủi như vậy. Tôi ước gì ở nơi tôi sinh sống có một dạng nghĩa trang nầy. Xưa nay tôi vẫn muốn hỏa táng rồi rải tro xuống sông (“cho sạch sẽ, đỡ phiền toái và đỡ tốn đất”), tuy nhiên đối với tôi được trở thành một cái cây trong một cánh rừng như vậy có lẽ cũng là một lựa chọn rất quyến rũ.
Tôi không thấy loại quan tài nào bằng giấy bồi hay tre mây đan bện trong quyển catalogue của hắn cả. Tôi có biết về phong trào “tang lễ xanh” trong đó nhiều tác giả – thí dụ như Caitlin Doughty (tác giả Khói Vương Vào Mắt) – cổ động việc dùng quan tài nhẹ và tự phân hủy để giúp thi thể người chết dễ hoàn trả lại môi trường thiên nhiên, và để giảm bớt ô nhiễm đất. Có lẽ các loại quan tài đó không mang đến nhiều lợi nhuận lắm nên không đáng được để vào những trang giấy in màu bóng loáng trong quyển catalogue nầy của hắn.
Hắn tiếp tục, “Còn phần dịch vụ cung cấp thì ở đây chúng tôi tính giá trọn gói cho mỗi tang lễ.” Trước khi tôi kịp hỏi thì hắn đã giải thích. “Trọn gói có nghĩa là chúng tôi sẽ lo liệu mọi thủ tục pháp lý cho đến khi có giấy khai tử, sẽ chuyên chở thi hài thân nhân ông từ bệnh viện hay từ nhà riêng – tùy họ qua đời ở đâu – về đây, sẽ chuẩn bị thi hài chu đáo để tẩn liệm. Chúng tôi sẽ dành 3 ngày cho tang gia và thân hữu đến thăm viếng hoặc cử hành bất cứ nghi lễ tôn giáo nào cần thiết. Trong 3 ngày đó, thi hài thân nhân ông sẽ được cất giữ trong môi trường thích hợp…” Tôi chen vào, “Có nghĩa là trong những ngăn tủ lạnh?” Hắn nhìn tôi, thoáng ngập ngừng “Đúng vậy.” Tôi cười, “Chắc là có người cảm thấy bị xúc phạm với từ ‘ngăn tủ lạnh’ phải không?” Hắn cũng cười theo, “Ông đoán đúng rồi đó.”
Hắn trở lại, “Trong 3 ngày nầy chúng tôi sẽ đưa thi hài thân nhân ông ra phòng hành lễ bất cứ mấy lần và bất cứ khi nào ông muốn. Những lúc khác thì như đã nói thi hài sẽ được đưa vào cất giữ bên trong.” Hắn vẫn tránh không dùng chữ “ngăn tủ lạnh”. “Tất cả bàn ghế, dụng cụ ánh sáng âm thanh cần thiết cho các buổi nghi lễ đều bao gồm. Cà phê và trà cho khách khứa và tang gia cũng vậy. Trong 3 ngày đó tang gia được sử dụng một phòng tang lễ tùy ý sao cũng được miễn là cho chúng tôi biết trước để chuẩn bị. Trong buổi lễ chính trước khi mai táng hoặc hỏa táng, hoặc chính tôi hoặc một nhân viên cao cấp của tôi sẽ có mặt hướng dẫn phần nghi lễ từ đầu đến cuối. Phần dịch vụ nầy là 5000 đô, dĩ nhiên là kể cả phần hỏa táng và hũ đựng tro cốt. Có những dịch vụ khác như tẩm ướp hóa chất, cung cấp tràng hoa tang hay gởi đăng cáo phó trên báo không nằm trong lệ phí nầy. Trung bình, chi phí tẩm ướp hóa chất là 1000 đô. Dịch vụ nầy thật ra thường chỉ cần thiết cho những đám tang có mở nắp quan tài để khách đến thăm nhìn thấy mặt người chết mà thôi.” Rồi hắn kết thúc, “Tuy nhiên nếu ông cần thì tôi có thể biên soạn bài cáo phó miễn phí giùm ông.”
Tôi có cảm tưởng nếu hắn nói về các dịch vụ của hắn một cách ít lưu loát và trôi chảy hơn một chút, dù chỉ là giả vờ, thì có lẽ nghe đỡ “thương mãi” hơn. Tôi hỏi, “Ông có thể biên soạn cáo phó nữa à?” Hắn gật đầu, “Có gia đình còn nhờ tôi soạn luôn cả bài điếu văn giùm cho họ nữa.”
Tôi hỏi nếu tang gia muốn trực tiếp tham dự vào quá trình tang lễ thì hắn có cho phép hay không. Hắn có vẻ không hiểu rõ tôi lắm, “Ý ông nói ‘trực tiếp tham dự’ là sao?” Tôi giải thích, “Thí dụ như là tự tay lau rửa, thay quần áo cho người chết, phụ giúp lúc tẩn liệm vào quan tài và có mặt suốt trong lúc hỏa thiêu cũng như đến khi xong rồi tự tay hốt tro vào hũ cốt.” Hắn nhìn tôi, tôi có thể thấy hắn đang cố gắng hết sức để không lộ vẻ ngạc nhiên lên mặt. Tôi nói thêm, “Đây có thể được xem là một cách tiễn đưa người thân của mình lần cuối cùng.” Hắn gật gù, “Nếu gia đình muốn như vậy thì tôi cũng sẽ có thể giàn xếp. Tuy nhiên cũng có một vài giới hạn về những gì gia đình có thể tham dự trực tiếp được. Vì lý do an toàn và sức khỏe.”
Rồi hắn giải thích rằng nhân viên của hắn, hoặc có khi chính hắn, sẽ có mặt trong suốt các quá trình lau rửa, thay quần áo và tẩn liệm. Nếu người nhà muốn tiếp tay hay tự làm những chuyện nầy thì nhân viên hắn sẽ nhường cho làm, họ chỉ đứng gần bên quan sát, góp ý và phụ giúp khi cần thiết. Hắn nói thêm tuy nhiên nếu thi hài người chết cần tẩm ướp hóa chất thì hắn không muốn, và không thể, để người nhà tham dự trong quá trình nầy. Hắn giải thích, “Vì có hóa chất độc hại nên an toàn hơn hết là chỉ có chuyên viên có mặt mà thôi.” Tuy hắn tế nhị không đề cập đến nhưng tôi hiểu lý do chính là vì trong quá trình nầy thi thể người chết sẽ bị cắt mổ ở cổ và dưới háng để tìm lấy những động mạch rồi đút ống cao su vào hút máu ra và bơm hóa chất vào thay thế. Đây là những lúc mà tang gia thường không chịu được khi thấy thi thể người thân mình bị đối xử như vậy.
Hắn cũng giải thích thêm rằng nếu được yêu cầu thì công ty của hắn có thể cho phép gia đình đi theo đưa quan tài người thân vào bên trong đến tận trước lò thiêu. Nếu muốn họ có thể chứng kiến quan tài được đẩy vào lò, đóng cửa lại và bật nút khởi đầu quá trình thiêu. Hắn cho biết cách thức bày trí các lò thiêu của nhiều công ty khác sẽ không cho phép tang gia làm việc nầy vì lý do an toàn. Tuy nhiên, hắn nói quá trình thiêu sẽ kéo dài nhiều tiếng đồng hồ và thường là qua đêm nên gia đình thường nên đi về và trở lại ngày hôm sau khi đã thiêu xong và lò đã nguội đủ để mở ra lấy cốt.
Tôi đã khảo cứu về quá trình nầy trước rồi nên không lấy gì làm lạ cả khi hắn giải thích sau khi hỏa thiêu xong thì phần lớn những gì còn lại của thi hài người chết chỉ là những mảnh xương lớn nhỏ màu trắng xám chớ không phải là tro như nhiều người tưởng. Cái gọi là “tro” thật ra là những mảnh xương vụn còn lại được bỏ vào một máy xay nghiền nhỏ ra như bột. Nếu không làm như vậy thì có những thứ như xương ống quyển hay xương sọ có thể vẫn còn giữ gần như nguyên vẹn hình dáng. Luật lệ đa số tiểu bang bắt buột công ty hỏa táng phải nghiền xương cốt nhỏ ra thành “tro” trước khi được trả lại cho tang gia.
Hôm nay không có tang lễ nào ở đây hết nên toàn bộ cơ sở vắng hoe chỉ có hắn và tôi. Hắn hỏi tôi có muốn đi xem qua phương tiện dành cho tang lễ của công ty hắn không. Tôi đồng ý ngay. Hắn nói các phòng tang lễ của hắn mới tân trang lại rộng rãi và sáng sủa. Hắn dẫn tôi vào một căn phòng khá lớn, trông giống như một hội trường với những hàng ghế xếp ngăn nắp hướng về một khoảng trống phía trước có che một tấm màn nhung màu kem nhạt. Hắn đưa tay ra dấu giải thích chỗ trống nầy là nơi để quan tài, và chỗ trước đó là nơi để bàn thờ để các tu sĩ làm lễ cúng kiếng. Có lẽ sực nhớ việc tôi nói muốn có một tang lễ phi tôn giáo, hắn quay lại cười nhẹ, rất nhẹ, “Nếu cần”.
Vỗ vỗ lên một chiếc ghế gần bên, hắn gật gù nói ghế ngồi của hắn rất êm và thoải mái. Hắn cho biết thêm là trừ vị trí để quan tài, hắn có thể sắp đặt chỗ ngồi của quan khách và các bàn ghế gì khác hoàn toàn theo ý tang gia muốn. Tôi hiểu từ kinh nghiệm những lần dự các đám tang xưa nay, quan tài phải để trước tấm màn nhung vì đàng sau đó là cánh cửa người ta đẩy quan tài ra vào căn phòng nầy. Hắn chỉ về phía cuối phòng cho biết tấm vách đó có thể kéo mở ra để nới rộng căn phòng nầy thêm khoảng gấp đôi nếu cần. Và các cửa sổ có thể mở ra cho sáng sủa hoặc giữ đóng lại để tạo một không khí kín đáo. Và cách bày biện hoa phúng điếu. Và âm nhạc. Và ánh sáng. Rồi hắn kết luận với một câu gần như hát, “Bất cứ điều gì tang gia muốn chúng tôi đều có thể làm hết sức để cung cấp cả.” Tôi không khỏi có cảm giác như đang nghe một chủ nhà hàng quảng cáo về cơ sở phương tiện trong nhà hàng của mình với một người đến dọ hỏi với ý định muốn đặt tiệc cưới.
Cuộc thăm viếng của tôi đến đây cũng đã hơn nửa giờ đồng hồ rồi. Tôi bắt đầu cảm nhận được sự bồn chồn trong giọng nói của hắn. Mặc dù không có tang lễ hôm nay nhưng có lẽ hắn vẫn phải bận rộn làm những công việc khác. Có thể có một vài thi hài nào đó đang nằm chờ đợi bên phòng kế bên để hắn tắm rửa, sửa soạn hay bơm hóa chất chuẩn bị cho tang lễ sắp tới. Hôm nay là thứ Sáu, ngày mai bắt đầu cuối tuần là lúc nhiều tang lễ diễn ra nhất. Cũng như đám cưới, nếu có thể người ta thường chọn ngày cuối tuần để thuận tiện cho khách khứa đến tham dự.
Hắn ra dấu hướng dẫn tôi cùng đi trở lại văn phòng của hắn. “Vì ông đến hỏi thăm về những dịch vụ của chúng tôi, tôi có một chuyện nữa muốn đề cập đến, đó là ‘tang lễ trả góp trước’.” Rồi hắn bắt đầu giải thích về dịch vụ nầy. Tôi nói với hắn tôi nghĩ tang lễ trả góp trước là một dịch vụ rất hay. Nó cho phép người ta chuẩn bị sẵn sàng và giảm bớt được một gánh nặng khi đang rối rắm buồn lo nhất. Tuy vậy tôi không muốn hắn hy vọng tôi có dự tính gì về việc nầy nên nói ngay rằng trong hoàn cảnh tài chính của tôi thì dịch vụ nầy không cần thiết. Hắn nói hắn cũng biết là người Việt hầu như không hề trả góp trước cho tang lễ. Tôi cười, “Họ sợ xui.” Hắn gật đầu tỏ vẻ hiểu biết với một nụ cười kín đáo và thận trọng.
Trước khi ra về tôi cám ơn hắn, cho hắn biết rằng hắn đã giúp tôi hiểu biết thêm rất nhiều về vấn đề nầy. Tôi lấy một tấm danh thiếp của hắn và nói tôi sẽ liên lạc hắn khi cần, một lời hứa không hoàn toàn chỉ vì lịch sự xã giao.
Trời đang mưa lất phất lúc tôi bước ra bãi đậu xe. Mây xám bay thấp và dầy đặc hơn lúc trước khi tôi vào văn phòng hắn. Trời mùa nầy ở đây hay mưa và năm nay không khác gì lắm. Và mấy hôm rày cũng lạnh nhè nhẹ, dễ chịu. Tôi hít một hơi thật sâu vào làn không khí ẩm mát với một cảm giác sảng khoái.
Sực nhớ đến chuyện hắn soạn điếu văn cho người khác, tôi chợt nghĩ ra một điều thú vị: hôm nào đó tôi sẽ thử viết sẵn một bài điếu văn cho chính tôi.
Nguyễn Nhân Trí
nguồn: Da Màu
VVB chuyển