Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Một thủa vàng son của nền túc cầu VNCH

Các viên chức thể thao đá banh hàng đầu Á Châu ngày nay, như ông Peter Velappan, cựu Tổng Thơ Ký Liên Đoàn Đá Banh Á Châu, không ít lần nhắc về các cầu thủ thời VNCH với nhiều phần cảm phục.



Đội banh quốc gia VNCH trước 1975 là một đội banh có hạng ở Đông Nam Á, thậm chí cả Á Đông, từng thắng nhiều giải, có nhiều cầu thủ được vinh danh ở đấu trường châu lục. Sơ lược có thể kể cúp Vô địch Merdeka (cúp độc lập Malaysia) năm 1966; vô địch năm 1959 Giải Thể Thao Bán Đảo Đông Nam Á (SEAP Games), 2 lần giành huy chương bạc, và 2 lần giật huy chương đồng; vô địch giải quân đội Thái Lan năm 1971; 2 lần lọt vào vòng chung kết Cúp Á Đông (Asian Cup) ở các giải đầu tiên, đều giành hạng tư.
Nguyên thuỷ trò chơi du nhập vào VN nhờ người Pháp vào cuối thế kỷ 19. Môn đá banh tiến triển mạnh tại Nam Kỳ, dần dần lan rộng ra Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Những người Việt đầu tiên đá banh ở Sài Gòn gồm giới công chức, thương gia, v.v... Thời 1930-40, Bắc Kỳ có các đội banh khét tiếng như: Chớp Nhoáng, Trường Bưởi (Hà Nội), Voi Vàng Đất Cảng (Hải Phòng), Hồng Bàng (Nam Định)... Ở Sài Gòn, các sân banh thời đó còn thô sơ: ở công viên thành phố - sau này là sân Tao Đàn; sân Citadelle - tức sân Hoa Lư về sau; sân Renault - trở thành sân Cộng Hoà rồi sân Thống Nhất sau này... Về tổ chức, có đội Cercle Sportif Saigonnais đầu tiên được tổ chức bài bản nhất, liên tiếp vô địch các giải đấu giữa các câu lạc bộ vào 2 thập niên đầu thế kỷ 20. Hai đội sớm góp mặt khác là Gia Định Sport và Ngôi Sao Xanh, sang thập niên 1920 hợp thành đội Ngôi Sao Gia Định -- từng bá chủ cầu trường Sài Gòn và cả Nam Kỳ cho đến khi mở màn nền Đệ Nhất Cộng Hoà 1954. Từ đó, các đội AJS, đội Cảnh Sát, đội Tổng Tham Mưu, Quan Thuế... thay phiên khuynh loát cầu trường Miền Nam đến ngày mất nước năm 1975.



Hàng tiền đạo đội banh VNCH đoạt cúp Quân Đội Thái năm 1974, từ trái: Nguyễn Văn Thắng, Quang Đức Vĩnh, Võ Thành Sơn (người ôm cúp vô địch), và Lê Văn Tâm.



Thủ quân trung vệ Tam Lang và cúp vô địch Merdeka năm 1966 với đội banh VNCH.

Toàn cảnh đá banh Á Châu, đá banh du nhập vào Á Đông khá trễ. Việt Nam thuộc vào hàng phát triển sớm nhất, mặc dù cầu thủ nhỏ con, song lại nổi tiếng nhanh nhẹn, kỹ thuật khéo léo... Nền đá banh Nam Kỳ sớm thành danh nhưng từ thập niên 1950 trở về sau, không còn giữ được thanh thế so với các nước khác phát triển chậm hơn, nhưng bài bản quy củ, lại không bị chiến tranh cản trở, đáng kể là trường hợp Nam Hàn (South Korea). Một trong những trận banh lớn của đội banh quốc gia VNCH là chiến thắng Do Thái (Israel) 2-0 trong khuôn khổ vòng loại Olympic 1964 vào tháng 3-1964. Cũng vòng loại Thế Vận Hội, năm 1968, đội banh VNCH hạ Philippines 10-0, là trận thắng tỉ số đậm đà nhất.



Huy hiệu đội banh quốc gia VNCH.



Tiền vệ Đỗ Thới Vinh, trái, chân sút thần sầu của VNCH một thời.

Thời đó thế lực đội banh VNCH gói gọn ở Á Châu, chưa phải là đội banh tầm cỡ thế giới. Chỉ duy nhất một lần VNCH dự vòng loại World Cup 1974 nhưng phải ra về sớm ngay từ vòng loại. Trên đấu trường World Cup, ngay từ kỳ thứ hai năm 1938, Indonesia đã là quốc gia Á Đông đầu tiên từng tranh tài chung kết (lúc đó còn mang danh nghĩa thuộc địa của Hoà Lan "Dutch East Indies"). Từ giữa thế kỷ 20, Nam Hàn (South Korea) nổi lên là đệ nhất anh hào Á Đông, đi World Cup cả thảy 8 lần: đầu tiên năm 1954, và liên tục từ World Cup 1986 đến nay. Riêng Nhật Bổn (Japan) góp mặt đều đặn từ World Cup 1998.

Trong các giải tranh tài cấp châu lục, giải Cúp Á Đông "Asian Cup" thiết lập năm 1956 có lẽ uy tín nhất. Và VNCH là một trong những nước tiên khởi gởi đội banh quốc gia góp mặt từ những ngày đầu. Tại Cúp Á Đông lần thứ nhất "Asian Cup Hong Kong 1956", đội banh VNCH được vào chung kết sau khi đứng đầu vòng loại nhóm "Central Zone". Kết quả chung kết 4 đội: VNCH hoà Hong Kong 2 - 2; thua Do Thái 1-2; và thua Nam Hàn 3-5. Đội Nam Hàn vô địch, nhưng VNCH lần đó có chân sút Lê Hữu Đức tung lưới 3 lần, kém vua phá lưới của giải chỉ 1 bàn. Ở giải Cúp Á Đông lần thứ hai "Asian Cup Korea 1960", một lần nữa VNCH dễ dàng vượt qua vòng loại nhóm "Central Zone", được vào chung kết "tứ hùng". Kết quả VNCH thua chủ nhà Nam Hàn 1-5; thua Đài Loan 0-2; thua Do Thái 1-5. Tính tổng cộng thành tích tranh tài Cúp Á Châu, VNCH đã đá 21 trận với 7 thắng, 2 hoà, 12 thua. Riêng với "Asian Cup", từ buổi ban đầu khiêm tốn, đến nay mỗi kỳ chung kết có đến 16 đội tham dự. Sau Nam Hàn, khán giả còn chứng kiến sự trỗi dậy của các thế lực Nhật Bổn, Iran, Saudi Arabia, Iraq, Kuwait... "Asian Cup" ngày nay lớn và uy tín đủ để thu hút thêm Úc Châu (Australia) gia nhập tranh tài từ năm 2007.



Từ trái sang: Thủ thành đội banh VNCH Nguyễn Quốc Bảo, cầu vương Pele (Brazil), và tiền đạo Quang Đức Vĩnh tại Thái Lan năm 1974.



Thủ thành Lâm Hồng Châu trong đội hình Việt Nam Cộng Hòa đi đá SEAP Games 1973 tại Singapore.

Trên đấu trường Á Vận Hội (Asian Games), phái đoàn thể thao VNCH tham dự liên tục từ 1954 đến 1970, trong đó bao gồm đội banh quốc gia. Tại "Asian Games 1958", VNCH vào đến bán kết, chịu thua Nam Hàn 1- 3. Tại "Asian Games 1962", VNCH đoạt huy chương đồng. Tổng cộng trên đấu trường Á Vận Hội, đội banh VNCH đá 15 trận (5 thắng, 2 hoà, 8 thua). Cũng phải kể thêm giải thể thao bán đảo Đông Nam Á "SEAP Games" (Southeast Asian Peninsular Games, ngày nay là SEA Games). Tại giải này, đội banh VNCH từng 1 lần vô địch (SEAP Games 1959), 2 lần về nhì (SEAP Games 1967 và SEAP Games 1973), và 2 lần giật huy chương đồng (SEAP Games 1965 và SEAP Games 1971). Năm 1959, đội banh VNCH với thủ thành Phạm Văn Rạng, tiền vệ Đỗ Thới Vinh... vào chung kết hạ đội Thái Lan 3-1.

Ngoài ra, còn một giải đá banh rất uy tín khác tên gọi "Merdeka Cup". Giải này tổ chức dịp Lễ Độc Lập Mã Lai Á (Malaya). Giải Merdeka thường mời nhiều anh hào Á Đông, gần như một giải Á Đông thường niên thu nhỏ. Các đội mạnh nhất ở giải này là Malaysia và Nam Hàn. Phần VNCH cũng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ tại Merdeka Cup. Giải Merdeka 1961, VNCH thắng Nhật Bản 3-2. Giải Merdeka 1964, một lần nữa VNCH lại hạ Nhật Bản 2-0. Và nhất là Merdeka Cup năm 1966, với 12 nước tham dự, đội banh VNCH đã giật cúp vô địch. Trên sân cỏ Malaya năm đó, VNCH với các hảo thủ như thủ thành Lâm Hồng Châu, Lại Văn Ngôn, Tam Lang, Nguyễn Văn Ngôn, Đỗ Thới Vinh... lần lượt hạ New Zealand 5-0, Nhật Bản 3-0, Mã Lai Á 5-2, Đài Loan 6-1. Trận chung kết, các chân sút VNCH oanh liệt khuất phục Miến Điện (Burma) 1-0.



Thủ thành Lâm Hồng Châu tung người giải nguy trước khung thành trận VNCH đá với Đan Mạch (Denmark).




"Lưỡng thủ vạn năng" Phạm Văn Rạng ký tên tặng các thiếu nữ hâm mộ người Nhật.

Có thể gọi các thập niên 1940 đến đầu 1970 là thời kỳ hoàng kim của nền đá banh Miền Nam và VNCH. Làng cầu thủ Việt từng có trung phong Phạm Văn Mỹ đội AJS (Cảnh Sát Quốc Gia sau này), nổi danh Đông Nam Á với biệt danh "Cọp Đồng Nai": mau lẹ, lừa banh siêu hạng, và nhất là cú sút sấm sét không ai bì... Thời đó, nhiều tên tuổi cầu thủ Việt chẳng những nổi bật tại Đông Nam Á, mà danh tiếng lan xa cả Á Đông: những Tam Lang, Đỗ Thới Vinh, Cù Hè, Cù Sinh, Đỗ Quang Thách... Đặc biệt, thủ thành Phạm Văn Rạng từng được báo giới thể thao vinh danh là thủ thành số một Á Đông. Ông và 3 chân sút khác của VNCH (Nguyễn Ngọc Thanh, Đỗ Thới Vinh, Nguyễn Văn Ngôn) cũng từng được chọn vào đội banh tiêu biểu của Á Đông. Cầu thủ VNCH khi "mang chuông đi đấm xứ người", dự các cuộc thư hùng tại các quốc gia bạn, thường được tôn trọng, thu phục nhiều mến chuộng từ khán giả, không chỉ bằng sự ngoan cường, giao đấu dũng mãnh trên sân, mà còn vì tinh thần thượng võ, thái độ nhã nhặn, bặt thiệp, thượng tôn kỷ luật, và tôn trọng đối phương. Các viên chức thể thao đá banh hàng đầu Á Châu ngày nay, như ông Peter Velappan, cựu Tổng Thơ Ký Liên Đoàn Đá Banh Á Châu, không ít lần nhắc về các cầu thủ thời VNCH với nhiều phần cảm phục.

TTD


trích baotreonline
quehuongngaymai.com
Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Một thủa vàng son của nền túc cầu VNCH

Các viên chức thể thao đá banh hàng đầu Á Châu ngày nay, như ông Peter Velappan, cựu Tổng Thơ Ký Liên Đoàn Đá Banh Á Châu, không ít lần nhắc về các cầu thủ thời VNCH với nhiều phần cảm phục.



Đội banh quốc gia VNCH trước 1975 là một đội banh có hạng ở Đông Nam Á, thậm chí cả Á Đông, từng thắng nhiều giải, có nhiều cầu thủ được vinh danh ở đấu trường châu lục. Sơ lược có thể kể cúp Vô địch Merdeka (cúp độc lập Malaysia) năm 1966; vô địch năm 1959 Giải Thể Thao Bán Đảo Đông Nam Á (SEAP Games), 2 lần giành huy chương bạc, và 2 lần giật huy chương đồng; vô địch giải quân đội Thái Lan năm 1971; 2 lần lọt vào vòng chung kết Cúp Á Đông (Asian Cup) ở các giải đầu tiên, đều giành hạng tư.
Nguyên thuỷ trò chơi du nhập vào VN nhờ người Pháp vào cuối thế kỷ 19. Môn đá banh tiến triển mạnh tại Nam Kỳ, dần dần lan rộng ra Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Những người Việt đầu tiên đá banh ở Sài Gòn gồm giới công chức, thương gia, v.v... Thời 1930-40, Bắc Kỳ có các đội banh khét tiếng như: Chớp Nhoáng, Trường Bưởi (Hà Nội), Voi Vàng Đất Cảng (Hải Phòng), Hồng Bàng (Nam Định)... Ở Sài Gòn, các sân banh thời đó còn thô sơ: ở công viên thành phố - sau này là sân Tao Đàn; sân Citadelle - tức sân Hoa Lư về sau; sân Renault - trở thành sân Cộng Hoà rồi sân Thống Nhất sau này... Về tổ chức, có đội Cercle Sportif Saigonnais đầu tiên được tổ chức bài bản nhất, liên tiếp vô địch các giải đấu giữa các câu lạc bộ vào 2 thập niên đầu thế kỷ 20. Hai đội sớm góp mặt khác là Gia Định Sport và Ngôi Sao Xanh, sang thập niên 1920 hợp thành đội Ngôi Sao Gia Định -- từng bá chủ cầu trường Sài Gòn và cả Nam Kỳ cho đến khi mở màn nền Đệ Nhất Cộng Hoà 1954. Từ đó, các đội AJS, đội Cảnh Sát, đội Tổng Tham Mưu, Quan Thuế... thay phiên khuynh loát cầu trường Miền Nam đến ngày mất nước năm 1975.



Hàng tiền đạo đội banh VNCH đoạt cúp Quân Đội Thái năm 1974, từ trái: Nguyễn Văn Thắng, Quang Đức Vĩnh, Võ Thành Sơn (người ôm cúp vô địch), và Lê Văn Tâm.



Thủ quân trung vệ Tam Lang và cúp vô địch Merdeka năm 1966 với đội banh VNCH.

Toàn cảnh đá banh Á Châu, đá banh du nhập vào Á Đông khá trễ. Việt Nam thuộc vào hàng phát triển sớm nhất, mặc dù cầu thủ nhỏ con, song lại nổi tiếng nhanh nhẹn, kỹ thuật khéo léo... Nền đá banh Nam Kỳ sớm thành danh nhưng từ thập niên 1950 trở về sau, không còn giữ được thanh thế so với các nước khác phát triển chậm hơn, nhưng bài bản quy củ, lại không bị chiến tranh cản trở, đáng kể là trường hợp Nam Hàn (South Korea). Một trong những trận banh lớn của đội banh quốc gia VNCH là chiến thắng Do Thái (Israel) 2-0 trong khuôn khổ vòng loại Olympic 1964 vào tháng 3-1964. Cũng vòng loại Thế Vận Hội, năm 1968, đội banh VNCH hạ Philippines 10-0, là trận thắng tỉ số đậm đà nhất.



Huy hiệu đội banh quốc gia VNCH.



Tiền vệ Đỗ Thới Vinh, trái, chân sút thần sầu của VNCH một thời.

Thời đó thế lực đội banh VNCH gói gọn ở Á Châu, chưa phải là đội banh tầm cỡ thế giới. Chỉ duy nhất một lần VNCH dự vòng loại World Cup 1974 nhưng phải ra về sớm ngay từ vòng loại. Trên đấu trường World Cup, ngay từ kỳ thứ hai năm 1938, Indonesia đã là quốc gia Á Đông đầu tiên từng tranh tài chung kết (lúc đó còn mang danh nghĩa thuộc địa của Hoà Lan "Dutch East Indies"). Từ giữa thế kỷ 20, Nam Hàn (South Korea) nổi lên là đệ nhất anh hào Á Đông, đi World Cup cả thảy 8 lần: đầu tiên năm 1954, và liên tục từ World Cup 1986 đến nay. Riêng Nhật Bổn (Japan) góp mặt đều đặn từ World Cup 1998.

Trong các giải tranh tài cấp châu lục, giải Cúp Á Đông "Asian Cup" thiết lập năm 1956 có lẽ uy tín nhất. Và VNCH là một trong những nước tiên khởi gởi đội banh quốc gia góp mặt từ những ngày đầu. Tại Cúp Á Đông lần thứ nhất "Asian Cup Hong Kong 1956", đội banh VNCH được vào chung kết sau khi đứng đầu vòng loại nhóm "Central Zone". Kết quả chung kết 4 đội: VNCH hoà Hong Kong 2 - 2; thua Do Thái 1-2; và thua Nam Hàn 3-5. Đội Nam Hàn vô địch, nhưng VNCH lần đó có chân sút Lê Hữu Đức tung lưới 3 lần, kém vua phá lưới của giải chỉ 1 bàn. Ở giải Cúp Á Đông lần thứ hai "Asian Cup Korea 1960", một lần nữa VNCH dễ dàng vượt qua vòng loại nhóm "Central Zone", được vào chung kết "tứ hùng". Kết quả VNCH thua chủ nhà Nam Hàn 1-5; thua Đài Loan 0-2; thua Do Thái 1-5. Tính tổng cộng thành tích tranh tài Cúp Á Châu, VNCH đã đá 21 trận với 7 thắng, 2 hoà, 12 thua. Riêng với "Asian Cup", từ buổi ban đầu khiêm tốn, đến nay mỗi kỳ chung kết có đến 16 đội tham dự. Sau Nam Hàn, khán giả còn chứng kiến sự trỗi dậy của các thế lực Nhật Bổn, Iran, Saudi Arabia, Iraq, Kuwait... "Asian Cup" ngày nay lớn và uy tín đủ để thu hút thêm Úc Châu (Australia) gia nhập tranh tài từ năm 2007.



Từ trái sang: Thủ thành đội banh VNCH Nguyễn Quốc Bảo, cầu vương Pele (Brazil), và tiền đạo Quang Đức Vĩnh tại Thái Lan năm 1974.



Thủ thành Lâm Hồng Châu trong đội hình Việt Nam Cộng Hòa đi đá SEAP Games 1973 tại Singapore.

Trên đấu trường Á Vận Hội (Asian Games), phái đoàn thể thao VNCH tham dự liên tục từ 1954 đến 1970, trong đó bao gồm đội banh quốc gia. Tại "Asian Games 1958", VNCH vào đến bán kết, chịu thua Nam Hàn 1- 3. Tại "Asian Games 1962", VNCH đoạt huy chương đồng. Tổng cộng trên đấu trường Á Vận Hội, đội banh VNCH đá 15 trận (5 thắng, 2 hoà, 8 thua). Cũng phải kể thêm giải thể thao bán đảo Đông Nam Á "SEAP Games" (Southeast Asian Peninsular Games, ngày nay là SEA Games). Tại giải này, đội banh VNCH từng 1 lần vô địch (SEAP Games 1959), 2 lần về nhì (SEAP Games 1967 và SEAP Games 1973), và 2 lần giật huy chương đồng (SEAP Games 1965 và SEAP Games 1971). Năm 1959, đội banh VNCH với thủ thành Phạm Văn Rạng, tiền vệ Đỗ Thới Vinh... vào chung kết hạ đội Thái Lan 3-1.

Ngoài ra, còn một giải đá banh rất uy tín khác tên gọi "Merdeka Cup". Giải này tổ chức dịp Lễ Độc Lập Mã Lai Á (Malaya). Giải Merdeka thường mời nhiều anh hào Á Đông, gần như một giải Á Đông thường niên thu nhỏ. Các đội mạnh nhất ở giải này là Malaysia và Nam Hàn. Phần VNCH cũng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ tại Merdeka Cup. Giải Merdeka 1961, VNCH thắng Nhật Bản 3-2. Giải Merdeka 1964, một lần nữa VNCH lại hạ Nhật Bản 2-0. Và nhất là Merdeka Cup năm 1966, với 12 nước tham dự, đội banh VNCH đã giật cúp vô địch. Trên sân cỏ Malaya năm đó, VNCH với các hảo thủ như thủ thành Lâm Hồng Châu, Lại Văn Ngôn, Tam Lang, Nguyễn Văn Ngôn, Đỗ Thới Vinh... lần lượt hạ New Zealand 5-0, Nhật Bản 3-0, Mã Lai Á 5-2, Đài Loan 6-1. Trận chung kết, các chân sút VNCH oanh liệt khuất phục Miến Điện (Burma) 1-0.



Thủ thành Lâm Hồng Châu tung người giải nguy trước khung thành trận VNCH đá với Đan Mạch (Denmark).




"Lưỡng thủ vạn năng" Phạm Văn Rạng ký tên tặng các thiếu nữ hâm mộ người Nhật.

Có thể gọi các thập niên 1940 đến đầu 1970 là thời kỳ hoàng kim của nền đá banh Miền Nam và VNCH. Làng cầu thủ Việt từng có trung phong Phạm Văn Mỹ đội AJS (Cảnh Sát Quốc Gia sau này), nổi danh Đông Nam Á với biệt danh "Cọp Đồng Nai": mau lẹ, lừa banh siêu hạng, và nhất là cú sút sấm sét không ai bì... Thời đó, nhiều tên tuổi cầu thủ Việt chẳng những nổi bật tại Đông Nam Á, mà danh tiếng lan xa cả Á Đông: những Tam Lang, Đỗ Thới Vinh, Cù Hè, Cù Sinh, Đỗ Quang Thách... Đặc biệt, thủ thành Phạm Văn Rạng từng được báo giới thể thao vinh danh là thủ thành số một Á Đông. Ông và 3 chân sút khác của VNCH (Nguyễn Ngọc Thanh, Đỗ Thới Vinh, Nguyễn Văn Ngôn) cũng từng được chọn vào đội banh tiêu biểu của Á Đông. Cầu thủ VNCH khi "mang chuông đi đấm xứ người", dự các cuộc thư hùng tại các quốc gia bạn, thường được tôn trọng, thu phục nhiều mến chuộng từ khán giả, không chỉ bằng sự ngoan cường, giao đấu dũng mãnh trên sân, mà còn vì tinh thần thượng võ, thái độ nhã nhặn, bặt thiệp, thượng tôn kỷ luật, và tôn trọng đối phương. Các viên chức thể thao đá banh hàng đầu Á Châu ngày nay, như ông Peter Velappan, cựu Tổng Thơ Ký Liên Đoàn Đá Banh Á Châu, không ít lần nhắc về các cầu thủ thời VNCH với nhiều phần cảm phục.

TTD


trích baotreonline
quehuongngaymai.com
Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm