Tham Khảo
Mùa thu 2016: Tản mạn chuyện Hồ Tây
GS Tương Lai thấy chuyện cá chết trắng Hồ Tây, giật mình liên tưởng đến cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm, hỏi tôi có lời bàn gì về chuyện này không? Dĩ nhiên GS Tương Lai không cần tôi trả lời về chuyện cá chết bao nhiêu, vì sao cá chết hàng loạt thế. Vấn đề là từ sự bất thường này liệu chúng ta có liên tưởng gì, cảm nhận gì về những sự biến đã được “lập trình” từ trời đất cho vận nước hay không?
Thưa, đấy là một câu hỏi khó, chắc chắn có nhiều người cũng quan tâm, nhiều người cũng đã và đang tìm hiểu nhưng thật không dễ đưa ra một lời giải đáp nào kiểu như các báo cáo của chính quyền Hà Nội hoặc của các nhà khoa học. Dù biết là rất khó, nhưng lại hấp dẫn tôi, khiến tôi thử mò tìm trong kho tàng của người xưa, có cái gì gợi cho ta những suy nghĩ về vấn đề này chăng. Biết là như tìm kim đáy bể nhưng cứ trình ra với mọi người suy nghĩ của tôi. Đúng sai không dám khẳng định.
Truyền thuyết nói rằng khi Lạc Long Quân tuần thú đất phương Nam, gặp con Cáo chín đuôi hoành hành gieo bao nhiêu tai họa cho dân lành ở trên một vùng Đầm rộng lớn. Ngài bèn dùng Đinh ba đánh chết con cáo này (Đinh Ba có lẽ do người đời sau tưởng tượng ra, còn thủa ấy, phải là Rìu thì mới là vũ khí của người Việt cổ). Từ đấy, dân trong vùng gọi cái đầm này là Đầm Xác Cáo.
Tuy là truyền thuyết, nhưng căn cứ vào những phát hiện của Khảo cổ học (bắt đầu từ năm 1936) về nền văn minh Lương Chữ, tên gọi một thị trấn của huyện Dư, thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Ging ngày nay, thì đã có sự tồn tại của một nhà nước có tên Xích Quỷ của người Việt cổ khoảng đầu thiên niên kỷ thứ 3 TCN. Lạc Long Quân là một trong số các vị vua của nhà nước Xích Quỷ ấy. Nhưng do chiến tranh và thất bại trước thế lực giặc ngoại xâm, Kinh Dương Vương rồi Lạc Long Quân đã làm một cuộc thiên di xuống phương Nam, đổi quốc hiệu Xích Quỷ thành Văn Lang vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ 3 TCN. Nhà nước này chấm dứt sự tồn tại vào 258 TCN khi Thục Phán đem 3 vạn quân tấn công Hùng Dụê Vương. Như thế để nói rằng Lạc Long Quân là một nhân vật lịch sử có thật (Dựa theo Hà Văn Thùy trong Góp phần nhận thức lại Lịch sử văn hóa Việt và vài tác giả khác)
Sang thiên niên kỷ thứ nhất của công Nguyên, bắt đầu từ vương triều nhà Lý, dần dần mới xây dựng hệ thống đê sông Hồng và Đầm Xác Cáo ấy trở thành một hồ lớn nằm ở trong đê, phía Tây Bắc kinh đô Thăng Long. Đó chính là Hồ Tây ngày nay. Theo cách nhìn của Cao Biền (821-887), một danh tướng và cũng là một nhà Phong thủy lừng danh thời nhà Đường thì, Hồ Tây (lúc đó còn là Đầm Xác Cáo) chính là nơi kết tụ chủ yếu linh khí của châu thổ sông Hồng. (Và sau này, chính là nơi kết tụ linh khí chủ yếu của đô thành Thăng Long). Hồ Tây có đủ Thanh Long, Bạch Hổ, với tầm nhìn của một bậc cao minh trên lĩnh vực phong thủy, Cao Biền không thể không lo lắng đến khả năng các đại long mạch của Quận Giao Chỉ mà ông đang làm Tiết độ sứ cai quản sẽ tạo thế kết phát cho các triều đại của một nước Việt về sau.
Biết được vị thế linh thiêng của Hồ Tây và các vùng phụ cận, có thể Cao Biền đã tìm cách khắc chế bằng phép trấn yểm Long mạch ở những đại huyệt nào đó mà các nhà phong thủy cao siêu của nước ta như Thiền sư Định Không và các đệ tử của vị cao tăng này không phát hiện hết để gỡ bỏ. Việc phát hiện điểm trấn yểm trên sông Tô Lịch tháng 9/2001 có thể là một trong những điểm trấn yểm đó và chắc không chỉ có một điểm duy nhất ấy. Với một địa linh hiếm hoi như Hồ Tây, các triều đại xưa dưới các cách thức khác nhau đều rất có ý thức bảo vệ sự trong sạch và toàn vẹn của hồ này cùng hồ Lục Thủy (Hoàn Kiếm).
Không biết quý vị có lưu tâm đến gia trạch của mình đang ở hay không? Dù biết dù không thì tất cả chúng ta đều đang được các Phúc thần nâng đỡ, phù trì từng ngày từng giờ và mỗi khi thắp nén nhang trên bàn thờ, chính chúng ta đang hướng tâm mình không chỉ vào gia tiên tiền tổ của mình mà trước hết là các vị gia thần, trong đó có Long mạch tôn thần. Nhà ở của chúng ta mà gây uế tạp cho Long mạch thì không tránh khỏi ốm đau liên miên không biết bệnh gì. Nếu chính chúng ta hay ai đó ở hàng xóm láng giềng vô tình làm “đứt Long Mạch” của chúng ta thì trong gia tộc bị rối loạn, đảo điên là cái chắc.
Thường trong các trường hợp đó, các thầy bắt buộc gia chủ nhẹ thì làm lễ tẩy uế mà nặng thì phải làm lễ “Hoàn Long mạch” khá phức tạp. Điều kỳ diệu là những trường hợp đúng nguyên nhân như thế, lễ xong, mọi thứ lại yên ổn đâu vào đấy. Bất cứ ai trong chúng ta, mỗi khi làm nhà hay đụng chạm đến nền đất đang ở, mọi người đều có ý thức thận trọng chọn ngày lành tháng tốt, sắm lễ cầu xin các ngài Thổ công, Thổ địa cho phép và bỏ qua việc chúng ta đã gây ra sự kinh động bất đắc dĩ ấy. Đó là chuyện một gia đình, một chi tộc mà ai ai cũng biết, cũng làm theo một cách rất cẩn trọng khi lâm sự. Chuyện của quốc gia cũng không đi ra ngoài lý lẽ trời đất ấy, nhưng với quy mô tầm mức lớn hơn và nếu phạm thì xẩy ra tai họa khôn lường cho muôn dân trăm họ. Khi xưa, các Vua Chúa rất có hiểu biết và chú trọng điều này.
Trở lại chuyện trấn yểm của Cao Biền nói trên, ở Hà Nội ngày nay còn có đền Bạch Mã, thờ thần Long Đỗ trấn giữ phía Đông đất Hà Nội. Truyền thuyết nói rằng Thần Long Đỗ đã phá tan pháp thuật của Cao Biền, khiến những kẻ cao thủ như Cao Biền phải chùn tay. Đến khi Lý Thái tổ dời đô ra Thăng Long, vì thần Long Đỗ đã hiện ra bằng thân hình con “Ngựa trắng” giúp nhà vua xây thành thuận lợi nên được vua Lý Thái tổ sắc phong làm thần Thành Hoàng Thăng Long, tu sửa thêm đền thờ này, vì thế mới gọi là đền Bạch Mã (Việt Điện U linh). Các đời vua tiếp theo đều giữ lễ, thờ cúng thần Bạch Mã rất thành kính.
Sát cạnh Hồ Tây phía Đông Nam hồ còn có đền Quán Thánh tương truyền được xây từ đời Lý (1010), đến đời Lê thì trùng tu rồi đúc tượng đồng đen rất lớn. Theo truyền thuyết bên tàu thì nói rằng đó là tượng của “Huyền thiên Đại đế”, con vua nước “Tĩnh Lạc” đi du ngoạn phương Nam, trừ được yêu quái Hồ Tây nên dân lập đền thờ. Nhưng, tôi cho truyền thuyết về Lạc Long Quân là đáng tin hơn vì không tìm đâu ra nước “Tĩnh Lạc” bên nước tàu cổ mà lại tìm được nước Xích Quỷ và Lạc Long Quân cũng đúng ở phương Bắc, nhưng đó là nước Việt cổ như nói ở trên. Từ vua quan đến dân đều rất kính ngưỡng vị Thánh ở đền này. Ngay cổng ngoài của Đền, có một đôi câu đối, không biết từ thời nào nhưng đủ nói về vị thế của cả Thánh và Đền:
Thực quốc gia dĩ lai, vượng khí kinh kim tồn nhạc độc
Trung Thiên Địa nhi lập, thần quang cái cổ trấn quy xà
Đại ý: Từ khi thực sự có quốc gia đến nay, vượng khí vẫn còn tồn giữ nguyên vẹn khắp sông núi.
Đứng trong trời đất, Thần quang linh hiển trấn áp được các loài ác quái hơn cả khi xưa.
Tổ tiên chúng ta biết trân quý, giữ gìn và tôn tạo những địa linh như thế để đời đời con cháu được hâm hưởng những ân đức của trời đất ban cho cũng như của người xưa truyền lại. Vậy mà dưới chính thể, gọi là mới, chính thể XHCN, lấy chủ nghĩa mác-lê làm kim chỉ nam, chỉ có duy vật mà bài xích các loại khác là duy tâm. Gia đình và họ tộc các quan chức lớn nhỏ chỉ quan tâm đến việc cầu cúng để thăng quan tiến chức cho chính họ và con cháu họ (không biết đây là duy gì?) chứ không mấy ai quan tâm đến các việc tâm linh quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự trường tồn của dân tộc, đến sự an nguy của xã tắc. Không phải chỉ có Hồ Tây mà tất cả mọi Địa linh, mọi Đại Địa huyệt và Đại Long mạch đều bị tùy nghi đào bới, xây cất và thậm chí cho người nước ngoài quản lý sử dụng trong 50 năm chưa đủ còn kéo ra 70 năm! Ai biết được bọn người tàu đã và đang làm những gì tại những địa danh linh thiêng ấy của đất nước? Xã hội không băng hoại và loạn ly mới là lạ!
Hồ Tây, sau nhiều chục năm bị lấn chiếm bừa bãi, chỉ còn 500 ha, nay tuy đã làm được đường vành đai bảo vệ nhưng lại xả thải đủ thứ chất độc xuống hồ gây ô nhiễm trầm trọng đến mức cá chết như ta đã thấy cũng không có gì là điềm lạ. Cái gì đến thìsớm muộn cũng nhất định phải đến. Hậu quả mà các thế hệ ngày nay và mai sau phải nhận đã đến và đang đến, đâu chỉ có Rùa chết, Cá chết. Khi xưa gọi là Đầm Xác Cáo thì nay, chắc lại phải đổi tên thành “Hồ Xác Cá”! Sau này, khi lời hứa của mấy ông lãnh đạo và các nhà khoa học được thực thi, giả định thế, thì vẫn cần lập đàn mà tạ trời đất, mà tẩy quang thì Thủ đô mới mong được an lạc.
Nếu chúng ta để ý, nhìn rộng ra, chúng ta sẽ thấy ngay trên hành tinh này, ở đâu đào bới bừa bãi nhất? Gây ô nhiễm bẩn thỉu nhất? Hai vùng: Châu Phi và Trung Đông. Đáng tiếc, dù còn có ý kiến khác nhau, nhưng tôi cứ tin rằng Châu Phi là cái nôi sinh ra tổ tiên loài người trên Trái Đất, còn Trung Đông là vùng đất cực kỳ linh hiển, đã sản sinh ra nhiều nền văn minh rực rỡ trong quá khứ xa xăm, thậm chí khi mà chưa nói gì đến Mỹ mà cả châu Âu chưa từng có khái niệm văn minh nào cả. Vậy mà cứ đào bới hết năm này qua năm khác với quy mô ngày càng lớn, công nghệ ngày càng cao, cốt để lấy được nhiều dầu mỏ ở Trung Đông và Vàng Bạc, Kim cương ở Châu Phi.
Họ đâu có quan tâm gì đến Long mạch nào, Địa huyệt nào! Thì thực tế rành rành, hỏi trên trái đất này còn đâu loạn hơn hai vùng này và theo tôi cái loạn sẽ chưa dừng lại ở mức hiện nay, nhất là Trung Đông. Nước Nhật nói họ chẳng có tài nguyên gì dưới đất dưới biển nên không đào bới, không biết đúng đến mức nào, nhưng nước Mỹ đầy kho khoáng sản quý dưới cái nền đất mênh mông ấy mà họ chỉ đi đào của người khác chứ họ có đào của “nhà mình” đâu. Cũng không hiểu vì sao, người ta thường nói phương Tây không biết gì về phong thủy thì chắc họ biết chuyện gì đó giống như phong thủy vậy thôi. Liên Xô trước đây và Trung Quốc ngày nay cũng sống nhờ vào tài nguyên này. Người Hán chẳng phải là người phát minh ra Kinh Dịch hay Lý luận Phong thủy thời cổ đại nhưng họ có nhiều thầy giỏi về môn này. Dẫu có vậy cũng không lại với những gì mà chính thể Cộng sản đã và đang làm, việc dẫn tới đại loạn là tất yếu.
Nhân đây, nói thêm một chút liên quan đến quốc vận. Khi Lý Thường Kiệt đọc “bài thơ thần” Nam Quốc Sơn Hà, có câu: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” là sách trời nào vậy?
Trong cuốn Vân đài Loại ngữ, Lê Quý Đôn viết: “Sao Ngưu, Sao Nữ phân biệt Ngô, Việt. Sao Quỷ, Sao Chẩn thuộc nước Việt Nam”…. “Thiên thư” chính là chỉ “bản đồ sao” này. Nếu theo bản đồ sao như nhà bác học Lê Quý Đôn nói, thì nước Việt Nam ta đóng ở Cung Sửu. Có phải vì thế mà trong lịch sử dân tộc có rất nhiều chuyện liên quan đến vai trò của Sửu Trâu. Đầu tiên là chuyện “Con trâu là đầu cơ nghiệp” mà có lẽ không nước trồng lúa nào ở Châu Á này lại đặt vị trí con trâu như thế. Thứ đến là các lễ hội, tuy không thật văn minh nhân đạo nhưng cũng liên quan đến trâu, rồi rất nhiều Trâu đứng hàng đầu qua các triều đại như Phùng Hưng, Lê Đại Hành, Trần Quang Khải, Lê Lợi, Tự Đức, Dục Đức cho đến Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Phan Khắc Sửu… cho đến thời nay, có lúc những 5 con trâu cùng làm đầu đàn trong triều chính.
Lại nói về Hồ Hoàn Kiếm. Theo tôi, đây không chỉ là một truyền thuyết thuần túy mà bản thân “truyền thuyết trả gươm báu” này là một triết lý rất nhân văn, rất cao siêu của dân tộc ta. Thần cho mượn kiếm tức là trao quyền dùng vũ lực và trao vũ khí cho Lê Lợi để cùng toàn dân chống lại bọn giặc cướp nước phương Bắc. Đánh xong giặc ngoại xâm, kiến tạo nên triều đại mới, tức xong việc là trả lại gươm báu cho Thần, cũng là buông bỏ bạo lực, lấy hòa mục hòa thuận muôn dân trăm họ làm đầu để dựng xây đất nước. Đạo lý ấy, triết lý ấy là vô cùng cao thượng và quý báu.
Ấy vậy mà đời sau không theo được mới nên nỗi. Tại thời điểm 1975 khi đất nước thống nhất, giang sơn về một mối. Xét về vận nước thì tại thời điểm ấy, coi như dân tộc Việt đã “Di cung hoán số” sang một cung mệnh mới. Giả sử như đảng trả lại cái gì đó thần linh đã cho mượn (có thể như búa liềm chẳng hạn), buông bỏ chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp và bạo lực cách mạng, khép lại quá khứ như chính đảng đã từng nêu ra, Nam Bắc cùng nhau bắt tay xây dựng đất nước như bài học mẫu mực về cuộc chiến Nam-Bắc Mỹ thế kỷ XIX thì chắc chắn ngay thế hệ chúng ta cũng không cần phải mơ về một hòn ngọc Viễn Đông nào đó.
Trên kia là nói đến Hồ Tây liên quan tới Đại Mạch Sông Hồng. Còn sông Mê Kông dài 4180 km, là một trong những con sông dài nhất thế giới. Nếu tính từ biên giới Lào-Trung Quốc thì dài 2700 km. Cùng với Hoàng Hà và Dương tử, Mê Kông xuất phát từ dãy Hymalaya cao nhất và linh thiêng thế giới, mang đến cho Đông Dương một khí mạch không kém gì Trung Quốc. Ngày nay, chính ĐCTQ đã giết chết con sông Dương tử bằng đập Tam Hiệp, cũng có nghĩa gây hỗn loạn và suy vong cho cả vùng Trùng Khánh-Thượng Hải. Nhưng điểm đặc biệt quý của Mê Kông là khi vào nước ta, lại chảy ra biển theo hướng Đông Nam, đây là Cung Thìn, tượng là Rồng và do đó, cổ nhân gọi là Long. Cửu ở đây có lẽ không chỉ số lượng nhánh hay cửa sông mà là số cực tột của một sự vật hay hiện tượng thuộc thế giới huyền diệu siêu linh (như người ta thường dùng “Cửu trùng”, “Cửu tuyền”).
Cửu Long là trường mạch đầy linh khí tác động đến cả vùng Đông Nam Á cho đến Hàn quốc, Nhật Bản. Người Nhật biết rõ điều này nên dù giá nào cũng phải “giúp” Việt Nam để ngăn giữ bọn TQ chi phối Đại Long mạch này, kể cả khi tiền bạc của Nhật đổ vào Việt Nam bị tham nhũng, bị lãng phí khủng khiếp, họ vẫn coi như không biết, vẫn dốc túi tiếp. Khi chảy vào Nam Bộ, có ngay dãy núi của Tây Ninh làm Tay Long và Thất Sơn (Bảy Núi) làm Tay Hổ, tuy không hừng hực hùng khí như hai dãy Tam Đảo Ba Vì, nhưng cũng tạo thế vững vàng cho kết phát, nhất là một vài vùng thuộc Tả ngạn sông Cửu Long.
Sự vận hành của địa khí cũng như nước, ngăn chỗ này phải chảy sang chỗ kia. Khi đập Tam Hiệp ngăn khí mạch của Dương tử lại thì cũng có nghĩa là bồi đắp thêm khí mạch cho địa mạch Trường Sơn, Cửu Long. Cũng có thể vì cần nước, cần điện mà TQ quy hoạch đến 14 con đập thủy điện trên đoạn sông chảy qua Trung Quốc. Nhưng rất có thể cũng là cách nhất cử lưỡng tiện, ngăn chặn khí mạch đang bồi đắp thêm linh khí cho Việt Nam mạnh hơn trước. Đối với Trung Quốc thì ý đồ nào cũng có thể xẩy ra cả.
Vài lời dông dài vậy trước hết là đáp lễ GS Tương Lai và sau nữa thay cho lời hàn huyên nhân lúc trà dư tửu hậu gửi đến các quý thân hữu. Mong quý bạn hữu bỏ qua nếu có điều không nên không phải.
Hà Nội, mùa Thu 2016
( Kỳ Duyên/KimDung )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Mùa thu 2016: Tản mạn chuyện Hồ Tây
GS Tương Lai thấy chuyện cá chết trắng Hồ Tây, giật mình liên tưởng đến cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm, hỏi tôi có lời bàn gì về chuyện này không? Dĩ nhiên GS Tương Lai không cần tôi trả lời về chuyện cá chết bao nhiêu, vì sao cá chết hàng loạt thế. Vấn đề là từ sự bất thường này liệu chúng ta có liên tưởng gì, cảm nhận gì về những sự biến đã được “lập trình” từ trời đất cho vận nước hay không?
Thưa, đấy là một câu hỏi khó, chắc chắn có nhiều người cũng quan tâm, nhiều người cũng đã và đang tìm hiểu nhưng thật không dễ đưa ra một lời giải đáp nào kiểu như các báo cáo của chính quyền Hà Nội hoặc của các nhà khoa học. Dù biết là rất khó, nhưng lại hấp dẫn tôi, khiến tôi thử mò tìm trong kho tàng của người xưa, có cái gì gợi cho ta những suy nghĩ về vấn đề này chăng. Biết là như tìm kim đáy bể nhưng cứ trình ra với mọi người suy nghĩ của tôi. Đúng sai không dám khẳng định.
Truyền thuyết nói rằng khi Lạc Long Quân tuần thú đất phương Nam, gặp con Cáo chín đuôi hoành hành gieo bao nhiêu tai họa cho dân lành ở trên một vùng Đầm rộng lớn. Ngài bèn dùng Đinh ba đánh chết con cáo này (Đinh Ba có lẽ do người đời sau tưởng tượng ra, còn thủa ấy, phải là Rìu thì mới là vũ khí của người Việt cổ). Từ đấy, dân trong vùng gọi cái đầm này là Đầm Xác Cáo.
Tuy là truyền thuyết, nhưng căn cứ vào những phát hiện của Khảo cổ học (bắt đầu từ năm 1936) về nền văn minh Lương Chữ, tên gọi một thị trấn của huyện Dư, thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Ging ngày nay, thì đã có sự tồn tại của một nhà nước có tên Xích Quỷ của người Việt cổ khoảng đầu thiên niên kỷ thứ 3 TCN. Lạc Long Quân là một trong số các vị vua của nhà nước Xích Quỷ ấy. Nhưng do chiến tranh và thất bại trước thế lực giặc ngoại xâm, Kinh Dương Vương rồi Lạc Long Quân đã làm một cuộc thiên di xuống phương Nam, đổi quốc hiệu Xích Quỷ thành Văn Lang vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ 3 TCN. Nhà nước này chấm dứt sự tồn tại vào 258 TCN khi Thục Phán đem 3 vạn quân tấn công Hùng Dụê Vương. Như thế để nói rằng Lạc Long Quân là một nhân vật lịch sử có thật (Dựa theo Hà Văn Thùy trong Góp phần nhận thức lại Lịch sử văn hóa Việt và vài tác giả khác)
Sang thiên niên kỷ thứ nhất của công Nguyên, bắt đầu từ vương triều nhà Lý, dần dần mới xây dựng hệ thống đê sông Hồng và Đầm Xác Cáo ấy trở thành một hồ lớn nằm ở trong đê, phía Tây Bắc kinh đô Thăng Long. Đó chính là Hồ Tây ngày nay. Theo cách nhìn của Cao Biền (821-887), một danh tướng và cũng là một nhà Phong thủy lừng danh thời nhà Đường thì, Hồ Tây (lúc đó còn là Đầm Xác Cáo) chính là nơi kết tụ chủ yếu linh khí của châu thổ sông Hồng. (Và sau này, chính là nơi kết tụ linh khí chủ yếu của đô thành Thăng Long). Hồ Tây có đủ Thanh Long, Bạch Hổ, với tầm nhìn của một bậc cao minh trên lĩnh vực phong thủy, Cao Biền không thể không lo lắng đến khả năng các đại long mạch của Quận Giao Chỉ mà ông đang làm Tiết độ sứ cai quản sẽ tạo thế kết phát cho các triều đại của một nước Việt về sau.
Biết được vị thế linh thiêng của Hồ Tây và các vùng phụ cận, có thể Cao Biền đã tìm cách khắc chế bằng phép trấn yểm Long mạch ở những đại huyệt nào đó mà các nhà phong thủy cao siêu của nước ta như Thiền sư Định Không và các đệ tử của vị cao tăng này không phát hiện hết để gỡ bỏ. Việc phát hiện điểm trấn yểm trên sông Tô Lịch tháng 9/2001 có thể là một trong những điểm trấn yểm đó và chắc không chỉ có một điểm duy nhất ấy. Với một địa linh hiếm hoi như Hồ Tây, các triều đại xưa dưới các cách thức khác nhau đều rất có ý thức bảo vệ sự trong sạch và toàn vẹn của hồ này cùng hồ Lục Thủy (Hoàn Kiếm).
Không biết quý vị có lưu tâm đến gia trạch của mình đang ở hay không? Dù biết dù không thì tất cả chúng ta đều đang được các Phúc thần nâng đỡ, phù trì từng ngày từng giờ và mỗi khi thắp nén nhang trên bàn thờ, chính chúng ta đang hướng tâm mình không chỉ vào gia tiên tiền tổ của mình mà trước hết là các vị gia thần, trong đó có Long mạch tôn thần. Nhà ở của chúng ta mà gây uế tạp cho Long mạch thì không tránh khỏi ốm đau liên miên không biết bệnh gì. Nếu chính chúng ta hay ai đó ở hàng xóm láng giềng vô tình làm “đứt Long Mạch” của chúng ta thì trong gia tộc bị rối loạn, đảo điên là cái chắc.
Thường trong các trường hợp đó, các thầy bắt buộc gia chủ nhẹ thì làm lễ tẩy uế mà nặng thì phải làm lễ “Hoàn Long mạch” khá phức tạp. Điều kỳ diệu là những trường hợp đúng nguyên nhân như thế, lễ xong, mọi thứ lại yên ổn đâu vào đấy. Bất cứ ai trong chúng ta, mỗi khi làm nhà hay đụng chạm đến nền đất đang ở, mọi người đều có ý thức thận trọng chọn ngày lành tháng tốt, sắm lễ cầu xin các ngài Thổ công, Thổ địa cho phép và bỏ qua việc chúng ta đã gây ra sự kinh động bất đắc dĩ ấy. Đó là chuyện một gia đình, một chi tộc mà ai ai cũng biết, cũng làm theo một cách rất cẩn trọng khi lâm sự. Chuyện của quốc gia cũng không đi ra ngoài lý lẽ trời đất ấy, nhưng với quy mô tầm mức lớn hơn và nếu phạm thì xẩy ra tai họa khôn lường cho muôn dân trăm họ. Khi xưa, các Vua Chúa rất có hiểu biết và chú trọng điều này.
Trở lại chuyện trấn yểm của Cao Biền nói trên, ở Hà Nội ngày nay còn có đền Bạch Mã, thờ thần Long Đỗ trấn giữ phía Đông đất Hà Nội. Truyền thuyết nói rằng Thần Long Đỗ đã phá tan pháp thuật của Cao Biền, khiến những kẻ cao thủ như Cao Biền phải chùn tay. Đến khi Lý Thái tổ dời đô ra Thăng Long, vì thần Long Đỗ đã hiện ra bằng thân hình con “Ngựa trắng” giúp nhà vua xây thành thuận lợi nên được vua Lý Thái tổ sắc phong làm thần Thành Hoàng Thăng Long, tu sửa thêm đền thờ này, vì thế mới gọi là đền Bạch Mã (Việt Điện U linh). Các đời vua tiếp theo đều giữ lễ, thờ cúng thần Bạch Mã rất thành kính.
Sát cạnh Hồ Tây phía Đông Nam hồ còn có đền Quán Thánh tương truyền được xây từ đời Lý (1010), đến đời Lê thì trùng tu rồi đúc tượng đồng đen rất lớn. Theo truyền thuyết bên tàu thì nói rằng đó là tượng của “Huyền thiên Đại đế”, con vua nước “Tĩnh Lạc” đi du ngoạn phương Nam, trừ được yêu quái Hồ Tây nên dân lập đền thờ. Nhưng, tôi cho truyền thuyết về Lạc Long Quân là đáng tin hơn vì không tìm đâu ra nước “Tĩnh Lạc” bên nước tàu cổ mà lại tìm được nước Xích Quỷ và Lạc Long Quân cũng đúng ở phương Bắc, nhưng đó là nước Việt cổ như nói ở trên. Từ vua quan đến dân đều rất kính ngưỡng vị Thánh ở đền này. Ngay cổng ngoài của Đền, có một đôi câu đối, không biết từ thời nào nhưng đủ nói về vị thế của cả Thánh và Đền:
Thực quốc gia dĩ lai, vượng khí kinh kim tồn nhạc độc
Trung Thiên Địa nhi lập, thần quang cái cổ trấn quy xà
Đại ý: Từ khi thực sự có quốc gia đến nay, vượng khí vẫn còn tồn giữ nguyên vẹn khắp sông núi.
Đứng trong trời đất, Thần quang linh hiển trấn áp được các loài ác quái hơn cả khi xưa.
Tổ tiên chúng ta biết trân quý, giữ gìn và tôn tạo những địa linh như thế để đời đời con cháu được hâm hưởng những ân đức của trời đất ban cho cũng như của người xưa truyền lại. Vậy mà dưới chính thể, gọi là mới, chính thể XHCN, lấy chủ nghĩa mác-lê làm kim chỉ nam, chỉ có duy vật mà bài xích các loại khác là duy tâm. Gia đình và họ tộc các quan chức lớn nhỏ chỉ quan tâm đến việc cầu cúng để thăng quan tiến chức cho chính họ và con cháu họ (không biết đây là duy gì?) chứ không mấy ai quan tâm đến các việc tâm linh quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự trường tồn của dân tộc, đến sự an nguy của xã tắc. Không phải chỉ có Hồ Tây mà tất cả mọi Địa linh, mọi Đại Địa huyệt và Đại Long mạch đều bị tùy nghi đào bới, xây cất và thậm chí cho người nước ngoài quản lý sử dụng trong 50 năm chưa đủ còn kéo ra 70 năm! Ai biết được bọn người tàu đã và đang làm những gì tại những địa danh linh thiêng ấy của đất nước? Xã hội không băng hoại và loạn ly mới là lạ!
Hồ Tây, sau nhiều chục năm bị lấn chiếm bừa bãi, chỉ còn 500 ha, nay tuy đã làm được đường vành đai bảo vệ nhưng lại xả thải đủ thứ chất độc xuống hồ gây ô nhiễm trầm trọng đến mức cá chết như ta đã thấy cũng không có gì là điềm lạ. Cái gì đến thìsớm muộn cũng nhất định phải đến. Hậu quả mà các thế hệ ngày nay và mai sau phải nhận đã đến và đang đến, đâu chỉ có Rùa chết, Cá chết. Khi xưa gọi là Đầm Xác Cáo thì nay, chắc lại phải đổi tên thành “Hồ Xác Cá”! Sau này, khi lời hứa của mấy ông lãnh đạo và các nhà khoa học được thực thi, giả định thế, thì vẫn cần lập đàn mà tạ trời đất, mà tẩy quang thì Thủ đô mới mong được an lạc.
Nếu chúng ta để ý, nhìn rộng ra, chúng ta sẽ thấy ngay trên hành tinh này, ở đâu đào bới bừa bãi nhất? Gây ô nhiễm bẩn thỉu nhất? Hai vùng: Châu Phi và Trung Đông. Đáng tiếc, dù còn có ý kiến khác nhau, nhưng tôi cứ tin rằng Châu Phi là cái nôi sinh ra tổ tiên loài người trên Trái Đất, còn Trung Đông là vùng đất cực kỳ linh hiển, đã sản sinh ra nhiều nền văn minh rực rỡ trong quá khứ xa xăm, thậm chí khi mà chưa nói gì đến Mỹ mà cả châu Âu chưa từng có khái niệm văn minh nào cả. Vậy mà cứ đào bới hết năm này qua năm khác với quy mô ngày càng lớn, công nghệ ngày càng cao, cốt để lấy được nhiều dầu mỏ ở Trung Đông và Vàng Bạc, Kim cương ở Châu Phi.
Họ đâu có quan tâm gì đến Long mạch nào, Địa huyệt nào! Thì thực tế rành rành, hỏi trên trái đất này còn đâu loạn hơn hai vùng này và theo tôi cái loạn sẽ chưa dừng lại ở mức hiện nay, nhất là Trung Đông. Nước Nhật nói họ chẳng có tài nguyên gì dưới đất dưới biển nên không đào bới, không biết đúng đến mức nào, nhưng nước Mỹ đầy kho khoáng sản quý dưới cái nền đất mênh mông ấy mà họ chỉ đi đào của người khác chứ họ có đào của “nhà mình” đâu. Cũng không hiểu vì sao, người ta thường nói phương Tây không biết gì về phong thủy thì chắc họ biết chuyện gì đó giống như phong thủy vậy thôi. Liên Xô trước đây và Trung Quốc ngày nay cũng sống nhờ vào tài nguyên này. Người Hán chẳng phải là người phát minh ra Kinh Dịch hay Lý luận Phong thủy thời cổ đại nhưng họ có nhiều thầy giỏi về môn này. Dẫu có vậy cũng không lại với những gì mà chính thể Cộng sản đã và đang làm, việc dẫn tới đại loạn là tất yếu.
Nhân đây, nói thêm một chút liên quan đến quốc vận. Khi Lý Thường Kiệt đọc “bài thơ thần” Nam Quốc Sơn Hà, có câu: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” là sách trời nào vậy?
Trong cuốn Vân đài Loại ngữ, Lê Quý Đôn viết: “Sao Ngưu, Sao Nữ phân biệt Ngô, Việt. Sao Quỷ, Sao Chẩn thuộc nước Việt Nam”…. “Thiên thư” chính là chỉ “bản đồ sao” này. Nếu theo bản đồ sao như nhà bác học Lê Quý Đôn nói, thì nước Việt Nam ta đóng ở Cung Sửu. Có phải vì thế mà trong lịch sử dân tộc có rất nhiều chuyện liên quan đến vai trò của Sửu Trâu. Đầu tiên là chuyện “Con trâu là đầu cơ nghiệp” mà có lẽ không nước trồng lúa nào ở Châu Á này lại đặt vị trí con trâu như thế. Thứ đến là các lễ hội, tuy không thật văn minh nhân đạo nhưng cũng liên quan đến trâu, rồi rất nhiều Trâu đứng hàng đầu qua các triều đại như Phùng Hưng, Lê Đại Hành, Trần Quang Khải, Lê Lợi, Tự Đức, Dục Đức cho đến Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Phan Khắc Sửu… cho đến thời nay, có lúc những 5 con trâu cùng làm đầu đàn trong triều chính.
Lại nói về Hồ Hoàn Kiếm. Theo tôi, đây không chỉ là một truyền thuyết thuần túy mà bản thân “truyền thuyết trả gươm báu” này là một triết lý rất nhân văn, rất cao siêu của dân tộc ta. Thần cho mượn kiếm tức là trao quyền dùng vũ lực và trao vũ khí cho Lê Lợi để cùng toàn dân chống lại bọn giặc cướp nước phương Bắc. Đánh xong giặc ngoại xâm, kiến tạo nên triều đại mới, tức xong việc là trả lại gươm báu cho Thần, cũng là buông bỏ bạo lực, lấy hòa mục hòa thuận muôn dân trăm họ làm đầu để dựng xây đất nước. Đạo lý ấy, triết lý ấy là vô cùng cao thượng và quý báu.
Ấy vậy mà đời sau không theo được mới nên nỗi. Tại thời điểm 1975 khi đất nước thống nhất, giang sơn về một mối. Xét về vận nước thì tại thời điểm ấy, coi như dân tộc Việt đã “Di cung hoán số” sang một cung mệnh mới. Giả sử như đảng trả lại cái gì đó thần linh đã cho mượn (có thể như búa liềm chẳng hạn), buông bỏ chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp và bạo lực cách mạng, khép lại quá khứ như chính đảng đã từng nêu ra, Nam Bắc cùng nhau bắt tay xây dựng đất nước như bài học mẫu mực về cuộc chiến Nam-Bắc Mỹ thế kỷ XIX thì chắc chắn ngay thế hệ chúng ta cũng không cần phải mơ về một hòn ngọc Viễn Đông nào đó.
Trên kia là nói đến Hồ Tây liên quan tới Đại Mạch Sông Hồng. Còn sông Mê Kông dài 4180 km, là một trong những con sông dài nhất thế giới. Nếu tính từ biên giới Lào-Trung Quốc thì dài 2700 km. Cùng với Hoàng Hà và Dương tử, Mê Kông xuất phát từ dãy Hymalaya cao nhất và linh thiêng thế giới, mang đến cho Đông Dương một khí mạch không kém gì Trung Quốc. Ngày nay, chính ĐCTQ đã giết chết con sông Dương tử bằng đập Tam Hiệp, cũng có nghĩa gây hỗn loạn và suy vong cho cả vùng Trùng Khánh-Thượng Hải. Nhưng điểm đặc biệt quý của Mê Kông là khi vào nước ta, lại chảy ra biển theo hướng Đông Nam, đây là Cung Thìn, tượng là Rồng và do đó, cổ nhân gọi là Long. Cửu ở đây có lẽ không chỉ số lượng nhánh hay cửa sông mà là số cực tột của một sự vật hay hiện tượng thuộc thế giới huyền diệu siêu linh (như người ta thường dùng “Cửu trùng”, “Cửu tuyền”).
Cửu Long là trường mạch đầy linh khí tác động đến cả vùng Đông Nam Á cho đến Hàn quốc, Nhật Bản. Người Nhật biết rõ điều này nên dù giá nào cũng phải “giúp” Việt Nam để ngăn giữ bọn TQ chi phối Đại Long mạch này, kể cả khi tiền bạc của Nhật đổ vào Việt Nam bị tham nhũng, bị lãng phí khủng khiếp, họ vẫn coi như không biết, vẫn dốc túi tiếp. Khi chảy vào Nam Bộ, có ngay dãy núi của Tây Ninh làm Tay Long và Thất Sơn (Bảy Núi) làm Tay Hổ, tuy không hừng hực hùng khí như hai dãy Tam Đảo Ba Vì, nhưng cũng tạo thế vững vàng cho kết phát, nhất là một vài vùng thuộc Tả ngạn sông Cửu Long.
Sự vận hành của địa khí cũng như nước, ngăn chỗ này phải chảy sang chỗ kia. Khi đập Tam Hiệp ngăn khí mạch của Dương tử lại thì cũng có nghĩa là bồi đắp thêm khí mạch cho địa mạch Trường Sơn, Cửu Long. Cũng có thể vì cần nước, cần điện mà TQ quy hoạch đến 14 con đập thủy điện trên đoạn sông chảy qua Trung Quốc. Nhưng rất có thể cũng là cách nhất cử lưỡng tiện, ngăn chặn khí mạch đang bồi đắp thêm linh khí cho Việt Nam mạnh hơn trước. Đối với Trung Quốc thì ý đồ nào cũng có thể xẩy ra cả.
Vài lời dông dài vậy trước hết là đáp lễ GS Tương Lai và sau nữa thay cho lời hàn huyên nhân lúc trà dư tửu hậu gửi đến các quý thân hữu. Mong quý bạn hữu bỏ qua nếu có điều không nên không phải.
Hà Nội, mùa Thu 2016
( Kỳ Duyên/KimDung )