Truyện Ngắn & Phóng Sự
Muốn làm người yêu thì phải đổ Tú tài.
Hồi đó tôi chỉ là một anh học trò nhà quê nhút nhát, nhưng trong học tập cũng không đến nổi nào, vậy mà cũng phải trầy trật vác chiếu đi thi mấy kỳ mới có nổi mảnh bằng Tú Tài 2
Một câu thơ của Nguyên Sa của thời thập niên 50, 60 thế kỹ trước gần như đã thâm nhập vào đời sống và ước vọng của một số lớn học sinh sinh viên thời đó, dù có nói ra hay không: Muốn làm người yêu thì phải đổ Tú tài.
Hồi đó tôi chỉ là một anh học trò nhà quê nhút nhát, nhưng trong học tập cũng không đến nổi nào, vậy mà cũng phải trầy trật vác chiếu đi thi mấy kỳ mới có nổi mảnh bằng Tú Tài 2 dù đã vượt qua vũ môn nhiều lần trước để lấy bằng Tiểu học, Trung học đệ nhất cấp, và bằng tú tài 1: Học sinh Nguyễn Hoàng khóa 58-65 mà đến năm 66 mới đậu! Mổi khi thi rớt, anh chị em học sinh bèn trở về nhà với câu an ủi của gia đình: Học tài thi phận! Dù cho câu thơ của cụ Tú Xương vẫn hàng ngày văng vẵng bên tai: Đệ nhất buồn là cái hỏng thi, thì cậu học trò cũng phải tự nhủ lòng mình mà cố gắng cho mấy khóa sau cũng như các ông đồ ngày xưa:
Ôi mạ mi ơi chớ mắng tau
Năm ni thi hỏng có năm sau
Năm sau thi hỏng có năm sau nữa
Ôi mạ mị ơi chớ mắng tau!!!
Cái khổ của học sinh thời đó là việc thi đậu hay hỏng nó đeo bám vào cuộc sống hàng ngày, ám ảnh đến nhiều người, nghe đến thi cử là mất ăn mất ngủ, suốt ngày chỉ biết có sách với vở, bởi chiến sự đang ngày càng khốc liệt và đang thu hút số lớn thanh niên vào chiến trường, nên mổi khi thi rớt là chuẩn bị cho tờ giấy gọi nhập ngủ, nếu anh đã 18 tuổi. Bởi vậy mới có câu ca dao dân giả: Rớt tú tài (TT một) anh đi Trung sĩ...
Cái mảnh bằng phải khó khăn lắm mới kiếm được của tuổi hoa niên ngày ấy, ngày nay với số tuổi trên dưới 70 cũng phải khó khăn không kém. Bởi vì sau chuyến " đại di tản" từ Quảng trị qua Mỹ vào năm 1991, dù đã mang đầy đủ giấy tờ cá nhân theo người, nhưng không hiểu sao hai mảnh bằng quan trọng nhất của cuộc đời mà mẹ tôi còn giữ được để mang theo khi trở về quê từ Thị nghè, là bằng Tú tài 2 của chính phủ VNCH và bằng cải tạo mà nhà văn Hà Thúc Sinh gọi là Đại học máu của chính phủ CHXHCNVN cấp lại bị thất lạc đến hơn chục năm trời. Không biết nó nằm ở xó xỉnh nào mà tôi tìm hoài không thấy. Và bổng dưng nó hiện ra trước mắt khi tôi chuẩn bị túi xách đi lên San Francisco thăm con gái Đường Thi nhân ngày lễ Tạ ơn của Mỹ. Hỏi bà xã Khoa thì bà bảo ở trong xách tay tôi mua nó từ Sài gòn. Cái xách tay mà mổi lần cần đến giấy tờ là lôi nó ra lục lạo. Vậy mà biến không thành co. Mừng quá nên chụp hình tất cả đưa lên đây như một chứng tích, một kỹ niệm của cá nhân mình.
Dao Dan chuyen
Muốn làm người yêu thì phải đổ Tú tài.
Hồi đó tôi chỉ là một anh học trò nhà quê nhút nhát, nhưng trong học tập cũng không đến nổi nào, vậy mà cũng phải trầy trật vác chiếu đi thi mấy kỳ mới có nổi mảnh bằng Tú Tài 2
Một câu thơ của Nguyên Sa của thời thập niên 50, 60 thế kỹ trước gần như đã thâm nhập vào đời sống và ước vọng của một số lớn học sinh sinh viên thời đó, dù có nói ra hay không: Muốn làm người yêu thì phải đổ Tú tài.
Hồi đó tôi chỉ là một anh học trò nhà quê nhút nhát, nhưng trong học tập cũng không đến nổi nào, vậy mà cũng phải trầy trật vác chiếu đi thi mấy kỳ mới có nổi mảnh bằng Tú Tài 2 dù đã vượt qua vũ môn nhiều lần trước để lấy bằng Tiểu học, Trung học đệ nhất cấp, và bằng tú tài 1: Học sinh Nguyễn Hoàng khóa 58-65 mà đến năm 66 mới đậu! Mổi khi thi rớt, anh chị em học sinh bèn trở về nhà với câu an ủi của gia đình: Học tài thi phận! Dù cho câu thơ của cụ Tú Xương vẫn hàng ngày văng vẵng bên tai: Đệ nhất buồn là cái hỏng thi, thì cậu học trò cũng phải tự nhủ lòng mình mà cố gắng cho mấy khóa sau cũng như các ông đồ ngày xưa:
Ôi mạ mi ơi chớ mắng tau
Năm ni thi hỏng có năm sau
Năm sau thi hỏng có năm sau nữa
Ôi mạ mị ơi chớ mắng tau!!!
Cái khổ của học sinh thời đó là việc thi đậu hay hỏng nó đeo bám vào cuộc sống hàng ngày, ám ảnh đến nhiều người, nghe đến thi cử là mất ăn mất ngủ, suốt ngày chỉ biết có sách với vở, bởi chiến sự đang ngày càng khốc liệt và đang thu hút số lớn thanh niên vào chiến trường, nên mổi khi thi rớt là chuẩn bị cho tờ giấy gọi nhập ngủ, nếu anh đã 18 tuổi. Bởi vậy mới có câu ca dao dân giả: Rớt tú tài (TT một) anh đi Trung sĩ...
Cái mảnh bằng phải khó khăn lắm mới kiếm được của tuổi hoa niên ngày ấy, ngày nay với số tuổi trên dưới 70 cũng phải khó khăn không kém. Bởi vì sau chuyến " đại di tản" từ Quảng trị qua Mỹ vào năm 1991, dù đã mang đầy đủ giấy tờ cá nhân theo người, nhưng không hiểu sao hai mảnh bằng quan trọng nhất của cuộc đời mà mẹ tôi còn giữ được để mang theo khi trở về quê từ Thị nghè, là bằng Tú tài 2 của chính phủ VNCH và bằng cải tạo mà nhà văn Hà Thúc Sinh gọi là Đại học máu của chính phủ CHXHCNVN cấp lại bị thất lạc đến hơn chục năm trời. Không biết nó nằm ở xó xỉnh nào mà tôi tìm hoài không thấy. Và bổng dưng nó hiện ra trước mắt khi tôi chuẩn bị túi xách đi lên San Francisco thăm con gái Đường Thi nhân ngày lễ Tạ ơn của Mỹ. Hỏi bà xã Khoa thì bà bảo ở trong xách tay tôi mua nó từ Sài gòn. Cái xách tay mà mổi lần cần đến giấy tờ là lôi nó ra lục lạo. Vậy mà biến không thành co. Mừng quá nên chụp hình tất cả đưa lên đây như một chứng tích, một kỹ niệm của cá nhân mình.
Dao Dan chuyen