Tham Khảo
Mỹ : Chính quyền Trump bỏ rơi ngoại giao, tập trung vào quốc phòng
Thanh Phương RFI
Sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hôm 27/02 dự định tăng ngân sách quốc phòng ngay trong năm tới lên gần 10% sau nhiều năm bị cắt giảm dưới chính quyền Obama đã thu hút nhiều sự quan tâm của báo Pháp.
Vẫn mới chỉ là ở trong dự kiến, nhưng ý định « làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại » của ông D. Trump bằng việc tăng cường tiềm lực quân sự có thể gây hệ lụy tới hoạt động đối ngoại của Hoa Kỳ. Nhật báo Libération có bài : « Ngoại giao của Trump, sự lựa chọn vũ khí ».
Mục tiêu của việc tăng mạnh ngân sách quốc phòng là gửi một thông điệp về sức mạnh và quyết tâm của nước Mỹ đến thế giới, mà theo tân tổng thống Hoa Kỳ là « đang trong thời điểm nguy hiểm ».
Theo Libération, đúng là ngân sách quân sự của của Mỹ đã giảm dưới chính quyền Obama. Nhưng việc cắt giảm đó là hoàn toàn có logic, theo các chuyên gia, trong bối cảnh Mỹ quyết định rút quân khỏi Irak và Afghanistan. Chính hai cuộc chiến đó đã khiến ngân sách quốc phòng dưới thời G.W. Bush bùng nổ.
Libération lưu ý : Cho dù ở thời kỳ cắt giảm thì chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ vẫn là một con số khổng lồ. Chiếm 3,3% GDP tức là gần 600 tỷ đô la, vẫn dẫn đầu thế giới. Theo số liệu của Viện Sipri của Thụy Điển, ngân sách quốc phòng của Mỹ vẫn lớn gấp ba lần Trung Quốc và gấp 9 lần so với Nga. Chi tiêu quân sự của Mỹ vẫn bằng của 7 nước đứng sau gộp lại.
Với ông Trump thì quân đội Mỹ ngày nay đang suy yếu, vì thế mà « nước Mỹ giờ đây không bao giờ thắng được trong các cuộc chiến ». Và để nước Mỹ tìm được hương vị chiến thắng trở lại thì chỉ có cách là tăng chi tiêu quân sự.
Một chỉ dấu khác cho thấy Donald Trump chú trọng giới quân sự nhiều hơn dân sự đó là việc bổ nhiệm 3 vị tướng vào các chức vụ chủ chốt nhất của chính quyền : James Mattis, bộ trưởng Quốc Phòng, McMaster, cố vấn An Ninh Quốc Gia và John Kelly, bộ trưởng An Ninh Nội Địa.
Theo Libération, bộ Ngoại Giao là cơ quan đầu tiên phải trả giá cho việc nâng cao sức mạnh quân đối với mức cắt giảm ngân sách có thể lên tới 30%. Đồng thời các đóng góp tài chính cho các cơ quan Liên Hiệp Quốc, viện trợ phát triển vẫn do bên ngoại giao quản lý cũng sẽ bị ảnh hưởng mạnh.
Lo ngại khả năng lĩnh vực ngoại giao bị bỏ rơi, hơn 12 tướng và đô đốc về hưu đầu tuần này đã ký một bức thư kêu gọi chính quyền Trump không cắt giảm ngân sách của Bộ Ngoại Giao. Trong thư, các tướng lĩnh Mỹ nhấn mạnh là các cơ quan phát triển của Hoa Kỳ là tối quan trọng để « ngăn ngừa các xung đột và làm giảm thiểu các nguy hiểm cho những người mặc sắc phục lính » của nước Mỹ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Mỹ : Chính quyền Trump bỏ rơi ngoại giao, tập trung vào quốc phòng
Thanh Phương RFI
Sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hôm 27/02 dự định tăng ngân sách quốc phòng ngay trong năm tới lên gần 10% sau nhiều năm bị cắt giảm dưới chính quyền Obama đã thu hút nhiều sự quan tâm của báo Pháp.
Vẫn mới chỉ là ở trong dự kiến, nhưng ý định « làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại » của ông D. Trump bằng việc tăng cường tiềm lực quân sự có thể gây hệ lụy tới hoạt động đối ngoại của Hoa Kỳ. Nhật báo Libération có bài : « Ngoại giao của Trump, sự lựa chọn vũ khí ».
Mục tiêu của việc tăng mạnh ngân sách quốc phòng là gửi một thông điệp về sức mạnh và quyết tâm của nước Mỹ đến thế giới, mà theo tân tổng thống Hoa Kỳ là « đang trong thời điểm nguy hiểm ».
Theo Libération, đúng là ngân sách quân sự của của Mỹ đã giảm dưới chính quyền Obama. Nhưng việc cắt giảm đó là hoàn toàn có logic, theo các chuyên gia, trong bối cảnh Mỹ quyết định rút quân khỏi Irak và Afghanistan. Chính hai cuộc chiến đó đã khiến ngân sách quốc phòng dưới thời G.W. Bush bùng nổ.
Libération lưu ý : Cho dù ở thời kỳ cắt giảm thì chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ vẫn là một con số khổng lồ. Chiếm 3,3% GDP tức là gần 600 tỷ đô la, vẫn dẫn đầu thế giới. Theo số liệu của Viện Sipri của Thụy Điển, ngân sách quốc phòng của Mỹ vẫn lớn gấp ba lần Trung Quốc và gấp 9 lần so với Nga. Chi tiêu quân sự của Mỹ vẫn bằng của 7 nước đứng sau gộp lại.
Với ông Trump thì quân đội Mỹ ngày nay đang suy yếu, vì thế mà « nước Mỹ giờ đây không bao giờ thắng được trong các cuộc chiến ». Và để nước Mỹ tìm được hương vị chiến thắng trở lại thì chỉ có cách là tăng chi tiêu quân sự.
Một chỉ dấu khác cho thấy Donald Trump chú trọng giới quân sự nhiều hơn dân sự đó là việc bổ nhiệm 3 vị tướng vào các chức vụ chủ chốt nhất của chính quyền : James Mattis, bộ trưởng Quốc Phòng, McMaster, cố vấn An Ninh Quốc Gia và John Kelly, bộ trưởng An Ninh Nội Địa.
Theo Libération, bộ Ngoại Giao là cơ quan đầu tiên phải trả giá cho việc nâng cao sức mạnh quân đối với mức cắt giảm ngân sách có thể lên tới 30%. Đồng thời các đóng góp tài chính cho các cơ quan Liên Hiệp Quốc, viện trợ phát triển vẫn do bên ngoại giao quản lý cũng sẽ bị ảnh hưởng mạnh.
Lo ngại khả năng lĩnh vực ngoại giao bị bỏ rơi, hơn 12 tướng và đô đốc về hưu đầu tuần này đã ký một bức thư kêu gọi chính quyền Trump không cắt giảm ngân sách của Bộ Ngoại Giao. Trong thư, các tướng lĩnh Mỹ nhấn mạnh là các cơ quan phát triển của Hoa Kỳ là tối quan trọng để « ngăn ngừa các xung đột và làm giảm thiểu các nguy hiểm cho những người mặc sắc phục lính » của nước Mỹ.