Tham Khảo
Mỹ : Tầng lớp trung lưu bị đe dọa nhất
Mỹ : Tầng lớp trung lưu bị đe dọa nhất
Tuần báo L’Obs đăng bài phỏng vấn với ông Angus Deaton, giải Nobel về kinh tế trong số 2707 (22-28/09). Nhà kinh tế tự do ôn hòa tố cáo một mối nguy hiểm đang trỗi dậy tại Mỹ, đó là quyền lực chính trị đang bị các nhà giầu nhất đất nước, trong đó có giới ngân hàng, thâu tóm.
Bỏ phiếu cho nhà tỉ phú Donald Trump, chính là quyết định bỏ phiếu chống lại thành phần tinh hoa của đất nước vì theo cử tri, những người này ních chặt túi nhờ vào công sức của người dân. Những chính trị gia ủng hộ nhập cư, quá trình toàn cầu hóa mà không nghĩ đến công dân nước mình. Donald Trump thì ngược lại, ứng viên đảng Cộng Hòa hứa sẽ chấm dứt mọi hiện tượng này. Phe Dân Chủ tại Mỹ trước đây là những người đại diện cho người lao động và là đồng minh của các nghiệp đoàn, nhưng mọi việc đã thay đổi từ 20-30 năm nay. Vì cần tiền cho chiến dịch tranh cử nên họ trở nên gần gũi hơn với… những người có tiền.
Theo giáo sư kinh tế người Mỹ, tầng lớp trung lưu Mỹ là những người bị đe dọa nhất. Trước hết, lương của họ bị giảm đi trong thời gian gần đây. Tiếp theo, khác với những người làm công việc tay chân, như phục vụ nhà hàng, khó lòng thay thế được, thì công việc của những người thuộc tầng lớp trung lưu có thể thay thế được với quá trình toàn cầu hóa.
« Tôi làm việc nhiều hơn, nhưng kiếm ít tiền hơn »
Trong số những người dân cho rằng nước Mỹ đi xuống, 70% sẽ bỏ phiếu cho Donald Trump. Trả lời phóng viên của L’Obs, một số người thuộc tầng lớp trung lưu Mỹ giải thích tại sao thay đổi quyết định bỏ phiếu. Kelly và Bill Rigoni làm chủ một cửa hàng lưu niệm tại Port Clinton đã bỏ phiếu cho Barack Obama vào năm 2008, nhưng lần này họ quyết định bầu cho Donald Trump, vì « từng tin là Obama sẽ phục hồi được nền kinh tế, nhưng ông ấy đã không làm được ».
Mark Kelly, phó giám đốc một nhà máy sản xuất pin, cũng ủng hộ Donald Trump, cho rằng : « Con người sống trong bầu không khí sợ hãi - sợ mất việc, sợ người nhập cư, sợ những người khác… ». Trong khi đó, gia đình nhà Barton-Kashmir, nhận định : « Cả hai đảng vẫn lúng túng với những người thuộc tầng lớp trung lưu ». Tuy nhiên, họ vẫn giữ một chút hy vọng mong manh vào Giấc mơ Mỹ.
RFI
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Mỹ : Tầng lớp trung lưu bị đe dọa nhất
Mỹ : Tầng lớp trung lưu bị đe dọa nhất
Tuần báo L’Obs đăng bài phỏng vấn với ông Angus Deaton, giải Nobel về kinh tế trong số 2707 (22-28/09). Nhà kinh tế tự do ôn hòa tố cáo một mối nguy hiểm đang trỗi dậy tại Mỹ, đó là quyền lực chính trị đang bị các nhà giầu nhất đất nước, trong đó có giới ngân hàng, thâu tóm.
Bỏ phiếu cho nhà tỉ phú Donald Trump, chính là quyết định bỏ phiếu chống lại thành phần tinh hoa của đất nước vì theo cử tri, những người này ních chặt túi nhờ vào công sức của người dân. Những chính trị gia ủng hộ nhập cư, quá trình toàn cầu hóa mà không nghĩ đến công dân nước mình. Donald Trump thì ngược lại, ứng viên đảng Cộng Hòa hứa sẽ chấm dứt mọi hiện tượng này. Phe Dân Chủ tại Mỹ trước đây là những người đại diện cho người lao động và là đồng minh của các nghiệp đoàn, nhưng mọi việc đã thay đổi từ 20-30 năm nay. Vì cần tiền cho chiến dịch tranh cử nên họ trở nên gần gũi hơn với… những người có tiền.
Theo giáo sư kinh tế người Mỹ, tầng lớp trung lưu Mỹ là những người bị đe dọa nhất. Trước hết, lương của họ bị giảm đi trong thời gian gần đây. Tiếp theo, khác với những người làm công việc tay chân, như phục vụ nhà hàng, khó lòng thay thế được, thì công việc của những người thuộc tầng lớp trung lưu có thể thay thế được với quá trình toàn cầu hóa.
« Tôi làm việc nhiều hơn, nhưng kiếm ít tiền hơn »
Trong số những người dân cho rằng nước Mỹ đi xuống, 70% sẽ bỏ phiếu cho Donald Trump. Trả lời phóng viên của L’Obs, một số người thuộc tầng lớp trung lưu Mỹ giải thích tại sao thay đổi quyết định bỏ phiếu. Kelly và Bill Rigoni làm chủ một cửa hàng lưu niệm tại Port Clinton đã bỏ phiếu cho Barack Obama vào năm 2008, nhưng lần này họ quyết định bầu cho Donald Trump, vì « từng tin là Obama sẽ phục hồi được nền kinh tế, nhưng ông ấy đã không làm được ».
Mark Kelly, phó giám đốc một nhà máy sản xuất pin, cũng ủng hộ Donald Trump, cho rằng : « Con người sống trong bầu không khí sợ hãi - sợ mất việc, sợ người nhập cư, sợ những người khác… ». Trong khi đó, gia đình nhà Barton-Kashmir, nhận định : « Cả hai đảng vẫn lúng túng với những người thuộc tầng lớp trung lưu ». Tuy nhiên, họ vẫn giữ một chút hy vọng mong manh vào Giấc mơ Mỹ.
RFI