Nhân Vật
Mỹ công bố những bức thư mật của Osama bin Laden
Chính phủ Mỹ vừa công bố hàng chục tài liệu mà họ nói là thu được trong cuộc đột kích khu nhà của trùm khủng bố al-Qaida, Osama bin Laden, ở Pakistan hồi năm 2011.
Văn phòng của Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI) cho hay những tài liệu được công bố sau khi đã được các cơ quan chính phủ thẩm xét kỹ lưỡng, theo quy định của một đạo luật thông qua vào năm ngoái. Một phát ngôn viên cho biết quyết định công bố những tài liệu này đúng với lời kêu gọi của Tổng thống về việc tăng cường tính minh bạch phù hợp với những đặc quyền an ninh quốc gia.
Các tài liệu công bố hôm thứ Tư có nhiều tài liệu đã được giải mật, thư riêng gửi tới những người trong gia đình của bin Laden, một danh sách những đầu sách bằng tiếng Anh được tìm thấy trong khu nhà của trùm khủng bố, những nghiên cứu của những viện nghiên cứu chính sách, phần mềm, cùng những tài liệu hướng dẫn kỹ thuật do những nhóm chủ chiến khác ấn hành.
Những năm cuối đời của bin Laden được cho là bị ám ảnh với nỗi sợ về công nghệ tiên tiến được sử dụng để săn lùng ông ta. Với gia đình của mình, ông đã đưa ra những chỉ dẫn cặn kẽ làm thế nào để tránh bị những đặc vụ của Mỹ lần theo tới chỗ ông ta.
Bin Laden được cho là đã khuyến cáo một trong những người vợ của ông ta phải cực kỳ thận trọng khi du hành từ Iran, vì "một số con chip gần đây đã được chế tạo để nghe trộm, nhỏ tới mức có thể giấu dễ dàng bên trong một ống tiêm." Tin tức cho hay bản dịch bức thư hồi tháng 9 năm 2010 của ông ta được CIA dịch lại.
Bin Laden đã bảo vợ "để lại tất cả mọi thứ" phía sau, bởi vì, "do người Iran không đáng tin cậy, họ có thể để gắn một con chip vào một số đồ đạc mà bà có thể mang theo."
Bức thư này nằm trong những tài liệu tình báo mà biệt kích Mỹ thu giữ
được khi đột kích khu nhà của bin Laden và bắn chết ông ta ở
Abbottabad, một thành phố gần một căn cứ quân sự của Pakistan, vào ngày 2
tháng 5 năm 2011.
Trong những bức thư khác, bin Laden phải cố sức giải thích cho cấp dưới
của ông ta hiểu vì sao an ninh lại là vấn đề tối quan trọng, ngay cả khi
điều này khiến hoạt động thánh chiến toàn cầu trở nên khó khăn hơn
nhiều.
"Về việc sử dụng Internet, trao đổi liên lạc chung chung thì được, nhưng sự bí mật của phong trào thánh chiến không cho phép sử dụng Internet, và người đưa tin là cách duy nhất," ông ta viết.
Atiyah Abd al Rahman, một chỉ huy al-Qaida được biết với cái tên Mahmud, người được cho là cánh tay mặt của bin Laden, tỏ ra ngần ngại về lối làm việc này.
"Vấn đề rất phức tạp. Làm thế nào chúng ta có thể liên lạc với các anh em ở Algeria, Iraq, Yemen và Somalia?" Rahman đặt câu hỏi trong một lá thư mà đã không thành công khi hối thúc bin Laden cho phép liên lạc trên mạng. "Đôi khi không còn phương tiện nào khác [ngoại trừ email hay Internet ], sau khi đã thực hiện những biện pháp đề phòng."
Dưới quyền bin Laden, mạng lưới khủng bố al-Qaida đã thực hiện nhiều
cuộc tấn công trên toàn thế giới, đáng chú ý nhất là âm mưu lao những
máy bay bị cướp vào thành phố New York và Washington – những vụ tấn công
ngày 11 tháng 9 năm 2001 – khiến khoảng 3.000 người thiệt mạng. Đáp
lại, Mỹ đã đưa binh sĩ sang Afghanistan và lật đổ Taliban lúc bấy giờ
đang kiểm soát phần lớn nước này, khởi sự cuộc chiến ở Afghanistan còn
tiếp diễn tới tận ngày nay.
Mỹ và các nước đồng minh cũng lập một liên minh xâm chiếm Iraq vào năm 2003 và truất phế nhà độc tài Saddam Hussein.
Trong một thông cáo, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, dân biểu Devin Nunes, nói: "Đây là lợi ích của công chúng Mỹ để cho người dân, giới học thuật, báo chí, và sử gia có cơ hội đọc và tìm hiểu các tài liệu của bin Laden".
Dân biểu Nunes cho rằng ngành tình báo Hoa Kỳ hôm nay đã tiến đúng hướng khi công bố 86 báo cáo mới. Ông Nunes nói thêm rằng tổng số báo cáo đã tiết lộ về cuộc tấn công hạ sát bin Laden hiện là 120, và nhấn mạnh "Tôi trông chờ kết cục các nỗ lực hiện nay trong việc tiết lộ hàng trăm báo cáo về Abbottabad còn lại, đáp ứng yêu cầu của Quốc hội".
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Mỹ công bố những bức thư mật của Osama bin Laden
Chính phủ Mỹ vừa công bố hàng chục tài liệu mà họ nói là thu được trong cuộc đột kích khu nhà của trùm khủng bố al-Qaida, Osama bin Laden, ở Pakistan hồi năm 2011.
Văn phòng của Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI) cho hay những tài liệu được công bố sau khi đã được các cơ quan chính phủ thẩm xét kỹ lưỡng, theo quy định của một đạo luật thông qua vào năm ngoái. Một phát ngôn viên cho biết quyết định công bố những tài liệu này đúng với lời kêu gọi của Tổng thống về việc tăng cường tính minh bạch phù hợp với những đặc quyền an ninh quốc gia.
Các tài liệu công bố hôm thứ Tư có nhiều tài liệu đã được giải mật, thư riêng gửi tới những người trong gia đình của bin Laden, một danh sách những đầu sách bằng tiếng Anh được tìm thấy trong khu nhà của trùm khủng bố, những nghiên cứu của những viện nghiên cứu chính sách, phần mềm, cùng những tài liệu hướng dẫn kỹ thuật do những nhóm chủ chiến khác ấn hành.
Những năm cuối đời của bin Laden được cho là bị ám ảnh với nỗi sợ về công nghệ tiên tiến được sử dụng để săn lùng ông ta. Với gia đình của mình, ông đã đưa ra những chỉ dẫn cặn kẽ làm thế nào để tránh bị những đặc vụ của Mỹ lần theo tới chỗ ông ta.
Bin Laden được cho là đã khuyến cáo một trong những người vợ của ông ta phải cực kỳ thận trọng khi du hành từ Iran, vì "một số con chip gần đây đã được chế tạo để nghe trộm, nhỏ tới mức có thể giấu dễ dàng bên trong một ống tiêm." Tin tức cho hay bản dịch bức thư hồi tháng 9 năm 2010 của ông ta được CIA dịch lại.
Bin Laden đã bảo vợ "để lại tất cả mọi thứ" phía sau, bởi vì, "do người Iran không đáng tin cậy, họ có thể để gắn một con chip vào một số đồ đạc mà bà có thể mang theo."
Bức thư này nằm trong những tài liệu tình báo mà biệt kích Mỹ thu giữ
được khi đột kích khu nhà của bin Laden và bắn chết ông ta ở
Abbottabad, một thành phố gần một căn cứ quân sự của Pakistan, vào ngày 2
tháng 5 năm 2011.
Trong những bức thư khác, bin Laden phải cố sức giải thích cho cấp dưới
của ông ta hiểu vì sao an ninh lại là vấn đề tối quan trọng, ngay cả khi
điều này khiến hoạt động thánh chiến toàn cầu trở nên khó khăn hơn
nhiều.
"Về việc sử dụng Internet, trao đổi liên lạc chung chung thì được, nhưng sự bí mật của phong trào thánh chiến không cho phép sử dụng Internet, và người đưa tin là cách duy nhất," ông ta viết.
Atiyah Abd al Rahman, một chỉ huy al-Qaida được biết với cái tên Mahmud, người được cho là cánh tay mặt của bin Laden, tỏ ra ngần ngại về lối làm việc này.
"Vấn đề rất phức tạp. Làm thế nào chúng ta có thể liên lạc với các anh em ở Algeria, Iraq, Yemen và Somalia?" Rahman đặt câu hỏi trong một lá thư mà đã không thành công khi hối thúc bin Laden cho phép liên lạc trên mạng. "Đôi khi không còn phương tiện nào khác [ngoại trừ email hay Internet ], sau khi đã thực hiện những biện pháp đề phòng."
Dưới quyền bin Laden, mạng lưới khủng bố al-Qaida đã thực hiện nhiều
cuộc tấn công trên toàn thế giới, đáng chú ý nhất là âm mưu lao những
máy bay bị cướp vào thành phố New York và Washington – những vụ tấn công
ngày 11 tháng 9 năm 2001 – khiến khoảng 3.000 người thiệt mạng. Đáp
lại, Mỹ đã đưa binh sĩ sang Afghanistan và lật đổ Taliban lúc bấy giờ
đang kiểm soát phần lớn nước này, khởi sự cuộc chiến ở Afghanistan còn
tiếp diễn tới tận ngày nay.
Mỹ và các nước đồng minh cũng lập một liên minh xâm chiếm Iraq vào năm 2003 và truất phế nhà độc tài Saddam Hussein.
Trong một thông cáo, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, dân biểu Devin Nunes, nói: "Đây là lợi ích của công chúng Mỹ để cho người dân, giới học thuật, báo chí, và sử gia có cơ hội đọc và tìm hiểu các tài liệu của bin Laden".
Dân biểu Nunes cho rằng ngành tình báo Hoa Kỳ hôm nay đã tiến đúng hướng khi công bố 86 báo cáo mới. Ông Nunes nói thêm rằng tổng số báo cáo đã tiết lộ về cuộc tấn công hạ sát bin Laden hiện là 120, và nhấn mạnh "Tôi trông chờ kết cục các nỗ lực hiện nay trong việc tiết lộ hàng trăm báo cáo về Abbottabad còn lại, đáp ứng yêu cầu của Quốc hội".