Kinh Khổ
Mỹ: thắng lợi của đảng Cộng hòa và triển vọng TPP
Thắng lợi của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ tại Mỹ hôm 5-11 làm dấy lên niềm hy vọng cuộc đàm phán dai dẳng về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ sớm được kết thúc.
Cho đến nay, trở ngại chính trong việc tiến tới hiệp định TPP là bất đồng quan điểm giữa Mỹ và Nhật Bản – hai nền kinh tế lớn nhất trong 12 nước tham gia đàm phán - chung quanh quyền tiếp cận thị trường đối với các mặt hàng nông sản và xe hơi. Từ khi Nhật tham gia đàm phán năm 2013, hai nước đã có nhiều cuộc thảo luận song phương để thu hẹp cách biệt nhưng chưa có kết quả. Mỹ luôn thúc giục Nhật mở cửa thị trường cho nông sản nhập khẩu trong khi Tokyo kiên quyết giữ nguyên lãi suất cao cho một số nông sản nhập khẩu, chẳng hạn như thịt bò Mỹ. Nhật cũng chưa chịu gỡ bỏ những rào cản phi thuế đối với mặt hàng xe hơi nhập khẩu.
![]() |
Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman (giữa) làm việc tại Việt Nam trong khuôn khổ đàm phán TPP. Ảnh TL SGT |
Cho đến nay, trở ngại chính trong việc tiến tới hiệp định TPP là bất đồng quan điểm giữa Mỹ và Nhật Bản – hai nền kinh tế lớn nhất trong 12 nước tham gia đàm phán - chung quanh quyền tiếp cận thị trường đối với các mặt hàng nông sản và xe hơi. Từ khi Nhật tham gia đàm phán năm 2013, hai nước đã có nhiều cuộc thảo luận song phương để thu hẹp cách biệt nhưng chưa có kết quả. Mỹ luôn thúc giục Nhật mở cửa thị trường cho nông sản nhập khẩu trong khi Tokyo kiên quyết giữ nguyên lãi suất cao cho một số nông sản nhập khẩu, chẳng hạn như thịt bò Mỹ. Nhật cũng chưa chịu gỡ bỏ những rào cản phi thuế đối với mặt hàng xe hơi nhập khẩu.
Ngoài ra, các nước đàm phán TPP chưa muốn nhượng bộ nhiều hơn các yêu
cầu của Mỹ vì theo giới phân tích, “tư thế” đàm phán của chính phủ Mỹ
cho đến nay vẫn chưa thực sự vững chắc, do chính quyền của Tổng thống
Barack Obama chưa được Quốc hội Mỹ cấp cho “quyền đàm phán nhanh”
(fast-track authority), còn gọi là “quyền xúc tiến thương mại” (TPA
–trade promotion authority).
Có quyền này, chính phủ Mỹ mới được phép đàm phán chi tiết và ký kết các
hiệp định tự do thương mại với các nước đối tác, khi Quốc hội Mỹ xem
xét các hiệp định để phê chuẩn thì Quốc hội chỉ có quyền “gật” (for)
hoặc “lắc” (against) mà không được sửa đổi các điều khoản đã ký kết với
các đối tác.
Các nước đàm phán TPP, đặc biệt là Nhật, vẫn lo ngại rằng, những thỏa
thuận song phương mà họ đạt được với chính quyền Mỹ hiện thời, khi không
có TPA, có thể bị Quốc hội Mỹ bác bỏ sau này; và đó là lý do khiến các
nước TPP chưa muốn đưa ra những nhượng bộ có tính quyết định. Và điều đó
cũng có nghĩa là cuộc đàm phán TPP, kéo dài đã 4 năm nay, chưa thể kết
thúc vào ngày 8-11-2014 như dự kiến.
*
Điều trái khoáy là thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 5-11 của đảng
Cộng hòa tại Mỹ, dẫn tới việc đảng này lần đầu tiên trong 8 năm qua
giành được quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội, có thể giúp Tổng thống
Obama sớm có được quyền xúc tiến thương mại TPA, từ đó đẩy nhanh việc
kết thúc đàm phán Hiệp định TPP – hòn đá tảng trong chính sách “tái cân
bằng" của Mỹ hướng về châu Á-Thái Bình Dương.
Tại sao lại như vậy? Đảng Cộng hòa vẫn có truyền thống ủng hộ tự do hóa
thương mại và có ý hướng muốn thông qua một đạo luật trao cho Tổng thống
Obama quyền đàm phán nhanh các hiệp định TPP, TTIP trong khi đảng Dân
chủ vẫn thận trọng và lo ngại rằng tự do thương mại có thể gây phương
hại cho thị trường việc làm ở trong nước.
Thượng nghị sĩ Harry Reid - đảng Dân chủ, hiện lãnh đạo phe đa số trong
Thượng viện và sắp phải bàn giao vị trí này cho Thượng nghị sĩ Mitch
McConnell, đảng Cộng hòa - từng tuyên bố hồi đầu năm nay rằng ông sẽ
“treo” cuộc thảo luận về quyền đàm phán nhanh cho đến sau cuộc bầu cử
giữa kỳ.
Các nghiệp đoàn và tổ chức bảo vệ môi trường ủng hộ đảng Dân chủ cũng
luôn phản đối việc trao quyền đàm phán nhanh cho Tổng thống vì lo ngại
rằng quan điểm của họ sẽ không được thể hiện trong các điều khoản của
hiệp định.
Vẫn chưa rõ liệu một khi Tổng thống Obama được cấp quyền đàm phán nhanh
thì Hiệp định TPP có thể kết thúc sớm hay không song giới phân tích hy
vọng rằng, sự thay đổi mới trong cơ cấu quyền lực của Mỹ sẽ giúp cho TPP
về đích trong năm tới, có thể Quốc hội Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ
phê chuẩn hiệp định ngay trong mùa xuân năm 2015. “Nói chung, đảng Cộng
hòa ủng hộ rộng rãi tự do thương mại, ủng hộ TPP và thắng lợi của họ
làm gia tăng kỳ vọng rằng TPP sẽ được phê chuẩn trong năm nay hoặc đầu
năm tới”, Niels Marquardt, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ
(AmCham) nhận định.
Huỳnh Hoa
(Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Mỹ: thắng lợi của đảng Cộng hòa và triển vọng TPP
Thắng lợi của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ tại Mỹ hôm 5-11 làm dấy lên niềm hy vọng cuộc đàm phán dai dẳng về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ sớm được kết thúc.
![]() |
Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman (giữa) làm việc tại Việt Nam trong khuôn khổ đàm phán TPP. Ảnh TL SGT |
Cho đến nay, trở ngại chính trong việc tiến tới hiệp định TPP là bất đồng quan điểm giữa Mỹ và Nhật Bản – hai nền kinh tế lớn nhất trong 12 nước tham gia đàm phán - chung quanh quyền tiếp cận thị trường đối với các mặt hàng nông sản và xe hơi. Từ khi Nhật tham gia đàm phán năm 2013, hai nước đã có nhiều cuộc thảo luận song phương để thu hẹp cách biệt nhưng chưa có kết quả. Mỹ luôn thúc giục Nhật mở cửa thị trường cho nông sản nhập khẩu trong khi Tokyo kiên quyết giữ nguyên lãi suất cao cho một số nông sản nhập khẩu, chẳng hạn như thịt bò Mỹ. Nhật cũng chưa chịu gỡ bỏ những rào cản phi thuế đối với mặt hàng xe hơi nhập khẩu.
Ngoài ra, các nước đàm phán TPP chưa muốn nhượng bộ nhiều hơn các yêu
cầu của Mỹ vì theo giới phân tích, “tư thế” đàm phán của chính phủ Mỹ
cho đến nay vẫn chưa thực sự vững chắc, do chính quyền của Tổng thống
Barack Obama chưa được Quốc hội Mỹ cấp cho “quyền đàm phán nhanh”
(fast-track authority), còn gọi là “quyền xúc tiến thương mại” (TPA
–trade promotion authority).
Có quyền này, chính phủ Mỹ mới được phép đàm phán chi tiết và ký kết các
hiệp định tự do thương mại với các nước đối tác, khi Quốc hội Mỹ xem
xét các hiệp định để phê chuẩn thì Quốc hội chỉ có quyền “gật” (for)
hoặc “lắc” (against) mà không được sửa đổi các điều khoản đã ký kết với
các đối tác.
Các nước đàm phán TPP, đặc biệt là Nhật, vẫn lo ngại rằng, những thỏa
thuận song phương mà họ đạt được với chính quyền Mỹ hiện thời, khi không
có TPA, có thể bị Quốc hội Mỹ bác bỏ sau này; và đó là lý do khiến các
nước TPP chưa muốn đưa ra những nhượng bộ có tính quyết định. Và điều đó
cũng có nghĩa là cuộc đàm phán TPP, kéo dài đã 4 năm nay, chưa thể kết
thúc vào ngày 8-11-2014 như dự kiến.
*
Điều trái khoáy là thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 5-11 của đảng
Cộng hòa tại Mỹ, dẫn tới việc đảng này lần đầu tiên trong 8 năm qua
giành được quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội, có thể giúp Tổng thống
Obama sớm có được quyền xúc tiến thương mại TPA, từ đó đẩy nhanh việc
kết thúc đàm phán Hiệp định TPP – hòn đá tảng trong chính sách “tái cân
bằng" của Mỹ hướng về châu Á-Thái Bình Dương.
Tại sao lại như vậy? Đảng Cộng hòa vẫn có truyền thống ủng hộ tự do hóa
thương mại và có ý hướng muốn thông qua một đạo luật trao cho Tổng thống
Obama quyền đàm phán nhanh các hiệp định TPP, TTIP trong khi đảng Dân
chủ vẫn thận trọng và lo ngại rằng tự do thương mại có thể gây phương
hại cho thị trường việc làm ở trong nước.
Thượng nghị sĩ Harry Reid - đảng Dân chủ, hiện lãnh đạo phe đa số trong
Thượng viện và sắp phải bàn giao vị trí này cho Thượng nghị sĩ Mitch
McConnell, đảng Cộng hòa - từng tuyên bố hồi đầu năm nay rằng ông sẽ
“treo” cuộc thảo luận về quyền đàm phán nhanh cho đến sau cuộc bầu cử
giữa kỳ.
Các nghiệp đoàn và tổ chức bảo vệ môi trường ủng hộ đảng Dân chủ cũng
luôn phản đối việc trao quyền đàm phán nhanh cho Tổng thống vì lo ngại
rằng quan điểm của họ sẽ không được thể hiện trong các điều khoản của
hiệp định.
Vẫn chưa rõ liệu một khi Tổng thống Obama được cấp quyền đàm phán nhanh
thì Hiệp định TPP có thể kết thúc sớm hay không song giới phân tích hy
vọng rằng, sự thay đổi mới trong cơ cấu quyền lực của Mỹ sẽ giúp cho TPP
về đích trong năm tới, có thể Quốc hội Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ
phê chuẩn hiệp định ngay trong mùa xuân năm 2015. “Nói chung, đảng Cộng
hòa ủng hộ rộng rãi tự do thương mại, ủng hộ TPP và thắng lợi của họ
làm gia tăng kỳ vọng rằng TPP sẽ được phê chuẩn trong năm nay hoặc đầu
năm tới”, Niels Marquardt, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ
(AmCham) nhận định.
Huỳnh Hoa
(Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)