Hình Ảnh & Sự Kiện
Mỹ tự đánh bom căn cứ và sân bay, phá hủy thiết bị khi rời Syria
Trước khi rút quân đến Iraq, Mỹ đã cho ném bom căn cứ và sân bay gần thị trấn Tal Tamr, cũng như phá hủy thiết bị ở một căn cứ khác ở miền Bắc Syria.
Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được
một thỏa thuận ngừng bắn trong 5 ngày, được công bố hôm 17/10, để người
Kurd rời khỏi vùng đất rộng 120 km ở phía bắc Syria, dọc theo biên giới
Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đe dọa sẽ tái tấn công nếu các binh
sĩ người Kurd không rút đi. Ảnh: AFP.
Trước khi rút quân đến Iraq, Mỹ đã cho ném bom căn cứ và sân bay gần thị trấn Tal Tamr, cũng như phá hủy thiết bị ở một căn cứ khác ở miền Bắc Syria.
Lực lượng Mỹ đã bắt đầu rút quân khỏi căn cứ lớn nhất của họ ở miền Bắc Syria hôm 20/10 say khi lãnh đạo Lầu Năm Góc cho biết gần 1.000 binh sĩ sẽ được tái bố trí để "giúp bảo vệ Iraq" trước sự "trỗi dậy trở lại" của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Ảnh: AFP. |
Đợt di chuyển đầu tiên khỏi căn cứ Sarrin bao gồm hơn 70 xe thiết giáp, với sự hộ tống của các máy bay trực thăng. "Kế hoạch chiến đấu hiện tại là tái bố trí những lực lượng này đến miền Tây Iraq", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết hôm 19/10. Ảnh: AFP. |
Trước khi rút đi, Mỹ đã cho ném bom căn cứ và sân bay ở gần thị trấn Tal Tamr (Tell Tamer), cũng như phá hủy thiết bị ở một căn cứ khác, theo RT. Ảnh: AFP. |
RT cho hay Mỹ đã phá hủy một sân bay quân sự ở tỉnh Hasaka, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Sân bay này có khả năng tiếp nhận máy bay vận tải quân sự cỡ lớn cũng như máy bay trực thăng. Ảnh: RT. |
Lính Mỹ cũng được cho là đã phá hủy một radar trên núi Abdulaziz cũng như một số thiết bị ở Hasaka, trước khi di chuyển đến Iraq. Trong ảnh là căn cứ của Mỹ ở thị trấn Tel Arqam thuộc tỉnh Hasaka sau khi binh sĩ rút đi hôm 7/10. Ảnh: AFP. |
Một hệ thống server và ổ cứng bị phá hủy tại căn cứ của quân đội Mỹ gần thành phố Manbij. RT nói tại đây, lính Mỹ đã phá hủy mọi thứ mà họ không thể mang theo. Ảnh: RT. |
Một lá cờ "Come and Take It" bị bỏ lại tại căn cứ ở gần Manbij. Lá cờ này là biểu tượng của Cách mạng Texas 1835-1836, dẫn đến việc vùng đất này tách khỏi Mexico và trở thành một bang của Mỹ. Ảnh: RT. |
Trước đó, truyền thông Nga đăng tải hình ảnh cho thấy dường như lính Mỹ đã rút đi vội vàng khỏi một căn cứ khác gần Manbij, để lại mọi thứ gần như nguyên vẹn. Trong ảnh là một quyển Kinh Thánh, phiên bản "military challenge" (thử thách quân đội), tại căn cứ của lính Mỹ. Ảnh: RT. |
Xe quân đội Mỹ di chuyển qua thị trấn Tal Tamr hôm 20/10. Việc chuyển quân đến Iraq diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tháng tuyên bố ông sẽ "đưa binh lính về nhà", mở đường cho một cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào phía bắc và đông bắc Syria. Ảnh: AFP. |
Việc quân đội Mỹ rút đi được xem là hành động phản bội đồng minh người Kurd - lực lượng đã chiến đấu cùng Mỹ chống IS nhưng bị Thổ Nhĩ Kỳ lâu nay xem là khủng bố đe dọa an ninh quốc gia. Ảnh: AFP. |
Người Kurd hiện vẫn kiểm soát khu vực này, nhưng đã đàm phán để quân đội chính phủ Syria tiếp cận một số địa bàn để chống lại cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong ảnh, nhiều người Kurd đã xuống đường, lặng lẽ nhìn xe và binh lính Mỹ rời đi hôm 20/10. Ảnh: ABC. |
Việc chuyển quân dự kiến mất vài tháng mới có thể hoàn thành, theo Bộ trưởng Esper. Ảnh: AFP. |
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Mỹ tự đánh bom căn cứ và sân bay, phá hủy thiết bị khi rời Syria
Trước khi rút quân đến Iraq, Mỹ đã cho ném bom căn cứ và sân bay gần thị trấn Tal Tamr, cũng như phá hủy thiết bị ở một căn cứ khác ở miền Bắc Syria.
Trước khi rút quân đến Iraq, Mỹ đã cho ném bom căn cứ và sân bay gần thị trấn Tal Tamr, cũng như phá hủy thiết bị ở một căn cứ khác ở miền Bắc Syria.
Lực lượng Mỹ đã bắt đầu rút quân khỏi căn cứ lớn nhất của họ ở miền Bắc Syria hôm 20/10 say khi lãnh đạo Lầu Năm Góc cho biết gần 1.000 binh sĩ sẽ được tái bố trí để "giúp bảo vệ Iraq" trước sự "trỗi dậy trở lại" của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Ảnh: AFP. |
Đợt di chuyển đầu tiên khỏi căn cứ Sarrin bao gồm hơn 70 xe thiết giáp, với sự hộ tống của các máy bay trực thăng. "Kế hoạch chiến đấu hiện tại là tái bố trí những lực lượng này đến miền Tây Iraq", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết hôm 19/10. Ảnh: AFP. |
Trước khi rút đi, Mỹ đã cho ném bom căn cứ và sân bay ở gần thị trấn Tal Tamr (Tell Tamer), cũng như phá hủy thiết bị ở một căn cứ khác, theo RT. Ảnh: AFP. |
RT cho hay Mỹ đã phá hủy một sân bay quân sự ở tỉnh Hasaka, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Sân bay này có khả năng tiếp nhận máy bay vận tải quân sự cỡ lớn cũng như máy bay trực thăng. Ảnh: RT. |
Lính Mỹ cũng được cho là đã phá hủy một radar trên núi Abdulaziz cũng như một số thiết bị ở Hasaka, trước khi di chuyển đến Iraq. Trong ảnh là căn cứ của Mỹ ở thị trấn Tel Arqam thuộc tỉnh Hasaka sau khi binh sĩ rút đi hôm 7/10. Ảnh: AFP. |
Một hệ thống server và ổ cứng bị phá hủy tại căn cứ của quân đội Mỹ gần thành phố Manbij. RT nói tại đây, lính Mỹ đã phá hủy mọi thứ mà họ không thể mang theo. Ảnh: RT. |
Một lá cờ "Come and Take It" bị bỏ lại tại căn cứ ở gần Manbij. Lá cờ này là biểu tượng của Cách mạng Texas 1835-1836, dẫn đến việc vùng đất này tách khỏi Mexico và trở thành một bang của Mỹ. Ảnh: RT. |
Trước đó, truyền thông Nga đăng tải hình ảnh cho thấy dường như lính Mỹ đã rút đi vội vàng khỏi một căn cứ khác gần Manbij, để lại mọi thứ gần như nguyên vẹn. Trong ảnh là một quyển Kinh Thánh, phiên bản "military challenge" (thử thách quân đội), tại căn cứ của lính Mỹ. Ảnh: RT. |
Xe quân đội Mỹ di chuyển qua thị trấn Tal Tamr hôm 20/10. Việc chuyển quân đến Iraq diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tháng tuyên bố ông sẽ "đưa binh lính về nhà", mở đường cho một cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào phía bắc và đông bắc Syria. Ảnh: AFP. |
Việc quân đội Mỹ rút đi được xem là hành động phản bội đồng minh người Kurd - lực lượng đã chiến đấu cùng Mỹ chống IS nhưng bị Thổ Nhĩ Kỳ lâu nay xem là khủng bố đe dọa an ninh quốc gia. Ảnh: AFP. |
Người Kurd hiện vẫn kiểm soát khu vực này, nhưng đã đàm phán để quân đội chính phủ Syria tiếp cận một số địa bàn để chống lại cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong ảnh, nhiều người Kurd đã xuống đường, lặng lẽ nhìn xe và binh lính Mỹ rời đi hôm 20/10. Ảnh: ABC. |
Việc chuyển quân dự kiến mất vài tháng mới có thể hoàn thành, theo Bộ trưởng Esper. Ảnh: AFP. |