Truyện Ngắn & Phóng Sự

NGÀY ẤY XA RỒI

Từ Phi Đoàn 114 Nha Trang, tôi đổi ra Phi Đoàn 110 Đà Nẵng vào một ngày cuối tháng ba năm 1967. Bỡ ngỡ vào trình diện Phi Đoàn Trưởng Phan Văn Mạnh, tôi được anh ân cần tiếp đón nên nỗi buồn lạc lõng của tôi vơi đi rất nhiều.

NGÀY ẤY XA RỒI

Từ Phi Đoàn 114 Nha Trang, tôi đổi ra Phi Đoàn 110 Đà Nẵng vào một ngày cuối tháng ba năm 1967. Bỡ ngỡ vào trình diện Phi Đoàn Trưởng Phan Văn Mạnh, tôi được anh ân cần tiếp đón nên nỗi buồn lạc lõng của tôi vơi đi rất nhiều.

Đôi mắt anh Mạnh rất sáng và nụ cười rất tươi đã thu ngắn khoảng cách cho tôi gần anh hơn. Anh chỉ vẽ cho tôi lề lối làm việc của đơn vị và hỏi tôi cần gì về tinh thần, vật chất để anh giúp đỡ tôi. Dáng anh mập mạp, mạnh khỏe nhưng hơi thấp người. Khi lái xe “Jeep lùn” anh phải độn gối sau lưng mới đạp thắng được.

Nhân viên phi hành của đơn vị đa số rất trẻ. Nhiều tay “hảo hớn” phá phách đến nỗi “thầy chạy”. Họ đặt tên cho anh Mạnh là “Captain Le Fort”. Có lần họ đem tên tuổi, cấp bậc, chức vụ, đơn vị, sở thích, tâm tình của anh Mạnh để đăng báo “Tìm Bạn Bốn Phương” với lời văn rất là “cải lương”khiến chị Mạnh cằn nhằn anh “Le Fort” già mà không nên nết! Sau vỡ lẽ ra, anh chị Mạnh chỉ có nước cười trừ chứ biết tên nào đăng báo đâu mà ký cho nó vài “củ”. Đúng là phá như quỉ!

Đường lối chỉ huy của anh Mạnh rất kỷ luật, đề cao quân phong, quân kỷ. Ban “STAFF” của anh, ngoài Phi Đoàn Trưởng, Phi Đoàn Phó, Trưởng Phòng Hành Quân, Sĩ quan Huấn Luyện, Sĩ quan An Phi, Sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị, còn có nhiều sĩ quan đặc trách khác như sĩ quan Xã Hội, sĩ quan Không Báo.v.v…Riêng sĩ quan Văn Thư thì hồ sơ sắp xếp theo thứ tự hẳn hòi. Khi cần xem lại sự vụ văn thư nào anh rút ra thì ngay chóc!

Anh Mạnh đi bay hành quân thì trông “xôm tụ” lắm. Anh luôn mang “bi đong”nước, túc trực dưới cánh phi cơ. Phi Đoàn 110 mang danh hiệu là “Thiên Phong” (Sky Bee) cho nên “Ong Chúa” phải làm gương cho ong thợ chớ! Có người gièm pha anh Mạnh là “phong kiến” vì cái tên Phi Đoàn Thiên Phong ấy. Tôi nhớ có lần anh phát biểu trước anh em nhân viên phi hành của đơn vị:

 

 

 

- Tôi chỉ huy không bao giờ chèn ép anh em, nhưng tôi cũng không để anh em tự do quá trớn. Anh em cảm thấy nghẹt thở tôi sẽ buông ra. Khi tôi buông ra, thấy anh em quậy quá, tôi sẽ bóp lại. Bóp buông và buông bóp. OK!?

 

 Vài hảo hớn xì xào với nhau:

 

 

 

- Đó, đó! Thấy chưa? Bóp buông và buông bóp là “ chiến thuật bóp nhũ hoa” của “ Captain Le Fort” đấy các cụ!

 

Anh Mạnh rất yêu thích văn nghệ và thể thao. Anh tổ chức đội túc cầu cho đơn vị đi đấu giao hữu với các đội khác ở tỉnh. Tôi còn nhớ, mỗi chiếc áo của mỗi cầu thủ mang một chữ hay một số, khi xếp hàng đứng chào khán giả trước khi ra sân giao đấu, đội ngũ hợp thành hàng chữ PHI ĐOÀN 110. Trận đấu đầu tiên của đơn vị thua thanh niên Tam Kỳ với tỷ số 1-2. Vậy mà Tỉnh Trưởng Tam Kỳ cũng mời cả đội bóng ở lại một đêm ăn uống, vui chơi với ban văn nghệ Tâm Lý Chiến của tỉnh. Thỉnh thoảng anh tổ chức dạ vũ tại đơn vị, mời các “giai nhân” ngoài phố Đà Nẵng vào “nhót”. Tết nào đơn vị cũng làm bích báo hoặc đặc san Xuân. Anh mua nhạc cụ, đàn, trống về để tại phòng nghỉ của Phi Đoàn cho anh em tập dượt, giải trí và để tổ chức văn nghệ, dạ vũ cho đơn vị trong các ngày lễ.

Tôi ra Phi Đoàn 110 được mấy tháng thì được mang dây biểu chương “Quân Công Bội Tinh”. Phi Đoàn ăn tiệc mừng rất lớn có ban văn nghệ của Kim Cương ra giúp vui. Kế đến, đơn vị chiếm giải An Phi. Cái cúp luân chuyển qua các Phi Đoàn xuất sắc nay lọt vào tay “Captain Le Fort” để anh pha “cocktail” đổ vào đó cho anh em uống mừng thành quả tốt đẹp của “Con Ong” bay an toàn nhất quân chủng.

o O o

Phi Đoàn 110 có hai biệt đội chánh là Huế và Quảng Ngãi, nhằm yểm trợ hành quân cho Sư đoàn 1 và Sư đoàn 2 Bộ Binh. Ngoài ra còn có biệt đội Quảng Trị và Đông Hà. Tôi thường xin đi biệt phái Quảng Ngãi dài hạn vì vợ sắp cưới của tôi ở cái “xứ kẹo mạch nha” này. Những tay hảo hớn thường đi chung với tôi là Huỳnh Bửu Hoàng vì vợ anh ta “chánh tông” Quảng Ngãi. Kế đến là Hồ Quang Linh, anh em kết nghĩa với tôi, Cao Đình Phùng “Cầy tơ bảy món”, Tuấn “”, Thân “Khỉ”, Đỗ Cường “Tiết canh vịt” là những tay khoái “ground show”, thích “nặng phần trình diễn”.

Quán thịt cầy trước cổng chợ Hoa Lư của Sư Đoàn 2 Bộ Binh là nơi mà các hảo hớn của biệt đội Quảng Ngãi nhậu lai rai sau phi vụ hành quân. Các chàng ngồi quây quần, chén thù, chén tạc trông giống như những anh hùng, hào kiệt trích huyết ăn thề, kết nghĩa huynh đệ tại “Tam Hiền Quán”. Hôm nào ngán thịt cầy thì đổi qua món chim mía với rượu bách nhật.

Có lần tôi đang ngồi cụng ly với bằng hữu, nhai chim mía lốp rốp, chợt có một nàng đi ngang trêu chọc “khách hào hoa”:

 

 

 

- Mấy anh “en” gì đó?

 

Tôi uống đã hơi “sần sần” vội giành trả lời:

- Anh ăn chim em!

Như hiểu ý, nàng ta tủm tỉm cười hỏi tiếp:

 

 

 

- Có thơm và ngon không anh?

 

Cả bọn cười hô hố, tơi trả lời:

 

 

 

- Ngon, nhưng cĩ mùi nước mấm.

 

Có những ngày mưa dầm dề không đi bay được, chúng tôi ngồi lổm nhổm trên chiếc xe Jeep do Sư đoàn 2 Bộ Binh biệt phái, chạy xuống sông Vệ ăn mì Quảng. Thứ bảy nào cũng có mặt biệt đội L19 tại câu lạc bộ Phượng Hoàng của Sư Đoàn 2. Các chàng đến đây nhảy đầm. Hồ Quang Linh biểu diễn nhiều “figure”trong điệu “Bebop” được hoan nghênh nhiệt liệt. Thế rồi nút “Sâm banh” nổ lốp bốp trên bàn dành riêng cho Không Quân.

Chúng tôi yểm trợ cho Sư đoàn 2 Bộ Binh đạt nhiều thành tích vẻ vang. Đáng kể nhất là cuộc hành quân “Liên Kết 116”, tôi và bè bạn được gắn huy chương ở Quân Đoàn I.

Tết Mậu Thân đúng đêm mồng một, anh em biệt đội đến dự tiệc nhà vợ tôi. Chúng tôi đang vui chơi thì sĩ quan Hành Quân của Sư Đoàn 1 gọi vào trại gấp vì có tin Việt Cộng sẽ tấn công Quảng Ngãi lúc nữa đêm. Anh em biệt đội vào trại Hoa Lư ngủ. Tôi không đi, ngủ tại nhà. Có ngờ đâu tuyến xuất phát của Việt Cộng ở sau cánh đồng cách nhà tôi 200 thước. Nửa đêm, sau tiếng nổ long trời lỡ đất, Việt Cộng tấn công ồ ạt vào thành phố. Tôi trốn dưới hào nước cạnh bờ tre sau nhà trong lúc trận đánh đang diễn ra ác liệt. Đến tờ mờ sáng ngày mồng 2 Tết, tôi nhìn ra đồng, thấy Việt Cộng tải thương rầm rộ mới biết chúng bị tổn thất nặng nề vì chiều hôm trước, lực lượng ta đã đổi vũ khí mới AR15, cái thứ súng bắn trúng người thì “bác sĩ chê”! Vậy mà khoảng 9 giờ sáng, chúng còn tấn công đợt hai, lại bị đẩy lui. Xóm nhà của cha mẹ vợ tôi bị trúng pháo cháy lan. Tôi và cha vợ tôi bị thương vì mảnh pháo còn phải ẩn trốn sau vườn. Đến sáng ngày mồng 4 Tết, Cao Đình Phùng và Hồ Quang Linh ngồi trên xe cứu thương của Sư Đoàn 2 Bộ Binh chạy vào, chở tôi và cha vợ tôi đến nhà thương Quảng Ngãi băng bó vết thương.

Đã 27 năm rồi mà miếng pháo vẫn còn nằm trong thân thể tôi, bên trái xương sống. Đó là một kỷ niệm với “Chiến Thương Bội Tinh” tôi không bao giờ quên được.

Trong các hảo hớn của biệt đội Quảng Ngãi có Nguyễn Văn Tuy, tục danh là “ Tuy còi” đã “ mần thịt” hơn 200 Việt Cộng.

Một hôm, sau Tết Mậu Thân, “ Tuy còi” đang hớt tóc bỗng được lệnh đi hành quân. Cái đầu của nó mới hớt được mấy đường “tông đơ” trông rất buồn cười nhưng nó cũng hối hả chạy ra phi trường cất cánh. Khi đến vùng hành quân dưới chân núi Kỳ Lân, “Tuy còi” khám phá Việt Cộng di chuyển. Nó gọi khu trục lên kịp thời oanh kích tan tành lực lượng địch. Quân bạn tiến chiếm mục tiêu, “hốt” súng AK và nhiều vũ khí khác. Sau khi đếm xác, quân bạn cho biết có hơn 200 tên chầu Diêm Vương. Tuy “còi” được thăng cấp Trung Úy đặc cách.

Anh chàng này trông như “vịt đẹt”. Lúc vào khám sức khỏe gia nhập Không Quân, nó phải ăn hết 2 đòn bánh tét và uống hơn 1 lít nước mới cân đủ 50 kí. Vậy mà Tuy “còi” bay rất giỏi và rất khỏe. Nó luôn túc trực tại phòng nghỉ của Phi Đoàn để chờ được gọi những phi vụ “Scramble”. Phải nói là Tuy “còi” rất “ghiền” bay. Trong phi vụ Tâm Lý Chiến, phóng thanh và rải truyền đơn kêu gọi cán binh Cộng Sản ra hồi chánh. Tuy “còi” bay đảo trên vùng núi phía Tây Bắc Tam Kỳ với cao độ 700 bộ. Phi cơ của nó bị hỏa lực địch bắn. Tuy “còi” bị trúng đạn xuyên thủng chân phải vẫn bình tĩnh về đáp an toàn tại Tam Kỳ. Sau khi lành vết thương, nó được chuyển sang phục vụ bên phòng An ninh của Không Đoàn 41 Đà Nẵng. Chân nó đi hơi “cà thọt”.

Lúc còn ở Phi Đoàn 110, tôi và Tuy “còi” đi khám sức khỏe định kỳ cùng ngày. Do đó, năm nào tôi và nó cũng về Sài Gòn trình diện Trung Tâm Giám Định Y Khoa. Sau khi khám sức khỏe xong, tôi và bằng hữu của Tuy “còi” ở Sài Gòn kéo nhau ra chợ Trương Minh Giảng ăn nghêu, ăn cua biển, uống bia rồi sáng hôm sau trở về đơn vị tiếp tục “cày bừa”.

o O o

Biệt đội Huế được đặt tại phi trường Thành Nội – Tây Lộc để yểm trợ hành quân cho Sư đoàn 1 Bộ Binh với 3 L-19. Những ngày đầu tiên ra Huế, tôi bay phi vụ COB (Combat Observation)cho lực lượng Dù ở phía Tây Huế nằm trong dãy Trường Sơn. Có khi ra Đông Bắc Huế dọc theo Phá Tam Giang hoặc tận Gio Linh, Bến Hải gần hàng rào điện tử McNamara.

Những đêm hè nóng nực, biệt đội chúng tôi thường ra sông Hương mướn đò, chèo chống ra khỏi cầu Trường Tiền rồi cắm sào dưới ánh trăng sáng vằng vặc. Các cao thủ “binh xập xám” như “Nhơn nước” và Đàm cùng với bằng hữu Bộ Binh thì sát phạt nhau trên một chiếc đò. Còn băng nhậu nhẹt như tôi, Dương Như Chót, Hồ Quang Bá, Hồ Quang Linh, Tuấn “cò”ø, Thân “khỉ” thì ngồi xúm xít trên một chiếc đò khác kề cận “sòng bạc nổi”. Các cô gái Huế bơi xuồng nhỏ đi bán bia, trứng vịt lộn, cập vào đò để phục vụ. Các cô “trúng mánh” nên chỉ bán cho chúng tôi đến khuya là hết hàng. Sau khi các cô từ giã, bơi xuồng đi nơi khác, chúng tôi nhảy xuống sông Hương tắm mát rồi lên đò ngủ một giấc ngon lành. Khi gà eo óc gáy bên chợ Đông Ba, chúng tôi thức dậy, đến cà phê Lạc Sơn điểm tâm rồi vào phi trường nhận phi vụ.

Có một chuyện kỳ lạ về định số đã khiến bốn bạn thân của tôi đã gãy cánh nửa chừng xuân khi họ cùng hứa hẹn chuyện tơ duyên với bốn chị em ở tiệm H.L, cạnh bến đò Gia Hội. Người đầu tiên xa lìa Tổ Quốc Không Gian là Hồ Quang Linh bị rớt ở phía Tây Huế khi gia đình nó ở Vĩnh Long sắp ra đất Thần kinh hỏi vợ cho nó. Người thứ hai là Thân “khỉ”, cũng sắp đi hỏi nàng T.T, bỗng dưng trong chuyến bay từ Huế về Đà Nẵng vì trời mù, phi cơ nó đụng đèo Hải Vân bốc cháy. Người thứ ba là Tuấn “cò” bị mất tích trên đường bay vào biệt phái cho Quảng Ngãi. Người thứ tư là Hoàng Văn Thi, cũng sắp đi hỏi cô em út của tiệm H.L, thì bị mất tích trong một phi vụ ở phía Bắc Quảng Trị. Chao ôi! Bốn cái “O” này chắc có số sát phu, báo hại bốn nghĩa đệ của tôi chưa “mần ăn” được gì mà đã về miền miên viễn.

Còn tôi và Dương Như Chót hay tháp tùng bốn ông “rể hụt” của tiệm H.L, mỗi chiều đến thăm các nàng. Vậy mà trong một phi vụ yểm trợ hành quân ở Bến Hải, máy bị rung mạnh, chúng tôi về đáp khẩn cấp, khi sắp chạm bánh đã bị một phi cơ L19 của USAF từ phía sau lao tới, húc nàng “Lan 19” của chúng tôi đập đầu xuống phi đạo, bật ngửa, đứt làm hai đoạn. Chót bị lột da trán. Tôi bị kiếng cắt đứt nhiều vết ở hai bàn tay. Cũng may là phi cơ không bị bốc cháy. Nếu phi cơ bị bốc cháy, chắc tôi và Chót không sống được. Chiếc L19 của USAF cũng bị gãy giò, gãy cánh. Pilot bị bất tỉnh! Nhìn chiếc phi cơ bị bể nát đầu máy, đứt hai đoạn, ai cũng nghĩ là chúng tôi may mắn. Có người “tiếu lâm” gán cho tôi và Chót danh hiệu “Hai thằng trời đánh không chết!”

Tai nạn khủng khiếp sau tôi và Chót là vụ Ngô Trọng Khải biểu diễn cất cánh bay lên rồi tắt máy, quay lại đáp. Anh đã diễn cái màn hú tim này nhiều lần nhưng rủi ro hôm ấy, lúc quẹo vào đáp, phi cơ mất cao độ không qua nổi vách tường thành Huế chắn ngang đường cận tiến ở đầu phi đạo. Phi cơ đụng vách tường thành thụng lại. Khải và Trần văn Bơi chết thảm, bị kẹt xác trong phi cơ. Công Binh phải dùng xe trục kéo giãn phi cơ ra mới lấy được xác hai người.

Khải với tôi cũng rất thân vì chúng tôi cưới vợ Quảng Ngãi. Vợ Khải tên là Cúc. Anh ta bay rất táo bạo, tinh nghịch. Nhiều lần anh đã bay vượt lên trên khoảng trống trước xe đò đang chạy, xà xuống, chạm bánh trên đường rồi cứ thế mà chạy. Gió xoáy sau cánh quạt thổi những người cỡi Honda bay cả nón, mũ. Khi có xe chạy ngược chiều đến gần, anh lại “nhổ giò” bay lên. Nhớ ngày dự lễ cưới của anh, có vài người bạn ở tòa soạn báo Lý Tưởng đến chia vui. Tôi còn nhớ, anh đã cắt giấy màu thành dòng chữ dán lên tường: “ÁO NÀNG VÀNG”..Tôi nghĩ tại sao anh không viết thêm năm chữ nữa “ANH VỀ YÊU HOA CÚC” để cho người ta khỏi mất công hiểu ngầm.

Bây giờ thì người xưa không bao giờ về nữa. Hoa cúc chắc theo từng mùa Thu mà phai nhạt sắc hương. Cho nên tôi suy gẫm câu: “Phi công giỏi là phi công già” rất đúng . Sự an toàn phải đặt lên hàng đầu trong nghiệp bay mới giảm bớt những tai nạn, những cái chết “lãng xẹt” xảy ra.

Có một phi công của Phi Đoàn 110 rất trẻ, còn mang cấp Chuẩn Úy, người đất Thần kinh. Anh nầy rất nặng phần trình diễn. Tóc anh uốn lăn quăn, áo bay thì may cầu vai, gắn đầy phù hiệu. Chỉ mới bay chưa được 300 giờ bay mà đã “biến chiêu” tùm lum. Nào là anh ta bay sớt diều giấy của trẻ em thả. Nào là anh ta cất cánh bay khỏi đầu phi đạo, anh kéo dựng ngược lên trời rồi đè đầu phi cơ xuống. Nào là anh ta đáp trên những khoảng trống của trục lộ từ Huế ra Quảng Trị, để máy bay nổ, kéo “thắng tay”, bước ra khỏi phi cơ đi tiểu tiện bên vệ đường rồi lại cất cánh. Anh muốn chứng tỏ tài năng của anh quá “suya”, coi chiếc L19 như chiếc xe đạp. Chỉ một thời gian ngắn, anh ta bị mất tích không tìm ra được xác phi cơ.

o O o

Bây giờ nghĩ lại, tôi chạnh thương cho các “phu nhơn” của những chàng phi công. Khi chàng xách nón bay ra đi thì nàng ở nhà chờ đợi, nghe ngóng từng tiếng động cơ quen thuộc của loại phi cơ mà chàng lái trong nỗi thấp thỏm, lo âu.

Trường hợp chàng đi không về đã xảy ra nhiều, để lại cho người góa phụ tuổi thanh xuân biết bao đau thương, nuối tiếc.

Anh Nguyễn Tuấn Dị ở trường Phi Hành đổi ra Phi Đoàn 110. Hôm nọ, anh đi bay hành quân với một người học trò cũ tên Kỳ. Tên của phi hành đoàn ghép lại thành “Dị Kỳ”. Trong phi vụ yểm trợ hành quân ở Điện Bàn thuộc tỉnh Quảng Nam, anh đã hướng dẫn pháo binh và khu trục diệt được nhiều Việt cộng. Lúc anh bay thấp để quan sát thì bị đạn của địch từ dưới đất bắn lên trúng ngay giữa trán anh. Anh gục chết. “Đệ tưû” của anh còn non nớt đem phi cơ về được nhưng kéo là quá cao nên phi cơ bị đập vỡ. Kỳ bị cụp xương sống. Chị Dị chờ đợi đến chiều không thấy anh về nên hối hả lên phi đoàn hỏi sĩ quan trực. Sĩ quan trực nói dối là phi cơ của anh Dị đáp ở Tam Kỳ để nhận lệnh hành quân chưa về. Nhưng chị Dị không tin, hình như giác quan thứ sáu của chị quá nhạy bén khiến chị khóc nức nở. Sĩ quan trực cũng khóc theo. Thế là hết dấu giếm được nữa! Chuyện đau lòng này khiến cho anh em trong Phi Đoàn khó cầm được nước mắt. Đỗ Cường “Tiết canh vịt” khi được tin người bạn chí thân Nguyễn Tuấn Dị đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc đã khóc sướt mướt trên tần số UHF của đài kiểm báo PANAMA. Tới bây giờ, tôi vẫn hình dung rõ rệt gương mặt lầm lì của anh Dị. Anh có thói quen hút thuốc Ruby liên tục, điếu này “hạ vọng” thì điếu khác “động quan”.

o O o

Tôi có hai đứa con mang tên hai người bạn thân ở Phi Đoàn 110. Đó là kỷ niệm tôi khó quên được. Anh Trần Duy Mỹ, bút hiệu là Trần Viễn Phương. Anh đã rời Phi Đoàn về phục vụ tại tòa soạn báo Lý Tưởng. Thỉnh thoảng anh trở về đơn vị cũ đi bay vài phi vụ để “duy trì khả năng”. Có lần anh đã về đại gia đình “Con Ong” rủ tôi đi bay hành quân với anh để viết một truyện ngắn “Về Khung Trời Cũ”. Anh vỗ vai tôi:

 

 

 

- Bữa nay tao xin với ông “Le Fort” cho mày đi bay với tao. OK?

 

Tôi phân vân:

 

 

 

- Thôi mày ơi! Ngày mai tao nghỉ phép về Quảng Ngãi cưới vợ rồi, lỡ đi đứt luôn thì bỏ cô dâu tội nghiệp!

 

Mỹ cười, trề môi, chế diễu:

 

 

 

- Ồ! Cái thằng “lạnh cẳng”.

 

Tôi tự ái, lớn tiếng trả lời:

 

 

 

- Sức mấy mà lạnh cẳng, đi thì đi. OK!

 

 

 

 

Trong phi vụ đó, hai đứa tôi nghe theo lời dụ dỗ, thách thức của quân bạn đã bay xuống thấp, gạt cánh vào “ăngten” của thiết giáp M113. Phi cơ bị hỏa lực của địch bắn lủng cánh phải và một viên đạn đã xuyên lên từ dưới ghế, cách chỗ tôi ngồi 6 cm. Chút xíu nữa là đám cưới sẽ không có chú rể “ngẩn ngơ ra hái hoa cà”!

 

Sau này, Mỹ chuyển qua lái A37, đầu quân vào Phi Đoàn 528 nằm cạnh Phi Đoàn 110. Chiều nào tôi với anh cũng ra phố “du hí”. Vợ tôi phải nuôi một chuồng vịt để dụ chúng tôi ở nhà nhậu, khỏi phải ra phố lả lướt. Vợ tôi đang mang thai mà phải cắt cổ vịt đều đều để phục vụ chúng tôi. Lúc vợ tôi sinh ra đứa bé gái, cổ của nó thường nổi đỏ một lằn ngang. Vợ tôi đổ thừa vì lúc có thai mà cắt cổ vịt nên đứa con bị “quả báo”. Mỹ cười nói:

 

 

 

- Bà tin dị đoan quá đi! Tôi nghĩ tại con bé quá sổ sữa, cằm của nó bị cọ sát với cổ nên bị “hâm”. Hãy mua loại phấn thơm trẻ em mà xức cho nó thì hết.

 

Tôi và vợ đang định đặt tên cho đứa bé thì Mỹ đề nghị:

 

 

 

- Đặt tên Loan đi! Tên Loan là tên của người yêu tôi đó. Ông bà đặt tên đó để làm kỷ niệm.

 

Tôi và vợ tôi cười, đồng ý.

Lúc đưa gia đình đổi vào Phi Đoàn 122 ở phi trường Trà Nóc – Cần Thơ, Mỹ và Nguyễn Kim Long có vào thăm chúng tôi. Có ngờ đâu sau lần tái ngộ đó, Mỹ trở về đơn vị rồi vĩnh viễn xa tôi. Được tin ấy tôi và vợ tôi không ngăn được nước mắt tiếc thương. Bây giờ bé Loan đã 26 tuổi, nó mang tên người yêu của Mỹ và mang tên thánh chị Mạnh vì chị Mạnh là mẹ đỡ đầu của nó.

Người bạn thứ hai của tôi là Đoàn Thanh Lâm. Tôi và anh đã sống khắng khít với nhau khi còn độc thân. Hai đứa ở chung phòng. Trước ngày tôi cưới vợ, tôi và Lâm ra phố nhậu. Tôi đã đãi Lâm một chầu để giã từ nếp sống độc thân. Đêm đó hai đứa tôi uống say mèm phải nhờ xe tuần cảnh đưa về cổng phi trường.

Lúc tôi đưa vợ tôi ra Đà Nẵng ở tạm trong khu cư xá độc thân lại được gần gũi bên Lâm. Thỉnh thoảng vợ chồng tôi mời anh sang ăn cơm thân mật. Đứa con trai thứ ba của tôi do anh Lâm đề nghị đặt tên anh để nhớ anh. Khi vợ tôi chưa sanh thì Lâm đã ra đi không về nữa trong chuyến bay từ Đà Nẵng vào biệt phái cho Sư Đoàn 2 Bộ Binh – Quảng Ngãi cùng với nghĩa đệ của tôi là Tuấn “cò”. Đến lúc đổi vào Tây đô của miền Nam, vợ tôi sanh một bé trai. Tôi đặt tên nó là Hồ Danh Lâm để tưởng nhớ người bạn đã chia xẻ vui buồn cùng tôi trong thời gian trấn ải địa đầu của lính tàu bay.

Sự chết đối với con người có định số. Trường hợp của anh Trực xảy ra tại Phi Đoàn 110 đã chứng minh được định số của con người. Tôi còn nhớ anh Trực có thói quen mang súng P38 với dây choàng qua cổ. Vị trí của bao súng nằm kẹp bên cạnh sườn của anh khi mang vào. Hôm ấy, trong một phi vụ, anh bị Việt Cộng bắn một viên đạn trúng ngay giữa phần sắt che cò của khẩu P38 của anh, đạn lệch ra khỏi thân thể anh và xuyên thủng cửa kính bên phải. Sự sống chết nằm gần nhau trong đường tơ kẽ tóc.

Ở Phi Đoàn 110 tôi đã thoát chết 3 lần. Lần thứ nhất là tai nạn phi cơ ở phi trường Thành Nội, phi cơ bị vỡ nát. Lần thứ hai, suýt bị đạn Việt Cộng xuyên từ đít lên đầu, trước ngày cưới vợ. Lần thứ ba là lúc tôi và Nguyễn Văn Tuy bay phi vụ từ Kontum về Đà Nẵng bị lọt vào mây CB.

Chúng tôi biệt phái cho đơn vị Biệt Kích B.15 ở bên kia bờ sông Dak Pla của tỉnh Kontum. Hôm ấy chúng tôi phải lên đường đúng ngày 30 Tết. Tuy mới cưới vợ, còn tôi đã có hai đứa con. Đêm 30 Tết ở câu lạc bộ của B.15, tôi và Tuy ngồi buồn nhớ nhà, nhớ vợ, thương con. Chúng tôi uống bia đợi giao thừa. Tuy cứ tiếc mãi đêm Xuân mà không được gần người vợ mới cưới.

Sáng mồng một Tết đã nhận phi vụ liên lạc Kontum – Đà Nẵng, tôi và Tuy mừng như mùa Xuân mở hội. Chúng tôi chở hai quân nhân Mỹ của B.15 về Đà Nẵng công tác. Tôi hớn hở nói với Tuy:

 

 

 

- Lẹ lên! Anh về cho kịp đêm Xuân chớ!

 

Hai đứa hối hả ra phi trường Kontum cất cánh. Trời hôm ấy mây mù gần dày đặc. Lên đến 7000 bộ gặp mây “broken” và “overcast”. Tôi nói với Tuy:

 

 

 

- Mình bay ra Quảng Ngãi rồi theo bờ biển mà về chắc ăn hơn.

 

Tuy đồng ý với tơi. Khi phi cơ leo đến 9000 bộ mới hết mây. Chúng tôi nhìn xuống dưới giống như một vùng biển tuyết trắng xóa, mênh mông vô tận. Lúc phi cơ chui xuống mây sau thời gian ước tính thì chúng tôi lọt vào giữa đám mây giông. Gió xoáy ào ào nghe chừng như cánh phi cơ muốn gãy. Đang bay xuống mà nhìn kim đồng hồ cao độ lại chỉ lên. Tuy treo thẻ bài kim khí lên la bàn như dây dọi của thợ hồ để tạm thời chống đỡ. Hai quân nhân Mỹ với vẻ mặt kinh hãi nhìn chúng tôi hỏi:

 

 

 

- Where do you fly?”

 

Tôi trả lời cộc lốc:

 

 

 

- I don’t know !

 

Một trong hai anh “Mẽo” tức giận vỗ vào kính phi cơ. Mồ hôi của tôi và Tuy tuôn chảy ròng ròng vì hồi hộp. Chúng tôi bị rơi vào cơn nguy hiểm không biết có vượt qua được hay không. Gió vẫn đánh phi cơ chao đảo, cánh nghe kêu răng rắc như muốn lìa khỏi thân phi cơ. Tôi bắt đầu cầu nguyện.

Đài kiểm báo PANAMA hỏi vị trí hiện tại của chúng tôi. Tuy trả lời:

 

 

 

- Chúng tôi đang chui xuống mây,

 

Bỗng một chiếc U17A của Phi Đoàn 110 từ Quảng Ngãi về gọi chúng tôi cho biết:

- Có ba vợ và má vợ của Lịch ở Quảng Ngãi theo phi cơ đơn vị ra Đà Nẵng ăn Tết .

Tôi càng thấy bối rối, kinh hoàng hơn. Chẳng biết ba má vợ tôi ra thăm có còn thấy mặt chàng rể hay không. Tôi lại cầu nguyện. Chiếc Cessna nhỏ bé như chiếc lá bị rơi vào vùng nước xoáy. Sau cả giờ đối diện với tử thần, phi cơ bỗng lọt ra khỏi mây. Chúng tôi vừa mừng vừa sợ khi nhìn đồng hồ cao độ chỉ còn 300 bộ. Màn mây dày đặc gần sát mặt biển. Sóng biển dâng ào ạt từng đợt cao cỡ nóc nhà. Chúng tôi nhìn vào bờ xa thăm thẳm. Động cơ bỗng nổ khừng khực. Chúng tôi lại thất kinh hồn vía, lỡ bị rớt ở đây thì ai mà tìm ra được. Tuy tống ga nhè nhẹ vài lần. Động cơ nổ lại bình thường. Lấy cấp 270 độ bay vào bờ qua 15 phút chúng tôi mới thấy cù lao Ré. Thì ra phi cơ của chúng tôi bị dạt xuống vùng biển phía Đông Bắc Quảng Ngãi. Khi về đến Chu Lai, chúng tôi bay dọc theo bờ biển về Đà Nẵng. Hai quân nhân Mỹ cười tủm tỉm, rút hai điếu xì-gà ra hút mừng thoát nạn. Tôi và Đoán cũng hút thuốc cho thoải mái tâm hồn sau thời gian nghẹt thở.

Toán biệt phái cho B.15 của Phi Đoàn 110 chúng tôi đã có hai phi hành đoàn bị mất tích và Phi Đoàn 219 phối hợp với chúng tôi trong những phi vụ đặc biệt cũng bị mất tích mấy phi đoàn.

o O o

Một kỷ niệm vui tôi vẫn nhớ mãi là ngày cưới vợ của tôi. Anh Mạnh đã đứng ra chứng nhận tôi là còn độc thân theo luật đạo Thiên Chúa đòi hỏi và anh đã đứng chủ hôn cho tôi vì gia đình tôi ở trong Nam không ra được. Nhưng hôm đám cưới, anh Mạnh nhờ Đại Úy Thiện “” đại diện cho đàng trai vì anh bận công vụ không vô Quảng Ngãi được để dự tiệc cưới của vợ chồng tôi.

Tuấn “cò” bay phi vụ phóng thanh, rải truyền đơn ở vùng Quảng Nam cũng ghé vào dự tiệc. Trước khi hạ cánh, nó bay ngang nhà mở máy phóng thanh:

- Chúc cô dâu, chú rể trăm năm hạnh phúc.

Cả xóm ra đứng coi Tuấn “cò” bay lượn.

Trong tiệc cưới, có ban văn nghệ của Tâm Lý Chiến Quảng Ngãi giúp vui. Hồ Quang Linh, Nguyễn Văn Thân, Dương Như Chót, Thái “dúi” đã phục rượu các nàng ca sĩ làm cho nàng Minh Hiếu (Quảng Ngãi) gục luôn tại chỗ. Bè bạn dìu cô ta vào nằm trong “loan phòng” của cô dâu, chú rể. Chao ôi! Tân lang và tân giai nhân chưa động phòng hoa chúc mà nàng Minh Hiếu này đã nằm “phê phê” như thế, không biết có xui xẻo chi chăng?!

Sau lễ cưới, anh Mạnh cho một chiếc Cessna vào Quảng Ngãi đón cha mẹ vợ và vợ chồng tôi ra đơn vị “trình diện” anh em trong bữa tiệc do phi đoàn tiếp đãi cộng thêm phần dạ vũ. Tình cảm của anh Mạnh và bè bạn của Phi Đoàn 110 dành cho tôi rất nhiều khiến cha mẹ vợ và vợ tôi phải xúc động trong đêm vui đấy!

o O o

Sau những năm tháng miệt mài chiến đấu ở miền Trung, tôi chạnh lòng nhớ quê hương, nhớ mẹ già, xin theo anh Khương đang giữ chức vụ Phi Đoàn Phó Phi Đoàn 110 về phi trường Trà Nóc – Cần Thơ để thành lập Phi Đoàn 122. Anh Khương là con chim đầu đàn.

Trong buổi tiệc chia tay, tôi bùi ngùi, lưu luyến rời xa anh Mạnh và anh em, bè bạn thân mến để về đồng bằng miền Tây.

Ngày xuống đơn vị mới, từ Sài Gòn tôi không đi máy bay mà đi xe đò để có dịp ngắm cảnh dọc theo lộ trình. Qua Bắc Mỹ Thuận gặp những cô gái xinh xắn xách chim đi bán, đủ loại ốc cao, chằn nghịch, mõ nhác, trích . . . Các nàng rao hàng inh ỏi:

 

 

 

- Anh ơi! Mua chim em đi! Chim của em mập lắm.

 

 

 

 

- Anh ơi! Mua chim của em nè! Chim của em đã nhổ lông sẵn, sạch sẽ, anh về là “mần thịt” liền.

 

Tôi muốn bật cười vì những lời mộc mạc của các cô gái miền sông Tiền. Tôi nhớ lại kỷ niệm ăn chim mía với anh em biệt đội Quảng Ngãi.

Giai đoạn đầu ở Cần Thơ sống cảnh “gạo chợ, nước sông” kể cũng vui nhưng có nhiều “bi đát”! Tôi chưa có được cư xá phải mướn một căn nhà lá ở cạnh bờ sông Bình Thủy để cùng trú ngụ với gia đình anh Vũ Hiếu Mưu, tục danh là “người Thượng cổ”. Tôi đã cùng anh sớt chia cay đắng, mặn nồng. Nhưng có lúc, tôi cảm thấy mình bơ vơ quá. Tôi nhớ Phi Đoàn cũ muốn trở về với anh Mạnh và bạn bè. Sau mấy đêm suy tư, tôi vào phòng nhân viên làm thủ tục hoán chuyển với anh Cao Đăng Lễ ở Phi Đoàn 110. Anh nầy muốn về Cần Thơ. Nhìn lại gia cảnh vợ tôi lúc ấy sắp sinh nên tôi đành hủy bỏ thủ tục hoán chuyển để chấp nhận ở lại Phi Đoàn 122 tân lập.

o O o

Bây giờ là mùa hè tại tiểu bang Missouri, tôi chạnh nhớ những đêm hè oi bức, cùng bè bạn của biệt đội Huế đi “ngủ đò” trên dòng sông Hương thơ mộng.

 

 

 

Anh Mạnh đã sang Mỹ, hiện ở tiểu bang Colorado. Thỉnh thoảng tôi có liên lạc bằng điện thoại để thăm anh. Lúc còn ở Việt Nam, tôi gặp lại anh ở cư xá Lam Sơn. Anh đi dạy Anh văn tại các trung tâm sinh ngữ ở Sài Gòn. Anh có đến dạy tiếng Mỹ cho các con tôi một tháng. Tôi và anh có dịp hàn huyên, tâm sự trong lần tái ngộ đó. Tóc anh đã bạc nhưng nụ cười vẫn tươi, ánh mắt vẫn sáng. Tuy bị bịnh tim, sức khỏe kém mà anh vẫn tất tả, ngược xuôi giữa cơn nắng lửa của cuộc đời để đùm bọc gia đình. Thật tội nghiệp cho con “Ong chúa” đã hết “thời mật ngọt”.

 

Những con ong thợ của tổ ong 110 đã phân tán nhiều nơi trên đất Mỹ. Anh Trần Văn Vinh, trưởng toán SF của Phi Đoàn 110 và nhiều anh em khác có giúp đỡ tôi khi tôi lâm cảnh khốn khổ ở Việt Nam. Lúc sang Mỹ tôi có gặp lại anh Vinh và Chót ở đêm “Đại hội Hoa anh đào” tại Washington D.C, do các chiến hữu Không Quân tổ chức . Đặc biệt, Chót và bà xã anh có qua thăm gia đình tôi và ở lại hai ngày. Tôi và Chót đã uống cạn rượu chớ tâm tình chưa cạn. Chúng tôi ôn lại bao kỷ niệm ngày xưa.

Những người anh khả kính của tôi như Võ Trung Nhơn, Nguyễn Duy Diệm, Lê Sĩ Thắng, Nghiêm Xuân Sương, Nguyễn Tái Hiệp, Đức “lựu đạn”, Thiện “mập”. . . và các bạn Đính, Xiêm, Thái, Nhựt, Phùng, Bằng, Trứ, Hãn, Tân, Lưu.. chắc cũng có những giây phút nhớ về “tổ ong cũ” của những mùa xuân đầy hoa nở. Gia đình “Thiên Phong” ngày xưa đã có những con ong cần mẫn, siêng năng hút mật hoa chiến thắng để xây dựng chính thể Việt Nam Cộng Hòa, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Bây giờ tôi ngồi nhớ thương, nuối tiếc tổ cũ, đàn xưa khi ngày ấy đã xa rồi ./.

Kha Lăng Đa

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NGÀY ẤY XA RỒI

Từ Phi Đoàn 114 Nha Trang, tôi đổi ra Phi Đoàn 110 Đà Nẵng vào một ngày cuối tháng ba năm 1967. Bỡ ngỡ vào trình diện Phi Đoàn Trưởng Phan Văn Mạnh, tôi được anh ân cần tiếp đón nên nỗi buồn lạc lõng của tôi vơi đi rất nhiều.

NGÀY ẤY XA RỒI

Từ Phi Đoàn 114 Nha Trang, tôi đổi ra Phi Đoàn 110 Đà Nẵng vào một ngày cuối tháng ba năm 1967. Bỡ ngỡ vào trình diện Phi Đoàn Trưởng Phan Văn Mạnh, tôi được anh ân cần tiếp đón nên nỗi buồn lạc lõng của tôi vơi đi rất nhiều.

Đôi mắt anh Mạnh rất sáng và nụ cười rất tươi đã thu ngắn khoảng cách cho tôi gần anh hơn. Anh chỉ vẽ cho tôi lề lối làm việc của đơn vị và hỏi tôi cần gì về tinh thần, vật chất để anh giúp đỡ tôi. Dáng anh mập mạp, mạnh khỏe nhưng hơi thấp người. Khi lái xe “Jeep lùn” anh phải độn gối sau lưng mới đạp thắng được.

Nhân viên phi hành của đơn vị đa số rất trẻ. Nhiều tay “hảo hớn” phá phách đến nỗi “thầy chạy”. Họ đặt tên cho anh Mạnh là “Captain Le Fort”. Có lần họ đem tên tuổi, cấp bậc, chức vụ, đơn vị, sở thích, tâm tình của anh Mạnh để đăng báo “Tìm Bạn Bốn Phương” với lời văn rất là “cải lương”khiến chị Mạnh cằn nhằn anh “Le Fort” già mà không nên nết! Sau vỡ lẽ ra, anh chị Mạnh chỉ có nước cười trừ chứ biết tên nào đăng báo đâu mà ký cho nó vài “củ”. Đúng là phá như quỉ!

Đường lối chỉ huy của anh Mạnh rất kỷ luật, đề cao quân phong, quân kỷ. Ban “STAFF” của anh, ngoài Phi Đoàn Trưởng, Phi Đoàn Phó, Trưởng Phòng Hành Quân, Sĩ quan Huấn Luyện, Sĩ quan An Phi, Sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị, còn có nhiều sĩ quan đặc trách khác như sĩ quan Xã Hội, sĩ quan Không Báo.v.v…Riêng sĩ quan Văn Thư thì hồ sơ sắp xếp theo thứ tự hẳn hòi. Khi cần xem lại sự vụ văn thư nào anh rút ra thì ngay chóc!

Anh Mạnh đi bay hành quân thì trông “xôm tụ” lắm. Anh luôn mang “bi đong”nước, túc trực dưới cánh phi cơ. Phi Đoàn 110 mang danh hiệu là “Thiên Phong” (Sky Bee) cho nên “Ong Chúa” phải làm gương cho ong thợ chớ! Có người gièm pha anh Mạnh là “phong kiến” vì cái tên Phi Đoàn Thiên Phong ấy. Tôi nhớ có lần anh phát biểu trước anh em nhân viên phi hành của đơn vị:

 

 

 

- Tôi chỉ huy không bao giờ chèn ép anh em, nhưng tôi cũng không để anh em tự do quá trớn. Anh em cảm thấy nghẹt thở tôi sẽ buông ra. Khi tôi buông ra, thấy anh em quậy quá, tôi sẽ bóp lại. Bóp buông và buông bóp. OK!?

 

 Vài hảo hớn xì xào với nhau:

 

 

 

- Đó, đó! Thấy chưa? Bóp buông và buông bóp là “ chiến thuật bóp nhũ hoa” của “ Captain Le Fort” đấy các cụ!

 

Anh Mạnh rất yêu thích văn nghệ và thể thao. Anh tổ chức đội túc cầu cho đơn vị đi đấu giao hữu với các đội khác ở tỉnh. Tôi còn nhớ, mỗi chiếc áo của mỗi cầu thủ mang một chữ hay một số, khi xếp hàng đứng chào khán giả trước khi ra sân giao đấu, đội ngũ hợp thành hàng chữ PHI ĐOÀN 110. Trận đấu đầu tiên của đơn vị thua thanh niên Tam Kỳ với tỷ số 1-2. Vậy mà Tỉnh Trưởng Tam Kỳ cũng mời cả đội bóng ở lại một đêm ăn uống, vui chơi với ban văn nghệ Tâm Lý Chiến của tỉnh. Thỉnh thoảng anh tổ chức dạ vũ tại đơn vị, mời các “giai nhân” ngoài phố Đà Nẵng vào “nhót”. Tết nào đơn vị cũng làm bích báo hoặc đặc san Xuân. Anh mua nhạc cụ, đàn, trống về để tại phòng nghỉ của Phi Đoàn cho anh em tập dượt, giải trí và để tổ chức văn nghệ, dạ vũ cho đơn vị trong các ngày lễ.

Tôi ra Phi Đoàn 110 được mấy tháng thì được mang dây biểu chương “Quân Công Bội Tinh”. Phi Đoàn ăn tiệc mừng rất lớn có ban văn nghệ của Kim Cương ra giúp vui. Kế đến, đơn vị chiếm giải An Phi. Cái cúp luân chuyển qua các Phi Đoàn xuất sắc nay lọt vào tay “Captain Le Fort” để anh pha “cocktail” đổ vào đó cho anh em uống mừng thành quả tốt đẹp của “Con Ong” bay an toàn nhất quân chủng.

o O o

Phi Đoàn 110 có hai biệt đội chánh là Huế và Quảng Ngãi, nhằm yểm trợ hành quân cho Sư đoàn 1 và Sư đoàn 2 Bộ Binh. Ngoài ra còn có biệt đội Quảng Trị và Đông Hà. Tôi thường xin đi biệt phái Quảng Ngãi dài hạn vì vợ sắp cưới của tôi ở cái “xứ kẹo mạch nha” này. Những tay hảo hớn thường đi chung với tôi là Huỳnh Bửu Hoàng vì vợ anh ta “chánh tông” Quảng Ngãi. Kế đến là Hồ Quang Linh, anh em kết nghĩa với tôi, Cao Đình Phùng “Cầy tơ bảy món”, Tuấn “”, Thân “Khỉ”, Đỗ Cường “Tiết canh vịt” là những tay khoái “ground show”, thích “nặng phần trình diễn”.

Quán thịt cầy trước cổng chợ Hoa Lư của Sư Đoàn 2 Bộ Binh là nơi mà các hảo hớn của biệt đội Quảng Ngãi nhậu lai rai sau phi vụ hành quân. Các chàng ngồi quây quần, chén thù, chén tạc trông giống như những anh hùng, hào kiệt trích huyết ăn thề, kết nghĩa huynh đệ tại “Tam Hiền Quán”. Hôm nào ngán thịt cầy thì đổi qua món chim mía với rượu bách nhật.

Có lần tôi đang ngồi cụng ly với bằng hữu, nhai chim mía lốp rốp, chợt có một nàng đi ngang trêu chọc “khách hào hoa”:

 

 

 

- Mấy anh “en” gì đó?

 

Tôi uống đã hơi “sần sần” vội giành trả lời:

- Anh ăn chim em!

Như hiểu ý, nàng ta tủm tỉm cười hỏi tiếp:

 

 

 

- Có thơm và ngon không anh?

 

Cả bọn cười hô hố, tơi trả lời:

 

 

 

- Ngon, nhưng cĩ mùi nước mấm.

 

Có những ngày mưa dầm dề không đi bay được, chúng tôi ngồi lổm nhổm trên chiếc xe Jeep do Sư đoàn 2 Bộ Binh biệt phái, chạy xuống sông Vệ ăn mì Quảng. Thứ bảy nào cũng có mặt biệt đội L19 tại câu lạc bộ Phượng Hoàng của Sư Đoàn 2. Các chàng đến đây nhảy đầm. Hồ Quang Linh biểu diễn nhiều “figure”trong điệu “Bebop” được hoan nghênh nhiệt liệt. Thế rồi nút “Sâm banh” nổ lốp bốp trên bàn dành riêng cho Không Quân.

Chúng tôi yểm trợ cho Sư đoàn 2 Bộ Binh đạt nhiều thành tích vẻ vang. Đáng kể nhất là cuộc hành quân “Liên Kết 116”, tôi và bè bạn được gắn huy chương ở Quân Đoàn I.

Tết Mậu Thân đúng đêm mồng một, anh em biệt đội đến dự tiệc nhà vợ tôi. Chúng tôi đang vui chơi thì sĩ quan Hành Quân của Sư Đoàn 1 gọi vào trại gấp vì có tin Việt Cộng sẽ tấn công Quảng Ngãi lúc nữa đêm. Anh em biệt đội vào trại Hoa Lư ngủ. Tôi không đi, ngủ tại nhà. Có ngờ đâu tuyến xuất phát của Việt Cộng ở sau cánh đồng cách nhà tôi 200 thước. Nửa đêm, sau tiếng nổ long trời lỡ đất, Việt Cộng tấn công ồ ạt vào thành phố. Tôi trốn dưới hào nước cạnh bờ tre sau nhà trong lúc trận đánh đang diễn ra ác liệt. Đến tờ mờ sáng ngày mồng 2 Tết, tôi nhìn ra đồng, thấy Việt Cộng tải thương rầm rộ mới biết chúng bị tổn thất nặng nề vì chiều hôm trước, lực lượng ta đã đổi vũ khí mới AR15, cái thứ súng bắn trúng người thì “bác sĩ chê”! Vậy mà khoảng 9 giờ sáng, chúng còn tấn công đợt hai, lại bị đẩy lui. Xóm nhà của cha mẹ vợ tôi bị trúng pháo cháy lan. Tôi và cha vợ tôi bị thương vì mảnh pháo còn phải ẩn trốn sau vườn. Đến sáng ngày mồng 4 Tết, Cao Đình Phùng và Hồ Quang Linh ngồi trên xe cứu thương của Sư Đoàn 2 Bộ Binh chạy vào, chở tôi và cha vợ tôi đến nhà thương Quảng Ngãi băng bó vết thương.

Đã 27 năm rồi mà miếng pháo vẫn còn nằm trong thân thể tôi, bên trái xương sống. Đó là một kỷ niệm với “Chiến Thương Bội Tinh” tôi không bao giờ quên được.

Trong các hảo hớn của biệt đội Quảng Ngãi có Nguyễn Văn Tuy, tục danh là “ Tuy còi” đã “ mần thịt” hơn 200 Việt Cộng.

Một hôm, sau Tết Mậu Thân, “ Tuy còi” đang hớt tóc bỗng được lệnh đi hành quân. Cái đầu của nó mới hớt được mấy đường “tông đơ” trông rất buồn cười nhưng nó cũng hối hả chạy ra phi trường cất cánh. Khi đến vùng hành quân dưới chân núi Kỳ Lân, “Tuy còi” khám phá Việt Cộng di chuyển. Nó gọi khu trục lên kịp thời oanh kích tan tành lực lượng địch. Quân bạn tiến chiếm mục tiêu, “hốt” súng AK và nhiều vũ khí khác. Sau khi đếm xác, quân bạn cho biết có hơn 200 tên chầu Diêm Vương. Tuy “còi” được thăng cấp Trung Úy đặc cách.

Anh chàng này trông như “vịt đẹt”. Lúc vào khám sức khỏe gia nhập Không Quân, nó phải ăn hết 2 đòn bánh tét và uống hơn 1 lít nước mới cân đủ 50 kí. Vậy mà Tuy “còi” bay rất giỏi và rất khỏe. Nó luôn túc trực tại phòng nghỉ của Phi Đoàn để chờ được gọi những phi vụ “Scramble”. Phải nói là Tuy “còi” rất “ghiền” bay. Trong phi vụ Tâm Lý Chiến, phóng thanh và rải truyền đơn kêu gọi cán binh Cộng Sản ra hồi chánh. Tuy “còi” bay đảo trên vùng núi phía Tây Bắc Tam Kỳ với cao độ 700 bộ. Phi cơ của nó bị hỏa lực địch bắn. Tuy “còi” bị trúng đạn xuyên thủng chân phải vẫn bình tĩnh về đáp an toàn tại Tam Kỳ. Sau khi lành vết thương, nó được chuyển sang phục vụ bên phòng An ninh của Không Đoàn 41 Đà Nẵng. Chân nó đi hơi “cà thọt”.

Lúc còn ở Phi Đoàn 110, tôi và Tuy “còi” đi khám sức khỏe định kỳ cùng ngày. Do đó, năm nào tôi và nó cũng về Sài Gòn trình diện Trung Tâm Giám Định Y Khoa. Sau khi khám sức khỏe xong, tôi và bằng hữu của Tuy “còi” ở Sài Gòn kéo nhau ra chợ Trương Minh Giảng ăn nghêu, ăn cua biển, uống bia rồi sáng hôm sau trở về đơn vị tiếp tục “cày bừa”.

o O o

Biệt đội Huế được đặt tại phi trường Thành Nội – Tây Lộc để yểm trợ hành quân cho Sư đoàn 1 Bộ Binh với 3 L-19. Những ngày đầu tiên ra Huế, tôi bay phi vụ COB (Combat Observation)cho lực lượng Dù ở phía Tây Huế nằm trong dãy Trường Sơn. Có khi ra Đông Bắc Huế dọc theo Phá Tam Giang hoặc tận Gio Linh, Bến Hải gần hàng rào điện tử McNamara.

Những đêm hè nóng nực, biệt đội chúng tôi thường ra sông Hương mướn đò, chèo chống ra khỏi cầu Trường Tiền rồi cắm sào dưới ánh trăng sáng vằng vặc. Các cao thủ “binh xập xám” như “Nhơn nước” và Đàm cùng với bằng hữu Bộ Binh thì sát phạt nhau trên một chiếc đò. Còn băng nhậu nhẹt như tôi, Dương Như Chót, Hồ Quang Bá, Hồ Quang Linh, Tuấn “cò”ø, Thân “khỉ” thì ngồi xúm xít trên một chiếc đò khác kề cận “sòng bạc nổi”. Các cô gái Huế bơi xuồng nhỏ đi bán bia, trứng vịt lộn, cập vào đò để phục vụ. Các cô “trúng mánh” nên chỉ bán cho chúng tôi đến khuya là hết hàng. Sau khi các cô từ giã, bơi xuồng đi nơi khác, chúng tôi nhảy xuống sông Hương tắm mát rồi lên đò ngủ một giấc ngon lành. Khi gà eo óc gáy bên chợ Đông Ba, chúng tôi thức dậy, đến cà phê Lạc Sơn điểm tâm rồi vào phi trường nhận phi vụ.

Có một chuyện kỳ lạ về định số đã khiến bốn bạn thân của tôi đã gãy cánh nửa chừng xuân khi họ cùng hứa hẹn chuyện tơ duyên với bốn chị em ở tiệm H.L, cạnh bến đò Gia Hội. Người đầu tiên xa lìa Tổ Quốc Không Gian là Hồ Quang Linh bị rớt ở phía Tây Huế khi gia đình nó ở Vĩnh Long sắp ra đất Thần kinh hỏi vợ cho nó. Người thứ hai là Thân “khỉ”, cũng sắp đi hỏi nàng T.T, bỗng dưng trong chuyến bay từ Huế về Đà Nẵng vì trời mù, phi cơ nó đụng đèo Hải Vân bốc cháy. Người thứ ba là Tuấn “cò” bị mất tích trên đường bay vào biệt phái cho Quảng Ngãi. Người thứ tư là Hoàng Văn Thi, cũng sắp đi hỏi cô em út của tiệm H.L, thì bị mất tích trong một phi vụ ở phía Bắc Quảng Trị. Chao ôi! Bốn cái “O” này chắc có số sát phu, báo hại bốn nghĩa đệ của tôi chưa “mần ăn” được gì mà đã về miền miên viễn.

Còn tôi và Dương Như Chót hay tháp tùng bốn ông “rể hụt” của tiệm H.L, mỗi chiều đến thăm các nàng. Vậy mà trong một phi vụ yểm trợ hành quân ở Bến Hải, máy bị rung mạnh, chúng tôi về đáp khẩn cấp, khi sắp chạm bánh đã bị một phi cơ L19 của USAF từ phía sau lao tới, húc nàng “Lan 19” của chúng tôi đập đầu xuống phi đạo, bật ngửa, đứt làm hai đoạn. Chót bị lột da trán. Tôi bị kiếng cắt đứt nhiều vết ở hai bàn tay. Cũng may là phi cơ không bị bốc cháy. Nếu phi cơ bị bốc cháy, chắc tôi và Chót không sống được. Chiếc L19 của USAF cũng bị gãy giò, gãy cánh. Pilot bị bất tỉnh! Nhìn chiếc phi cơ bị bể nát đầu máy, đứt hai đoạn, ai cũng nghĩ là chúng tôi may mắn. Có người “tiếu lâm” gán cho tôi và Chót danh hiệu “Hai thằng trời đánh không chết!”

Tai nạn khủng khiếp sau tôi và Chót là vụ Ngô Trọng Khải biểu diễn cất cánh bay lên rồi tắt máy, quay lại đáp. Anh đã diễn cái màn hú tim này nhiều lần nhưng rủi ro hôm ấy, lúc quẹo vào đáp, phi cơ mất cao độ không qua nổi vách tường thành Huế chắn ngang đường cận tiến ở đầu phi đạo. Phi cơ đụng vách tường thành thụng lại. Khải và Trần văn Bơi chết thảm, bị kẹt xác trong phi cơ. Công Binh phải dùng xe trục kéo giãn phi cơ ra mới lấy được xác hai người.

Khải với tôi cũng rất thân vì chúng tôi cưới vợ Quảng Ngãi. Vợ Khải tên là Cúc. Anh ta bay rất táo bạo, tinh nghịch. Nhiều lần anh đã bay vượt lên trên khoảng trống trước xe đò đang chạy, xà xuống, chạm bánh trên đường rồi cứ thế mà chạy. Gió xoáy sau cánh quạt thổi những người cỡi Honda bay cả nón, mũ. Khi có xe chạy ngược chiều đến gần, anh lại “nhổ giò” bay lên. Nhớ ngày dự lễ cưới của anh, có vài người bạn ở tòa soạn báo Lý Tưởng đến chia vui. Tôi còn nhớ, anh đã cắt giấy màu thành dòng chữ dán lên tường: “ÁO NÀNG VÀNG”..Tôi nghĩ tại sao anh không viết thêm năm chữ nữa “ANH VỀ YÊU HOA CÚC” để cho người ta khỏi mất công hiểu ngầm.

Bây giờ thì người xưa không bao giờ về nữa. Hoa cúc chắc theo từng mùa Thu mà phai nhạt sắc hương. Cho nên tôi suy gẫm câu: “Phi công giỏi là phi công già” rất đúng . Sự an toàn phải đặt lên hàng đầu trong nghiệp bay mới giảm bớt những tai nạn, những cái chết “lãng xẹt” xảy ra.

Có một phi công của Phi Đoàn 110 rất trẻ, còn mang cấp Chuẩn Úy, người đất Thần kinh. Anh nầy rất nặng phần trình diễn. Tóc anh uốn lăn quăn, áo bay thì may cầu vai, gắn đầy phù hiệu. Chỉ mới bay chưa được 300 giờ bay mà đã “biến chiêu” tùm lum. Nào là anh ta bay sớt diều giấy của trẻ em thả. Nào là anh ta cất cánh bay khỏi đầu phi đạo, anh kéo dựng ngược lên trời rồi đè đầu phi cơ xuống. Nào là anh ta đáp trên những khoảng trống của trục lộ từ Huế ra Quảng Trị, để máy bay nổ, kéo “thắng tay”, bước ra khỏi phi cơ đi tiểu tiện bên vệ đường rồi lại cất cánh. Anh muốn chứng tỏ tài năng của anh quá “suya”, coi chiếc L19 như chiếc xe đạp. Chỉ một thời gian ngắn, anh ta bị mất tích không tìm ra được xác phi cơ.

o O o

Bây giờ nghĩ lại, tôi chạnh thương cho các “phu nhơn” của những chàng phi công. Khi chàng xách nón bay ra đi thì nàng ở nhà chờ đợi, nghe ngóng từng tiếng động cơ quen thuộc của loại phi cơ mà chàng lái trong nỗi thấp thỏm, lo âu.

Trường hợp chàng đi không về đã xảy ra nhiều, để lại cho người góa phụ tuổi thanh xuân biết bao đau thương, nuối tiếc.

Anh Nguyễn Tuấn Dị ở trường Phi Hành đổi ra Phi Đoàn 110. Hôm nọ, anh đi bay hành quân với một người học trò cũ tên Kỳ. Tên của phi hành đoàn ghép lại thành “Dị Kỳ”. Trong phi vụ yểm trợ hành quân ở Điện Bàn thuộc tỉnh Quảng Nam, anh đã hướng dẫn pháo binh và khu trục diệt được nhiều Việt cộng. Lúc anh bay thấp để quan sát thì bị đạn của địch từ dưới đất bắn lên trúng ngay giữa trán anh. Anh gục chết. “Đệ tưû” của anh còn non nớt đem phi cơ về được nhưng kéo là quá cao nên phi cơ bị đập vỡ. Kỳ bị cụp xương sống. Chị Dị chờ đợi đến chiều không thấy anh về nên hối hả lên phi đoàn hỏi sĩ quan trực. Sĩ quan trực nói dối là phi cơ của anh Dị đáp ở Tam Kỳ để nhận lệnh hành quân chưa về. Nhưng chị Dị không tin, hình như giác quan thứ sáu của chị quá nhạy bén khiến chị khóc nức nở. Sĩ quan trực cũng khóc theo. Thế là hết dấu giếm được nữa! Chuyện đau lòng này khiến cho anh em trong Phi Đoàn khó cầm được nước mắt. Đỗ Cường “Tiết canh vịt” khi được tin người bạn chí thân Nguyễn Tuấn Dị đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc đã khóc sướt mướt trên tần số UHF của đài kiểm báo PANAMA. Tới bây giờ, tôi vẫn hình dung rõ rệt gương mặt lầm lì của anh Dị. Anh có thói quen hút thuốc Ruby liên tục, điếu này “hạ vọng” thì điếu khác “động quan”.

o O o

Tôi có hai đứa con mang tên hai người bạn thân ở Phi Đoàn 110. Đó là kỷ niệm tôi khó quên được. Anh Trần Duy Mỹ, bút hiệu là Trần Viễn Phương. Anh đã rời Phi Đoàn về phục vụ tại tòa soạn báo Lý Tưởng. Thỉnh thoảng anh trở về đơn vị cũ đi bay vài phi vụ để “duy trì khả năng”. Có lần anh đã về đại gia đình “Con Ong” rủ tôi đi bay hành quân với anh để viết một truyện ngắn “Về Khung Trời Cũ”. Anh vỗ vai tôi:

 

 

 

- Bữa nay tao xin với ông “Le Fort” cho mày đi bay với tao. OK?

 

Tôi phân vân:

 

 

 

- Thôi mày ơi! Ngày mai tao nghỉ phép về Quảng Ngãi cưới vợ rồi, lỡ đi đứt luôn thì bỏ cô dâu tội nghiệp!

 

Mỹ cười, trề môi, chế diễu:

 

 

 

- Ồ! Cái thằng “lạnh cẳng”.

 

Tôi tự ái, lớn tiếng trả lời:

 

 

 

- Sức mấy mà lạnh cẳng, đi thì đi. OK!

 

 

 

 

Trong phi vụ đó, hai đứa tôi nghe theo lời dụ dỗ, thách thức của quân bạn đã bay xuống thấp, gạt cánh vào “ăngten” của thiết giáp M113. Phi cơ bị hỏa lực của địch bắn lủng cánh phải và một viên đạn đã xuyên lên từ dưới ghế, cách chỗ tôi ngồi 6 cm. Chút xíu nữa là đám cưới sẽ không có chú rể “ngẩn ngơ ra hái hoa cà”!

 

Sau này, Mỹ chuyển qua lái A37, đầu quân vào Phi Đoàn 528 nằm cạnh Phi Đoàn 110. Chiều nào tôi với anh cũng ra phố “du hí”. Vợ tôi phải nuôi một chuồng vịt để dụ chúng tôi ở nhà nhậu, khỏi phải ra phố lả lướt. Vợ tôi đang mang thai mà phải cắt cổ vịt đều đều để phục vụ chúng tôi. Lúc vợ tôi sinh ra đứa bé gái, cổ của nó thường nổi đỏ một lằn ngang. Vợ tôi đổ thừa vì lúc có thai mà cắt cổ vịt nên đứa con bị “quả báo”. Mỹ cười nói:

 

 

 

- Bà tin dị đoan quá đi! Tôi nghĩ tại con bé quá sổ sữa, cằm của nó bị cọ sát với cổ nên bị “hâm”. Hãy mua loại phấn thơm trẻ em mà xức cho nó thì hết.

 

Tôi và vợ đang định đặt tên cho đứa bé thì Mỹ đề nghị:

 

 

 

- Đặt tên Loan đi! Tên Loan là tên của người yêu tôi đó. Ông bà đặt tên đó để làm kỷ niệm.

 

Tôi và vợ tôi cười, đồng ý.

Lúc đưa gia đình đổi vào Phi Đoàn 122 ở phi trường Trà Nóc – Cần Thơ, Mỹ và Nguyễn Kim Long có vào thăm chúng tôi. Có ngờ đâu sau lần tái ngộ đó, Mỹ trở về đơn vị rồi vĩnh viễn xa tôi. Được tin ấy tôi và vợ tôi không ngăn được nước mắt tiếc thương. Bây giờ bé Loan đã 26 tuổi, nó mang tên người yêu của Mỹ và mang tên thánh chị Mạnh vì chị Mạnh là mẹ đỡ đầu của nó.

Người bạn thứ hai của tôi là Đoàn Thanh Lâm. Tôi và anh đã sống khắng khít với nhau khi còn độc thân. Hai đứa ở chung phòng. Trước ngày tôi cưới vợ, tôi và Lâm ra phố nhậu. Tôi đã đãi Lâm một chầu để giã từ nếp sống độc thân. Đêm đó hai đứa tôi uống say mèm phải nhờ xe tuần cảnh đưa về cổng phi trường.

Lúc tôi đưa vợ tôi ra Đà Nẵng ở tạm trong khu cư xá độc thân lại được gần gũi bên Lâm. Thỉnh thoảng vợ chồng tôi mời anh sang ăn cơm thân mật. Đứa con trai thứ ba của tôi do anh Lâm đề nghị đặt tên anh để nhớ anh. Khi vợ tôi chưa sanh thì Lâm đã ra đi không về nữa trong chuyến bay từ Đà Nẵng vào biệt phái cho Sư Đoàn 2 Bộ Binh – Quảng Ngãi cùng với nghĩa đệ của tôi là Tuấn “cò”. Đến lúc đổi vào Tây đô của miền Nam, vợ tôi sanh một bé trai. Tôi đặt tên nó là Hồ Danh Lâm để tưởng nhớ người bạn đã chia xẻ vui buồn cùng tôi trong thời gian trấn ải địa đầu của lính tàu bay.

Sự chết đối với con người có định số. Trường hợp của anh Trực xảy ra tại Phi Đoàn 110 đã chứng minh được định số của con người. Tôi còn nhớ anh Trực có thói quen mang súng P38 với dây choàng qua cổ. Vị trí của bao súng nằm kẹp bên cạnh sườn của anh khi mang vào. Hôm ấy, trong một phi vụ, anh bị Việt Cộng bắn một viên đạn trúng ngay giữa phần sắt che cò của khẩu P38 của anh, đạn lệch ra khỏi thân thể anh và xuyên thủng cửa kính bên phải. Sự sống chết nằm gần nhau trong đường tơ kẽ tóc.

Ở Phi Đoàn 110 tôi đã thoát chết 3 lần. Lần thứ nhất là tai nạn phi cơ ở phi trường Thành Nội, phi cơ bị vỡ nát. Lần thứ hai, suýt bị đạn Việt Cộng xuyên từ đít lên đầu, trước ngày cưới vợ. Lần thứ ba là lúc tôi và Nguyễn Văn Tuy bay phi vụ từ Kontum về Đà Nẵng bị lọt vào mây CB.

Chúng tôi biệt phái cho đơn vị Biệt Kích B.15 ở bên kia bờ sông Dak Pla của tỉnh Kontum. Hôm ấy chúng tôi phải lên đường đúng ngày 30 Tết. Tuy mới cưới vợ, còn tôi đã có hai đứa con. Đêm 30 Tết ở câu lạc bộ của B.15, tôi và Tuy ngồi buồn nhớ nhà, nhớ vợ, thương con. Chúng tôi uống bia đợi giao thừa. Tuy cứ tiếc mãi đêm Xuân mà không được gần người vợ mới cưới.

Sáng mồng một Tết đã nhận phi vụ liên lạc Kontum – Đà Nẵng, tôi và Tuy mừng như mùa Xuân mở hội. Chúng tôi chở hai quân nhân Mỹ của B.15 về Đà Nẵng công tác. Tôi hớn hở nói với Tuy:

 

 

 

- Lẹ lên! Anh về cho kịp đêm Xuân chớ!

 

Hai đứa hối hả ra phi trường Kontum cất cánh. Trời hôm ấy mây mù gần dày đặc. Lên đến 7000 bộ gặp mây “broken” và “overcast”. Tôi nói với Tuy:

 

 

 

- Mình bay ra Quảng Ngãi rồi theo bờ biển mà về chắc ăn hơn.

 

Tuy đồng ý với tơi. Khi phi cơ leo đến 9000 bộ mới hết mây. Chúng tôi nhìn xuống dưới giống như một vùng biển tuyết trắng xóa, mênh mông vô tận. Lúc phi cơ chui xuống mây sau thời gian ước tính thì chúng tôi lọt vào giữa đám mây giông. Gió xoáy ào ào nghe chừng như cánh phi cơ muốn gãy. Đang bay xuống mà nhìn kim đồng hồ cao độ lại chỉ lên. Tuy treo thẻ bài kim khí lên la bàn như dây dọi của thợ hồ để tạm thời chống đỡ. Hai quân nhân Mỹ với vẻ mặt kinh hãi nhìn chúng tôi hỏi:

 

 

 

- Where do you fly?”

 

Tôi trả lời cộc lốc:

 

 

 

- I don’t know !

 

Một trong hai anh “Mẽo” tức giận vỗ vào kính phi cơ. Mồ hôi của tôi và Tuy tuôn chảy ròng ròng vì hồi hộp. Chúng tôi bị rơi vào cơn nguy hiểm không biết có vượt qua được hay không. Gió vẫn đánh phi cơ chao đảo, cánh nghe kêu răng rắc như muốn lìa khỏi thân phi cơ. Tôi bắt đầu cầu nguyện.

Đài kiểm báo PANAMA hỏi vị trí hiện tại của chúng tôi. Tuy trả lời:

 

 

 

- Chúng tôi đang chui xuống mây,

 

Bỗng một chiếc U17A của Phi Đoàn 110 từ Quảng Ngãi về gọi chúng tôi cho biết:

- Có ba vợ và má vợ của Lịch ở Quảng Ngãi theo phi cơ đơn vị ra Đà Nẵng ăn Tết .

Tôi càng thấy bối rối, kinh hoàng hơn. Chẳng biết ba má vợ tôi ra thăm có còn thấy mặt chàng rể hay không. Tôi lại cầu nguyện. Chiếc Cessna nhỏ bé như chiếc lá bị rơi vào vùng nước xoáy. Sau cả giờ đối diện với tử thần, phi cơ bỗng lọt ra khỏi mây. Chúng tôi vừa mừng vừa sợ khi nhìn đồng hồ cao độ chỉ còn 300 bộ. Màn mây dày đặc gần sát mặt biển. Sóng biển dâng ào ạt từng đợt cao cỡ nóc nhà. Chúng tôi nhìn vào bờ xa thăm thẳm. Động cơ bỗng nổ khừng khực. Chúng tôi lại thất kinh hồn vía, lỡ bị rớt ở đây thì ai mà tìm ra được. Tuy tống ga nhè nhẹ vài lần. Động cơ nổ lại bình thường. Lấy cấp 270 độ bay vào bờ qua 15 phút chúng tôi mới thấy cù lao Ré. Thì ra phi cơ của chúng tôi bị dạt xuống vùng biển phía Đông Bắc Quảng Ngãi. Khi về đến Chu Lai, chúng tôi bay dọc theo bờ biển về Đà Nẵng. Hai quân nhân Mỹ cười tủm tỉm, rút hai điếu xì-gà ra hút mừng thoát nạn. Tôi và Đoán cũng hút thuốc cho thoải mái tâm hồn sau thời gian nghẹt thở.

Toán biệt phái cho B.15 của Phi Đoàn 110 chúng tôi đã có hai phi hành đoàn bị mất tích và Phi Đoàn 219 phối hợp với chúng tôi trong những phi vụ đặc biệt cũng bị mất tích mấy phi đoàn.

o O o

Một kỷ niệm vui tôi vẫn nhớ mãi là ngày cưới vợ của tôi. Anh Mạnh đã đứng ra chứng nhận tôi là còn độc thân theo luật đạo Thiên Chúa đòi hỏi và anh đã đứng chủ hôn cho tôi vì gia đình tôi ở trong Nam không ra được. Nhưng hôm đám cưới, anh Mạnh nhờ Đại Úy Thiện “” đại diện cho đàng trai vì anh bận công vụ không vô Quảng Ngãi được để dự tiệc cưới của vợ chồng tôi.

Tuấn “cò” bay phi vụ phóng thanh, rải truyền đơn ở vùng Quảng Nam cũng ghé vào dự tiệc. Trước khi hạ cánh, nó bay ngang nhà mở máy phóng thanh:

- Chúc cô dâu, chú rể trăm năm hạnh phúc.

Cả xóm ra đứng coi Tuấn “cò” bay lượn.

Trong tiệc cưới, có ban văn nghệ của Tâm Lý Chiến Quảng Ngãi giúp vui. Hồ Quang Linh, Nguyễn Văn Thân, Dương Như Chót, Thái “dúi” đã phục rượu các nàng ca sĩ làm cho nàng Minh Hiếu (Quảng Ngãi) gục luôn tại chỗ. Bè bạn dìu cô ta vào nằm trong “loan phòng” của cô dâu, chú rể. Chao ôi! Tân lang và tân giai nhân chưa động phòng hoa chúc mà nàng Minh Hiếu này đã nằm “phê phê” như thế, không biết có xui xẻo chi chăng?!

Sau lễ cưới, anh Mạnh cho một chiếc Cessna vào Quảng Ngãi đón cha mẹ vợ và vợ chồng tôi ra đơn vị “trình diện” anh em trong bữa tiệc do phi đoàn tiếp đãi cộng thêm phần dạ vũ. Tình cảm của anh Mạnh và bè bạn của Phi Đoàn 110 dành cho tôi rất nhiều khiến cha mẹ vợ và vợ tôi phải xúc động trong đêm vui đấy!

o O o

Sau những năm tháng miệt mài chiến đấu ở miền Trung, tôi chạnh lòng nhớ quê hương, nhớ mẹ già, xin theo anh Khương đang giữ chức vụ Phi Đoàn Phó Phi Đoàn 110 về phi trường Trà Nóc – Cần Thơ để thành lập Phi Đoàn 122. Anh Khương là con chim đầu đàn.

Trong buổi tiệc chia tay, tôi bùi ngùi, lưu luyến rời xa anh Mạnh và anh em, bè bạn thân mến để về đồng bằng miền Tây.

Ngày xuống đơn vị mới, từ Sài Gòn tôi không đi máy bay mà đi xe đò để có dịp ngắm cảnh dọc theo lộ trình. Qua Bắc Mỹ Thuận gặp những cô gái xinh xắn xách chim đi bán, đủ loại ốc cao, chằn nghịch, mõ nhác, trích . . . Các nàng rao hàng inh ỏi:

 

 

 

- Anh ơi! Mua chim em đi! Chim của em mập lắm.

 

 

 

 

- Anh ơi! Mua chim của em nè! Chim của em đã nhổ lông sẵn, sạch sẽ, anh về là “mần thịt” liền.

 

Tôi muốn bật cười vì những lời mộc mạc của các cô gái miền sông Tiền. Tôi nhớ lại kỷ niệm ăn chim mía với anh em biệt đội Quảng Ngãi.

Giai đoạn đầu ở Cần Thơ sống cảnh “gạo chợ, nước sông” kể cũng vui nhưng có nhiều “bi đát”! Tôi chưa có được cư xá phải mướn một căn nhà lá ở cạnh bờ sông Bình Thủy để cùng trú ngụ với gia đình anh Vũ Hiếu Mưu, tục danh là “người Thượng cổ”. Tôi đã cùng anh sớt chia cay đắng, mặn nồng. Nhưng có lúc, tôi cảm thấy mình bơ vơ quá. Tôi nhớ Phi Đoàn cũ muốn trở về với anh Mạnh và bạn bè. Sau mấy đêm suy tư, tôi vào phòng nhân viên làm thủ tục hoán chuyển với anh Cao Đăng Lễ ở Phi Đoàn 110. Anh nầy muốn về Cần Thơ. Nhìn lại gia cảnh vợ tôi lúc ấy sắp sinh nên tôi đành hủy bỏ thủ tục hoán chuyển để chấp nhận ở lại Phi Đoàn 122 tân lập.

o O o

Bây giờ là mùa hè tại tiểu bang Missouri, tôi chạnh nhớ những đêm hè oi bức, cùng bè bạn của biệt đội Huế đi “ngủ đò” trên dòng sông Hương thơ mộng.

 

 

 

Anh Mạnh đã sang Mỹ, hiện ở tiểu bang Colorado. Thỉnh thoảng tôi có liên lạc bằng điện thoại để thăm anh. Lúc còn ở Việt Nam, tôi gặp lại anh ở cư xá Lam Sơn. Anh đi dạy Anh văn tại các trung tâm sinh ngữ ở Sài Gòn. Anh có đến dạy tiếng Mỹ cho các con tôi một tháng. Tôi và anh có dịp hàn huyên, tâm sự trong lần tái ngộ đó. Tóc anh đã bạc nhưng nụ cười vẫn tươi, ánh mắt vẫn sáng. Tuy bị bịnh tim, sức khỏe kém mà anh vẫn tất tả, ngược xuôi giữa cơn nắng lửa của cuộc đời để đùm bọc gia đình. Thật tội nghiệp cho con “Ong chúa” đã hết “thời mật ngọt”.

 

Những con ong thợ của tổ ong 110 đã phân tán nhiều nơi trên đất Mỹ. Anh Trần Văn Vinh, trưởng toán SF của Phi Đoàn 110 và nhiều anh em khác có giúp đỡ tôi khi tôi lâm cảnh khốn khổ ở Việt Nam. Lúc sang Mỹ tôi có gặp lại anh Vinh và Chót ở đêm “Đại hội Hoa anh đào” tại Washington D.C, do các chiến hữu Không Quân tổ chức . Đặc biệt, Chót và bà xã anh có qua thăm gia đình tôi và ở lại hai ngày. Tôi và Chót đã uống cạn rượu chớ tâm tình chưa cạn. Chúng tôi ôn lại bao kỷ niệm ngày xưa.

Những người anh khả kính của tôi như Võ Trung Nhơn, Nguyễn Duy Diệm, Lê Sĩ Thắng, Nghiêm Xuân Sương, Nguyễn Tái Hiệp, Đức “lựu đạn”, Thiện “mập”. . . và các bạn Đính, Xiêm, Thái, Nhựt, Phùng, Bằng, Trứ, Hãn, Tân, Lưu.. chắc cũng có những giây phút nhớ về “tổ ong cũ” của những mùa xuân đầy hoa nở. Gia đình “Thiên Phong” ngày xưa đã có những con ong cần mẫn, siêng năng hút mật hoa chiến thắng để xây dựng chính thể Việt Nam Cộng Hòa, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Bây giờ tôi ngồi nhớ thương, nuối tiếc tổ cũ, đàn xưa khi ngày ấy đã xa rồi ./.

Kha Lăng Đa

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm