Kinh Khổ
NGHỀ ĐƯA ĐÒ – ĐƯA CẢ MỘT ĐỜI NGƯỜI!
Nhớ lúc bé Harry nhà ở xa xôi tít trong cái “hốc bò tó” – cách mà Ba của Harry hay dùng để gọi những nơi chó không cá đá mà ăn, gà không có sỏi mà mổ. Lúc đó nguyên 3 xã liên nhau chỉ có duy nhất 1 trường tiểu học, trong trường có đúng 5 lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Nhìn cái trường nó hiu quạnh còn hơn là cái chùa bà đanh. Ấy vậy mà trong trường ai cũng biết nhau, cứ mỗi lần ra chơi mà chơi “cút bắt” thì khỏi nói, cả trường có bao nhiêu khuôn mặt hầu như đều góp vui.
Hôm nay, ngày nhà giáo Việt Nam làm Harry nhớ đến cô giáo ngày xưa của mình. Lúc đó nhà Harry ở vùng cao nên việc có giáo viên dạy là ôi thôi cả làng đều quý. Cũng ngày nhà giáo này vào năm Harry học lớp 2, ba của Harry cho tiền đi lễ cô giáo (ông cha ta có cái câu muốn con yêu chữ phải yêu lấy thầy, đứa nào đi lễ lớn thì là yêu thầy nhiều). Mà vì tức thằng Tý trong xóm đã thắng hết bi của mình nên Harry quyết định dùng tiền đó để làm việc thực tế hơn là mua bi. Đến lúc đi thăm cô giáo bí quá không biết tặng gì đành chui ra vườn bẻ mấy trái bắp bỏ bọc đem đi tặng cô. Cứ tưởng là thôi rồi lượm ơi! Mà ai ngờ cô giáo trẻ cảm động muốn rơi nước mắt. Sau này gia đình Harry chuyển ra thị trấn nên không còn cơ hội gặp cô nữa. Ấy vậy mà vài năm sau vô tình gặp trên đường cô vẫn nhận ra và vẫn nhắc cái chuyện “cảm động” trò nghèo tặng cô bắp ngày nhà giáo. Cô đâu có ngờ sự thật đằng sau câu chuyện đầy xúc động.
Còn bây giờ, Harry ngồi ăn cơm với đứa cháu, hỏi vui rằng 20/11 tặng cô cái gì chưa? Con bé ngây thơ nào tặng hoa, tặng thiệp, tặng tiền, phong bì, có đứa còn yêu thầy đến nỗi tặng cả trang sức, vòng đồng… Hỡi ơi! Cái mức độ định nghĩa yêu thầy giờ nó tỷ lệ theo tỷ giá vàng và lạm phát sao? Tụi nhỏ nào có tội chi mà đã bơm vào đầu chúng nó cái thói hối lộ từ bé vậy. Hỏi sao ngày càng nhiều kẻ cứ thích đi đường quan hệ để tới đích. Chúng đã được dạy điều đó từ bé.
Có những phụ huynh cứ chê trách còn nhà ông A vô chỗ đó làm việc thì chỉ là đút lót, quan hệ. Họ cứ tối ngày chê trách nhà họ nhưng đến khi họ nắm trong tay cái “cơ hội” được đi bằng đường quan hệ thì họ không bao giờ chê trách mình như cách đã chê trách người khác.
Harry nhớ rằng lúc mình học cấp 2, ông thầy dạy Văn của Harry từng là nhà văn cũng có vài cuốn sách xuất bản, ông là một người thầy tâm huyết mà Harry rất ngưỡng mộ. Dạy Văn còn dạy cả cách làm người. Làm bài tập làm văn đứa nào mà càng sáng tạo thì điểm càng cao. Harry chém gió từ nhỏ quen nên giọng văn cứ phải nói là tuôn trào như thác nước. Điểm cũng cao nữa. Hồi đó cứ nghĩ sau này mình sẽ làm nhà văn cơ đấy. Sau này lên cấp 3, Harry cứ theo thói cũ viết văn lúc nào cũng tuân trào, cảm xúc mà điểm thì cứ lè tè. Nhìn qua nhìn lại mới biết được bí kíp cứ viết đúng dàn bài của cô là điểm sẽ cao. Cứ thế 3 năm cấp 3, Harry dược dạy cách từ bỏ ước mơ nhà Văn của mình. Vì có còn sáng tạo nổi nữa đâu. Còn đầu Harry chém gió thành bão của ngày xưa, ôi cái thời…
Người ta nói rằng nền giáo dục Việt Nam đang đi lạc hậu hay cũng có người nói rằng giáo dục nước ta đang đi lạc đường nhưng thầy Giản Tư Trung nói không phải, hoàn toàn không đúng “ Giáo dục Việt Nam không hề lạc hậu mà cũng không phải lạc đường mà đang ngược đường”. Để thay đổi hay có một cái gọi là cách mạng đổi mới thì cần nhiều yếu tố và chủ thể trong đó có giáo viên, gia đình, học viên, nhà nước, xã hội…
Mà để các lãnh đạo đứng lên làm thì khỏi bàn cũng không hy vọng từ họ, vì nếu họ làm được thì đã làm được trong 40 năm qua rồi. Thầy Giản Tư Trung cũng có đề cập hãy làm cuộc cách mạng sự học từ tính người học trước và có thể thực hiện liền. Để làm được điều này thì cần sự nổ lực của học viên và sự nổ lực của chính người thầy, mà phải là thầy đưa đò thực sự chứ không phải mấy ông đi học cái bằng rồi ra lái đò cho có, đỗ bến nào tùy chúng bay nữa thì chết.
Đọc cuốn Khuyến Học của cái ông học giả Fukuzawa thì thấy người Việt mình còn thua họ cả trăm năm trước nói chi bây giờ. Thua từ cái tư tưởng, tư duy bảo sao không ngược đường. Coi chừng chục năm nữa lại thành thời đồ đá và con cháu chúng ta mặc khố đi học thì lại hỏng.
Ấy chết! Nói đi nói lại lại nói xa quá. Thôi không nói nữa. Nhân ngày nhà giáo xin chúc tất cả nhà giáo một ngày vui vẻ nhìn nghắm đứa học trò của mình và tìm thấy chính tâm của người thầy.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
NGHỀ ĐƯA ĐÒ – ĐƯA CẢ MỘT ĐỜI NGƯỜI!
Nhớ lúc bé Harry nhà ở xa xôi tít trong cái “hốc bò tó” – cách mà Ba của Harry hay dùng để gọi những nơi chó không cá đá mà ăn, gà không có sỏi mà mổ. Lúc đó nguyên 3 xã liên nhau chỉ có duy nhất 1 trường tiểu học, trong trường có đúng 5 lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Nhìn cái trường nó hiu quạnh còn hơn là cái chùa bà đanh. Ấy vậy mà trong trường ai cũng biết nhau, cứ mỗi lần ra chơi mà chơi “cút bắt” thì khỏi nói, cả trường có bao nhiêu khuôn mặt hầu như đều góp vui.
Hôm nay, ngày nhà giáo Việt Nam làm Harry nhớ đến cô giáo ngày xưa của mình. Lúc đó nhà Harry ở vùng cao nên việc có giáo viên dạy là ôi thôi cả làng đều quý. Cũng ngày nhà giáo này vào năm Harry học lớp 2, ba của Harry cho tiền đi lễ cô giáo (ông cha ta có cái câu muốn con yêu chữ phải yêu lấy thầy, đứa nào đi lễ lớn thì là yêu thầy nhiều). Mà vì tức thằng Tý trong xóm đã thắng hết bi của mình nên Harry quyết định dùng tiền đó để làm việc thực tế hơn là mua bi. Đến lúc đi thăm cô giáo bí quá không biết tặng gì đành chui ra vườn bẻ mấy trái bắp bỏ bọc đem đi tặng cô. Cứ tưởng là thôi rồi lượm ơi! Mà ai ngờ cô giáo trẻ cảm động muốn rơi nước mắt. Sau này gia đình Harry chuyển ra thị trấn nên không còn cơ hội gặp cô nữa. Ấy vậy mà vài năm sau vô tình gặp trên đường cô vẫn nhận ra và vẫn nhắc cái chuyện “cảm động” trò nghèo tặng cô bắp ngày nhà giáo. Cô đâu có ngờ sự thật đằng sau câu chuyện đầy xúc động.
Còn bây giờ, Harry ngồi ăn cơm với đứa cháu, hỏi vui rằng 20/11 tặng cô cái gì chưa? Con bé ngây thơ nào tặng hoa, tặng thiệp, tặng tiền, phong bì, có đứa còn yêu thầy đến nỗi tặng cả trang sức, vòng đồng… Hỡi ơi! Cái mức độ định nghĩa yêu thầy giờ nó tỷ lệ theo tỷ giá vàng và lạm phát sao? Tụi nhỏ nào có tội chi mà đã bơm vào đầu chúng nó cái thói hối lộ từ bé vậy. Hỏi sao ngày càng nhiều kẻ cứ thích đi đường quan hệ để tới đích. Chúng đã được dạy điều đó từ bé.
Có những phụ huynh cứ chê trách còn nhà ông A vô chỗ đó làm việc thì chỉ là đút lót, quan hệ. Họ cứ tối ngày chê trách nhà họ nhưng đến khi họ nắm trong tay cái “cơ hội” được đi bằng đường quan hệ thì họ không bao giờ chê trách mình như cách đã chê trách người khác.
Harry nhớ rằng lúc mình học cấp 2, ông thầy dạy Văn của Harry từng là nhà văn cũng có vài cuốn sách xuất bản, ông là một người thầy tâm huyết mà Harry rất ngưỡng mộ. Dạy Văn còn dạy cả cách làm người. Làm bài tập làm văn đứa nào mà càng sáng tạo thì điểm càng cao. Harry chém gió từ nhỏ quen nên giọng văn cứ phải nói là tuôn trào như thác nước. Điểm cũng cao nữa. Hồi đó cứ nghĩ sau này mình sẽ làm nhà văn cơ đấy. Sau này lên cấp 3, Harry cứ theo thói cũ viết văn lúc nào cũng tuân trào, cảm xúc mà điểm thì cứ lè tè. Nhìn qua nhìn lại mới biết được bí kíp cứ viết đúng dàn bài của cô là điểm sẽ cao. Cứ thế 3 năm cấp 3, Harry dược dạy cách từ bỏ ước mơ nhà Văn của mình. Vì có còn sáng tạo nổi nữa đâu. Còn đầu Harry chém gió thành bão của ngày xưa, ôi cái thời…
Người ta nói rằng nền giáo dục Việt Nam đang đi lạc hậu hay cũng có người nói rằng giáo dục nước ta đang đi lạc đường nhưng thầy Giản Tư Trung nói không phải, hoàn toàn không đúng “ Giáo dục Việt Nam không hề lạc hậu mà cũng không phải lạc đường mà đang ngược đường”. Để thay đổi hay có một cái gọi là cách mạng đổi mới thì cần nhiều yếu tố và chủ thể trong đó có giáo viên, gia đình, học viên, nhà nước, xã hội…
Mà để các lãnh đạo đứng lên làm thì khỏi bàn cũng không hy vọng từ họ, vì nếu họ làm được thì đã làm được trong 40 năm qua rồi. Thầy Giản Tư Trung cũng có đề cập hãy làm cuộc cách mạng sự học từ tính người học trước và có thể thực hiện liền. Để làm được điều này thì cần sự nổ lực của học viên và sự nổ lực của chính người thầy, mà phải là thầy đưa đò thực sự chứ không phải mấy ông đi học cái bằng rồi ra lái đò cho có, đỗ bến nào tùy chúng bay nữa thì chết.
Đọc cuốn Khuyến Học của cái ông học giả Fukuzawa thì thấy người Việt mình còn thua họ cả trăm năm trước nói chi bây giờ. Thua từ cái tư tưởng, tư duy bảo sao không ngược đường. Coi chừng chục năm nữa lại thành thời đồ đá và con cháu chúng ta mặc khố đi học thì lại hỏng.
Ấy chết! Nói đi nói lại lại nói xa quá. Thôi không nói nữa. Nhân ngày nhà giáo xin chúc tất cả nhà giáo một ngày vui vẻ nhìn nghắm đứa học trò của mình và tìm thấy chính tâm của người thầy.