Mỗi Ngày Một Chuyện

NGÔI NHÀ CŨ - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Một ngôi nhà bên Mỹ, chẳng mấy khang trang rộng rãi, cũng chẳng có dáng dấp dinh thự gì mà "thanh long với bạch hổ ".

       

    NGÔI NHÀ CŨ  -   CAO MỴ NHÂN 

 

Khi chúng tôi dọn tới ngôi nhà này, chỉ còn 2 căn nhà nữa là cuối đường.

Đoạn cuối đường nhà tôi lại thẳng góc với một đoạn cuối con đường khác, tạo thành một góc vuông không thẳng thớm lắm, vì công lộ Mỹ muốn khoét góc vuông đó như một vành khăn mềm mại, mỹ quan hơn. 

Hình như rải rác có những cây Palm ở trong sân những ngôi nhà đây đó. 

Còn toàn bộ 2 bên hè đường là những thân cây to, vỏ gốc mầu trắng tự nhiên, không phải sơn hay quét vôi như vài nơi nào đó tôi đã đi ngang.

Những cây thật cao, tàng lá lớn, nhưng lại có những dây lá rũ xuống mặt đường, khiến người ta liên tưởng đến cây liễu ở VN, nên chúng tôi gọi những cây đó là " liễu Mỹ " luôn. 

Cây liễu Mỹ có những chùm hoa mầu nâu, cánh hoa tròn và nhỏ bằng chiếc nút áo sơ mi, lá xanh nhỏ bằng lóng tay út, khi gió cuốn lá lên khơi, thì chỉ thấy một mầu sậm. 

Khu phố buồn thiu này được xây cất từ đã nửa thế kỷ rồi. 

Toàn bộ phần cuối đường tôi ở có 9 căn nhà thôi. 

Đặc biệt căn nhà chót, thứ 9 là của viên cảnh sát Mỹ trắng, cũng có gia đình rồi. 

 

Thoạt đầu tôi không thích ngôi nhà này, nó cũng giống những ngôi nhà kia, nhưng hình như rộng hơn. 

Hay tại tôi phải thường xuyên làm vườn, nên tôi nghĩ nó rộng,làm hoài không hết việc , bèn đổ hô cho nó rộng quá chăng. 

Tôi chẳng muốn tả thêm về ngôi nhà, lỡ con cái tôi biết được, lại cho là tôi làm biếng, vạch áo cho người xem lưng. 

Thật ra tôi muốn kể cho quý vị nghe cái sân phía trước nhà, nó có một lối đi hơi vòng quanh cái luống hoa cúc trắng và cúc tím, từ hè đường uốn éo vô cửa nhà, theo địa ốc huyền bí, họ nói là " thanh long. " 

Tôi chưa kịp nhận định có đúng lối đi thanh long như thế không, thì con trai tôi chỉ cái cây có nhiều tầng lá sắc nhọn, cứ đánh rối vào nhau, toạ ngay đầu luống hoa cúc trắng tím đó, nó bảo : cây Palm này là " bạch hổ " . 

 

Một ngôi nhà bên Mỹ, chẳng mấy khang trang rộng rãi, cũng chẳng có dáng dấp dinh thự gì mà "thanh long với bạch hổ ". 

Nhưng đã lỡ cảm thấy vậy rồi, thì phải  săn sóc thanh long , bạch hổ, cho vừa lòng tướng pháp. 

Giữa thân cây " bạch hổ " Palm đó, hướng quay vô cửa nhà,  con trai tôi có dịp muốn coi phong thuỷ, ông thầy phong thuỷ chả biết tên chi ở thủ đô Bolsa, đã quay quả lắc vài vòng lả lướt, rồi nói nhỏ với con trai tôi là: 

Cây Palm đó chính là tôi, kẻ lớn nhất nhà, để tránh phong ba bão táp, thầy phong thuỷ đã đóng vô phần thân cây, hướng cửa ra vào nhà 5 cây đinh sáng chói, từ buổi đó tới nay. 

Con dâu tôi thấy cây Palm lùm xùm quá, mà tôi cứ tiện lời nói cách tân, là cây "bú dù ", lá nó giống lá dừa VN, rũ rượi như tóc con " bú dù" . 

Tôi thầm hỏi gã Google, gã cười thú vị : " Thì có sai đâu, Palm gọi tên cho văn minh Âu Mỹ thôi, nó chính là cây Cọ Dừa vậy .

 

Mùa này hoa Cọ Dừa nở từng chòm, ngoài bắc VN kêu là từng buồng, buồng hoa cau mầu trắng ngà, buồng hoa Palm giống y như buồng hoa cau ấy . 

Vâng, quả là giống, có điều hoa cau thì kết thành quả cau mà quý vị đã thấy buồng cau tươi xanh ngắt, để đi đôi với giây lá tràu không mướt nõn nà, phần hoa quả trong lễ nghi hôn phối. 

Tôi đã ở ngôi nhà này với cái sân trước "thanh long bạch hổ" thấy năm nào cũng có hoa Palm Cọ Dừa , ý quên " bạch hổ " chớ, nhưng chỉ vài lần bắt gặp mấy quả Palm còi cọp khô héo rớt quanh gốc. 

Quả Palm Cọ Dừa nhà tôi thường nhỏ hơn nắm tay, có thể nói quả Palm lớn gấp đôi quả cau, và tất nhiên là nhỏ thua xa những quả dừa Xiêm rồi. 

 

Cây Palm ở sân trước nhà tôi, chỉ cao vượt mái garage độ 1m , như vậy nó không thể nào có mặt trên phần đất này từ nửa thế kỷ như cả khu phố được xây cất lên từ hồi đó . 

Tôi ở đây đã 18 năm, ngay những ngày đầu, nhìn cây Cọ Dừa Mỹ đó, tôi đã thấy nó xơ xác cành lá. 

Cách nay gần 3 năm, anh đã hỏi tôi là : " Có phải vườn xưa hoa lá khác, giờ không ai chăm sóc, mới vậy không ? " 

Câu hỏi chứng tỏ anh là người chuộng mỹ thuật lắm, nhưng đồng thời lại khiến mình như có nỗi tủi thân. Tôi rất ưa hoa lá cỏ cây, nhưng không đủ sức làm vườn tược . 

Thành đã trả lời anh rằng: Nó vẫn vậy từ hồi nào, tức là từ hồi dọn tới, đầu mùa thu năm 2000. 

Rồi đã liên tiếp trồng trọt cắt tỉa lá hoa, làm cỏ sạch không còn một cọng sót lại, như Thành Cát Tư Hãn quan niệm về chiến trường nơi các trận địa mà quân Nguyên Mông đã đi chinh phạt từ Á sang Âu từ những thế kỷ thời trung cổ . 

Tới đây phải mở dấu ngoặc, là cũng đoàn quân ấy, qua xâm chiếm VN, thì lại thua . 

 

Lá Palm còn biểu hiện cho sự chiến thắng, sự thành công. 

Nhưng tôi đang thất vọng về cái cây " kinh điển " vinh quang đó . 

Cây cũng như người, bất cứ ai, không chỉ riêng mình, ngoại trừ đại thụ trường sinh, có thể lão lai hàng ngàn tuổi. 

Chứ ruột cây xốp kiểu Cọ Dừa, thì làm sao bền bỉ với tháng năm được. 

Cây Palm nhà tôi đã tự huỷ hoại từ từ, từng khoảng thời gian một, từng cành mục rữa lâu nay. Hiện Palm chỉ còn cái thân cao độ 2 m , trơ trụi cành nhưng có 2 chùm lá cỗi buồn tênh  phủ đầu thân cây mục nát ...

Rồi thì, chẳng còn bao lâu nữa, muốn giữ cho lối đi đậm nét "thanh long", rễ bạch hổ Palm sẽ được bứng đi, tôi sẽ thay vào đó bụi hoa hồng bạch . 

Người chủ nhà trước, từ Texas qua thăm lại nơi ông ta đã cố gầy một sắc thái đông phương, ông là một hoạ sĩ độc thân 61 tuổi năm bán nhà, giờ thì 79 tuổi rồi . 

Ông hoạ sĩ nói với con tôi: " Gia đình cậu có vừa ý ngôi nhà này không, tôi gốc Đức, sống ở Trung Hoa hai chục năm, mở quán rượu ở Ma Cao " . 

Con tôi cười lớn : Hèn chi ông trồng hoa cúc thành luống uốn éo, và cây Palm sừng sững, đúng là  " Blue Dragon White Tiger ". 

Hoạ sĩ cố chủ nhà cười: " Blue Dragon and White Lion " ý ông ấy nói " con Sư Tử mới là con Hổ Trắng ( bạch hổ ), chứ con hổ đúng cọp thì mầu nâu vàng đen vv...

 

Con tôi mời ông chủ nhà cũ vô chơi. Ông ta cứ ngắm nghía cái phòng khách và living room, vẫn không thay đổi, vẫn treo 2 con chim đại bàng bằng gỗ bóng, đang vỗ cánh, và nhất là bức tranh lụa. 

À cả tấm màn cửa mầu nâu mã não huyễn ảo che ngang phía sau. 

Hoạ sĩ nguyên chủ nhà hỏi : " Tại sao không thay tất cả đi ? " 

Con trai tôi lặng thinh vì vốn hắn cũng có đầu óc trang trí, hắn nói là có sẵn mấy bộ tranh ảnh nội thất, nhưng hay thay đổi tuỳ lúc thích. 

Con tôi còn bùi ngùi nói với ông ta : chúng tôi rất ngạc nhiên là tại sao khu phố này lại có ngôi nhà mang âm hưởng Á Đông, nhất là đôi con chim đại bàng này và sân trước cố làm hình thanh long, bạch hổ. 

Hoạ sĩ Mỹ gốc Đức thở dài : Vì suốt thời trai trẻ tôi ở quanh các vùng châu Á, có một người tình Trung Hoa, cô ta có tâm hồn " sâu thẳm", không sao tôi có thể phủ đầy được cái vực thẳm tâm tư tình cảm đó, có ở với nhau, nhưng cuối cùng chúng tôi đi Thượng Hải nghỉ nửa tháng, rồi cô tự chết nơi đó . 

Con trai tôi rùng mình, người hoạ sĩ thở dài : " Cứ an tâm, she chết ở cách xa đây nửa vòng trái đất, không ảnh hưởng tới ngôi nhà này". 

Con trai tôi cũng thở dài nhè nhẹ : 

Này hoạ sĩ, ông có biết cây Palm White Lion của ông nó mục hết , sắp đổ, chúng tôi sẽ thay vô đó một bụi hoa hồng trắng. 

Hoạ sĩ chủ nhà cũ, loé tia nhìn rạng rỡ : " Thanks  a lot " . 

 

             CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NGÔI NHÀ CŨ - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Một ngôi nhà bên Mỹ, chẳng mấy khang trang rộng rãi, cũng chẳng có dáng dấp dinh thự gì mà "thanh long với bạch hổ ".

       

    NGÔI NHÀ CŨ  -   CAO MỴ NHÂN 

 

Khi chúng tôi dọn tới ngôi nhà này, chỉ còn 2 căn nhà nữa là cuối đường.

Đoạn cuối đường nhà tôi lại thẳng góc với một đoạn cuối con đường khác, tạo thành một góc vuông không thẳng thớm lắm, vì công lộ Mỹ muốn khoét góc vuông đó như một vành khăn mềm mại, mỹ quan hơn. 

Hình như rải rác có những cây Palm ở trong sân những ngôi nhà đây đó. 

Còn toàn bộ 2 bên hè đường là những thân cây to, vỏ gốc mầu trắng tự nhiên, không phải sơn hay quét vôi như vài nơi nào đó tôi đã đi ngang.

Những cây thật cao, tàng lá lớn, nhưng lại có những dây lá rũ xuống mặt đường, khiến người ta liên tưởng đến cây liễu ở VN, nên chúng tôi gọi những cây đó là " liễu Mỹ " luôn. 

Cây liễu Mỹ có những chùm hoa mầu nâu, cánh hoa tròn và nhỏ bằng chiếc nút áo sơ mi, lá xanh nhỏ bằng lóng tay út, khi gió cuốn lá lên khơi, thì chỉ thấy một mầu sậm. 

Khu phố buồn thiu này được xây cất từ đã nửa thế kỷ rồi. 

Toàn bộ phần cuối đường tôi ở có 9 căn nhà thôi. 

Đặc biệt căn nhà chót, thứ 9 là của viên cảnh sát Mỹ trắng, cũng có gia đình rồi. 

 

Thoạt đầu tôi không thích ngôi nhà này, nó cũng giống những ngôi nhà kia, nhưng hình như rộng hơn. 

Hay tại tôi phải thường xuyên làm vườn, nên tôi nghĩ nó rộng,làm hoài không hết việc , bèn đổ hô cho nó rộng quá chăng. 

Tôi chẳng muốn tả thêm về ngôi nhà, lỡ con cái tôi biết được, lại cho là tôi làm biếng, vạch áo cho người xem lưng. 

Thật ra tôi muốn kể cho quý vị nghe cái sân phía trước nhà, nó có một lối đi hơi vòng quanh cái luống hoa cúc trắng và cúc tím, từ hè đường uốn éo vô cửa nhà, theo địa ốc huyền bí, họ nói là " thanh long. " 

Tôi chưa kịp nhận định có đúng lối đi thanh long như thế không, thì con trai tôi chỉ cái cây có nhiều tầng lá sắc nhọn, cứ đánh rối vào nhau, toạ ngay đầu luống hoa cúc trắng tím đó, nó bảo : cây Palm này là " bạch hổ " . 

 

Một ngôi nhà bên Mỹ, chẳng mấy khang trang rộng rãi, cũng chẳng có dáng dấp dinh thự gì mà "thanh long với bạch hổ ". 

Nhưng đã lỡ cảm thấy vậy rồi, thì phải  săn sóc thanh long , bạch hổ, cho vừa lòng tướng pháp. 

Giữa thân cây " bạch hổ " Palm đó, hướng quay vô cửa nhà,  con trai tôi có dịp muốn coi phong thuỷ, ông thầy phong thuỷ chả biết tên chi ở thủ đô Bolsa, đã quay quả lắc vài vòng lả lướt, rồi nói nhỏ với con trai tôi là: 

Cây Palm đó chính là tôi, kẻ lớn nhất nhà, để tránh phong ba bão táp, thầy phong thuỷ đã đóng vô phần thân cây, hướng cửa ra vào nhà 5 cây đinh sáng chói, từ buổi đó tới nay. 

Con dâu tôi thấy cây Palm lùm xùm quá, mà tôi cứ tiện lời nói cách tân, là cây "bú dù ", lá nó giống lá dừa VN, rũ rượi như tóc con " bú dù" . 

Tôi thầm hỏi gã Google, gã cười thú vị : " Thì có sai đâu, Palm gọi tên cho văn minh Âu Mỹ thôi, nó chính là cây Cọ Dừa vậy .

 

Mùa này hoa Cọ Dừa nở từng chòm, ngoài bắc VN kêu là từng buồng, buồng hoa cau mầu trắng ngà, buồng hoa Palm giống y như buồng hoa cau ấy . 

Vâng, quả là giống, có điều hoa cau thì kết thành quả cau mà quý vị đã thấy buồng cau tươi xanh ngắt, để đi đôi với giây lá tràu không mướt nõn nà, phần hoa quả trong lễ nghi hôn phối. 

Tôi đã ở ngôi nhà này với cái sân trước "thanh long bạch hổ" thấy năm nào cũng có hoa Palm Cọ Dừa , ý quên " bạch hổ " chớ, nhưng chỉ vài lần bắt gặp mấy quả Palm còi cọp khô héo rớt quanh gốc. 

Quả Palm Cọ Dừa nhà tôi thường nhỏ hơn nắm tay, có thể nói quả Palm lớn gấp đôi quả cau, và tất nhiên là nhỏ thua xa những quả dừa Xiêm rồi. 

 

Cây Palm ở sân trước nhà tôi, chỉ cao vượt mái garage độ 1m , như vậy nó không thể nào có mặt trên phần đất này từ nửa thế kỷ như cả khu phố được xây cất lên từ hồi đó . 

Tôi ở đây đã 18 năm, ngay những ngày đầu, nhìn cây Cọ Dừa Mỹ đó, tôi đã thấy nó xơ xác cành lá. 

Cách nay gần 3 năm, anh đã hỏi tôi là : " Có phải vườn xưa hoa lá khác, giờ không ai chăm sóc, mới vậy không ? " 

Câu hỏi chứng tỏ anh là người chuộng mỹ thuật lắm, nhưng đồng thời lại khiến mình như có nỗi tủi thân. Tôi rất ưa hoa lá cỏ cây, nhưng không đủ sức làm vườn tược . 

Thành đã trả lời anh rằng: Nó vẫn vậy từ hồi nào, tức là từ hồi dọn tới, đầu mùa thu năm 2000. 

Rồi đã liên tiếp trồng trọt cắt tỉa lá hoa, làm cỏ sạch không còn một cọng sót lại, như Thành Cát Tư Hãn quan niệm về chiến trường nơi các trận địa mà quân Nguyên Mông đã đi chinh phạt từ Á sang Âu từ những thế kỷ thời trung cổ . 

Tới đây phải mở dấu ngoặc, là cũng đoàn quân ấy, qua xâm chiếm VN, thì lại thua . 

 

Lá Palm còn biểu hiện cho sự chiến thắng, sự thành công. 

Nhưng tôi đang thất vọng về cái cây " kinh điển " vinh quang đó . 

Cây cũng như người, bất cứ ai, không chỉ riêng mình, ngoại trừ đại thụ trường sinh, có thể lão lai hàng ngàn tuổi. 

Chứ ruột cây xốp kiểu Cọ Dừa, thì làm sao bền bỉ với tháng năm được. 

Cây Palm nhà tôi đã tự huỷ hoại từ từ, từng khoảng thời gian một, từng cành mục rữa lâu nay. Hiện Palm chỉ còn cái thân cao độ 2 m , trơ trụi cành nhưng có 2 chùm lá cỗi buồn tênh  phủ đầu thân cây mục nát ...

Rồi thì, chẳng còn bao lâu nữa, muốn giữ cho lối đi đậm nét "thanh long", rễ bạch hổ Palm sẽ được bứng đi, tôi sẽ thay vào đó bụi hoa hồng bạch . 

Người chủ nhà trước, từ Texas qua thăm lại nơi ông ta đã cố gầy một sắc thái đông phương, ông là một hoạ sĩ độc thân 61 tuổi năm bán nhà, giờ thì 79 tuổi rồi . 

Ông hoạ sĩ nói với con tôi: " Gia đình cậu có vừa ý ngôi nhà này không, tôi gốc Đức, sống ở Trung Hoa hai chục năm, mở quán rượu ở Ma Cao " . 

Con tôi cười lớn : Hèn chi ông trồng hoa cúc thành luống uốn éo, và cây Palm sừng sững, đúng là  " Blue Dragon White Tiger ". 

Hoạ sĩ cố chủ nhà cười: " Blue Dragon and White Lion " ý ông ấy nói " con Sư Tử mới là con Hổ Trắng ( bạch hổ ), chứ con hổ đúng cọp thì mầu nâu vàng đen vv...

 

Con tôi mời ông chủ nhà cũ vô chơi. Ông ta cứ ngắm nghía cái phòng khách và living room, vẫn không thay đổi, vẫn treo 2 con chim đại bàng bằng gỗ bóng, đang vỗ cánh, và nhất là bức tranh lụa. 

À cả tấm màn cửa mầu nâu mã não huyễn ảo che ngang phía sau. 

Hoạ sĩ nguyên chủ nhà hỏi : " Tại sao không thay tất cả đi ? " 

Con trai tôi lặng thinh vì vốn hắn cũng có đầu óc trang trí, hắn nói là có sẵn mấy bộ tranh ảnh nội thất, nhưng hay thay đổi tuỳ lúc thích. 

Con tôi còn bùi ngùi nói với ông ta : chúng tôi rất ngạc nhiên là tại sao khu phố này lại có ngôi nhà mang âm hưởng Á Đông, nhất là đôi con chim đại bàng này và sân trước cố làm hình thanh long, bạch hổ. 

Hoạ sĩ Mỹ gốc Đức thở dài : Vì suốt thời trai trẻ tôi ở quanh các vùng châu Á, có một người tình Trung Hoa, cô ta có tâm hồn " sâu thẳm", không sao tôi có thể phủ đầy được cái vực thẳm tâm tư tình cảm đó, có ở với nhau, nhưng cuối cùng chúng tôi đi Thượng Hải nghỉ nửa tháng, rồi cô tự chết nơi đó . 

Con trai tôi rùng mình, người hoạ sĩ thở dài : " Cứ an tâm, she chết ở cách xa đây nửa vòng trái đất, không ảnh hưởng tới ngôi nhà này". 

Con trai tôi cũng thở dài nhè nhẹ : 

Này hoạ sĩ, ông có biết cây Palm White Lion của ông nó mục hết , sắp đổ, chúng tôi sẽ thay vô đó một bụi hoa hồng trắng. 

Hoạ sĩ chủ nhà cũ, loé tia nhìn rạng rỡ : " Thanks  a lot " . 

 

             CAO MỴ NHÂN (HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm