Mỗi Ngày Một Chuyện
NGƯỜI HÀNG XÓM - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI HÀNG XÓM - CAO MỴ NHÂN
Ba người hàng xóm ở 3 căn nhà liền nhau, có số tuổi khác nhau, nhà tôi ở giữa,
nhà chị Hải bên trái, nhà chú Vĩnh bên mặt.
Năm đó, ba tôi mới đổi từ phi trường trường Gia Lâm Hà Nội, xuống phi trường
Cát Bi, Hải phòng.
Ba chị Hải làm quận trưởng Kiến An.
Cụ đội, mẹ chú Vĩnh thì bắt đầu gọi là già, cụ trạc 50. Ý, tôi quên chưa giới
thiệu tuổi của 3 người chúng tôi, cách biệt lung tung lắm, mà lại chơi với nhau
thân mới lạ.
Trước hết là tôi 9 tuổi, chị Hải 14, còn chú Vĩnh lại gấp đôi tuổi chị Hải, 28
tuổi.
Còn bé nhóc nên tôi chẳng để ý chú Vĩnh làm nghề gì , chị Hải thì học đệ mấy
chả nhớ, còn tôi lớp nhì trường nữ tiểu học Lệ Hải, Hải phòng như đã nhiều lần
giới thiệu.
Mỗi sáng chị Hải rủ tôi đi bộ đến trường... nhưng đi độ già nửa đường, thì chị
Hải vô trường Trung học tư thục Trí Tri của chị, còn tôi đi tiếp một quãng nữa
là đến trường tiểu học Lệ Hải của tôi.
Tan trường, tôi cùng lũ bạn trời ơi chạy nhảy trên đường về...
Một hôm, chúng tôi đi ngang trường Trung học Trí Tri, thì thấy chú Vĩnh đang
đậu xe đạp trên bờ hè đường, ghếch một chân lên khung xe đạp...
Sẵn cùng mấy đứa bạn chơi chạy đuổi trên hè đường đó, tôi a vô xe đạp chú Vĩnh...
lại đúng lúc chị Hải đi từ sân trường ra... chị hét lên vì chú Vĩnh nghiêng xe
sắp ngã, chị Hải quát tôi chơi ác...
Chú Vĩnh nói Hải lên xe chú Vĩnh chở về, thế là tôi chơ hơ ra nhìn, rồi tiếp
tục chạy theo bạn reo hò khiếp đảm.
Tôi đã vô con đường có mấy căn nhà chúng tôi, thấy chị Hải xuống xe cách nhà cả
chục căn, và lại đang đứng đợi tôi mới lạ.
Không thấy chú Vĩnh, tôi hỏi chị Hải:
" Thế chú Vĩnh đâu rồi?"
Hải lắc đầu: "Chú Vĩnh nói Hải xuống xe, đợi Mỵ cùng về cho hai đứa
vui..."
Chúng tôi chả để ý gì.
Tới chiều hôm sau, chị Hải với tôi đang chơi chuyền, tức là chơi với bó đũa và
quả banh nhỏ, thì cụ đội ngoắc tôi vô nhà cụ chơi .
Cụ đội hỏi tôi: "Con bé Hải chơi với cháu bao tuổi rồi hở?"
Tôi thưa: " Dạ cháu không biết ạ".
Cụ đội tiếp: " Nhà nó mấy anh chị em, sao nó chỉ chơi với cháu
thôi".
Tôi hồn nhiên đáp: "Có chú Vĩnh nữa ạ"
Chú Vĩnh nào, sao chúng mày bé oắt con, mà chơi với chú Vĩnh hở? Chú Vĩnh sắp
lên Hà Nội làm việc rồi, trẻ mỏ gì mà chơi với chúng mày chớ.
Dạ cháu đâu biết, thưa bà, chú Vĩnh có con không ạ?
Hừm, bé nứt mắt ra mà dám hỏi chuyện đó. Bà cấm nghe con ranh con.
Thưa bà, thì để con chú Vĩnh chơi với tụi cháu.
Bà cấm, bà cấm...
Dạ, bà cấm,cháu nhớ rồi ạ.
Cụ đội sẵng giọng: "Ra ngoài, con ranh".
Mừng quá, không phải nghe cụ đội nói gì nữa, tôi ù chạy ra cửa ...
Tôi chợt thấy chú Vĩnh đang tươi cười vào nhà.
Chú vĩnh sẽ đi xa dạy học, trưa chủ nhật tuần đó, chú Vĩnh xin phép ba tôi và
mẹ chị Hải với cả cụ đội cho chị Hải với tôi đi xem cải lương đoàn Kim Chung,
tiếng Chuông vàng Hải cảng, ở rạp Trần Mỹ Ngọc, cách nhà chúng tôi có mấy căn
thôi...
Chị Hải và tôi thì thích lắm, chắc ba tôi với mẹ chị Hải nghĩ tình xóm giềng,
chẳng có gì phải ngại. Chúng tôi còn bé, chú Vĩnh con cụ đội chứ ai xa lạ đâu
mà sợ, lại còn được xin phép, xin tắc đàng hoàng.
Nhưng cụ đội thết sức bực mình, cụ cứ nói rang rảng, nhà ba tôi ở sát nhà cụ,
nghe cứ mồn một:
Này cậu, mẹ nói cho mà hay, xóm giềng thì xóm giềng chứ, cậu rủ 2 con bé tá hạ,
lại là con gái, phải cẩn thận, không miệng đời nhĩ mục quan chiêm, cậu ăn gì mà
dại thế hả?
Người Bắc kỳ xưa hay kêu con cái lớn là cô cậu, anh chị, cụ đồ tiếp tục:
Này nói lúc này, còn lúc khác nữa nghe, xong xem hát hôm nay, cậu không được chơi
với cái đồ nhãi ranh đó nữa...
Chú Vĩnh nghe mẹ chú dặn dò nhiều quá, ngồi phịch xuống ghế chỗ bàn uống nước,
nói lầm rầm: "Hai đứa trẻ con đó thôi, sao mẹ cứ nghĩ xa và sai vậy? Vậy
thôi không đi nữa.., chú Vĩnh lấy xấp vé ra, giơ lên tính xé, thì cụ đội
giằng lấy:
Đã mua rồi thì cho chúng nó đi, đừng làm phiền tôi nữa nói rồi cụ đội ngoảy vào
trong buồng cụ. Chú Vĩnh ngồi thừ một lúc, đoạn ra ngoài cửa chờ chúng tôi tới
đi xem vở: "Giai nhân bên suối bạc đầu".
Vài ngày sau chú lên đường đi tận đâu đó, đi làm ...thỉnh thoảng chú Vĩnh cũng
về thăm cụ đội ở cạnh nhà tôi.
Chỉ vài năm sau nữa, cuộc di cư cả triệu người vô Nam. Trước đó, ba tôi đã mua
nhà bên kia đường, không còn là hàng xóm của cụ đội và nhà Hải.
Ba Hải đã thôi làm Quận trưởng Kiến An, và mất đúng giai đoạn chia đôi đất
nước, gia đình Hải cũng chia đôi một nửa di cư, một nửa ở lại ngoài Bắc.
Ba tôi thì nhà cửa chẳng những ở Hải Phòng, còn nhà ở Gia Lâm, lẫn ruộng vườn
trong vùng quê Nội tôi, với ý tưởng sẽ quay về khi có tổng tuyển cử, nên vẫn cứ
để như mọi nhà thiên hạ, chẳng hề sang nhượng, bán hay cho thuê gì cả...
Tôi lớn lên ở Saigon, theo nhịp sống nơi quê hương miền Nam, tôi chẳng hề nhớ
một mảy may cái thành phố mà mùa hè thì không gian đỏ rực sắc hoa phượng...
Không nhớ luôn cả cái thời học lớp nhì trường Lệ Hải, có mối thân tình giữa chú
Vĩnh và chị Hải.
Rồi tôi gia nhập quân đội VNCH, đi mấy nơi ở QĐII và QĐIV, sau đóng đô ở
QĐI/QKI.
Đôi khi cũng nhớ lại thuở ấu thơ và niên thiếu của mình ở ngoài Bắc, nhưng
không đến nỗi thăm thẳm niềm thương cảm mịt mù...
Vì có thể nói ở đời ai cũng vậy, phải đến tuổi nhớ nhung thiệt sự mới khiến
người ta ấp ủ tình cảm riêng tư, đến phải nghẹn ngào luyến tiếc.
Bỗng một hôm, tôi phải sắp xếp cái chương trình đi thăm các trại gia binh các
đơn vị trực thuộc QĐI /QKI của... tôi.
Tôi đến một đơn vị pháo binh ở ngoại vi QĐI .
Vị chỉ huy trưởng cứ nhìn tôi đăm đăm, thốt nhiên ông hỏi tôi: "Tôi hỏi
thăm cô, không phải thì thôi nhé, thủa nhỏ, gia đình cô, có ở Hải phòng không?
"
Dạ có.
Cô có ở phố Tám Gian, tức đai lộ Lê Lợi không?
Ủa ông ấy là ai nhỉ? Tôi thầm hỏi.
Dạ nhà ba tôi có thời gian ở gần rạp hát Trần Mỹ Ngọc.
Tôi thấy ông đó cười cười, rồi hỏi tiếp:
Hồi ở đó, cô có quen ai tên Hải không?
Dạ có, Trung tá biết chị Hải sao? Quá lâu rồi, không biết chị Hải bây giờ ở
đâu.
Ông đứng lên, xin lỗi tôi có việc cần đi trong 10 phút.
Khi ông trở lại thì có thêm một phụ nữ, bà trạc 30 tuổi, mắt to, đúng rồi, cái
dáng dấp của chị Hải xưa.
Bà cũng ngó tôi đăm đăm, rồi "à" một tiếng: "Này Mỵ phải không?
Mười mấy năm qua, tất nhiên là phải lớn, phải già rồi, nhưng sao em để mái tóc
kiểu này hoài vậy, nhưng nhờ mái tóc mà chị nhận ra đó, có nhận ra chị không?".
Chị đổi nhiều, không phải là tuổi lớn, mà chị phải thay đổi theo thời đại chứ.
Đúng rồi, sao em không ngạc nhiên là chị với chú Vĩnh xưa, nay là một gia đình
hả?
Dạ em cũng không ngờ, tưởng mỗi người đi mỗi đường chứ.
Thì đúng, hồi đó mỗi người đi mỗi đường, em có tin rằng đời có cái số không?
Vô Nam được mấy năm chị mới gặp lại "chú Vĩnh", chú bảo chú quyết chí
đi tìm chị để lập gia đình mới... sầu chứ.
Rồi mỗi người lại mỗi đi tiếp.
Cuối tháng 3/1975, chúng tôi mất Đà Nẵng, vì có nhà ba tôi ở Saigon, nên tôi
tìm về Saigon... cũng vì thế mà tôi đi tù cải tạo ở trong Nam.
Trung tá X tức " chú Vĩnh" phải tập trung ra bắc cùng đa số quan 5, bạn
ông. Ngày ra trại tù, là đã 12 năm sau, tức 1987, quan anh đã ngót sáu chục...
Nhưng chị Hải cùng mấy cháu đã vượt biên từ 1980, khi đó chị Hải đúng 40 tuổi,
cái tuổi dễ hốt hoảng bởi thời gian của bản lề trung niên, chị đã không chờ
"chú Vĩnh" được, hơn nữa chị mang theo ra biển cả 4 đứa con, không
English, không vốn liếng, nên đành lần nữa sang ngang.
Quan 5 ở tù cải tạo về, rồi quan 5 đi Hoa Kỳ tị nạn. Hồ sơ ra đi theo diện HO
của "chú Vĩnh" bỏ dư bao nhiêu giấy trắng... chú Vĩnh cười mỉm, rồi
nói rằng:
"Trong suốt cuộc đời chú ấy đi tìm chị Hải, chứ có phải chị Hải đi tìm chú
ấy đâu mà bắt lỗi chị. Ngày xưa từ Bắc vô Nam, thì đi tìm thật. Nay qua đất
nước khác, thấy nhau soèn soẹt, mà tìm với kiếm gì"...
Thôi đã hết duyên thì chẳng cách nào nối lại, chỉ nên chúc phúc cho nhau là tốt
rồi...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGƯỜI HÀNG XÓM - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI HÀNG XÓM - CAO MỴ NHÂN
Ba người hàng xóm ở 3 căn nhà liền nhau, có số tuổi khác nhau, nhà tôi ở giữa,
nhà chị Hải bên trái, nhà chú Vĩnh bên mặt.
Năm đó, ba tôi mới đổi từ phi trường trường Gia Lâm Hà Nội, xuống phi trường
Cát Bi, Hải phòng.
Ba chị Hải làm quận trưởng Kiến An.
Cụ đội, mẹ chú Vĩnh thì bắt đầu gọi là già, cụ trạc 50. Ý, tôi quên chưa giới
thiệu tuổi của 3 người chúng tôi, cách biệt lung tung lắm, mà lại chơi với nhau
thân mới lạ.
Trước hết là tôi 9 tuổi, chị Hải 14, còn chú Vĩnh lại gấp đôi tuổi chị Hải, 28
tuổi.
Còn bé nhóc nên tôi chẳng để ý chú Vĩnh làm nghề gì , chị Hải thì học đệ mấy
chả nhớ, còn tôi lớp nhì trường nữ tiểu học Lệ Hải, Hải phòng như đã nhiều lần
giới thiệu.
Mỗi sáng chị Hải rủ tôi đi bộ đến trường... nhưng đi độ già nửa đường, thì chị
Hải vô trường Trung học tư thục Trí Tri của chị, còn tôi đi tiếp một quãng nữa
là đến trường tiểu học Lệ Hải của tôi.
Tan trường, tôi cùng lũ bạn trời ơi chạy nhảy trên đường về...
Một hôm, chúng tôi đi ngang trường Trung học Trí Tri, thì thấy chú Vĩnh đang
đậu xe đạp trên bờ hè đường, ghếch một chân lên khung xe đạp...
Sẵn cùng mấy đứa bạn chơi chạy đuổi trên hè đường đó, tôi a vô xe đạp chú Vĩnh...
lại đúng lúc chị Hải đi từ sân trường ra... chị hét lên vì chú Vĩnh nghiêng xe
sắp ngã, chị Hải quát tôi chơi ác...
Chú Vĩnh nói Hải lên xe chú Vĩnh chở về, thế là tôi chơ hơ ra nhìn, rồi tiếp
tục chạy theo bạn reo hò khiếp đảm.
Tôi đã vô con đường có mấy căn nhà chúng tôi, thấy chị Hải xuống xe cách nhà cả
chục căn, và lại đang đứng đợi tôi mới lạ.
Không thấy chú Vĩnh, tôi hỏi chị Hải:
" Thế chú Vĩnh đâu rồi?"
Hải lắc đầu: "Chú Vĩnh nói Hải xuống xe, đợi Mỵ cùng về cho hai đứa
vui..."
Chúng tôi chả để ý gì.
Tới chiều hôm sau, chị Hải với tôi đang chơi chuyền, tức là chơi với bó đũa và
quả banh nhỏ, thì cụ đội ngoắc tôi vô nhà cụ chơi .
Cụ đội hỏi tôi: "Con bé Hải chơi với cháu bao tuổi rồi hở?"
Tôi thưa: " Dạ cháu không biết ạ".
Cụ đội tiếp: " Nhà nó mấy anh chị em, sao nó chỉ chơi với cháu
thôi".
Tôi hồn nhiên đáp: "Có chú Vĩnh nữa ạ"
Chú Vĩnh nào, sao chúng mày bé oắt con, mà chơi với chú Vĩnh hở? Chú Vĩnh sắp
lên Hà Nội làm việc rồi, trẻ mỏ gì mà chơi với chúng mày chớ.
Dạ cháu đâu biết, thưa bà, chú Vĩnh có con không ạ?
Hừm, bé nứt mắt ra mà dám hỏi chuyện đó. Bà cấm nghe con ranh con.
Thưa bà, thì để con chú Vĩnh chơi với tụi cháu.
Bà cấm, bà cấm...
Dạ, bà cấm,cháu nhớ rồi ạ.
Cụ đội sẵng giọng: "Ra ngoài, con ranh".
Mừng quá, không phải nghe cụ đội nói gì nữa, tôi ù chạy ra cửa ...
Tôi chợt thấy chú Vĩnh đang tươi cười vào nhà.
Chú vĩnh sẽ đi xa dạy học, trưa chủ nhật tuần đó, chú Vĩnh xin phép ba tôi và
mẹ chị Hải với cả cụ đội cho chị Hải với tôi đi xem cải lương đoàn Kim Chung,
tiếng Chuông vàng Hải cảng, ở rạp Trần Mỹ Ngọc, cách nhà chúng tôi có mấy căn
thôi...
Chị Hải và tôi thì thích lắm, chắc ba tôi với mẹ chị Hải nghĩ tình xóm giềng,
chẳng có gì phải ngại. Chúng tôi còn bé, chú Vĩnh con cụ đội chứ ai xa lạ đâu
mà sợ, lại còn được xin phép, xin tắc đàng hoàng.
Nhưng cụ đội thết sức bực mình, cụ cứ nói rang rảng, nhà ba tôi ở sát nhà cụ,
nghe cứ mồn một:
Này cậu, mẹ nói cho mà hay, xóm giềng thì xóm giềng chứ, cậu rủ 2 con bé tá hạ,
lại là con gái, phải cẩn thận, không miệng đời nhĩ mục quan chiêm, cậu ăn gì mà
dại thế hả?
Người Bắc kỳ xưa hay kêu con cái lớn là cô cậu, anh chị, cụ đồ tiếp tục:
Này nói lúc này, còn lúc khác nữa nghe, xong xem hát hôm nay, cậu không được chơi
với cái đồ nhãi ranh đó nữa...
Chú Vĩnh nghe mẹ chú dặn dò nhiều quá, ngồi phịch xuống ghế chỗ bàn uống nước,
nói lầm rầm: "Hai đứa trẻ con đó thôi, sao mẹ cứ nghĩ xa và sai vậy? Vậy
thôi không đi nữa.., chú Vĩnh lấy xấp vé ra, giơ lên tính xé, thì cụ đội
giằng lấy:
Đã mua rồi thì cho chúng nó đi, đừng làm phiền tôi nữa nói rồi cụ đội ngoảy vào
trong buồng cụ. Chú Vĩnh ngồi thừ một lúc, đoạn ra ngoài cửa chờ chúng tôi tới
đi xem vở: "Giai nhân bên suối bạc đầu".
Vài ngày sau chú lên đường đi tận đâu đó, đi làm ...thỉnh thoảng chú Vĩnh cũng
về thăm cụ đội ở cạnh nhà tôi.
Chỉ vài năm sau nữa, cuộc di cư cả triệu người vô Nam. Trước đó, ba tôi đã mua
nhà bên kia đường, không còn là hàng xóm của cụ đội và nhà Hải.
Ba Hải đã thôi làm Quận trưởng Kiến An, và mất đúng giai đoạn chia đôi đất
nước, gia đình Hải cũng chia đôi một nửa di cư, một nửa ở lại ngoài Bắc.
Ba tôi thì nhà cửa chẳng những ở Hải Phòng, còn nhà ở Gia Lâm, lẫn ruộng vườn
trong vùng quê Nội tôi, với ý tưởng sẽ quay về khi có tổng tuyển cử, nên vẫn cứ
để như mọi nhà thiên hạ, chẳng hề sang nhượng, bán hay cho thuê gì cả...
Tôi lớn lên ở Saigon, theo nhịp sống nơi quê hương miền Nam, tôi chẳng hề nhớ
một mảy may cái thành phố mà mùa hè thì không gian đỏ rực sắc hoa phượng...
Không nhớ luôn cả cái thời học lớp nhì trường Lệ Hải, có mối thân tình giữa chú
Vĩnh và chị Hải.
Rồi tôi gia nhập quân đội VNCH, đi mấy nơi ở QĐII và QĐIV, sau đóng đô ở
QĐI/QKI.
Đôi khi cũng nhớ lại thuở ấu thơ và niên thiếu của mình ở ngoài Bắc, nhưng
không đến nỗi thăm thẳm niềm thương cảm mịt mù...
Vì có thể nói ở đời ai cũng vậy, phải đến tuổi nhớ nhung thiệt sự mới khiến
người ta ấp ủ tình cảm riêng tư, đến phải nghẹn ngào luyến tiếc.
Bỗng một hôm, tôi phải sắp xếp cái chương trình đi thăm các trại gia binh các
đơn vị trực thuộc QĐI /QKI của... tôi.
Tôi đến một đơn vị pháo binh ở ngoại vi QĐI .
Vị chỉ huy trưởng cứ nhìn tôi đăm đăm, thốt nhiên ông hỏi tôi: "Tôi hỏi
thăm cô, không phải thì thôi nhé, thủa nhỏ, gia đình cô, có ở Hải phòng không?
"
Dạ có.
Cô có ở phố Tám Gian, tức đai lộ Lê Lợi không?
Ủa ông ấy là ai nhỉ? Tôi thầm hỏi.
Dạ nhà ba tôi có thời gian ở gần rạp hát Trần Mỹ Ngọc.
Tôi thấy ông đó cười cười, rồi hỏi tiếp:
Hồi ở đó, cô có quen ai tên Hải không?
Dạ có, Trung tá biết chị Hải sao? Quá lâu rồi, không biết chị Hải bây giờ ở
đâu.
Ông đứng lên, xin lỗi tôi có việc cần đi trong 10 phút.
Khi ông trở lại thì có thêm một phụ nữ, bà trạc 30 tuổi, mắt to, đúng rồi, cái
dáng dấp của chị Hải xưa.
Bà cũng ngó tôi đăm đăm, rồi "à" một tiếng: "Này Mỵ phải không?
Mười mấy năm qua, tất nhiên là phải lớn, phải già rồi, nhưng sao em để mái tóc
kiểu này hoài vậy, nhưng nhờ mái tóc mà chị nhận ra đó, có nhận ra chị không?".
Chị đổi nhiều, không phải là tuổi lớn, mà chị phải thay đổi theo thời đại chứ.
Đúng rồi, sao em không ngạc nhiên là chị với chú Vĩnh xưa, nay là một gia đình
hả?
Dạ em cũng không ngờ, tưởng mỗi người đi mỗi đường chứ.
Thì đúng, hồi đó mỗi người đi mỗi đường, em có tin rằng đời có cái số không?
Vô Nam được mấy năm chị mới gặp lại "chú Vĩnh", chú bảo chú quyết chí
đi tìm chị để lập gia đình mới... sầu chứ.
Rồi mỗi người lại mỗi đi tiếp.
Cuối tháng 3/1975, chúng tôi mất Đà Nẵng, vì có nhà ba tôi ở Saigon, nên tôi
tìm về Saigon... cũng vì thế mà tôi đi tù cải tạo ở trong Nam.
Trung tá X tức " chú Vĩnh" phải tập trung ra bắc cùng đa số quan 5, bạn
ông. Ngày ra trại tù, là đã 12 năm sau, tức 1987, quan anh đã ngót sáu chục...
Nhưng chị Hải cùng mấy cháu đã vượt biên từ 1980, khi đó chị Hải đúng 40 tuổi,
cái tuổi dễ hốt hoảng bởi thời gian của bản lề trung niên, chị đã không chờ
"chú Vĩnh" được, hơn nữa chị mang theo ra biển cả 4 đứa con, không
English, không vốn liếng, nên đành lần nữa sang ngang.
Quan 5 ở tù cải tạo về, rồi quan 5 đi Hoa Kỳ tị nạn. Hồ sơ ra đi theo diện HO
của "chú Vĩnh" bỏ dư bao nhiêu giấy trắng... chú Vĩnh cười mỉm, rồi
nói rằng:
"Trong suốt cuộc đời chú ấy đi tìm chị Hải, chứ có phải chị Hải đi tìm chú
ấy đâu mà bắt lỗi chị. Ngày xưa từ Bắc vô Nam, thì đi tìm thật. Nay qua đất
nước khác, thấy nhau soèn soẹt, mà tìm với kiếm gì"...
Thôi đã hết duyên thì chẳng cách nào nối lại, chỉ nên chúc phúc cho nhau là tốt
rồi...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)