Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
NGƯỜI TÙ TÓC DÀI _ Việt Nhân.
(HNPĐ) Đó là khoảng thời gian sau năm 79, hai thầy trò chúng nó cơm không lành canh không ngọt, mà dứt tình đồng chóe răng môi, chúng đục nhau cái mỏ đầy máu, rồi chúng chuyển anh em tù Ngụy chúng tôi vào dần trong Nam. Tôi biết anh vào khoảng thời gian đó, lúc anh em trại Phú Sơn 4 về Trại 3, sáng hôm đó hai tên trật tự lực lưỡng theo lệnh trực trại, xông vào buồng áp chế anh ra ngoài sân tập họp để đi làm, vì anh không đi lao động, mà nói theo lối của Vẹm là chống đối học tập cải tạo.
Chống đối là chuyện vẫn có trong nhà tù, chuyện không đi lao động cũng đã xảy ra tại nhiều trại, ở đây mỗ tôi đơn cử chuyện anh chỉ đơn giản là vì mỗ tôi vẫn luôn nhớ đến anh, nên đem anh ra trong câu chuyện hôm nay. Do không cùng đội lại tiếp xúc với anh chỉ được đôi ba lần, và cái ngại nhất là không biết anh, có thích chuyện mình bị đưa ra nói cùng mọi người hay không, dù rằng chuyện anh là chuyện “ngon” không phải ai cũng làm được như anh. Và thứ đến là thời gian đã lâu nếu có chi tiết nào nhớ sai thì xin lượng thứ cho - Tên anh là Thuật, tỉnh đoàn trưởng XDNT, anh gầy như bao anh em tù khác, tầm vóc trung bình như thế anh không mùi mẽ gì so với hai tên trật tự to béo, kẻ nắm tay người nắm chân khênh anh từ buồng ra sân.
Mặc dù anh giãy giụa khá là hăng, tóc anh xổ dài phết đất, nhưng bốn cánh tay như gọng sắt của trật tự cặp lấy cổ tay cổ chân anh, chúng mang anh ra sân dễ dàng, ra đã đến sân nhưng chuyện bắt được anh đi làm không phải là dễ. Anh không đi, thế là chúng để anh ngồi lại giữa sân, vì chả lẽ lại khênh anh từ trại ra tới nhà lô, mà có khênh anh ra tới đó chưa chắc anh đã lao động, kết thúc chuyện hôm đó là chúng đem anh đi cùm, và khi cùm chúng đánh anh là điều không tránh khỏi. Chúng tuyên bố kỷ luật anh, với tù đã bị cùm thì khi đọc lệnh kỷ luật luôn có phần công bố thời hạn cùng mức ăn bị giảm, cái màn bóp dạ dầy để trừng phạt thì luôn là đòn cố hữu của Vẹm, từ trong nhà tù ra tới ngoài xã hội.
Đây là hình phạt khốn nạn nhất của cộng sản, chắc chắn rằng không một chế độ nào có đủ bất nhân mà làm chuyện đó, đã mang thân tù khổ sai cái đói là cái trường kỳ, nay xuất ăn tiêu chuẩn lại còn bị xén bớt, khiến lắm kẻ phải đầu hàng bởi cái đói hành hạ. Nói lắm kẻ phải đầu hàng là ý mỗ tôi nói không phải là tất cả đều đầu hàng, vẫn có những kẻ không khuất phục, chuyện cùm hay bị bỏ đói không ép phê với các tay cứng đầu, các ông bạn này một khi đã chơi thì chơi tới bến. Anh Thuật là một người như thế, lần đầu tiên nhìn anh bị khênh ra sân, tóc anh xõa tung là cái gây chú ý cho tôi, đây cũng lại thêm một cái ngon của anh trong chống đối, nội qui trại là tóc cắt ngắn, mà tóc anh để dài không khác đàn bà.
Anh người Huế, tóc anh dài tới thắt lưng, chứng tỏ con đường chống đối của anh cũng đã dài tính được bằng nhiều năm, thấy thích anh nên sau đó mỗ tôi tìm cách nói chuyện, và làm quen cùng anh bằng một thùng nước, đi lao động tôi gánh về cho anh tắm. Đời tù mỗ tôi lưu lạc, có nhiều câu chuyện được anh em nói cho nghe, trong đó có câu nói cũng của một anh loại cứng đầu, mỗ tôi không thể quên được câu nói này “bọn Chèo dùng cái ăn để khống chế, ta không nặng vì cái ăn thì sẽ không bị nó áp lực, nó lấy xương để nhử chó, nếu ta không là chó thì nó thua” – Đã không ít kẻ vì cái ăn mà ngã theo Chèo, anh em vẫn gọi khinh là chó, số này không hẳn chỉ ở trong trại mà có nhiều cả ở ngoài đời.
Khi thưa chuyện của chú em Trúc Hồ, có người nghe chuyện trách mỗ tôi không nói ra hết những cái khó khăn mà Trúc Hồ sẽ gặp khi bước chân vào con đường đấu tranh, mỗ tôi chỉ cười mà thưa cùng ông ấy rằng, bản thân Trúc Hồ thừa biết cái khó trên bước đường anh đi. Chuyện đàn áp người đấu tranh, đâu ai còn lạ gì các chiêu thức của bọn nhà nước xã nghĩa mà phải kể ra, chắc chắn sau màn cấm phổ biến Asia 71, sẽ tiếp theo là các trò nhắm vào những ai đang hợp tác cùng Asia. Chuyện nay đã thấy rõ, những kẻ đấu tranh thì đã sẵn sàng chấp nhận cái giá cho sự dấn thân, đấy là các bạn trẻ trong nhóm của Trúc Hồ, và bên cạnh đó cũng phải kể đến những kẻ không một chút lý tưởng đã bị dính miểng.
Giới con hát đang ở nước ngoài hiện nay, muốn được nhà nước xã nghĩa chấp nhận cho về kiếm ăn, mà dẻo miệng hót điều xu nịnh, một Bằng Kiều đã được nhà nước Chèo khen “Anh ấy đã biết được cái sai của mình, đã làm việc với an ninh văn hóa, đã ăn năn hối cải và có sự cam kết nên chúng tôi mở rộng cửa để anh ấy trở về”. Chỉ nêu chuyện Bằng Kiều thôi, chúng ta thừa hiểu rằng những con hát ồn ào khác hiện đang kéo nhau về, chúng muốn để được hát hò kiếm ăn cũng đã nói điều tương tự, và rồi đây sẽ không là lạ khi những kẻ bị dính miểng trong vụ Asia 71, sẽ cho chúng ta nghe những lời yêu bác và đảng, lúc đó trơ ra những khuôn mặt phản thùng, trắng đen sẽ rạch ròi.
Chuyện đó có xảy ra cũng đâu có sao, chúng ta cần là cần những người đấu tranh, những chó đi tìm phân, hay vì khúc xương mà sủa tiếng lạ cũng tốt thôi, để ta nhận mặt phường lòng dạ hai mang. Chuyện những anh em đấu tranh lúc nào cũng giống nhau, họ chấp nhận tất cả, cái thiệt thòi bản thân là cái trước mắt nhưng họ không màng, anh Thuật trong nói chuyện cùng tôi, anh chấp nhận tất cả dù là cùm kẹp hay bị bỏ đói. Chúng hỏi anh sao không lao động, anh chửi chúng bịp khi nói lao động tốt là học tập tốt, hôm nay cũng thế, bọn Chèo văn hóa nói cùng lũ con hát chực xương, phải tôn trọng đường lối đảng, chính sách đảng mới là yêu nước yêu nhân dân (?).
Chuyện cấm về nước biểu diễn, thiết nghĩ chỉ làm run sợ bọn con hát tầm thường, loại đó chúng làm tất cả những gì vô sỉ để được có cái ăn, nhưng lại là cái không e ngại của những người nghệ sĩ chân chính, thật sự đem nghệ thuật để phục vụ đấu tranh cho đất nước trường tồn. Không cần phải tìm về, ngay tại hải ngoại họ vẫn được người dân trong nước, tìm nghe lời ca tiếng hát của họ dù là nghe trong sự cấm đoán bắt bớ, đó chính là cái giá trị thật, rất đáng tự hào nơi người nghệ sĩ đấu tranh. Chưa bao giờ mỗ tôi được nghe, được thấy sự kiện một chính quyền phải run sợ trước những tiếng hát, mà xua công an đi lùng đi bắt cho bằng được người nghe, mỗ tôi ước gì mình là người có tiếng hát đó thì thích thú biết bao.
Hôm nay nghe chuyện đấu tranh của những anh em nghệ sĩ trẻ nhóm Trúc Hồ, mỗ tôi nhớ về người tù tóc dài năm xưa, ngay trong trại giam đã kiên cường đi theo những gì mình đã quyết – Thân tù với liên tục những lần chuyển trại, không còn được gặp lại anh không biết bây giờ anh ra sao, có đến được đất nước tự do này không?
Việt Nhân (HNPĐ)
NGƯỜI TÙ TÓC DÀI _ Việt Nhân.
(HNPĐ) Đó là khoảng thời gian sau năm 79, hai thầy trò chúng nó cơm không lành canh không ngọt, mà dứt tình đồng chóe răng môi, chúng đục nhau cái mỏ đầy máu, rồi chúng chuyển anh em tù Ngụy chúng tôi vào dần trong Nam. Tôi biết anh vào khoảng thời gian đó, lúc anh em trại Phú Sơn 4 về Trại 3, sáng hôm đó hai tên trật tự lực lưỡng theo lệnh trực trại, xông vào buồng áp chế anh ra ngoài sân tập họp để đi làm, vì anh không đi lao động, mà nói theo lối của Vẹm là chống đối học tập cải tạo.
Chống đối là chuyện vẫn có trong nhà tù, chuyện không đi lao động cũng đã xảy ra tại nhiều trại, ở đây mỗ tôi đơn cử chuyện anh chỉ đơn giản là vì mỗ tôi vẫn luôn nhớ đến anh, nên đem anh ra trong câu chuyện hôm nay. Do không cùng đội lại tiếp xúc với anh chỉ được đôi ba lần, và cái ngại nhất là không biết anh, có thích chuyện mình bị đưa ra nói cùng mọi người hay không, dù rằng chuyện anh là chuyện “ngon” không phải ai cũng làm được như anh. Và thứ đến là thời gian đã lâu nếu có chi tiết nào nhớ sai thì xin lượng thứ cho - Tên anh là Thuật, tỉnh đoàn trưởng XDNT, anh gầy như bao anh em tù khác, tầm vóc trung bình như thế anh không mùi mẽ gì so với hai tên trật tự to béo, kẻ nắm tay người nắm chân khênh anh từ buồng ra sân.
Mặc dù anh giãy giụa khá là hăng, tóc anh xổ dài phết đất, nhưng bốn cánh tay như gọng sắt của trật tự cặp lấy cổ tay cổ chân anh, chúng mang anh ra sân dễ dàng, ra đã đến sân nhưng chuyện bắt được anh đi làm không phải là dễ. Anh không đi, thế là chúng để anh ngồi lại giữa sân, vì chả lẽ lại khênh anh từ trại ra tới nhà lô, mà có khênh anh ra tới đó chưa chắc anh đã lao động, kết thúc chuyện hôm đó là chúng đem anh đi cùm, và khi cùm chúng đánh anh là điều không tránh khỏi. Chúng tuyên bố kỷ luật anh, với tù đã bị cùm thì khi đọc lệnh kỷ luật luôn có phần công bố thời hạn cùng mức ăn bị giảm, cái màn bóp dạ dầy để trừng phạt thì luôn là đòn cố hữu của Vẹm, từ trong nhà tù ra tới ngoài xã hội.
Đây là hình phạt khốn nạn nhất của cộng sản, chắc chắn rằng không một chế độ nào có đủ bất nhân mà làm chuyện đó, đã mang thân tù khổ sai cái đói là cái trường kỳ, nay xuất ăn tiêu chuẩn lại còn bị xén bớt, khiến lắm kẻ phải đầu hàng bởi cái đói hành hạ. Nói lắm kẻ phải đầu hàng là ý mỗ tôi nói không phải là tất cả đều đầu hàng, vẫn có những kẻ không khuất phục, chuyện cùm hay bị bỏ đói không ép phê với các tay cứng đầu, các ông bạn này một khi đã chơi thì chơi tới bến. Anh Thuật là một người như thế, lần đầu tiên nhìn anh bị khênh ra sân, tóc anh xõa tung là cái gây chú ý cho tôi, đây cũng lại thêm một cái ngon của anh trong chống đối, nội qui trại là tóc cắt ngắn, mà tóc anh để dài không khác đàn bà.
Anh người Huế, tóc anh dài tới thắt lưng, chứng tỏ con đường chống đối của anh cũng đã dài tính được bằng nhiều năm, thấy thích anh nên sau đó mỗ tôi tìm cách nói chuyện, và làm quen cùng anh bằng một thùng nước, đi lao động tôi gánh về cho anh tắm. Đời tù mỗ tôi lưu lạc, có nhiều câu chuyện được anh em nói cho nghe, trong đó có câu nói cũng của một anh loại cứng đầu, mỗ tôi không thể quên được câu nói này “bọn Chèo dùng cái ăn để khống chế, ta không nặng vì cái ăn thì sẽ không bị nó áp lực, nó lấy xương để nhử chó, nếu ta không là chó thì nó thua” – Đã không ít kẻ vì cái ăn mà ngã theo Chèo, anh em vẫn gọi khinh là chó, số này không hẳn chỉ ở trong trại mà có nhiều cả ở ngoài đời.
Khi thưa chuyện của chú em Trúc Hồ, có người nghe chuyện trách mỗ tôi không nói ra hết những cái khó khăn mà Trúc Hồ sẽ gặp khi bước chân vào con đường đấu tranh, mỗ tôi chỉ cười mà thưa cùng ông ấy rằng, bản thân Trúc Hồ thừa biết cái khó trên bước đường anh đi. Chuyện đàn áp người đấu tranh, đâu ai còn lạ gì các chiêu thức của bọn nhà nước xã nghĩa mà phải kể ra, chắc chắn sau màn cấm phổ biến Asia 71, sẽ tiếp theo là các trò nhắm vào những ai đang hợp tác cùng Asia. Chuyện nay đã thấy rõ, những kẻ đấu tranh thì đã sẵn sàng chấp nhận cái giá cho sự dấn thân, đấy là các bạn trẻ trong nhóm của Trúc Hồ, và bên cạnh đó cũng phải kể đến những kẻ không một chút lý tưởng đã bị dính miểng.
Giới con hát đang ở nước ngoài hiện nay, muốn được nhà nước xã nghĩa chấp nhận cho về kiếm ăn, mà dẻo miệng hót điều xu nịnh, một Bằng Kiều đã được nhà nước Chèo khen “Anh ấy đã biết được cái sai của mình, đã làm việc với an ninh văn hóa, đã ăn năn hối cải và có sự cam kết nên chúng tôi mở rộng cửa để anh ấy trở về”. Chỉ nêu chuyện Bằng Kiều thôi, chúng ta thừa hiểu rằng những con hát ồn ào khác hiện đang kéo nhau về, chúng muốn để được hát hò kiếm ăn cũng đã nói điều tương tự, và rồi đây sẽ không là lạ khi những kẻ bị dính miểng trong vụ Asia 71, sẽ cho chúng ta nghe những lời yêu bác và đảng, lúc đó trơ ra những khuôn mặt phản thùng, trắng đen sẽ rạch ròi.
Chuyện đó có xảy ra cũng đâu có sao, chúng ta cần là cần những người đấu tranh, những chó đi tìm phân, hay vì khúc xương mà sủa tiếng lạ cũng tốt thôi, để ta nhận mặt phường lòng dạ hai mang. Chuyện những anh em đấu tranh lúc nào cũng giống nhau, họ chấp nhận tất cả, cái thiệt thòi bản thân là cái trước mắt nhưng họ không màng, anh Thuật trong nói chuyện cùng tôi, anh chấp nhận tất cả dù là cùm kẹp hay bị bỏ đói. Chúng hỏi anh sao không lao động, anh chửi chúng bịp khi nói lao động tốt là học tập tốt, hôm nay cũng thế, bọn Chèo văn hóa nói cùng lũ con hát chực xương, phải tôn trọng đường lối đảng, chính sách đảng mới là yêu nước yêu nhân dân (?).
Chuyện cấm về nước biểu diễn, thiết nghĩ chỉ làm run sợ bọn con hát tầm thường, loại đó chúng làm tất cả những gì vô sỉ để được có cái ăn, nhưng lại là cái không e ngại của những người nghệ sĩ chân chính, thật sự đem nghệ thuật để phục vụ đấu tranh cho đất nước trường tồn. Không cần phải tìm về, ngay tại hải ngoại họ vẫn được người dân trong nước, tìm nghe lời ca tiếng hát của họ dù là nghe trong sự cấm đoán bắt bớ, đó chính là cái giá trị thật, rất đáng tự hào nơi người nghệ sĩ đấu tranh. Chưa bao giờ mỗ tôi được nghe, được thấy sự kiện một chính quyền phải run sợ trước những tiếng hát, mà xua công an đi lùng đi bắt cho bằng được người nghe, mỗ tôi ước gì mình là người có tiếng hát đó thì thích thú biết bao.
Hôm nay nghe chuyện đấu tranh của những anh em nghệ sĩ trẻ nhóm Trúc Hồ, mỗ tôi nhớ về người tù tóc dài năm xưa, ngay trong trại giam đã kiên cường đi theo những gì mình đã quyết – Thân tù với liên tục những lần chuyển trại, không còn được gặp lại anh không biết bây giờ anh ra sao, có đến được đất nước tự do này không?
Việt Nhân (HNPĐ)