Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

NHANG ĐÈN GÓP GIỖ - THỤY VI

Tôi được sinh ra ở Huế, lớn lên với Huế, nhưng khi trưởng thành, đã rời gia đình, bỏ thành phố và ra đi biền biệt. Hồi trước Tết Mậu thân

“ Tôi được sinh ra ở Huế, lớn lên với Huế, nhưng khi trưởng thành, đã rời gia đình, bỏ thành phố và ra đi biền biệt. 
Hồi trước Tết Mậu thân, hôm 23 tháng chạp năm Mùi, đang cùng chồng con cúng ông táo, tôi bỗng nhận được điện tín từ Huế : về ngay, ba hấp hối. 
Với một gói hành lý vội vàng, đứa con hư hỏng của gia đình và thành phố là tôi, đã trở lại Huế để chịu tang người cha thân yêu. Và rồi như bao người khác, đã phải chịu luôn cái tang lớn cho cả thành phố, khi biến cố tết Mậu Thân bùng nổ. 
Sau cả tháng dài lăn lộn trong địa ngục Huế, khi sống sót trở về Sàigòn, tôi đã thao thức mãi về việc phải thắt một giải khăn sô cho Huế, phải viết một hồi ký về những ngày giờ hấp hối của Huế. Nhưng thời sự những ngày sau biến cố Tết Mậu Thân ồn ào quá, bên cạnh cơn khóc than vật vã của Huế, người ta còn bận bịu với việc khai thác những chi tiết ly kỳ của chiến cuộc, những thành tích chiến thắng trên tro tàn, thật chưa phải là lúc viết ra những sót sa, tủi nhục, tuy tầm thường nhất, nhưng cũng lại là sâu sắc nhất của một thành phố hấp hối.
Chính vì vậy mà sau khi phác họa một vài nét đại cương trên nhật báo Sống hồi ấy, mặc dù được tòa soạn yêu cầu tiếp tục và sau đó được nhiều nhà xuất bản thúc dục, tôi cũng đã cố gắng ngưng lại. Phải ngưng lại, để nếu không nghiền ngẫm được kỹ hơn, thì ít ra cũng tách rời được khỏi những hậu ý xô bồ của thời cuộc, để chờ đợi một giây phút yên lặng hơn, trầm tĩnh hơn, khi viết về Huế. 
Cái thời gian chờ đợi ấy, đến nay, đã gần hai năm qua, Hai năm, hài cốt cả chục ngàn dân Huế bị tàn sát, vùi nông ở bờ bụi, vứt bỏ xuống đáy sông đáy suối, đã được thu nhặt dần. Những nấm mồ tập thể đã tạm thời xanh cỏ. Những nền nhà đổ nát đã tạm thời dựng lại. Cơn khóc than vật vã của Huế, những tiếng nói xô bồ về Huế, như vậy, cũng đã bớt ồn ào. 
Đây, chính là lúc chúng ta có thể cùng nhau chít lại giải khăn sô, đốt lại nén hương nhỏ trong đêm tối mênh mông của chiến tranh và tang tóc, để hồi tưởng về Huế. 

Có nhiều loạt súng đạn, nhiều loại tang tóc, đã nổ và đã tàn phá Huế. Công trình ấy không biết từ đâu, nhưng dù do đâu đi nữa, thì cái tội ác tàn phá một thành phố lịch sử là Huế, chính thế hệ chúng ta, thời đại chúng ta, phải chịu trách nhiệm. 
Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có Đoan, một cô bạn học cùng lớp với tôi ngày nào, đang ngồi trên ghế đại học ở Sàigòn, bỗng về Huế, đeo băng đỏ nơi tay, dắt súng lục bên hông, hăng hái đi lùng người này, bắt người khác, để trở thành một nữ hung thần trên cơn hấp hối của Huế. 
Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có Đắc (*) một sinh viên trẻ trung, hăng hái. Thời trước Đắc làm thơ, Đắc tranh đấu, rồi bỏ ra khu. Để rồi trở lại Huế lập những phiên tòa nhân dân, kêu án tử hình hàng loạt người, rồi đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố, để xử tử. Cậu bạn của Đắc, tên Mậu Tý, giơ cái băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Đắc : 

- Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi mà. Cách mạng muôn năm... Hồ chủ tịch muôn năm. 
Nhưng mặc Mậu Tý năn nỉ, hoan hô, Đắc vẫn nhất định nổ súng vào người bạn nhỏ. 
Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có từng đoàn người, hàng trăm người, cha có, sư có, già có, con trẻ có, mỗi người cầm một lá cờ trắng để ra dấu đầu hàng bất cứ phe nào, đi thất thểu trong một thành phố đầy lửa cháy. Cứ như thế chạy ngược chạy xuôi, cho đến khi gục ngã gần hết. 
Cũng chính trong thời đại chúng ta, ngày thứ hai mươi mấy trong cơn hấp hối của Huế, đã có một con chó nhỏ kẹt giữa hai lằn đạn, chạy ra sủa bâng quơ ở bên bờ sông Bến Ngự. Con chó thành mục tiêu đùa giỡn cho những mũi súng hờm sẳn từ bên kia sông. Họ bắn cho con vật khốn khổ sợ hãi rơi xuống sông. Rồi lại bắn vào những bờ sông mà con chó nhỏ đang lóp ngóp bơi vào. Những phát súng đùa cợt không có tình bắn chết con chó nhỏ, mà chỉ có trêu chọc cho con chó chới với giữa giòng nước, để có chuyện đùa chơi với máu lửa. Thành phố Huế, và có lẽ cả quê hương khốn khổ của chúng ta nữa, có khác gì thân phận của con chó nhỏ đã chới với giữa giòng nước ấy. Thế hệ chúng ta, cái thế hệ ưa dùng những danh từ đẹp đẽ phô trương nhất, không những chúng ta phải thắt một giải khăn sô cho Huế, cho quê hương bị tàn phá, mà còn phải chịu tội với Huế, với quê hương nữa. 
Gần hai năm đã qua, hôm nay, nhân ngày giỗ thứ hai của biến cố tàn phá Huế sắp trở lại, tôi xin viết và xin gửi tới người đọc tập giải khăn sô cho Huế này như một bó nhang đèn góp giỗ. 
Xin mời bạn, chúng ta cùng thấp đèn, châm nhang, chịu tội với quê hương, với Huế.” 

 

Tôi mượn lời trong tựa nhỏ Viết Để Chịu Tội nơi đầu trang cuốn hồi ký Giải Khăn Sô Cho Huế của nhà văn Nhã Ca xuất bản tại Saigon năm xưa mở đầu cho loạt bài “ Nhang Đèn Góp Giỗ” vì mặc dầu đã hơn 40 năm qua nhưng không thể nào bỏ mặc những cái chết oan khuất do chính Việt Cộng giết hại mà không nhắc lại hay viết tiếp.

Trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968, Huế là thành phố bị thiệt hại nặng nhất về nhân mạng cũng như vật chất vì bị VC chiếm đóng lâu dài nhất. Riêng người Huế sở dĩ bị tàn sát dã man, theo một số nhân chứng, là do VC được chỉ điểm bởi một số nằm vùng địa phương vì thù oán nhau mà trả thù, rồi lại được tự do đi lại trong thành phố nên tự do hành động, nhất là trong khoảng từ mồng hai tới mồng bốn, tha hồ đi từng nhà, lôi từng người ra bắn giết theo ý muốn. Cũng trong tờ Time được đăng lớn: The Massacre Of Hue. 5 tháng trước ngày tết Mậu Thân, cộng sản đã lập hai danh sách: một danh sách gồm 200 cơ sở chính quyền, ngay cả căn nhà vợ lẽ hay tình nhân của ông cảnh sát trưởng. Danh sách thứ hai gồm tên những người được coi là thành phần phản cách mạng liên hệ đến chính quyền Sàigòn như sĩ quan, công chức, trí thức và những tu sĩ không hợp tác với Cộng Sản.   Phóng viên Don Oberdorfer của tờ Washington Post sau ba lần ra điều tra cũng xác nhận Cộng Sản có sẵn sổ đen, đến từng nhà nạn nhân để bắt đi và giết chết khoảng 5000 người.

Cũng theo Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một bài phỏng vấn của Thụy Khuê, đăng lại trên Chuyển Luân. Ông cho rằng có 3 thành phần người bị sát hại: một, trong những người bị sát hại là do hành động trừng phạt của quân Giải Phóng dành cho những người thực sự có tội.

Câu trả lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường khiến người ta ngỡ ngàng, khinh bỉ. Ông Nguyễn văn Lục đã lớn tiếng hỏi:

“ Sự trừng phạt của quân giải phóng dành cho những người thực sự có tội hiểu ngầm là họ đáng tội chết lắm? Vậy họ là ai? Có thể nào nói rõ hơn những người có tội là những sĩ quan quân đội VNCH về nghỉ phép, những công chức, những vị tu hành?

Thực sự có tội có phải là Stephen Miller trốn nơi nhà một người bạn Việt Nam. Ông đã bị hành quyết ở một thửa ruộng đằng sau một chủng viện của Thiên Chúa Giáo. Thực sự có tội có phải là Bác sĩ Dr. Horst Gunther Krainick, giáo sư y khoa Huế bị bắt làm tù binh cùng với vợ và hai con. Discher và Alterkoster. Tất cả 6 người đều bị dẫn về chùa Từ Đàm sau đó bị thảm sát và vùi nông ở một cái hố. Mặc dầu là người Pháp, hai vị tu sĩ thừa sai dòng Bénédictins, một bị giết, một bị chôn sống. Cũng như thế, thực sự có tội có phải là LM Bửu Đồng cũng bị thảm sát, mặc dầu có cảm tình với Cộng Sản. Chỗ khác, 5 sĩ quan VNCH bị bắn tại một sân vận động sau khi bị bắt. Rồi đến lượt ông Phó tỉnh trưởng Hành Chánh Thừa Thiên Trần Đình Phương tại vệ đường số 3, đường Nguyễn Hoàng? Thực sự có tội có phải là gia đình ông giáo sư Trần Điền?

 Hay thực sự có tội là ông Ngô Tố 67 tuổi suốt đời khoan hòa, sống tại làng Thế Lại Thượng được kể tiếp ra đây?

 

 ÔNG NGÔ TỐ ( 1901 – 1968 ):

Ông Ngô Tố sinh năm 1901 là con trai thứ ba của cụ Thượng thư Bộ hình Ngô Úy Tri sinh sống tại làng Thế Lại thượng. Ông Ngô Tố cũng chính là chú ruột của tướng Ngô Dzu, Tư lịnh vùng II chiến thuật.  Theo con gái của ông là bà Ngô thị Kim Chi hiện đang sống tại thành phố Lasing thuộc tiểu bang Michigan kể: Chiếm Huế xong, Việt Cộng đi từng nhà truy lùng những thành phần họ đã ghi trong sổ bìa đen. Vào chiều ngày 21 tháng Giêng, khoảng 2 giờ trưa, ông Ngô Tố đang quét dọn ngoài sân thì một thanh niên độ tuổi trung học tên Vàng là con cháu trong làng            

 đến mời nói Mặt trận Liên Minh mời ông đi họp. Nghe tên Mặt trận Liên Minh mời cả nhà biết tai họa đến rồi nên hoảng kinh không nén được sợ hãi bèn khóc oà. Riêng ông ngoại mấy cháu sau phút giây bàng hoàng, sau đó ông trấn tĩnh kêu các con lấy thêm áo ông mặc vì bên ngoài trời lạnh như cắt, xong lủi thủi đi theo hắn lên nhà Cảnh Sơn là nơi mặt trận đặt trụ sở. Chị Kim Chi nghẹn ngào “ Ông ngoại mấy cháu bị đưa đi rồi, mặc dù cả nhà rối bấn lên vì biết số phận ông sẽ bi thảm giống như hàng ngàn người dân bị bắt trong vài tuần lễ trước đó không hy vọng trở về nhưng vẫn nhớ ra một điều thiết thực lục soạn cái gì đó đưa cho ông ngoại cháu mang trong mình để làm tin, làm dấu, lỡ có gì sau này dễ nhận ra xác! Mạ tôi run rẩy lấy xâu chuổi đeo cổ bằng ốc được xỏ bằng giây nhợi rồi sai tôi chạy theo đeo cho được vào cổ ông.

Ở bên cạnh ông ngoại mấy cháu tới giờ phút cuối cùng là cậu em  Ngô Ngọc Tuyền. Đến khoảng 8 giờ tối thì thằng Bẻo, trưởng ban ám sát người cùng làng dẫn mấy người bị bắt khác cùng ông ngoại mấy cháu đi. Lúc dắt đi ngang nhà thấy vợ con đứng lúp xúp trước cửa, ông ngoại mấy cháu dừng lại vòng tay trước ngực như chào từ giã những người thân yêu rồi nói với thằng Bẻo: “Ông có bắn tui thì bắn tại đây, tui muốn chết thấy mặt vợ con tui …” Thằng Bẻo liền trả lời: “Tui đưa cậu Ấm lên Phú Thứ học tập thôi, liên minh có giết ai mô mà nói rứa”.

Nói xong thằng Bẻo lôi họ đi về hướng Phú Thứ.

 Đêm đó là đêm dài nhất, dài vô tận. Sáng tờ mờ cả nhà tức tốc lén lút túa nhau đi tìm nhưng không tìm thấy tung tích mấy người bị bắt hôm qua để rồi tức tưởi nhận ra: Tất cả đã bị giết! 

“ Biết cha mình già cả lại vô tội, bị đem đi giết thật đau đớn khôn cùng, nên suốt bao năm sau đó tôi cứ tự hỏi trong tức tối ông ngoại mấy cháu có tội tình chi mà chết đau đớn như ri!”  

Vài hôm sau tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân vô giải cứu bảo vệ dân chúng và đưa tất cả di tản xuống Bao Vinh. Gia đình ông Ngô Tố tạm cư ngoài Đà Nẵng, chỉ riêng có cô con gái lớn đang mang bầu gần sanh nhất định ở lại để theo đoàn người lặn lội kiếm cho được xác cha của mình. Toán kiếm xác  tìm được một hầm tại Phú Thứ chắc khoảng gần 1,000 người. Khi khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống. Sau này môt nhân chứng cho biết: Họ được lệnh đập đầu bằng đầu cuốc, từ phía lưỡi vào. Quan trọng nhất là, theo nhân chứng: người này phải đập người kia. Cứ 10 người bị cột vào giây điện thoại và đều bị đập vỡ đầu từ phía sau.”…

 

 Cuối cùng những người sống quanh chùa Vàng cho biết thời gian đó túi túi thường có tiếng la thét đau đớn. Họ quật lên tìm thấy xác ông Ngô Tố bị đập đầu chôn chung với 3 chú cháu Hy, Vĩnh, Thảo, ông thợ bạc…Toàn là những người vô tội cùng làng. Có ông Tổng Đệ bất mãn bỏ Mặt Trận bị giết chung. 

Ông Ngô Tố bị giết. Hàng ngàn người dân Huế bị giết oan ức như...tại vùng Gia Hội, có một chị tên Tuý. Chị là một sinh viên, khi Việt Cọng đến tìm anh của chị, không có nên bắt chị thay thế. Chị Tuý bị bắn và chôn tại cồn Gia Hội. Còn tại Vỹ Dạ, có chị tên Hương Sen. Hương Sen có nhiều anh tham gia quân đội. Khi vào bắt thì không có các anh của chị nên họ bắt chị ra hành quyết tại chỗ.  

Sự man rợ tàn bạo bất nhân của bọn Việt Cộng đã có đầy đủ những bằng chứng khiến ai nấy nhớ lại cũng đều phẩn uất.  Bây giờ đã đến lúc những người con Huế đồng dõng dạc: Này, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan …Những người dân đó có tội gì mà lũ bây giết một cách dã man như vậy?

Hãy nói, viết, lên sự thật. Những sự thật như những nén nhang, ngọn đèn góp giỗ cho những oan hồn của Huế.

Tạm kết bài này, mời quý vị nghe lại Duy Khánh và xem lại hình ảnh Mậu Thân, để khóc với Huế, với dân Huế.

http://www.youtube.com/watch?v=wOl4k-5Gz6o

 

                                                    . thụyvi

                          ( Hầm Nắng, những ngày đón Tết Nhâm Thìn )

 

(*) Đắc, theo bà Nhã Ca đó là tên của Nguyễn Đắc Xuân. Nguyễn Đắc Xuân từng tổ chức đoàn "Phật Tử Quyết Tử" quậy nát Huế, sau đó trốn theo VC và trở lại cố đô vào Tết Mậu Thân, phụ trách đội "Công tác thanh niên" và khuyến dụ các quân nhân VNCH bị kẹt, để lập cái gọi là đoàn nghĩa binh.. Trái với dự đoán của cộng sản, dân chúng Huế không hưởng ứng tổng khởi nghĩa, trái lại bỏ trốn sang các khu vực có QLVNCH như Mang Cá, Trường Kiểu Mẫu, Tiểu Khu Thừa Thiên, Bến Tàu, Phú Bài.. 

(**) Hiện có một số lớn nạn nhân sống sót sau thảm kịch Mậu Thân Huế 1968, đã quả quyết thủ phạm chính cuộc tàn sát dã man lúc đó là những thành phần trong cái mặt trận Liên Minh Dân Chủ Hoà Bình do Hà Nội dựng lên tại Huế vào ngày mồng ba tết Mậu Thân (1-2-1968) gồm Lê Văn Hảo, Thích Đôn Hậu, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đóa, Đào Thị Xuân Yến, Hoàng Phương Thảo.

NHANG ĐÈN GÓP GIỖ ( Bài 2 ) - thụyvi
(01/17/2012 02:05 PM) (Xem: 8037)


 Một nén nhang đốt lên cho oan hồn của chàng sinh viên đang học năm thứ 2 ban Khoa Học tên Lê Văn Thuyết ( con trai duy nhất của ông Lê văn Lý và bà Lê thị Lựu ) bị giết tại Khe Đá Mài sau khi đang trốn trong nhà thờ Phủ Cam. Theo ông N. Á. ( Chicago )  kể lại Thuyết là con trai duy nhất của ông Lê văn Lý ( bị VM giết năm 1947 ) và bà Lê thị Lựu ở làng Phủ Cam, Huế. Lúc sinh thời Thuyết là một đứa con rất hiếu thảo và học rất giỏi. Ngay khi VC đột nhập Huế, Thuyết và mẹ cùng đoàn người vào trốn trong nhà thờ Phủ Cam. Sau đó với sự chỉ huy của Nguyễn Đắc Xuân, họ lục lạo và chia dân chúng thành 3 tốp: Ông già bà cả thì cho về. Sinh viên học sinh, thường dân đưa lên giết tại Khe Đá Mài. Quân nhân công chức thì bắn ngay sau chùa Từ Đàm.

Bà mẹ của Lê văn Thuyết hiện còn sống tại Saigon.

Bài này xin được làm bó nhang thứ 2 góp giỗ cho những cái chết oan ức kinh hoàng trong chiến dịch thảm sát của Việt Cọng tại Huế 1968 có tên trong bài tường thuật của Elje Vannema dưới đây:  

“ Mới sáng tinh sương đã thấy quân Mặt Trận (Giải Phóng Miền Nam) hiện diện trong thành phố. Họ là những người lo mặt chính trị trong cuộc chiếm cứ. Ngày hôm trước, họ vào sổ gần hết mọi người, ghi tên, tuổi, phái tính. Họ quan tâm đặc biệt đối với phái nam, chia những người này ra thành nhiều nhóm: công chức, những người có liên hệ với quân đội cộng hòa, và những kẻ khác. Nhiều trường hợp họ ghi chú đầy đủ cả gia đình, cả tên con cái nữa. Mỗi nhóm họ chỉ định một người đại diện, mang trách nhiệm mọi mặt về tất cả thành viên trong nhóm. Nếu có người thoát thì người đại diện phải lãnh đủ. Dân chúng được lệnh không tụ họp đông người, trừ khi được kêu đi dự mít tinh, không được nghe đài, không được phao tin đồn đãi...
Ngày hôm sau, du kích và nằm vùng địa phương tỏa ra đi tìm những người có tên trong danh sách viết tay nguệch ngoạc. Họ được đưa về Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Một anh cựu sinh viên chủ tọa phiên tòa với sự hiện diện của một người Bắc Việt và hai sinh viên khác. Hai sinh viên này chúng tôi biết...

Hoàng Phủ Ngọc Tường; Các phiên tòa nhân dân mấy ngày trước đã chấm dứt. Dân chúng hiện diện khá đông tại các phiên tòa ở Tiểu chủng viện, ở Gia Hội bên kia cầu và ở trong thành.
Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh này tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính quyền trước đây.


Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Ðắc Xuân, trước kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện. Tòa trong thành do sinh viên Nguyễn Thị Ðoan Trinh con ông Nguyễn Đoá điều khiển. Các phiên tòa vang lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc.

Sau hai ngày phiên tòa kết thúc, nhường chỗ cho những công tác khủng bố dân chúng khác. Một người trộm mở nghe đài (radio) bị bắn giữa thanh thiên bạch nhật để làm gương. Một anh sinh viên không tới dự lớp học tập cũng bị bắn công khai. Nguyễn Ðọc bắn nhiều người trong đó có người bạn thân đồng lớp là Mậu Ty, chỉ vì bạn không chịu hợp tác với y. Bước vào ngày thứ hai bắt đầu kiểm soát lương thực, thực phẩm.Ngày thứ bốn, vì không tuân hành lệnh cách mạng, một gia đình bị xử. Người chủ gia đình bị bắn tức khắc.

Dưới áp lực khủng bố gia tăng nhiều người bỏ trốn, nhưng ít kẻ thoát. Vùng Gia Hội có nhiều người thoát hơn nhờ ban đêm chèo bè qua sông sang làng Ðập Ðá.

Thường bị bắn theo nhưng cố chèo.Những người nằm vùng xuất đầu lộ diện, ra tay truy lùng nạn nhân.
Bộ đội Bắc Việt và quân chính quy Mặt Trận lo chuyện quân sự và chiến lược. Nằm vùng địa phương lo việc chính trị, hành chính, bình định, tuyên truyền, và tiêu diệt kẻ thù. Ðám này bắt và giết người bất kể, nhiều khi chỉ vì hiềm thù cá nhân.
Cán bộ miền Bắc có mặt ở tòa án nhân dân xem ra ít nắm vững chuyện chính trị và đóng vai trò ít quan trọng trong các bản án.
Ðịa phương quyết định mọi chuyện. Trước khi lên danh sách, thường đám nằm vùng đã quyết định bắt ai rồi. Chỉ còn việc ra lệnh thanh toán những ai họ nhắm nữa mà thôi. Có lẽ họ lý luận rằng, thà giết lầm hơn bỏ sót, vì bỏ sót thì sau này mình sẽ bị nhận diện.
Một cách hệ thống, công chức, quân nhân, sinh viên có tinh thần quốc gia, có khả năng lãnh đạo và có thể gây trở ngại cho cách mạng, chính trị gia đối lập, tất thảy đều được đoái hoài.
Danh sách bất tận.Dân chúng tập trung ở nhà thờ chính tòa được lệnh vào bên trong, không ai được đứng bên ngoài.
Phụ nữ và trẻ con được lệnh ngồi xuống. Ðàn ông và thiếu niên từ 15 tuổi trở lên đứng.
Ở bệnh viện, trò tương tự cũng đã diễn ra. Dân quanh vùng, đặc biệt là vùng quanh căn cứ Mỹ, được lệnh tập trung vào bệnh viện vì cộng sản sợ giao tranh có thể xảy ra ở đó. Dân lúc này còn sợ súng máy và hỏa tiễn trực thăng hơn quân chiếm đóng nên ngoan ngoãn làm theo lệnh.
Sau ba ngày, đàn bà con nít được lệnh ngồi, đàn ông đứng dậy để hai tên nằm vùng nhận diện, trước mặt hai cán bộ miền Bắc và hai bộ đội Mặt Trận.
Hai người nằm vùng này mới được xổ tù khi Việt cộng chiếm thành phố. Cả hai đều là thành viên kỳ cựu của Mặt Trận. Một số người, trẻ có già có, được cấp thẻ và dẫn về nhà thờ chính tòa.

Nguyễn Ðắc Xuân vào bên trong nhà thờ. Đàn ông và thiếu niên được lệnh sắp thành hàng rồi bước ra ngoài với cán bộ hộ tống. Từ nhà thờ họ băng qua các đường Phủ Cam lên Chùa Từ Ðàm. Bị giữ ở đấy một ngày rồi lại tiếp tục đi về phía Nam, hướng Nam Giao.
Ðàn bà trẻ con nhao lên nhưng được trấn an rằng cha, chồng, con họ phải ra phục dịch bên ngoài thành. Một số bà đi theo xa xa, nhưng rồi bị chặn lại. Trong số người ra đi có anh lính trẻ cộng hòa và Lương (nhân vật kể lại câu chuyện này)
Ngày kế tiếp, cuộc hành trình kéo dài suốt chiều tới tối, thoạt tiên rời Từ Ðàm đi về hướng Nam rồi bẻ hướng Ðông Nam. Sáu cây số đường đi mà Lương nghĩ là một cuộc trường chinh. Không ai nói với ai. Chỉ một lần yên lặng bị cắt đứt bởi một câu hỏi của ai đó "Ta đi mô đây". Có tiếng phụ họa "Lên núi hay tới chỗ chết?".
Bộ đội Mặt Trận nói là họ được đưa đi học tập. Không ai biết mình đi đâu nhưng tự thâm tâm nhiều người tin rằng có lẽ đời mình sắp kết thúc. Ông già đi bên cạnh Lương bổng ngã quỵ. Cho tới lúc đó anh không biết có ông già đi bên mình. "Bắt gió cho ông ta " tiếng ai đó vang lên... Lương ôm lấy ông cho tới khi người canh gác tới.Mắt ông già hé mở trong chiều xẩm tối. Tiếng nói lạc giọng thều thào. "Xin để tui đi, để tui ở lại đây", ông van xin, bàn tay xương xẩu níu lấy cánh tay người gác. "Tui không đi xa hơn được nữa"."Ðứng dậy ".Ông già gượng dậy, cố thẳng người thêm được vài bước rồi lại ngã. Người gác đoàn lúc này hết kiên nhẫn, đạp ông ra lề đường rồi bỏ đi. Vài phút sau, một phát súng xé không khí cùng với một tiếng kêu yếu ớt vang lên. Làm thế để chắc ăn, không ai chứng kiến. Xác ông được dập vào một hố gần đó, hai tù nhân được lệnh lấp đất. Một tháng sau xác ông được đồng bào khám phá.

Vô vọng, đoàn người bước đi càng lúc càng chậm, câm lặng uất nén. Người gác càng hối thúc. Rồi có tiếng hô "Dừng lại ". Lương thấy đám người phía trước được lệnh bỏ túi xách xuống và ngồi xuống. Họ đã tới đích. Ðám canh gác phía sau miệng hét thúc kẻ này đi nhanh, chân đá vào sườn kẻ khác... Sau này, Lương nhớ lại mình đã đi qua thôn Tu Tay. Theo anh, chừng 18 người đã bị kêu lên phía trước và bị quân Mặt Trận tố có tội ác với nhân dân. Các nạn nhân bị lôi đi ngay. Chả ai biết gì về số phận họ vì chẳng bao giờ gặp lại họ nữa. Những người khác được lệnh đi về phía lăng Ðồng Khánh.Sau một giờ đi họ lại được lệnh dừng, chia thành hai nhóm nhỏ và bắt đầu được lệnh đào hầm rãnh. Họ đào mồ cho lớp người tới sau, chứ chính họ thì chỉ vài mạng phải nằm ở đây mà thôi. Như một ác mộng kinh hoàng thăm viếng địa cầu, nhưng ác mộng không do quỷ ma nào cả mà do chính con người tạo ra.

Thoạt tiên, Lương nghĩ chắc mình sẽ không qua khỏi. Dù vậy, anh và người lính trẻ vẫn cố tìm cách thoát thân, trong một hoàn cảnh có thể nói là tuyệt vọng. Hai người thất thần nhìn nhau, mắt mở lớn. Chung quanh Lương, đám người đói, lạnh, có kẻ đau, không ai dám quay về nhìn thành phố thân yêu đổ nát đang chìm trong bóng tối sau lưng họ. Họ đào đã hai, ba tiếng, ai nấy im lặng gặm nhấm suy nghĩ của mình. Hố đào là để trú ẩn và làm mương dẫn nước, người ta nói thế. Một tiếng nổ kèm với tiếng la vang lên. Thần chết vây bủa không gian. Tại sao mình ở đây? Ða số họ là công giáo, chả ai quan tâm tới chính trị, một số do hoàn cảnh lịch sử phải bước vào lính như bao nhiêu thanh niên Việt Nam và trên khắp thế giới đến tuổi khác.

Sau khi đào xong một hố rãnh, đám đông được lệnh đi tới một đụn cát để nghỉ đêm. Vài người bị dẫn đi. Một số la thét lên vì sợ. Lương thấy người bạn ở cùng phố mà anh quen từ mấy năm nay bật khóc nức nở. Một người hoảng lên chạy quẩn để rồi bị bắt giữ lại. Lương hoảng hốt. Chân anh như điện giật. Anh nghĩ phải liều ngay. Chung quanh cán bộ gác đầy dẫy, nhưng nếu lao vào được bóng tối thì có cơ thoát. Ác mộng tiếp tục. Người la. Kẻ bị đánh. Người rú lên cười kinh hoàng. Lương ở trong một đám khá đông đang bước đi. Ðám người khập khễnh lê lết xuyên qua một đám cây rậm đi xuống đụn cát phía Nam.

Khi họ xuống đồi, Lương lách người lao vào bóng tối. Một viên đạn rít bên tai. Anh phóng qua đám rừng, tai vẫn nghe tiếng đạn và tiếng la hét. Chỉ vài phút anh tới một con suối và chạy theo dòng nước hướng về phía Ðông. Anh đi suốt đêm, thỉnh thoảng bị khuất động bởi trái sáng thả từ máy bay và tiếng đại bác. Sáng ra thấy mình băng qua một con đường sắt. Từ đó tiếp tục đi tới quốc lộ, lòng mong ngóng sớm thoát được vùng tử địa. Xế chiều anh tới con đường phía Nam cách Phú Bài mấy dặm. Mải tới ngày 16 tháng 2 Lương mới về lại được thành và kể cho chị Kim những gì đã xảy ra...

Người ta đoán rằng đám nạn nhân từ Phú Cam tiếp tục đi nhiều ngày nữa về hướng Nam, xuyên qua một vùng cây cối khó đi. Mải tới trung tuần tháng 9.69 người ta mới tìm thấy xác họ trong một con suối nhỏ, khe Ðá Mài, con suối chảy ra khe Ðại đổ vào sông Hương... Trong số 428 bộ cốt tìm được ở đó, rất ít được nhận diện. Vì không tìm thấy ở đâu khác, gia đình họ Nguyễn (thân nhân người lính trẻ) tin rằng con mình đã chấm dứt cuộc đời nơi khe suối này...

Mồ Tập Thể được khám phá đầu tiên ở trường trung học quận Gia Hội, nằm bên cạnh khu dân cư. Sở dĩ cư dân gần đó biết được là vì họ nghe tiếng súng và biết ở đó có mở tòa án nhân dân. Một số người sau khi tham dự phiên tòa đầu tiên đã liều trốn và may mắn thoát. Một số khác nhờ bơi qua sông. Trước ngôi trường có tất cả 14 hố gồm 101 tử thi. Sau ba ngày tìm kiếm, người ta khám phá thêm một số hố rải rác trước, sau và bên hông trường, nâng tổng số tử thi lên 203, gồm xác thanh niên, người già và phụ nữ.Trong số xác trẻ có 18 sinh viên. Một số trong bọn họ là những sinh viên đã bỏ vô bưng theo Mặt Trận sau vụ đấu tranh chống chính quyền, nay trở về bắt các sinh viên khác theo họ. Khi Mặt Trận chuẩn bị rút, các sinh viên được phép chọn hoặc vô bưng hoặc ở lại thành. Kẻ chọn ở lại bị giết và chôn tại trường.
Những sinh viên khác của Gia Hội không theo Mặt Trận cũng chịu chung số phận
. Có hố vừa chôn được hai hoặc ba tuần; số còn lại rất mới. Những xác đầu tiên được lính Thủy Quân Lục Chiến Cộng Hòa khám phá ngày 26.02.1968.
Trong số nạn nhân có cô Hoàng Thị Tam Tuy (các tên riêng và địa danh nào không đoán được sẽ ghi lại đúng như tác giả đã ghi - Người dịch), 26 tuổi, rất xinh, bán hàng ở chợ, nhà tại đường Tô Hiến Thành, Gia Hội. Bị quân Mặt Trận, theo lời kể của chị/em cô, vào nhà bắt đi đưa vào trường điều tra ngày 22 tháng 2, rồi chẳng thấy trở về. Xác cô chân tay bị trói, miệng nhét đầy giẻ; mình mẩy không thấy một vết thương nào. Xác cô nằm chung với bốn nạn nhân khác, mà hai trong số đó có bà con với chị/em dâu cô.
Trong số các nạn nhân khác có bà góa Dương Thi Co, 55 tuổi, nghề bán guốc, 4 con. Bị bắt tại nhà ngày 22.02, đưa vào trường Gia Hội và bắn chết. Xác bà được các con nhận diện ngày 26.02.
Người thứ ba là Lê Văn Thắng, 21 tuổi sinh viên ở Gia Hội. Anh bị bắt đi tham dự lớp huấn luyện ngày 14.02. Xác được gia đình phát hiện và nhận diện ngày 16.03, chung hố với hai nạn nhân khác trong khuôn viên trường.
Người thứ tư là Trần Ðình Trọng, sinh viên kỹ thuật và mới lập gia đình. Bị bắt ngày 06.02, tìm thấy xác ngày 26.02.

Người thứ năm Nguyễn Văn Dong, cảnh sát 42 tuổi, bị bắt ngày 17.02 ở nhà một người quen và bị chôn sống, tay trói tại trường Gia Hội. Tìm thấy xác ngày 26.02.
Người thứ sáu là Lê Văn Phú, 47 tuổi, cảnh sát. Bị bắt tại gia ngày 08.02. Vợ con van xin Mặt Trận cho phép chồng ở lại nhà, nhưng tối hôm đó bị hành quyết, bị bắn vào đầu, xác tìm thấy ngày 26.02, ở khuôn viên trường.

Người thứ bảy, bà Nguyễn Thi Lao, buôn thúng bán bưng, 48 tuổi. Bị bắt trên đường lộ. Xác tìm thấy ở trường học, tay bị trói, miệng nhét đầy giẻ; mình mẩy không bị một vết thương nào. Có lẽ bà bị chôn sống.

Những xác khác tìm thấy gồm một đại úy cộng hòa, hai trung úy, ba trung sĩ và mấy viên chức hành chánh. Bốn xác người của Mặt Trận.

Vùng mồ lớn thứ hai được khám phá gồm 12 hố với 43 tử thi ở Chùa Theravada, thường gọi là Tăng Quang Tự.Vùng thứ ba tại Bãi Dâu với 3 hố, 26 xác.
Trong số nạn nhân ở Chùa có ông Phan Ban Soan, 60 tuổi, sinh tại Phú Vang, Thừa Thiên, nhà ở đường Tô Hiến Thành, có gia đình, 5 con. Ông Soan làm nghề thợ may, trước có tham gia vụ Phật giáo chống tổng thống Diệm. Năm 1961 bị bắt vì chống chính quyền, được thả năm 1967. Bị Việt cộng bắt đi tối 12.02 trên đường Chi Lăng, Gia Hội. Cộng sản phân công ông chôn xác chết và phân phối gạo. Xác ông tay bị trói, bị bắn xuyên đầu, dập cùng hố với 7 người khác.

Một người khác tìm thấy ở Chùa là ông Ðặng Cơ, 46 tuổi, nghề thầu khoán, bị bắt tại gia ngày 06.02, tìm thấy xác ngày 26.02.

Một người khác nữa là ông Ngô Thông, 66 tuổi, nhân viên hành chánh hồi hưu, bị bắt ngày 08.02, xác dập chung với 10 người khác. Một số tử thi có vết thương, một số tay bị trói giật cánh khỉ bằng dây thép gai, và một số miệng bị nhét giẻ.

Lần đầu tiên nói chuyện với đồng bào trong vùng tôi tưởng chỉ có 16 xác ở Chùa và 3 xác khác ở Bãi Dâu. Nhưng bên hông và sau Bãi Dâu có nhiều hố chôn. Tất cả ở đây chết vì bị trả thù. Một vài người là thành viên Mặt Trận nhưng bị giết vì muốn ở lại thành. Họ đều là dân Gia Hội.

Bốn tháng sau, tháng 08.68, tôi trở lại đây để tìm hiểu thêm uẩn khúc của những cái chết. Thân nhân các nạn nhân lẫn dân địa phương đều xác nhận những điểm trên.

Tiết lộ về "mồ chôn tập thể" đầu tiên của chính quyền miền Nam là vào ngày 28.02.68, khi phát ngôn nhân chính phủ cho biết về một hầm "ghê gớm ở Cồn Hến gồm 100 xác công chức và quân nhân bị bắt khoảng đầu tháng". Cũng theo phát ngôn viên, "các nạn nhân bị Việt cộng giết, thân xác họ không được lành lặn".

Cồn Hến nằm giữa sông Hương. Lúc đầu Mặt Trận không màng chiếm Cồn. Nhưng sau nó trở thành một vị trí chiến lược cho việc tiến quân và rút quân từ Gia Hội ra vùng cát Ðông Nam, vùng họ chiếm từ nhiều năm nay. Chính quyền xác nhận có 101 xác trong hầm.

Theo đồng bào chạy thoát từ Cồn thì trong số nạn nhân có nhiều người nam mang quân phục, một vài người bận đồ kaki của Mặt Trận, một số khác bận áo dòng ngắn, một vài người mang quân phục lính cộng hòa và một vài người bận thường phục.

Tôi hỏi nhân viên chính quyền địa phương về tên tuổi các nạn nhân thì được trả lời là các tử thi không được nhận diện đầy đủ; họ xác nhận là không thể nào quả quyết tất cả đều bị hành quyết; một vài nạn nhân có thể đã chết trong khi giao tranh và vài xác khác, cũng theo họ, là của quân thù.

Vùng chôn thật sự thứ tư nằm sau Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Hai hầm chứa xác ba người Việt làm việc cho tòa đại sứ Hoa Kỳ, hai xác người Mỹ ông Millerông Gompertz, nhân viên USOM, và xác một giáo sư trung học người Pháp bị giết vì lầm là người Mỹ. Tất cả đều bị trói tay. Xác tìm thấy và liệm ngày 09.02. Xác hai người Mỹ và người Pháp được đưa về Ðà Nẵng.

Quận Tả Ngạn, vùng thứ năm, do một quân nhân người Úc khám phá ngày 10.03.68. Ba hầm rãnh với 21 tử thi, tất cả đều nam giới, tay bị trói, đạn bắn xuyên đầu và cổ.

Một hầm khác, vùng thứ sáu, nằm cách Huế 5 dặm về hướng Ðông, được khám phá ngày 14.03.68 do một cố vấn quân sự Mỹ cùng toán lính Việt đi kèm. Hai lăm xác, tất cả đều bị bắn vào đầu, tay trói giật cánh khủyu. Nhờ một cánh tay của một nạn nhân nhôi ra khỏi mặt đất mà hầm được khám phá.

Phía Nam Huế qua hoàng thành ở Nam Giao là nơi mộ phần của vua Tự Ðức và Ðồng Khánh. Nơi đây là vùng chôn tập thể thứ bảy. Ðây đó trên dưới hai chục hầm, có cái giữa đất bằng, có cái dưới bụi cây, có cái bên bờ suối.
Bên cạnh hầm lớn, có những hố nhỏ chứa một, hai hoặc ba xác.
Hầm đầu tiên được khai quật ngày 19.03.68, nhưng mãi cho tới tháng 6.69 vẫn còn xác được tiếp tục phát hiện. Ban đầu còn dễ nhận dạng, vài xác mang quân phục, ngoài ra còn lại thường phục. Ðặc biệt ở đây không có xác phụ nữ và trẻ con. Càng về sau việc nhận diện trở nên khó khăn.
Dù vậy, cuối hè 1969, người ta cũng nhận diện được xác bố của ông thôn trưởng thôn Than Duong. Vì con trai vắng mặt nên cụ già bị bắt thay con. Về sau con đi tìm cha mãi không gặp. Xác cha, đạn xuyên đầu và ót, được tìm thấy tháng 6.69.

Cũng trên đường hướng Nam đó là Tu viện Thiên An, nơi xảy ra trận chiến ác liệt trong thời gian cộng sản tấn công. Khi buộc phải triệt thoái, cánh quân chiếm đóng phía Nam thành phố rút lên núi và chiếm giữ ngôi Tu viện xây cách đây 26 năm, cách Huế 6 cây số hướng Nam, vào ngày 21.02.

Lúc đó Tu viện đang là nơi lánh nạn cho hơn 3000 người. Mặc cho các cha dòng van xin, cộng sản đã cho thần hỏa thiêu rụi tòa nhà chính trong vòng hai ngày. Các tòa nhà bên là chỗ sinh kế của nhà dòng cũng bị lửa đạn thiêu hủy. Thư viện gồm những pho thư khố và thủ bút quý thời vua chúa cũng chung số phận.

Cha Dom Romain Guillaume, một trong những linh mục của dòng, bị một lính Việt cộng bắn vào vai lúc rời khỏi tòa nhà cháy sau khi đã di tản hầu hết dân tỵ nạn. Một linh mục người Việt bị bắn vào chân.

Khi rút khỏi đóng gạch vụn Tu viện ngày 25.02, Cộng quân mang theo trên 200 người, trong đó 2 linh mục người Pháp, cha Urbain, 52 tuổi, và cha Guy, 48 tuổi và một số tu sĩ linh mục, tập sinh và người giúp việc.

Những người này bị lọc bắt trong thời gian cộng quân chiếm Nhà dòng và được dẫn đi về hướng Nam. Ða số bọn họ kết liễu cuộc đời gần chỗ lăng các vua. Tới tháng 6.69, tổng cộng 203 xác được khai quật.

Trong số nạn nhân ở lăng Tự Ðức có Ðoan Xuan Tong, 20 tuổi học sinh trung học, nhà ở làng Nguyệt Biểu, quận Hương Thủy. Em biến mất khỏi nhà ngày 06.02.68. Xác em được thân nhân tìm thấy bên cạnh lăng vua ngày 19.03.68, chôn chung với năm người khác cùng làng.

Tại lăng Ðồng Khánh có xác linh mục Urbain lấp cùng một hố với 10 người khác. Một người Việt khai quật xác cho tôi hay tay linh mục bị trói, mình không có một vết thương, chứng tỏ có lẽ bị chôn sống. Xác ông liệm ngày 23.03.68 và sau đó được một linh mục đồng dòng nhận diện. Vị linh mục này không thể xác nhận được là tay cha Urbain có bị trói hay không.

Sự kiện không có xác đàn bà và con trẻ trong các hầm chứng tỏ các nạn nhân đã bị hành huyết dã man chứ không phải chết trong lúc giao chiến. Nếu bị pháo kích hoặc oanh tạc thì chắc chắn đã có người bị thương và sống sót, hoặc có người chết không toàn thây. Và chắc rằng họ không phải bị chôn tại chỗ, bởi theo phong tục người chết luôn được mang về nhà mình để hồn họ khỏi phải vất vưởng muôn kiếp.

Vì thế nguyên tắc của đối phương là phải dấu nạn nhân thế nào để không bị khám phá, mà nếu có bị khám phá thì cũng không nhận diện được là ai.

Ngoài thi hài cha Urbain, thi hài cha Guy dòng Thiên An cũng được tìm thấy trong một hầm riêng ngày 27.03.68 gần lăng Ðồng Khánh, với vết đạn ở đầu và cổ.

Vùng chôn thứ tám ở cầu An Ninh khám phá ngày 01.03 với 20 xác. Trong số tử thi có ông Trương Văn Triệu, trung sĩ lính Cộng hòa. Trung sĩ Triệu có vợ và 5 con. Du kích cộng sản địa phương bắt ông ở trường mẫu giáo Kim Long, nơi ông ẩn trốn. Bị trói và dẫn đi. Nhờ dân chúng gần đó cho hay Việt cộng có chôn xác người gần cầu nên vợ ông đã tìm được xác chồng sau đó.Xác ông Tran Hy, thuộc lực lượng Nhân Dân Tự Vệ, có vợ 4 con, cũng được lấp cùng hầm với ông Trieu. Ông bị bắt ngày 20.02 khi đang trốn trong nhà một láng giềng. Tay bị trói cánh khuỷu, người không có vết thương nào.

Vùng chôn thứ chín ở cửa Ðông Ba, nơi xảy ra giao tranh lớn. Ðây chỉ có một hầm 7 người bị bắt tại gia và giết sau đó. Trong đó có ông Ton That Quyen, 42 tuổi. Có gia đình với 10 người con, bị bắt và dẫn đi hôm 08.02.68. Gia đình tìm được xác ông ngày 05.05.68.

Ðịa điểm thứ mười là trường tiểu học An Ninh Hạ, một hầm 4 xác, trong đó có cảnh sát Tran Trieu Tuc, 52 tuổi, có vợ 7 con. Ông bị bắt tại nhà và mang đi ngày 05.02.68. Xác tìm được ngày 17.03.68 ở trường, mang vết thương ở đầu và cổ. Ba xác còn lại: một sinh viên, một quân nhân và một cảnh sát.

Ðịa điểm thứ mười một là trường Van Chi, một hầm 8 xác. Trong đó có anh Le Van Loang, thợ máy, 35 tuổi, có vợ 6 con. Theo lời chị Loang, anh bị bắt đi dự lớp huấn luyện ngày 06.02. Khi bị dẫn đi, chị và các cháu chạy theo van xin nhưng vô hiệu. Họ ra lệnh mẹ con chị phải quay trở về. Xác anh được những gia đình đi tìm xác người thân tìm thấy ngày 10.03.68 gần trường. Một vài xác bận quân phục, 4 xác chắc chắn là thường dân, trong đó có một sinh viên.

Ðịa điểm thứ mười hai ở chợ Thông, cách nội thành 2 cây số về hướng Tây. Tìm được 102 xác. Trong đó có ông Nguyen Ty, 44 tuổi, thợ xây gạch, có vợ 6 con. Bị bắt ngày 02.02.68 và có lẽ bị giết ở chợ cùng với nhiều nạn nhân khác. Tìm được xác ngày 01.03, tay bị trói, một viên đạn từ ót bung ra cửa miệng. Nhiều người khác cũng bị bắn, tay trói. Có nhiều xác đàn bà nhưng không có trẻ con.

Ðịa điểm thứ mười ba là vùng lăng Gia Long, ở Thiện Hàm bên bờ sông Hương, cách thành phố khoảng 16 cây số hướng Nam và cách ÐànNam Giao cỡ 13 cây số Tây Nam. Gần 200 xác được tìmthấy dưới các đám cây vàbụi rậm, gồmhọc sinh, sinhviên,nhân viên hành chính, quân nhân và nhiều phụ nữ. 27 người thuộclàng lân cận. Sau khi an ninh tạm vãn hồi, các bà đi tìm chồng đã khám phá ra địa điểm này. Lúc đầu, họ không dám đi quá xa. Nhưng hai ngày sau, 25.03.68, họ đụng vào một miếng đất mới đào trên triền một trong nhiều thung lũng nhỏ trong vùng. Xác người thân họ nằm nơi đây, tay bị trói cánh khủy, đạn bắn từ sau cổ xuyên qua miệng. Có nhiều rãnh hầm nối nhau với nhiều xác. Một số nạn nhân từ nội thành, những người khác từ các làng lân cận. Một số là sinh viên từ Huế về nhà ăn tết.

Ðịa điểm thứ mười bốn nằm ở giữa Chùa Tăng Quang và Tường Vân, 2,5 cây số Tây Nam Huế. Ở đó có xác 4 người Ðức, 3 bác sĩ và một bà vợ, tìm thấy ngày 02.04.68.Ðịa điểm mười lăm ở Ðông Gi, 16 cây số phía đông Huế trên đường ra bờ biển, tìm thấy ngày 01.04.68. 101 xác, đa số bị trói và miệng nhét đầy giẻ. Tất cả đều nam giới,trong đó có15 sinh viên, nhiều quân nhân và nhân viên hành chính, già lẫn trẻ. Một vài xác không thể nhận diện được.Tới tháng 05.68, tổng cộng có trên 900 xác người bị coi là mất tích đã được tìm thấy.

Dĩ nhiên còn nhiều người chưa được tính...

Ðầu năm 1969 nhiều địa điểm khác được khám phá.

Ðiểm chôn thứ mười sáu: Ðầu tiên ở làng Vinh Thái. Ðịa điểm thứ hai ở làng Phú Lương. Ðịa điểm thứ ba ở làng Phú Xuân, tất cả thuộc quận Phú Thứ. Tất cả được tìm thấy trong khoảng từ tháng 01 tới tháng 08.69. Quận này với quận kế bên bị cộng sản chiếm nhiều năm và nơi đây xảy ra nhiều cuộc không tập kéo dài nhiều tháng. Mải tới đầu năm 1969 quân Cộng hòa mới tiến vào được vùng này...

Ba làng này cách thị xã Huế chừng 15 cây số về các hướng Ðông và Ðông Nam, cách bờ biển từ 3 tới 5 cây. Theo các viên chức địa phương trên 800 xác được tìm thấy trong các vùng trên trong vòng 6 tháng. Có hầm đào sâu, có hầm cạn. Nhiều xác chôn lâu rồi, quần áo đã mục... Trong số nạn nhân người ta nhận diện được 16 học sinh trung học, theo học ở Huế nhưng về quê ăn tết. Cả nhân viên hành chính, đàn ông, đàn bà, trẻ em, già lẫn trẻ. Một số tay bị trói, đa số đều chôn cùng một hố. Vùng làng Vinh Thái đào được 135 xác; làng Phú Lương 22; và làng Phú Xuân đợt đầu 230, đợt sau, khám phá vào cuối năm 69, 375 xác. Dù thời gian qua lâu, nhưng nhờ lượng muối cao của đất vùng này giữ, đa số tử thi hãy còn có thể nhận diện được. Nhiều nhân viên hành chính và quân nhân, bị bắn ở cổ và đầu. Ða số nạn nhân thuộc nam giới. Một vài phụ nữ và trẻ em và một vài người mang nhiều loại vết thương. Có các linh mục, tu sĩ và chủng sinh của các làng lân cận mất tích từ hơn 20 tháng kể từ biến cố tháng 02.68. Trong số 357 xác có cha Bửu Ðồng, một cha sở quận Phú Vang và 2 chủng sinh. Cha đồng dấu được trong túi sau bộ đồ ngủ đen trên người một hộp mắt kính trong đó có ba bức thư tiếng Việt. Một trong ba lá thư này, có bản chụp trưng bày ở nhà thờ chính tòa Huế, ông viết cho bổn đạo mình (thư tìm thấy trên thi thể ngày 8.11.69).

Các con cái yêu dấu:Ðây là bút tích cuối cùng để nhắc cho các con ghi nhớ bài phúc âm thánh Phêrô trên thuyền bão táp... (3 chữ đọc không ra) đức tin. Lời cầu chúc của Cha ngày đầu xuân cho mọi công việc Tông đồ của Cha giữa chúng con, nhớ.. (hai chữ đọc không ra) khi sự sống của Cha sắp kết liễu theo ý chúa.Hãy mến Mẹ sốt sắng lần hột, tha mọi lỗi lầm của Cha, xin cám ơn Chúa với Cha, xin Chúa tha tội cho Cha và tận tình thương nhớ cầu nguyện cho Cha được sống trong tin tưởng, kiên nhẫn, trong khắc khổ để kiến tạo hòa bình của Chúa Kitô và phục vụ tinh thần Chúa và mọi người trong Mẹ Maria. Xin cầu nguyện cho Cha bình an sáng suốt và can đảm cùng mọi sự đau khổ tinh thần, thể xác và gởi mạng sống cho Chúa qua tay Ðức Mẹ.Hẹn ngày tái ngộ trên nước Trời.Chúc lành cho chúng con.(Chữ ký Cha Ðồng)

Ðiểm chôn thứ mười bảy ở làng Thượng Hòa, quận Nam Hòa, bên bờ sông Tả Trạch, một phụ lưu sông Hương phía Nam lăng Gia Long. 11 xác được tìm thấy giữa các lùm cây trong tháng 07.69. Chỉ có ba xác nhận diện được là người của làng bên cạnh. Tất cả đều mang vết thương cổ và đầu, dấu chỉ của sự hành quyết.

Ðiểm thứ mười tám ở Thúy Thạnh, quận Hương Thủy, tìm thấy tháng 04.69, và ở làng Vinh Hưng, quận Vinh Lộc, tìm thấy tháng 07.69. Cả hai làng nằm trong vùng bị cộng sản chiếm từ lâu... Trên 70 xác, nhiều xác không còn nhận diện được nữa, đa số là đàn ông, vài đàn bà và trẻ con. Họ được nhận diện là người của các làng lân cận và vài người có thể bị chết vì chiến cuộc bởi mình họ mang nhiều vết thương và xác không toàn vẹn. Các nạn nhân khác bị bắn ở cổ và đầu.

Ðiểm thứ mười chín tìm thấy vào tháng 09.69 ở Khe Ðá Mài, quận Nam Hòa, một con suối nhỏ chảy vào Khe Ðại, phụ lưu sông Hương. Khe chứa đầy xương người, có xương đủ bộ, có xương nằm riêng, sọ nằm riêng; tất cả được nước suối mài trắng tinh. Dân đi cưa gỗ tìm thấy địa điểm này. Nạn nhân có lẽ đã được chôn bên bờ suối trong mùa mưa và nước suối đã dần soi mòn đất để lộ xác ra, cũng có thể là nạn nhân bị vất xuống suối, chứng cớ là các mảnh quần áo được tìm thấy dọc bờ hoặc ngay dưới khe, thì việc chôn lấp nạn nhân có lẽ xảy ra trong các tháng mùa mưa (tháng hai, ba, tư). Và điều này có nghĩa là nạn nhân đã được dẫn thẳng tới đây hoặc được mang tới đây sau khi bị bắt một thời gian ngắn. Nếu chôn trong mùa suối khô, thì sự kiện xảy ra trong khoảng từ tháng 06 tới 10.Có lẽ để giữ bí mật khi rút lui Việt cộng đã thanh toán vội vàng các nạn nhân tại đây. Theo luật thông thường, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, kẻ thù thường chôn cất xác đồng đội đàng hoàng. Tuy nhiên cũng có thể đây là xương và sọ của lính Mặt Trận và Bắc Việt. Như vậy thì số phận nào cho những người Phú Cam bị mất tích?Nghiên cứu các phúc trình quân sự Mỹ thì không thấy có một cuộc không tạc lớn hoặc của máy bay B 52 nào ở vùng trên, ngoại trừ trận chiến gần Lộc Sơn vào hạ tuần tháng 04.68, một địa điểm cách xa nơi đó chừng 10 cây số. Vả lại lập luận mang người bị chết vì bom B 52 băng qua vùng đất gập ghềnh để đưa về chôn ở suối này quả không vững. Ðường lên núi dễ dàng hơn nhiều. Cũng vậy, nếu kẻ thù bị thiệt hại nặng ở trận Lộc Sơn và, theo thói quen sẵn có, đã mang xác 500 đồng đội đi thì hẳn lộ trình phải là hướng núi, gần và dễ di chuyển hơn nhiều, chứ làm sao mà chọn băng qua cánh rừng dày đặc khó xuyên qua được này.

Trong thời gian cuộc tấn công của cộng sản có xảy ra giao tranh lớn kéo dài từ Huế qua Bến Ngự, cầu Nam Giao tới gần và trong Nhà dòng Thiên An. Nhưng đã không có tiếp tục đánh nhau lớn về mạn Nam, khi quân thù chọn đườn rút lui lên núi, hướng trái với Ðá Mài. Khe Ðá Mài nằm cách thành phố 40 cây số về hướng Nam, bên ngoài vùng lăng tẩm; nơi nầy được coi là vùng không người, chỉ có cộng quân lai vảng. Khe chứa 500 sọ. Ðịa thế cách trở, cách xa mọi văn minh bởi rừng đồi vách đá cho thấy người ta không muốn để số xác kia, xác của những người mang từ Huế ra bị khám phá, mà nếu có khám phá thì cũng không nhận diện được. Nằm lẫn với xương là các mảnh quần áo thường, không phải kaki hay vải màu xanh bộ đội miền Bắc hoặc quân phục Mặt Trận. Các sọ vỡ xương trán tất thảy cho thấy bị đánh bởi một vật gì nặng. Một số sọ khác không thấy vết tích gì ở xương, đây có thể là nạn nhân chết trong lúc giao tranh. Lần lượt tất cả hài cốt được chuyển về thành phố, nơi họ ra đi và tống táng trong an bình...


Sau khi Ðá Mài được khám phá, vẫn còn vài trăm người mất tích. Trong số đó có một số sinh viên, điển hình là các anh Ngô Anh Vũ, Nguyễn Văn Bích. Cả hai bị bắt ở nhà thờ Phủ Cam. Những người khác, viên chức hành chánh, thành viên chính đảng, thanh niên công giáo, Phật giáo, tu sinh, giáo chức và quân nhân. Họ bị bắt đi, biệt tăm tin tức.Bên cạnh các hầm chôn tập thể, còn có các nạn nhân lẻ tẻ, bị giết tức tưởi. Có khi cả gia đình bị tiêu diệt như gia đình ông Nam Long, thợ buôn, bị bắn cùng vợ và 5 con tại nhà. Ông Ngô Bá Nhuận bị bắn dã man trước rạp chiếu bóng địa phương và ông Phan Văn Tường, lao công, bị giết ngoài nhà ông với bốn đứa con...( ngưng trích )
Elje Vannema
(The Vietcong Massacre at Hue. Vintage Press, New York, 1976)

 Trong cuộc chiến đang tiếp diễn hay đang lụi tàn, giết tù binh/tù nhân chiến tranh và thường dân là phạm vào tội ác chiến tranh.

Trong tất cả các hiệp ước quốc tế đều có chung một điều khoản như thế./.

.

(***) Những vị nào có thân nhân bị chết oan khiên xin liên lạc với thụyvi: ( 616 ) 254-7080.


Nguồn: http://www.aihuubienhoa.com/D_1-2_2-44_4-1288_5-4_6-1_17-13_14-2_15-2_10-thx25e1x25bbx25a5yvi_12-3/

VHP chuyển

 


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NHANG ĐÈN GÓP GIỖ - THỤY VI

Tôi được sinh ra ở Huế, lớn lên với Huế, nhưng khi trưởng thành, đã rời gia đình, bỏ thành phố và ra đi biền biệt. Hồi trước Tết Mậu thân

“ Tôi được sinh ra ở Huế, lớn lên với Huế, nhưng khi trưởng thành, đã rời gia đình, bỏ thành phố và ra đi biền biệt. 
Hồi trước Tết Mậu thân, hôm 23 tháng chạp năm Mùi, đang cùng chồng con cúng ông táo, tôi bỗng nhận được điện tín từ Huế : về ngay, ba hấp hối. 
Với một gói hành lý vội vàng, đứa con hư hỏng của gia đình và thành phố là tôi, đã trở lại Huế để chịu tang người cha thân yêu. Và rồi như bao người khác, đã phải chịu luôn cái tang lớn cho cả thành phố, khi biến cố tết Mậu Thân bùng nổ. 
Sau cả tháng dài lăn lộn trong địa ngục Huế, khi sống sót trở về Sàigòn, tôi đã thao thức mãi về việc phải thắt một giải khăn sô cho Huế, phải viết một hồi ký về những ngày giờ hấp hối của Huế. Nhưng thời sự những ngày sau biến cố Tết Mậu Thân ồn ào quá, bên cạnh cơn khóc than vật vã của Huế, người ta còn bận bịu với việc khai thác những chi tiết ly kỳ của chiến cuộc, những thành tích chiến thắng trên tro tàn, thật chưa phải là lúc viết ra những sót sa, tủi nhục, tuy tầm thường nhất, nhưng cũng lại là sâu sắc nhất của một thành phố hấp hối.
Chính vì vậy mà sau khi phác họa một vài nét đại cương trên nhật báo Sống hồi ấy, mặc dù được tòa soạn yêu cầu tiếp tục và sau đó được nhiều nhà xuất bản thúc dục, tôi cũng đã cố gắng ngưng lại. Phải ngưng lại, để nếu không nghiền ngẫm được kỹ hơn, thì ít ra cũng tách rời được khỏi những hậu ý xô bồ của thời cuộc, để chờ đợi một giây phút yên lặng hơn, trầm tĩnh hơn, khi viết về Huế. 
Cái thời gian chờ đợi ấy, đến nay, đã gần hai năm qua, Hai năm, hài cốt cả chục ngàn dân Huế bị tàn sát, vùi nông ở bờ bụi, vứt bỏ xuống đáy sông đáy suối, đã được thu nhặt dần. Những nấm mồ tập thể đã tạm thời xanh cỏ. Những nền nhà đổ nát đã tạm thời dựng lại. Cơn khóc than vật vã của Huế, những tiếng nói xô bồ về Huế, như vậy, cũng đã bớt ồn ào. 
Đây, chính là lúc chúng ta có thể cùng nhau chít lại giải khăn sô, đốt lại nén hương nhỏ trong đêm tối mênh mông của chiến tranh và tang tóc, để hồi tưởng về Huế. 

Có nhiều loạt súng đạn, nhiều loại tang tóc, đã nổ và đã tàn phá Huế. Công trình ấy không biết từ đâu, nhưng dù do đâu đi nữa, thì cái tội ác tàn phá một thành phố lịch sử là Huế, chính thế hệ chúng ta, thời đại chúng ta, phải chịu trách nhiệm. 
Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có Đoan, một cô bạn học cùng lớp với tôi ngày nào, đang ngồi trên ghế đại học ở Sàigòn, bỗng về Huế, đeo băng đỏ nơi tay, dắt súng lục bên hông, hăng hái đi lùng người này, bắt người khác, để trở thành một nữ hung thần trên cơn hấp hối của Huế. 
Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có Đắc (*) một sinh viên trẻ trung, hăng hái. Thời trước Đắc làm thơ, Đắc tranh đấu, rồi bỏ ra khu. Để rồi trở lại Huế lập những phiên tòa nhân dân, kêu án tử hình hàng loạt người, rồi đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố, để xử tử. Cậu bạn của Đắc, tên Mậu Tý, giơ cái băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Đắc : 

- Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi mà. Cách mạng muôn năm... Hồ chủ tịch muôn năm. 
Nhưng mặc Mậu Tý năn nỉ, hoan hô, Đắc vẫn nhất định nổ súng vào người bạn nhỏ. 
Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có từng đoàn người, hàng trăm người, cha có, sư có, già có, con trẻ có, mỗi người cầm một lá cờ trắng để ra dấu đầu hàng bất cứ phe nào, đi thất thểu trong một thành phố đầy lửa cháy. Cứ như thế chạy ngược chạy xuôi, cho đến khi gục ngã gần hết. 
Cũng chính trong thời đại chúng ta, ngày thứ hai mươi mấy trong cơn hấp hối của Huế, đã có một con chó nhỏ kẹt giữa hai lằn đạn, chạy ra sủa bâng quơ ở bên bờ sông Bến Ngự. Con chó thành mục tiêu đùa giỡn cho những mũi súng hờm sẳn từ bên kia sông. Họ bắn cho con vật khốn khổ sợ hãi rơi xuống sông. Rồi lại bắn vào những bờ sông mà con chó nhỏ đang lóp ngóp bơi vào. Những phát súng đùa cợt không có tình bắn chết con chó nhỏ, mà chỉ có trêu chọc cho con chó chới với giữa giòng nước, để có chuyện đùa chơi với máu lửa. Thành phố Huế, và có lẽ cả quê hương khốn khổ của chúng ta nữa, có khác gì thân phận của con chó nhỏ đã chới với giữa giòng nước ấy. Thế hệ chúng ta, cái thế hệ ưa dùng những danh từ đẹp đẽ phô trương nhất, không những chúng ta phải thắt một giải khăn sô cho Huế, cho quê hương bị tàn phá, mà còn phải chịu tội với Huế, với quê hương nữa. 
Gần hai năm đã qua, hôm nay, nhân ngày giỗ thứ hai của biến cố tàn phá Huế sắp trở lại, tôi xin viết và xin gửi tới người đọc tập giải khăn sô cho Huế này như một bó nhang đèn góp giỗ. 
Xin mời bạn, chúng ta cùng thấp đèn, châm nhang, chịu tội với quê hương, với Huế.” 

 

Tôi mượn lời trong tựa nhỏ Viết Để Chịu Tội nơi đầu trang cuốn hồi ký Giải Khăn Sô Cho Huế của nhà văn Nhã Ca xuất bản tại Saigon năm xưa mở đầu cho loạt bài “ Nhang Đèn Góp Giỗ” vì mặc dầu đã hơn 40 năm qua nhưng không thể nào bỏ mặc những cái chết oan khuất do chính Việt Cộng giết hại mà không nhắc lại hay viết tiếp.

Trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968, Huế là thành phố bị thiệt hại nặng nhất về nhân mạng cũng như vật chất vì bị VC chiếm đóng lâu dài nhất. Riêng người Huế sở dĩ bị tàn sát dã man, theo một số nhân chứng, là do VC được chỉ điểm bởi một số nằm vùng địa phương vì thù oán nhau mà trả thù, rồi lại được tự do đi lại trong thành phố nên tự do hành động, nhất là trong khoảng từ mồng hai tới mồng bốn, tha hồ đi từng nhà, lôi từng người ra bắn giết theo ý muốn. Cũng trong tờ Time được đăng lớn: The Massacre Of Hue. 5 tháng trước ngày tết Mậu Thân, cộng sản đã lập hai danh sách: một danh sách gồm 200 cơ sở chính quyền, ngay cả căn nhà vợ lẽ hay tình nhân của ông cảnh sát trưởng. Danh sách thứ hai gồm tên những người được coi là thành phần phản cách mạng liên hệ đến chính quyền Sàigòn như sĩ quan, công chức, trí thức và những tu sĩ không hợp tác với Cộng Sản.   Phóng viên Don Oberdorfer của tờ Washington Post sau ba lần ra điều tra cũng xác nhận Cộng Sản có sẵn sổ đen, đến từng nhà nạn nhân để bắt đi và giết chết khoảng 5000 người.

Cũng theo Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một bài phỏng vấn của Thụy Khuê, đăng lại trên Chuyển Luân. Ông cho rằng có 3 thành phần người bị sát hại: một, trong những người bị sát hại là do hành động trừng phạt của quân Giải Phóng dành cho những người thực sự có tội.

Câu trả lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường khiến người ta ngỡ ngàng, khinh bỉ. Ông Nguyễn văn Lục đã lớn tiếng hỏi:

“ Sự trừng phạt của quân giải phóng dành cho những người thực sự có tội hiểu ngầm là họ đáng tội chết lắm? Vậy họ là ai? Có thể nào nói rõ hơn những người có tội là những sĩ quan quân đội VNCH về nghỉ phép, những công chức, những vị tu hành?

Thực sự có tội có phải là Stephen Miller trốn nơi nhà một người bạn Việt Nam. Ông đã bị hành quyết ở một thửa ruộng đằng sau một chủng viện của Thiên Chúa Giáo. Thực sự có tội có phải là Bác sĩ Dr. Horst Gunther Krainick, giáo sư y khoa Huế bị bắt làm tù binh cùng với vợ và hai con. Discher và Alterkoster. Tất cả 6 người đều bị dẫn về chùa Từ Đàm sau đó bị thảm sát và vùi nông ở một cái hố. Mặc dầu là người Pháp, hai vị tu sĩ thừa sai dòng Bénédictins, một bị giết, một bị chôn sống. Cũng như thế, thực sự có tội có phải là LM Bửu Đồng cũng bị thảm sát, mặc dầu có cảm tình với Cộng Sản. Chỗ khác, 5 sĩ quan VNCH bị bắn tại một sân vận động sau khi bị bắt. Rồi đến lượt ông Phó tỉnh trưởng Hành Chánh Thừa Thiên Trần Đình Phương tại vệ đường số 3, đường Nguyễn Hoàng? Thực sự có tội có phải là gia đình ông giáo sư Trần Điền?

 Hay thực sự có tội là ông Ngô Tố 67 tuổi suốt đời khoan hòa, sống tại làng Thế Lại Thượng được kể tiếp ra đây?

 

 ÔNG NGÔ TỐ ( 1901 – 1968 ):

Ông Ngô Tố sinh năm 1901 là con trai thứ ba của cụ Thượng thư Bộ hình Ngô Úy Tri sinh sống tại làng Thế Lại thượng. Ông Ngô Tố cũng chính là chú ruột của tướng Ngô Dzu, Tư lịnh vùng II chiến thuật.  Theo con gái của ông là bà Ngô thị Kim Chi hiện đang sống tại thành phố Lasing thuộc tiểu bang Michigan kể: Chiếm Huế xong, Việt Cộng đi từng nhà truy lùng những thành phần họ đã ghi trong sổ bìa đen. Vào chiều ngày 21 tháng Giêng, khoảng 2 giờ trưa, ông Ngô Tố đang quét dọn ngoài sân thì một thanh niên độ tuổi trung học tên Vàng là con cháu trong làng            

 đến mời nói Mặt trận Liên Minh mời ông đi họp. Nghe tên Mặt trận Liên Minh mời cả nhà biết tai họa đến rồi nên hoảng kinh không nén được sợ hãi bèn khóc oà. Riêng ông ngoại mấy cháu sau phút giây bàng hoàng, sau đó ông trấn tĩnh kêu các con lấy thêm áo ông mặc vì bên ngoài trời lạnh như cắt, xong lủi thủi đi theo hắn lên nhà Cảnh Sơn là nơi mặt trận đặt trụ sở. Chị Kim Chi nghẹn ngào “ Ông ngoại mấy cháu bị đưa đi rồi, mặc dù cả nhà rối bấn lên vì biết số phận ông sẽ bi thảm giống như hàng ngàn người dân bị bắt trong vài tuần lễ trước đó không hy vọng trở về nhưng vẫn nhớ ra một điều thiết thực lục soạn cái gì đó đưa cho ông ngoại cháu mang trong mình để làm tin, làm dấu, lỡ có gì sau này dễ nhận ra xác! Mạ tôi run rẩy lấy xâu chuổi đeo cổ bằng ốc được xỏ bằng giây nhợi rồi sai tôi chạy theo đeo cho được vào cổ ông.

Ở bên cạnh ông ngoại mấy cháu tới giờ phút cuối cùng là cậu em  Ngô Ngọc Tuyền. Đến khoảng 8 giờ tối thì thằng Bẻo, trưởng ban ám sát người cùng làng dẫn mấy người bị bắt khác cùng ông ngoại mấy cháu đi. Lúc dắt đi ngang nhà thấy vợ con đứng lúp xúp trước cửa, ông ngoại mấy cháu dừng lại vòng tay trước ngực như chào từ giã những người thân yêu rồi nói với thằng Bẻo: “Ông có bắn tui thì bắn tại đây, tui muốn chết thấy mặt vợ con tui …” Thằng Bẻo liền trả lời: “Tui đưa cậu Ấm lên Phú Thứ học tập thôi, liên minh có giết ai mô mà nói rứa”.

Nói xong thằng Bẻo lôi họ đi về hướng Phú Thứ.

 Đêm đó là đêm dài nhất, dài vô tận. Sáng tờ mờ cả nhà tức tốc lén lút túa nhau đi tìm nhưng không tìm thấy tung tích mấy người bị bắt hôm qua để rồi tức tưởi nhận ra: Tất cả đã bị giết! 

“ Biết cha mình già cả lại vô tội, bị đem đi giết thật đau đớn khôn cùng, nên suốt bao năm sau đó tôi cứ tự hỏi trong tức tối ông ngoại mấy cháu có tội tình chi mà chết đau đớn như ri!”  

Vài hôm sau tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân vô giải cứu bảo vệ dân chúng và đưa tất cả di tản xuống Bao Vinh. Gia đình ông Ngô Tố tạm cư ngoài Đà Nẵng, chỉ riêng có cô con gái lớn đang mang bầu gần sanh nhất định ở lại để theo đoàn người lặn lội kiếm cho được xác cha của mình. Toán kiếm xác  tìm được một hầm tại Phú Thứ chắc khoảng gần 1,000 người. Khi khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống. Sau này môt nhân chứng cho biết: Họ được lệnh đập đầu bằng đầu cuốc, từ phía lưỡi vào. Quan trọng nhất là, theo nhân chứng: người này phải đập người kia. Cứ 10 người bị cột vào giây điện thoại và đều bị đập vỡ đầu từ phía sau.”…

 

 Cuối cùng những người sống quanh chùa Vàng cho biết thời gian đó túi túi thường có tiếng la thét đau đớn. Họ quật lên tìm thấy xác ông Ngô Tố bị đập đầu chôn chung với 3 chú cháu Hy, Vĩnh, Thảo, ông thợ bạc…Toàn là những người vô tội cùng làng. Có ông Tổng Đệ bất mãn bỏ Mặt Trận bị giết chung. 

Ông Ngô Tố bị giết. Hàng ngàn người dân Huế bị giết oan ức như...tại vùng Gia Hội, có một chị tên Tuý. Chị là một sinh viên, khi Việt Cọng đến tìm anh của chị, không có nên bắt chị thay thế. Chị Tuý bị bắn và chôn tại cồn Gia Hội. Còn tại Vỹ Dạ, có chị tên Hương Sen. Hương Sen có nhiều anh tham gia quân đội. Khi vào bắt thì không có các anh của chị nên họ bắt chị ra hành quyết tại chỗ.  

Sự man rợ tàn bạo bất nhân của bọn Việt Cộng đã có đầy đủ những bằng chứng khiến ai nấy nhớ lại cũng đều phẩn uất.  Bây giờ đã đến lúc những người con Huế đồng dõng dạc: Này, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan …Những người dân đó có tội gì mà lũ bây giết một cách dã man như vậy?

Hãy nói, viết, lên sự thật. Những sự thật như những nén nhang, ngọn đèn góp giỗ cho những oan hồn của Huế.

Tạm kết bài này, mời quý vị nghe lại Duy Khánh và xem lại hình ảnh Mậu Thân, để khóc với Huế, với dân Huế.

http://www.youtube.com/watch?v=wOl4k-5Gz6o

 

                                                    . thụyvi

                          ( Hầm Nắng, những ngày đón Tết Nhâm Thìn )

 

(*) Đắc, theo bà Nhã Ca đó là tên của Nguyễn Đắc Xuân. Nguyễn Đắc Xuân từng tổ chức đoàn "Phật Tử Quyết Tử" quậy nát Huế, sau đó trốn theo VC và trở lại cố đô vào Tết Mậu Thân, phụ trách đội "Công tác thanh niên" và khuyến dụ các quân nhân VNCH bị kẹt, để lập cái gọi là đoàn nghĩa binh.. Trái với dự đoán của cộng sản, dân chúng Huế không hưởng ứng tổng khởi nghĩa, trái lại bỏ trốn sang các khu vực có QLVNCH như Mang Cá, Trường Kiểu Mẫu, Tiểu Khu Thừa Thiên, Bến Tàu, Phú Bài.. 

(**) Hiện có một số lớn nạn nhân sống sót sau thảm kịch Mậu Thân Huế 1968, đã quả quyết thủ phạm chính cuộc tàn sát dã man lúc đó là những thành phần trong cái mặt trận Liên Minh Dân Chủ Hoà Bình do Hà Nội dựng lên tại Huế vào ngày mồng ba tết Mậu Thân (1-2-1968) gồm Lê Văn Hảo, Thích Đôn Hậu, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đóa, Đào Thị Xuân Yến, Hoàng Phương Thảo.

NHANG ĐÈN GÓP GIỖ ( Bài 2 ) - thụyvi
(01/17/2012 02:05 PM) (Xem: 8037)


 Một nén nhang đốt lên cho oan hồn của chàng sinh viên đang học năm thứ 2 ban Khoa Học tên Lê Văn Thuyết ( con trai duy nhất của ông Lê văn Lý và bà Lê thị Lựu ) bị giết tại Khe Đá Mài sau khi đang trốn trong nhà thờ Phủ Cam. Theo ông N. Á. ( Chicago )  kể lại Thuyết là con trai duy nhất của ông Lê văn Lý ( bị VM giết năm 1947 ) và bà Lê thị Lựu ở làng Phủ Cam, Huế. Lúc sinh thời Thuyết là một đứa con rất hiếu thảo và học rất giỏi. Ngay khi VC đột nhập Huế, Thuyết và mẹ cùng đoàn người vào trốn trong nhà thờ Phủ Cam. Sau đó với sự chỉ huy của Nguyễn Đắc Xuân, họ lục lạo và chia dân chúng thành 3 tốp: Ông già bà cả thì cho về. Sinh viên học sinh, thường dân đưa lên giết tại Khe Đá Mài. Quân nhân công chức thì bắn ngay sau chùa Từ Đàm.

Bà mẹ của Lê văn Thuyết hiện còn sống tại Saigon.

Bài này xin được làm bó nhang thứ 2 góp giỗ cho những cái chết oan ức kinh hoàng trong chiến dịch thảm sát của Việt Cọng tại Huế 1968 có tên trong bài tường thuật của Elje Vannema dưới đây:  

“ Mới sáng tinh sương đã thấy quân Mặt Trận (Giải Phóng Miền Nam) hiện diện trong thành phố. Họ là những người lo mặt chính trị trong cuộc chiếm cứ. Ngày hôm trước, họ vào sổ gần hết mọi người, ghi tên, tuổi, phái tính. Họ quan tâm đặc biệt đối với phái nam, chia những người này ra thành nhiều nhóm: công chức, những người có liên hệ với quân đội cộng hòa, và những kẻ khác. Nhiều trường hợp họ ghi chú đầy đủ cả gia đình, cả tên con cái nữa. Mỗi nhóm họ chỉ định một người đại diện, mang trách nhiệm mọi mặt về tất cả thành viên trong nhóm. Nếu có người thoát thì người đại diện phải lãnh đủ. Dân chúng được lệnh không tụ họp đông người, trừ khi được kêu đi dự mít tinh, không được nghe đài, không được phao tin đồn đãi...
Ngày hôm sau, du kích và nằm vùng địa phương tỏa ra đi tìm những người có tên trong danh sách viết tay nguệch ngoạc. Họ được đưa về Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Một anh cựu sinh viên chủ tọa phiên tòa với sự hiện diện của một người Bắc Việt và hai sinh viên khác. Hai sinh viên này chúng tôi biết...

Hoàng Phủ Ngọc Tường; Các phiên tòa nhân dân mấy ngày trước đã chấm dứt. Dân chúng hiện diện khá đông tại các phiên tòa ở Tiểu chủng viện, ở Gia Hội bên kia cầu và ở trong thành.
Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh này tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính quyền trước đây.


Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Ðắc Xuân, trước kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện. Tòa trong thành do sinh viên Nguyễn Thị Ðoan Trinh con ông Nguyễn Đoá điều khiển. Các phiên tòa vang lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc.

Sau hai ngày phiên tòa kết thúc, nhường chỗ cho những công tác khủng bố dân chúng khác. Một người trộm mở nghe đài (radio) bị bắn giữa thanh thiên bạch nhật để làm gương. Một anh sinh viên không tới dự lớp học tập cũng bị bắn công khai. Nguyễn Ðọc bắn nhiều người trong đó có người bạn thân đồng lớp là Mậu Ty, chỉ vì bạn không chịu hợp tác với y. Bước vào ngày thứ hai bắt đầu kiểm soát lương thực, thực phẩm.Ngày thứ bốn, vì không tuân hành lệnh cách mạng, một gia đình bị xử. Người chủ gia đình bị bắn tức khắc.

Dưới áp lực khủng bố gia tăng nhiều người bỏ trốn, nhưng ít kẻ thoát. Vùng Gia Hội có nhiều người thoát hơn nhờ ban đêm chèo bè qua sông sang làng Ðập Ðá.

Thường bị bắn theo nhưng cố chèo.Những người nằm vùng xuất đầu lộ diện, ra tay truy lùng nạn nhân.
Bộ đội Bắc Việt và quân chính quy Mặt Trận lo chuyện quân sự và chiến lược. Nằm vùng địa phương lo việc chính trị, hành chính, bình định, tuyên truyền, và tiêu diệt kẻ thù. Ðám này bắt và giết người bất kể, nhiều khi chỉ vì hiềm thù cá nhân.
Cán bộ miền Bắc có mặt ở tòa án nhân dân xem ra ít nắm vững chuyện chính trị và đóng vai trò ít quan trọng trong các bản án.
Ðịa phương quyết định mọi chuyện. Trước khi lên danh sách, thường đám nằm vùng đã quyết định bắt ai rồi. Chỉ còn việc ra lệnh thanh toán những ai họ nhắm nữa mà thôi. Có lẽ họ lý luận rằng, thà giết lầm hơn bỏ sót, vì bỏ sót thì sau này mình sẽ bị nhận diện.
Một cách hệ thống, công chức, quân nhân, sinh viên có tinh thần quốc gia, có khả năng lãnh đạo và có thể gây trở ngại cho cách mạng, chính trị gia đối lập, tất thảy đều được đoái hoài.
Danh sách bất tận.Dân chúng tập trung ở nhà thờ chính tòa được lệnh vào bên trong, không ai được đứng bên ngoài.
Phụ nữ và trẻ con được lệnh ngồi xuống. Ðàn ông và thiếu niên từ 15 tuổi trở lên đứng.
Ở bệnh viện, trò tương tự cũng đã diễn ra. Dân quanh vùng, đặc biệt là vùng quanh căn cứ Mỹ, được lệnh tập trung vào bệnh viện vì cộng sản sợ giao tranh có thể xảy ra ở đó. Dân lúc này còn sợ súng máy và hỏa tiễn trực thăng hơn quân chiếm đóng nên ngoan ngoãn làm theo lệnh.
Sau ba ngày, đàn bà con nít được lệnh ngồi, đàn ông đứng dậy để hai tên nằm vùng nhận diện, trước mặt hai cán bộ miền Bắc và hai bộ đội Mặt Trận.
Hai người nằm vùng này mới được xổ tù khi Việt cộng chiếm thành phố. Cả hai đều là thành viên kỳ cựu của Mặt Trận. Một số người, trẻ có già có, được cấp thẻ và dẫn về nhà thờ chính tòa.

Nguyễn Ðắc Xuân vào bên trong nhà thờ. Đàn ông và thiếu niên được lệnh sắp thành hàng rồi bước ra ngoài với cán bộ hộ tống. Từ nhà thờ họ băng qua các đường Phủ Cam lên Chùa Từ Ðàm. Bị giữ ở đấy một ngày rồi lại tiếp tục đi về phía Nam, hướng Nam Giao.
Ðàn bà trẻ con nhao lên nhưng được trấn an rằng cha, chồng, con họ phải ra phục dịch bên ngoài thành. Một số bà đi theo xa xa, nhưng rồi bị chặn lại. Trong số người ra đi có anh lính trẻ cộng hòa và Lương (nhân vật kể lại câu chuyện này)
Ngày kế tiếp, cuộc hành trình kéo dài suốt chiều tới tối, thoạt tiên rời Từ Ðàm đi về hướng Nam rồi bẻ hướng Ðông Nam. Sáu cây số đường đi mà Lương nghĩ là một cuộc trường chinh. Không ai nói với ai. Chỉ một lần yên lặng bị cắt đứt bởi một câu hỏi của ai đó "Ta đi mô đây". Có tiếng phụ họa "Lên núi hay tới chỗ chết?".
Bộ đội Mặt Trận nói là họ được đưa đi học tập. Không ai biết mình đi đâu nhưng tự thâm tâm nhiều người tin rằng có lẽ đời mình sắp kết thúc. Ông già đi bên cạnh Lương bổng ngã quỵ. Cho tới lúc đó anh không biết có ông già đi bên mình. "Bắt gió cho ông ta " tiếng ai đó vang lên... Lương ôm lấy ông cho tới khi người canh gác tới.Mắt ông già hé mở trong chiều xẩm tối. Tiếng nói lạc giọng thều thào. "Xin để tui đi, để tui ở lại đây", ông van xin, bàn tay xương xẩu níu lấy cánh tay người gác. "Tui không đi xa hơn được nữa"."Ðứng dậy ".Ông già gượng dậy, cố thẳng người thêm được vài bước rồi lại ngã. Người gác đoàn lúc này hết kiên nhẫn, đạp ông ra lề đường rồi bỏ đi. Vài phút sau, một phát súng xé không khí cùng với một tiếng kêu yếu ớt vang lên. Làm thế để chắc ăn, không ai chứng kiến. Xác ông được dập vào một hố gần đó, hai tù nhân được lệnh lấp đất. Một tháng sau xác ông được đồng bào khám phá.

Vô vọng, đoàn người bước đi càng lúc càng chậm, câm lặng uất nén. Người gác càng hối thúc. Rồi có tiếng hô "Dừng lại ". Lương thấy đám người phía trước được lệnh bỏ túi xách xuống và ngồi xuống. Họ đã tới đích. Ðám canh gác phía sau miệng hét thúc kẻ này đi nhanh, chân đá vào sườn kẻ khác... Sau này, Lương nhớ lại mình đã đi qua thôn Tu Tay. Theo anh, chừng 18 người đã bị kêu lên phía trước và bị quân Mặt Trận tố có tội ác với nhân dân. Các nạn nhân bị lôi đi ngay. Chả ai biết gì về số phận họ vì chẳng bao giờ gặp lại họ nữa. Những người khác được lệnh đi về phía lăng Ðồng Khánh.Sau một giờ đi họ lại được lệnh dừng, chia thành hai nhóm nhỏ và bắt đầu được lệnh đào hầm rãnh. Họ đào mồ cho lớp người tới sau, chứ chính họ thì chỉ vài mạng phải nằm ở đây mà thôi. Như một ác mộng kinh hoàng thăm viếng địa cầu, nhưng ác mộng không do quỷ ma nào cả mà do chính con người tạo ra.

Thoạt tiên, Lương nghĩ chắc mình sẽ không qua khỏi. Dù vậy, anh và người lính trẻ vẫn cố tìm cách thoát thân, trong một hoàn cảnh có thể nói là tuyệt vọng. Hai người thất thần nhìn nhau, mắt mở lớn. Chung quanh Lương, đám người đói, lạnh, có kẻ đau, không ai dám quay về nhìn thành phố thân yêu đổ nát đang chìm trong bóng tối sau lưng họ. Họ đào đã hai, ba tiếng, ai nấy im lặng gặm nhấm suy nghĩ của mình. Hố đào là để trú ẩn và làm mương dẫn nước, người ta nói thế. Một tiếng nổ kèm với tiếng la vang lên. Thần chết vây bủa không gian. Tại sao mình ở đây? Ða số họ là công giáo, chả ai quan tâm tới chính trị, một số do hoàn cảnh lịch sử phải bước vào lính như bao nhiêu thanh niên Việt Nam và trên khắp thế giới đến tuổi khác.

Sau khi đào xong một hố rãnh, đám đông được lệnh đi tới một đụn cát để nghỉ đêm. Vài người bị dẫn đi. Một số la thét lên vì sợ. Lương thấy người bạn ở cùng phố mà anh quen từ mấy năm nay bật khóc nức nở. Một người hoảng lên chạy quẩn để rồi bị bắt giữ lại. Lương hoảng hốt. Chân anh như điện giật. Anh nghĩ phải liều ngay. Chung quanh cán bộ gác đầy dẫy, nhưng nếu lao vào được bóng tối thì có cơ thoát. Ác mộng tiếp tục. Người la. Kẻ bị đánh. Người rú lên cười kinh hoàng. Lương ở trong một đám khá đông đang bước đi. Ðám người khập khễnh lê lết xuyên qua một đám cây rậm đi xuống đụn cát phía Nam.

Khi họ xuống đồi, Lương lách người lao vào bóng tối. Một viên đạn rít bên tai. Anh phóng qua đám rừng, tai vẫn nghe tiếng đạn và tiếng la hét. Chỉ vài phút anh tới một con suối và chạy theo dòng nước hướng về phía Ðông. Anh đi suốt đêm, thỉnh thoảng bị khuất động bởi trái sáng thả từ máy bay và tiếng đại bác. Sáng ra thấy mình băng qua một con đường sắt. Từ đó tiếp tục đi tới quốc lộ, lòng mong ngóng sớm thoát được vùng tử địa. Xế chiều anh tới con đường phía Nam cách Phú Bài mấy dặm. Mải tới ngày 16 tháng 2 Lương mới về lại được thành và kể cho chị Kim những gì đã xảy ra...

Người ta đoán rằng đám nạn nhân từ Phú Cam tiếp tục đi nhiều ngày nữa về hướng Nam, xuyên qua một vùng cây cối khó đi. Mải tới trung tuần tháng 9.69 người ta mới tìm thấy xác họ trong một con suối nhỏ, khe Ðá Mài, con suối chảy ra khe Ðại đổ vào sông Hương... Trong số 428 bộ cốt tìm được ở đó, rất ít được nhận diện. Vì không tìm thấy ở đâu khác, gia đình họ Nguyễn (thân nhân người lính trẻ) tin rằng con mình đã chấm dứt cuộc đời nơi khe suối này...

Mồ Tập Thể được khám phá đầu tiên ở trường trung học quận Gia Hội, nằm bên cạnh khu dân cư. Sở dĩ cư dân gần đó biết được là vì họ nghe tiếng súng và biết ở đó có mở tòa án nhân dân. Một số người sau khi tham dự phiên tòa đầu tiên đã liều trốn và may mắn thoát. Một số khác nhờ bơi qua sông. Trước ngôi trường có tất cả 14 hố gồm 101 tử thi. Sau ba ngày tìm kiếm, người ta khám phá thêm một số hố rải rác trước, sau và bên hông trường, nâng tổng số tử thi lên 203, gồm xác thanh niên, người già và phụ nữ.Trong số xác trẻ có 18 sinh viên. Một số trong bọn họ là những sinh viên đã bỏ vô bưng theo Mặt Trận sau vụ đấu tranh chống chính quyền, nay trở về bắt các sinh viên khác theo họ. Khi Mặt Trận chuẩn bị rút, các sinh viên được phép chọn hoặc vô bưng hoặc ở lại thành. Kẻ chọn ở lại bị giết và chôn tại trường.
Những sinh viên khác của Gia Hội không theo Mặt Trận cũng chịu chung số phận
. Có hố vừa chôn được hai hoặc ba tuần; số còn lại rất mới. Những xác đầu tiên được lính Thủy Quân Lục Chiến Cộng Hòa khám phá ngày 26.02.1968.
Trong số nạn nhân có cô Hoàng Thị Tam Tuy (các tên riêng và địa danh nào không đoán được sẽ ghi lại đúng như tác giả đã ghi - Người dịch), 26 tuổi, rất xinh, bán hàng ở chợ, nhà tại đường Tô Hiến Thành, Gia Hội. Bị quân Mặt Trận, theo lời kể của chị/em cô, vào nhà bắt đi đưa vào trường điều tra ngày 22 tháng 2, rồi chẳng thấy trở về. Xác cô chân tay bị trói, miệng nhét đầy giẻ; mình mẩy không thấy một vết thương nào. Xác cô nằm chung với bốn nạn nhân khác, mà hai trong số đó có bà con với chị/em dâu cô.
Trong số các nạn nhân khác có bà góa Dương Thi Co, 55 tuổi, nghề bán guốc, 4 con. Bị bắt tại nhà ngày 22.02, đưa vào trường Gia Hội và bắn chết. Xác bà được các con nhận diện ngày 26.02.
Người thứ ba là Lê Văn Thắng, 21 tuổi sinh viên ở Gia Hội. Anh bị bắt đi tham dự lớp huấn luyện ngày 14.02. Xác được gia đình phát hiện và nhận diện ngày 16.03, chung hố với hai nạn nhân khác trong khuôn viên trường.
Người thứ tư là Trần Ðình Trọng, sinh viên kỹ thuật và mới lập gia đình. Bị bắt ngày 06.02, tìm thấy xác ngày 26.02.

Người thứ năm Nguyễn Văn Dong, cảnh sát 42 tuổi, bị bắt ngày 17.02 ở nhà một người quen và bị chôn sống, tay trói tại trường Gia Hội. Tìm thấy xác ngày 26.02.
Người thứ sáu là Lê Văn Phú, 47 tuổi, cảnh sát. Bị bắt tại gia ngày 08.02. Vợ con van xin Mặt Trận cho phép chồng ở lại nhà, nhưng tối hôm đó bị hành quyết, bị bắn vào đầu, xác tìm thấy ngày 26.02, ở khuôn viên trường.

Người thứ bảy, bà Nguyễn Thi Lao, buôn thúng bán bưng, 48 tuổi. Bị bắt trên đường lộ. Xác tìm thấy ở trường học, tay bị trói, miệng nhét đầy giẻ; mình mẩy không bị một vết thương nào. Có lẽ bà bị chôn sống.

Những xác khác tìm thấy gồm một đại úy cộng hòa, hai trung úy, ba trung sĩ và mấy viên chức hành chánh. Bốn xác người của Mặt Trận.

Vùng mồ lớn thứ hai được khám phá gồm 12 hố với 43 tử thi ở Chùa Theravada, thường gọi là Tăng Quang Tự.Vùng thứ ba tại Bãi Dâu với 3 hố, 26 xác.
Trong số nạn nhân ở Chùa có ông Phan Ban Soan, 60 tuổi, sinh tại Phú Vang, Thừa Thiên, nhà ở đường Tô Hiến Thành, có gia đình, 5 con. Ông Soan làm nghề thợ may, trước có tham gia vụ Phật giáo chống tổng thống Diệm. Năm 1961 bị bắt vì chống chính quyền, được thả năm 1967. Bị Việt cộng bắt đi tối 12.02 trên đường Chi Lăng, Gia Hội. Cộng sản phân công ông chôn xác chết và phân phối gạo. Xác ông tay bị trói, bị bắn xuyên đầu, dập cùng hố với 7 người khác.

Một người khác tìm thấy ở Chùa là ông Ðặng Cơ, 46 tuổi, nghề thầu khoán, bị bắt tại gia ngày 06.02, tìm thấy xác ngày 26.02.

Một người khác nữa là ông Ngô Thông, 66 tuổi, nhân viên hành chánh hồi hưu, bị bắt ngày 08.02, xác dập chung với 10 người khác. Một số tử thi có vết thương, một số tay bị trói giật cánh khỉ bằng dây thép gai, và một số miệng bị nhét giẻ.

Lần đầu tiên nói chuyện với đồng bào trong vùng tôi tưởng chỉ có 16 xác ở Chùa và 3 xác khác ở Bãi Dâu. Nhưng bên hông và sau Bãi Dâu có nhiều hố chôn. Tất cả ở đây chết vì bị trả thù. Một vài người là thành viên Mặt Trận nhưng bị giết vì muốn ở lại thành. Họ đều là dân Gia Hội.

Bốn tháng sau, tháng 08.68, tôi trở lại đây để tìm hiểu thêm uẩn khúc của những cái chết. Thân nhân các nạn nhân lẫn dân địa phương đều xác nhận những điểm trên.

Tiết lộ về "mồ chôn tập thể" đầu tiên của chính quyền miền Nam là vào ngày 28.02.68, khi phát ngôn nhân chính phủ cho biết về một hầm "ghê gớm ở Cồn Hến gồm 100 xác công chức và quân nhân bị bắt khoảng đầu tháng". Cũng theo phát ngôn viên, "các nạn nhân bị Việt cộng giết, thân xác họ không được lành lặn".

Cồn Hến nằm giữa sông Hương. Lúc đầu Mặt Trận không màng chiếm Cồn. Nhưng sau nó trở thành một vị trí chiến lược cho việc tiến quân và rút quân từ Gia Hội ra vùng cát Ðông Nam, vùng họ chiếm từ nhiều năm nay. Chính quyền xác nhận có 101 xác trong hầm.

Theo đồng bào chạy thoát từ Cồn thì trong số nạn nhân có nhiều người nam mang quân phục, một vài người bận đồ kaki của Mặt Trận, một số khác bận áo dòng ngắn, một vài người mang quân phục lính cộng hòa và một vài người bận thường phục.

Tôi hỏi nhân viên chính quyền địa phương về tên tuổi các nạn nhân thì được trả lời là các tử thi không được nhận diện đầy đủ; họ xác nhận là không thể nào quả quyết tất cả đều bị hành quyết; một vài nạn nhân có thể đã chết trong khi giao tranh và vài xác khác, cũng theo họ, là của quân thù.

Vùng chôn thật sự thứ tư nằm sau Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Hai hầm chứa xác ba người Việt làm việc cho tòa đại sứ Hoa Kỳ, hai xác người Mỹ ông Millerông Gompertz, nhân viên USOM, và xác một giáo sư trung học người Pháp bị giết vì lầm là người Mỹ. Tất cả đều bị trói tay. Xác tìm thấy và liệm ngày 09.02. Xác hai người Mỹ và người Pháp được đưa về Ðà Nẵng.

Quận Tả Ngạn, vùng thứ năm, do một quân nhân người Úc khám phá ngày 10.03.68. Ba hầm rãnh với 21 tử thi, tất cả đều nam giới, tay bị trói, đạn bắn xuyên đầu và cổ.

Một hầm khác, vùng thứ sáu, nằm cách Huế 5 dặm về hướng Ðông, được khám phá ngày 14.03.68 do một cố vấn quân sự Mỹ cùng toán lính Việt đi kèm. Hai lăm xác, tất cả đều bị bắn vào đầu, tay trói giật cánh khủyu. Nhờ một cánh tay của một nạn nhân nhôi ra khỏi mặt đất mà hầm được khám phá.

Phía Nam Huế qua hoàng thành ở Nam Giao là nơi mộ phần của vua Tự Ðức và Ðồng Khánh. Nơi đây là vùng chôn tập thể thứ bảy. Ðây đó trên dưới hai chục hầm, có cái giữa đất bằng, có cái dưới bụi cây, có cái bên bờ suối.
Bên cạnh hầm lớn, có những hố nhỏ chứa một, hai hoặc ba xác.
Hầm đầu tiên được khai quật ngày 19.03.68, nhưng mãi cho tới tháng 6.69 vẫn còn xác được tiếp tục phát hiện. Ban đầu còn dễ nhận dạng, vài xác mang quân phục, ngoài ra còn lại thường phục. Ðặc biệt ở đây không có xác phụ nữ và trẻ con. Càng về sau việc nhận diện trở nên khó khăn.
Dù vậy, cuối hè 1969, người ta cũng nhận diện được xác bố của ông thôn trưởng thôn Than Duong. Vì con trai vắng mặt nên cụ già bị bắt thay con. Về sau con đi tìm cha mãi không gặp. Xác cha, đạn xuyên đầu và ót, được tìm thấy tháng 6.69.

Cũng trên đường hướng Nam đó là Tu viện Thiên An, nơi xảy ra trận chiến ác liệt trong thời gian cộng sản tấn công. Khi buộc phải triệt thoái, cánh quân chiếm đóng phía Nam thành phố rút lên núi và chiếm giữ ngôi Tu viện xây cách đây 26 năm, cách Huế 6 cây số hướng Nam, vào ngày 21.02.

Lúc đó Tu viện đang là nơi lánh nạn cho hơn 3000 người. Mặc cho các cha dòng van xin, cộng sản đã cho thần hỏa thiêu rụi tòa nhà chính trong vòng hai ngày. Các tòa nhà bên là chỗ sinh kế của nhà dòng cũng bị lửa đạn thiêu hủy. Thư viện gồm những pho thư khố và thủ bút quý thời vua chúa cũng chung số phận.

Cha Dom Romain Guillaume, một trong những linh mục của dòng, bị một lính Việt cộng bắn vào vai lúc rời khỏi tòa nhà cháy sau khi đã di tản hầu hết dân tỵ nạn. Một linh mục người Việt bị bắn vào chân.

Khi rút khỏi đóng gạch vụn Tu viện ngày 25.02, Cộng quân mang theo trên 200 người, trong đó 2 linh mục người Pháp, cha Urbain, 52 tuổi, và cha Guy, 48 tuổi và một số tu sĩ linh mục, tập sinh và người giúp việc.

Những người này bị lọc bắt trong thời gian cộng quân chiếm Nhà dòng và được dẫn đi về hướng Nam. Ða số bọn họ kết liễu cuộc đời gần chỗ lăng các vua. Tới tháng 6.69, tổng cộng 203 xác được khai quật.

Trong số nạn nhân ở lăng Tự Ðức có Ðoan Xuan Tong, 20 tuổi học sinh trung học, nhà ở làng Nguyệt Biểu, quận Hương Thủy. Em biến mất khỏi nhà ngày 06.02.68. Xác em được thân nhân tìm thấy bên cạnh lăng vua ngày 19.03.68, chôn chung với năm người khác cùng làng.

Tại lăng Ðồng Khánh có xác linh mục Urbain lấp cùng một hố với 10 người khác. Một người Việt khai quật xác cho tôi hay tay linh mục bị trói, mình không có một vết thương, chứng tỏ có lẽ bị chôn sống. Xác ông liệm ngày 23.03.68 và sau đó được một linh mục đồng dòng nhận diện. Vị linh mục này không thể xác nhận được là tay cha Urbain có bị trói hay không.

Sự kiện không có xác đàn bà và con trẻ trong các hầm chứng tỏ các nạn nhân đã bị hành huyết dã man chứ không phải chết trong lúc giao chiến. Nếu bị pháo kích hoặc oanh tạc thì chắc chắn đã có người bị thương và sống sót, hoặc có người chết không toàn thây. Và chắc rằng họ không phải bị chôn tại chỗ, bởi theo phong tục người chết luôn được mang về nhà mình để hồn họ khỏi phải vất vưởng muôn kiếp.

Vì thế nguyên tắc của đối phương là phải dấu nạn nhân thế nào để không bị khám phá, mà nếu có bị khám phá thì cũng không nhận diện được là ai.

Ngoài thi hài cha Urbain, thi hài cha Guy dòng Thiên An cũng được tìm thấy trong một hầm riêng ngày 27.03.68 gần lăng Ðồng Khánh, với vết đạn ở đầu và cổ.

Vùng chôn thứ tám ở cầu An Ninh khám phá ngày 01.03 với 20 xác. Trong số tử thi có ông Trương Văn Triệu, trung sĩ lính Cộng hòa. Trung sĩ Triệu có vợ và 5 con. Du kích cộng sản địa phương bắt ông ở trường mẫu giáo Kim Long, nơi ông ẩn trốn. Bị trói và dẫn đi. Nhờ dân chúng gần đó cho hay Việt cộng có chôn xác người gần cầu nên vợ ông đã tìm được xác chồng sau đó.Xác ông Tran Hy, thuộc lực lượng Nhân Dân Tự Vệ, có vợ 4 con, cũng được lấp cùng hầm với ông Trieu. Ông bị bắt ngày 20.02 khi đang trốn trong nhà một láng giềng. Tay bị trói cánh khuỷu, người không có vết thương nào.

Vùng chôn thứ chín ở cửa Ðông Ba, nơi xảy ra giao tranh lớn. Ðây chỉ có một hầm 7 người bị bắt tại gia và giết sau đó. Trong đó có ông Ton That Quyen, 42 tuổi. Có gia đình với 10 người con, bị bắt và dẫn đi hôm 08.02.68. Gia đình tìm được xác ông ngày 05.05.68.

Ðịa điểm thứ mười là trường tiểu học An Ninh Hạ, một hầm 4 xác, trong đó có cảnh sát Tran Trieu Tuc, 52 tuổi, có vợ 7 con. Ông bị bắt tại nhà và mang đi ngày 05.02.68. Xác tìm được ngày 17.03.68 ở trường, mang vết thương ở đầu và cổ. Ba xác còn lại: một sinh viên, một quân nhân và một cảnh sát.

Ðịa điểm thứ mười một là trường Van Chi, một hầm 8 xác. Trong đó có anh Le Van Loang, thợ máy, 35 tuổi, có vợ 6 con. Theo lời chị Loang, anh bị bắt đi dự lớp huấn luyện ngày 06.02. Khi bị dẫn đi, chị và các cháu chạy theo van xin nhưng vô hiệu. Họ ra lệnh mẹ con chị phải quay trở về. Xác anh được những gia đình đi tìm xác người thân tìm thấy ngày 10.03.68 gần trường. Một vài xác bận quân phục, 4 xác chắc chắn là thường dân, trong đó có một sinh viên.

Ðịa điểm thứ mười hai ở chợ Thông, cách nội thành 2 cây số về hướng Tây. Tìm được 102 xác. Trong đó có ông Nguyen Ty, 44 tuổi, thợ xây gạch, có vợ 6 con. Bị bắt ngày 02.02.68 và có lẽ bị giết ở chợ cùng với nhiều nạn nhân khác. Tìm được xác ngày 01.03, tay bị trói, một viên đạn từ ót bung ra cửa miệng. Nhiều người khác cũng bị bắn, tay trói. Có nhiều xác đàn bà nhưng không có trẻ con.

Ðịa điểm thứ mười ba là vùng lăng Gia Long, ở Thiện Hàm bên bờ sông Hương, cách thành phố khoảng 16 cây số hướng Nam và cách ÐànNam Giao cỡ 13 cây số Tây Nam. Gần 200 xác được tìmthấy dưới các đám cây vàbụi rậm, gồmhọc sinh, sinhviên,nhân viên hành chính, quân nhân và nhiều phụ nữ. 27 người thuộclàng lân cận. Sau khi an ninh tạm vãn hồi, các bà đi tìm chồng đã khám phá ra địa điểm này. Lúc đầu, họ không dám đi quá xa. Nhưng hai ngày sau, 25.03.68, họ đụng vào một miếng đất mới đào trên triền một trong nhiều thung lũng nhỏ trong vùng. Xác người thân họ nằm nơi đây, tay bị trói cánh khủy, đạn bắn từ sau cổ xuyên qua miệng. Có nhiều rãnh hầm nối nhau với nhiều xác. Một số nạn nhân từ nội thành, những người khác từ các làng lân cận. Một số là sinh viên từ Huế về nhà ăn tết.

Ðịa điểm thứ mười bốn nằm ở giữa Chùa Tăng Quang và Tường Vân, 2,5 cây số Tây Nam Huế. Ở đó có xác 4 người Ðức, 3 bác sĩ và một bà vợ, tìm thấy ngày 02.04.68.Ðịa điểm mười lăm ở Ðông Gi, 16 cây số phía đông Huế trên đường ra bờ biển, tìm thấy ngày 01.04.68. 101 xác, đa số bị trói và miệng nhét đầy giẻ. Tất cả đều nam giới,trong đó có15 sinh viên, nhiều quân nhân và nhân viên hành chính, già lẫn trẻ. Một vài xác không thể nhận diện được.Tới tháng 05.68, tổng cộng có trên 900 xác người bị coi là mất tích đã được tìm thấy.

Dĩ nhiên còn nhiều người chưa được tính...

Ðầu năm 1969 nhiều địa điểm khác được khám phá.

Ðiểm chôn thứ mười sáu: Ðầu tiên ở làng Vinh Thái. Ðịa điểm thứ hai ở làng Phú Lương. Ðịa điểm thứ ba ở làng Phú Xuân, tất cả thuộc quận Phú Thứ. Tất cả được tìm thấy trong khoảng từ tháng 01 tới tháng 08.69. Quận này với quận kế bên bị cộng sản chiếm nhiều năm và nơi đây xảy ra nhiều cuộc không tập kéo dài nhiều tháng. Mải tới đầu năm 1969 quân Cộng hòa mới tiến vào được vùng này...

Ba làng này cách thị xã Huế chừng 15 cây số về các hướng Ðông và Ðông Nam, cách bờ biển từ 3 tới 5 cây. Theo các viên chức địa phương trên 800 xác được tìm thấy trong các vùng trên trong vòng 6 tháng. Có hầm đào sâu, có hầm cạn. Nhiều xác chôn lâu rồi, quần áo đã mục... Trong số nạn nhân người ta nhận diện được 16 học sinh trung học, theo học ở Huế nhưng về quê ăn tết. Cả nhân viên hành chính, đàn ông, đàn bà, trẻ em, già lẫn trẻ. Một số tay bị trói, đa số đều chôn cùng một hố. Vùng làng Vinh Thái đào được 135 xác; làng Phú Lương 22; và làng Phú Xuân đợt đầu 230, đợt sau, khám phá vào cuối năm 69, 375 xác. Dù thời gian qua lâu, nhưng nhờ lượng muối cao của đất vùng này giữ, đa số tử thi hãy còn có thể nhận diện được. Nhiều nhân viên hành chính và quân nhân, bị bắn ở cổ và đầu. Ða số nạn nhân thuộc nam giới. Một vài phụ nữ và trẻ em và một vài người mang nhiều loại vết thương. Có các linh mục, tu sĩ và chủng sinh của các làng lân cận mất tích từ hơn 20 tháng kể từ biến cố tháng 02.68. Trong số 357 xác có cha Bửu Ðồng, một cha sở quận Phú Vang và 2 chủng sinh. Cha đồng dấu được trong túi sau bộ đồ ngủ đen trên người một hộp mắt kính trong đó có ba bức thư tiếng Việt. Một trong ba lá thư này, có bản chụp trưng bày ở nhà thờ chính tòa Huế, ông viết cho bổn đạo mình (thư tìm thấy trên thi thể ngày 8.11.69).

Các con cái yêu dấu:Ðây là bút tích cuối cùng để nhắc cho các con ghi nhớ bài phúc âm thánh Phêrô trên thuyền bão táp... (3 chữ đọc không ra) đức tin. Lời cầu chúc của Cha ngày đầu xuân cho mọi công việc Tông đồ của Cha giữa chúng con, nhớ.. (hai chữ đọc không ra) khi sự sống của Cha sắp kết liễu theo ý chúa.Hãy mến Mẹ sốt sắng lần hột, tha mọi lỗi lầm của Cha, xin cám ơn Chúa với Cha, xin Chúa tha tội cho Cha và tận tình thương nhớ cầu nguyện cho Cha được sống trong tin tưởng, kiên nhẫn, trong khắc khổ để kiến tạo hòa bình của Chúa Kitô và phục vụ tinh thần Chúa và mọi người trong Mẹ Maria. Xin cầu nguyện cho Cha bình an sáng suốt và can đảm cùng mọi sự đau khổ tinh thần, thể xác và gởi mạng sống cho Chúa qua tay Ðức Mẹ.Hẹn ngày tái ngộ trên nước Trời.Chúc lành cho chúng con.(Chữ ký Cha Ðồng)

Ðiểm chôn thứ mười bảy ở làng Thượng Hòa, quận Nam Hòa, bên bờ sông Tả Trạch, một phụ lưu sông Hương phía Nam lăng Gia Long. 11 xác được tìm thấy giữa các lùm cây trong tháng 07.69. Chỉ có ba xác nhận diện được là người của làng bên cạnh. Tất cả đều mang vết thương cổ và đầu, dấu chỉ của sự hành quyết.

Ðiểm thứ mười tám ở Thúy Thạnh, quận Hương Thủy, tìm thấy tháng 04.69, và ở làng Vinh Hưng, quận Vinh Lộc, tìm thấy tháng 07.69. Cả hai làng nằm trong vùng bị cộng sản chiếm từ lâu... Trên 70 xác, nhiều xác không còn nhận diện được nữa, đa số là đàn ông, vài đàn bà và trẻ con. Họ được nhận diện là người của các làng lân cận và vài người có thể bị chết vì chiến cuộc bởi mình họ mang nhiều vết thương và xác không toàn vẹn. Các nạn nhân khác bị bắn ở cổ và đầu.

Ðiểm thứ mười chín tìm thấy vào tháng 09.69 ở Khe Ðá Mài, quận Nam Hòa, một con suối nhỏ chảy vào Khe Ðại, phụ lưu sông Hương. Khe chứa đầy xương người, có xương đủ bộ, có xương nằm riêng, sọ nằm riêng; tất cả được nước suối mài trắng tinh. Dân đi cưa gỗ tìm thấy địa điểm này. Nạn nhân có lẽ đã được chôn bên bờ suối trong mùa mưa và nước suối đã dần soi mòn đất để lộ xác ra, cũng có thể là nạn nhân bị vất xuống suối, chứng cớ là các mảnh quần áo được tìm thấy dọc bờ hoặc ngay dưới khe, thì việc chôn lấp nạn nhân có lẽ xảy ra trong các tháng mùa mưa (tháng hai, ba, tư). Và điều này có nghĩa là nạn nhân đã được dẫn thẳng tới đây hoặc được mang tới đây sau khi bị bắt một thời gian ngắn. Nếu chôn trong mùa suối khô, thì sự kiện xảy ra trong khoảng từ tháng 06 tới 10.Có lẽ để giữ bí mật khi rút lui Việt cộng đã thanh toán vội vàng các nạn nhân tại đây. Theo luật thông thường, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, kẻ thù thường chôn cất xác đồng đội đàng hoàng. Tuy nhiên cũng có thể đây là xương và sọ của lính Mặt Trận và Bắc Việt. Như vậy thì số phận nào cho những người Phú Cam bị mất tích?Nghiên cứu các phúc trình quân sự Mỹ thì không thấy có một cuộc không tạc lớn hoặc của máy bay B 52 nào ở vùng trên, ngoại trừ trận chiến gần Lộc Sơn vào hạ tuần tháng 04.68, một địa điểm cách xa nơi đó chừng 10 cây số. Vả lại lập luận mang người bị chết vì bom B 52 băng qua vùng đất gập ghềnh để đưa về chôn ở suối này quả không vững. Ðường lên núi dễ dàng hơn nhiều. Cũng vậy, nếu kẻ thù bị thiệt hại nặng ở trận Lộc Sơn và, theo thói quen sẵn có, đã mang xác 500 đồng đội đi thì hẳn lộ trình phải là hướng núi, gần và dễ di chuyển hơn nhiều, chứ làm sao mà chọn băng qua cánh rừng dày đặc khó xuyên qua được này.

Trong thời gian cuộc tấn công của cộng sản có xảy ra giao tranh lớn kéo dài từ Huế qua Bến Ngự, cầu Nam Giao tới gần và trong Nhà dòng Thiên An. Nhưng đã không có tiếp tục đánh nhau lớn về mạn Nam, khi quân thù chọn đườn rút lui lên núi, hướng trái với Ðá Mài. Khe Ðá Mài nằm cách thành phố 40 cây số về hướng Nam, bên ngoài vùng lăng tẩm; nơi nầy được coi là vùng không người, chỉ có cộng quân lai vảng. Khe chứa 500 sọ. Ðịa thế cách trở, cách xa mọi văn minh bởi rừng đồi vách đá cho thấy người ta không muốn để số xác kia, xác của những người mang từ Huế ra bị khám phá, mà nếu có khám phá thì cũng không nhận diện được. Nằm lẫn với xương là các mảnh quần áo thường, không phải kaki hay vải màu xanh bộ đội miền Bắc hoặc quân phục Mặt Trận. Các sọ vỡ xương trán tất thảy cho thấy bị đánh bởi một vật gì nặng. Một số sọ khác không thấy vết tích gì ở xương, đây có thể là nạn nhân chết trong lúc giao tranh. Lần lượt tất cả hài cốt được chuyển về thành phố, nơi họ ra đi và tống táng trong an bình...


Sau khi Ðá Mài được khám phá, vẫn còn vài trăm người mất tích. Trong số đó có một số sinh viên, điển hình là các anh Ngô Anh Vũ, Nguyễn Văn Bích. Cả hai bị bắt ở nhà thờ Phủ Cam. Những người khác, viên chức hành chánh, thành viên chính đảng, thanh niên công giáo, Phật giáo, tu sinh, giáo chức và quân nhân. Họ bị bắt đi, biệt tăm tin tức.Bên cạnh các hầm chôn tập thể, còn có các nạn nhân lẻ tẻ, bị giết tức tưởi. Có khi cả gia đình bị tiêu diệt như gia đình ông Nam Long, thợ buôn, bị bắn cùng vợ và 5 con tại nhà. Ông Ngô Bá Nhuận bị bắn dã man trước rạp chiếu bóng địa phương và ông Phan Văn Tường, lao công, bị giết ngoài nhà ông với bốn đứa con...( ngưng trích )
Elje Vannema
(The Vietcong Massacre at Hue. Vintage Press, New York, 1976)

 Trong cuộc chiến đang tiếp diễn hay đang lụi tàn, giết tù binh/tù nhân chiến tranh và thường dân là phạm vào tội ác chiến tranh.

Trong tất cả các hiệp ước quốc tế đều có chung một điều khoản như thế./.

.

(***) Những vị nào có thân nhân bị chết oan khiên xin liên lạc với thụyvi: ( 616 ) 254-7080.


Nguồn: http://www.aihuubienhoa.com/D_1-2_2-44_4-1288_5-4_6-1_17-13_14-2_15-2_10-thx25e1x25bbx25a5yvi_12-3/

VHP chuyển

 


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm