Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
NHỚ! _ Việt Nhân
(HNPĐ) Trời Cali đã vào đông, cái lạnh trong đêm dây dưa kéo mãi đến tận sáng, nhưng lại ấm nhanh theo cái nắng lên cao ban trưa để rồi trả cái lạnh vào lúc trời khuya, và cái đẹp của Cali là trời vẫn trong, hiếm khi thấy cái âm u nhuộm lấy bầu trời. Tuy lạnh không bằng bên các tiểu bang miền đông hay phía bắc, nhưng cũng đủ buộc người đi trên phố sáng sớm hay lúc chiều buông phải cần thêm bên ngoài một chiếc sweater hay jacket. Giờ này chỉ còn mỗ tôi cùng ông Tư trong quán, hai anh em thấy được cái hạnh phúc của mình khi ngồi bên trong nhìn ra ngoài đường phố bên ly cà phê sáng đậm đà, hôm nay mới là thứ năm ngày giữa tuần, nên khách đã vắng tuy chỉ mới tám giờ.
Ai cũng phải đi làm! Câu chuyện luận bàn tin tức cũng theo đó mà ngắn gọn, để rồi tất cả lần lượt vội vàng rời ghế - Trong cái vội vàng mà vẫn không quên cữ nhóm sáng, để tạt vào dù chỉ mươi lăm phút, đó là cái ghiền mà ông Tư gọi là nhớ quán, cái thói quen khó bỏ của người mình mà chỉ những ai ưa thích la cà quán xá mới thông cảm được. Con đường trước quán không là nhỏ, nhưng đây xa khu phố chợ, vả không gần các freeway nên không có cái ồn xe cộ làm phiền, ngồi đây vẫn cho ta cái thư thả của kẻ nhàn du, thích cho những ai muốn tìm cho mình cái không gian quán nước bên quê nhà. Ngồi quán nước, thích rong chơi trên phố là những gì người mình mang theo từ quê nhà, sang xứ Mỹ bận bù đầu vì cuộc sống mà cũng có bỏ được đâu.
Cali dù đang mùa đông, thì cái trong của bầu trời vẫn luôn là cái gì đặc biệt riêng nó, có người nói vì nó là đất xa mạc, nhưng hôm nay lại hơi khác nó mang cái đục như trời muốn mưa, thỉnh thoảng nó vẫn thế, còn mưa thì Cali hiếm lắm. Không như quê nhà muốn mưa thì mưa dễ ụi, nhứt là Sài gòn trời đang trong, bổng tối sầm đem cơn mưa chợt đến chợt đi, chuyện mưa quá quen khiến như không ai còn thèm chú ý, có chăng chỉ những đứa trẻ thích những cơn mưa đến để chạy rông tắm nghịch.
Râu tóc ông Tư như óng ánh bạc thêm, trong tia nắng chợt lách khỏi đám mây xám, rựng lên chiếu qua khuôn cửa, mỗ tôi thích lắm cái màu trắng bạc nơi tóc ông, nó là màu thời gian, màu của những cụm mây lang thang. Nói thế vì mỗ tôi vẫn đùa cùng ông là mây trắng những nơi bước chân ông qua, đã theo làm ổ trên mái tóc ông -Cái xám của bầu trời hôm nay, có đưa ông về cái không gian Quán Bên Đường ngày nào ở Blao không ông Tư? Không anh Hai à, nó thiếu cái ẫm ướt cùng cái mù sương phố cao nguyên, ở đây cách chỗ mình không xa cũng có những con đường dốc, như những con đường phố núi xứ mình, nhưng có cái xác giống mà không có cái hồn giống.
Chính cái giống mà không giống đó đã bắt mình nhớ, cái đọa đày mà kẻ tha hương sợ nhất là cái nhớ, một thoáng hương xưa quyện hồn ma cũ khiến ta đau vì nhớ, một câu chuyện lính đọc được trên báo, làm ta tiếc ngày tháng đã xa cùng lũ bạn. Một giọng ca đã mất mà radio tiếng Việt mình cho phát lại, nhắc ta ngày xưa cũ bên nhau khi hai đứa còn chưa cách biệt. Hay được bạn đãi miếng ngon mà nhớ Saigon chốn cũ, chốn thân quen ta lớn lên, có từng nơi riêng biệt cho từng món ta ưa thích, nhớ từ cái bánh tôm hẽm Casino, những đĩa bánh chôi bánh chay quán nhỏ không tên, cạnh bên tiệm vàng Hải Khoát đường Phan Đình Phùng, hay ly cà phê chị em cô Hồng đường Pasteur… nhớ lắm tuy biết rằng cái nhớ sẽ làm ta đau, nhưng làm sao quên được…
Ông Tư dạo này như ít nói đi, và con mắt ông giống lắm con mắt cụ Fugitive, nó lúc nào cũng như vương màu khói, cái đục của khói vương mái rạ lúc chiều hôm –Ông đang nghĩ gì vậy ông Tư? -Đâu có suy nghĩ gì đâu… đó là câu chối phản xạ, nét suy tư trên mặt ông không dối được người nghe, chính ông cũng biết thế, vả mỗ tôi vẫn thường biết ông mong lắm, hai anh em luôn được gặp nhau chia sẻ những buồn vui, người ta ai là không muốn có bạn. Những người sống lẻ loi lại càng mong có bạn để tâm sự hơn! Lúc vắng khách một mình ông tìm khuây cùng chiếc laptop, tin tức quê nhà là phần lớn những gì ông đọc, như mỗ tôi đã từng nói nhiều về ông, ông cũng giống như những người lớn tuổi khác luôn cùng sách báo, ấm trà.
Còn đọc tin quê nhà là để dịu cái nhớ, mà nơi ông không khác chi ông cụ Fugitive, đã có lần mỗ tôi thưa trong câu chuyện “lá vàng”, đó là sự tự nhiên thỏa cho cái thôi thúc hướng về cội, luôn với ước mong một tươi sáng cho quê hương. –Tôi đọc báo cái xã hội bên nhà không là những gì của tui nữa rồi anh Hai à, năm tháng trong tay bọn ác nhân nó đã thành địa ngục, dù có tìm về thì có khác chi chim không còn tổ –Đừng buồn ông Tư, một mai về tay mình nó sẽ trở lại như cũ thôi, chế độ nào người nấy mà –Bọn nhà nước thì ăn cướp theo cách kẻ có quyền, mà mới đây thằng tướng cảnh sát gì đó nói chúng chỉ tiêu cực thôi, còn bọn cướp đường cướp chợ không súng không quyền, thì dao phay chúng chặt lìa cánh tay người chỉ để giật xe hay đồng hồ…
Ông nhớ lại ngày nào, chỉ chiếc túi đệm trong đó hai bộ bà ba thay đổi, hết Nam ông ra Trung, hết Cao nguyên ông về miền Hậu Giang, cái xứ cùng người dân Việt của ông sao thật êm đềm hiền hòa. Ngay cái đất Saigòn của ông là thành phố lớn, cái ồn ào nhộn nhịp luôn làm cho ông vui, nhưng ông vẫn thấy được lòng mình nhẹ nhàng an lành, như thể đang đứng giữa núi rừng mênh mông đất Lâm Viên Đà lạt, ông cười với hết thảy mọi người, và tất cả cười lại với ông. Tìm ra đâu những con người hôm xưa? Ngày nay trong báo đăng người ta nói trong chế độ xã nghĩa mạng người đánh đồng với mạng một con chó, bắt chó thì đền mạng, khiến trong đầu ông luôn mang hình ảnh bầy thú hoang, nhe nanh vuốt cắn xé nhau tranh sống.
Chả trách những thân phận bọt bèo, không tranh cướp được cùng kẻ dữ, đành chịu phận mình sống kiếp không có lấy được chút gì tôn trọng, không còn được xem là người, nên nhân phẩm là hai tiếng nghe xa lạ với dân Việt nghèo hôm nay. Họ là gái bán dâm khắp nơi đi cả nước ngoài, hay bị người ngoại chủng mua về để làm trò chơi, cho cả gia đình từ bố chồng anh chồng đến em chồng, hoặc đi làm kiếm sống xứ lạ mà lại không khác kiếp nô lệ ngày nào thời trung cổ… Ông nói mà đôi mắt ông không nhìn mỗ tôi, mà nhìn về phía trời xa bên ngoài khung cửa, ông nói như ông đang nói cho riêng ông, giải bày những gì ông đang mang nặng trong lòng, nghe ông mà sao lòng mỗ tôi tựa sợi dây đàn chùng.
-Tui nhớ về xứ tui cùng người dân tui, với những gì đầu óc tui còn nhớ còn khắc ghi của ngày nào… Nay tui về mần chi để mà thấy cho thêm đau, thà đừng thấy để vẫn được sống với những hình ảnh của mình đã có... Câu nói của ông già Nam bộ hay câu an ủi cho chính nỗi lòng mỗ tôi? Không biết nữa, nhưng biết chắc những suy nghĩ như vậy không chỉ riêng đến với hai anh em chúng tôi mà là còn nhiều người nữa!
Việt Nhân (HNPĐ)
NHỚ! _ Việt Nhân
(HNPĐ) Trời Cali đã vào đông, cái lạnh trong đêm dây dưa kéo mãi đến tận sáng, nhưng lại ấm nhanh theo cái nắng lên cao ban trưa để rồi trả cái lạnh vào lúc trời khuya, và cái đẹp của Cali là trời vẫn trong, hiếm khi thấy cái âm u nhuộm lấy bầu trời. Tuy lạnh không bằng bên các tiểu bang miền đông hay phía bắc, nhưng cũng đủ buộc người đi trên phố sáng sớm hay lúc chiều buông phải cần thêm bên ngoài một chiếc sweater hay jacket. Giờ này chỉ còn mỗ tôi cùng ông Tư trong quán, hai anh em thấy được cái hạnh phúc của mình khi ngồi bên trong nhìn ra ngoài đường phố bên ly cà phê sáng đậm đà, hôm nay mới là thứ năm ngày giữa tuần, nên khách đã vắng tuy chỉ mới tám giờ.
Ai cũng phải đi làm! Câu chuyện luận bàn tin tức cũng theo đó mà ngắn gọn, để rồi tất cả lần lượt vội vàng rời ghế - Trong cái vội vàng mà vẫn không quên cữ nhóm sáng, để tạt vào dù chỉ mươi lăm phút, đó là cái ghiền mà ông Tư gọi là nhớ quán, cái thói quen khó bỏ của người mình mà chỉ những ai ưa thích la cà quán xá mới thông cảm được. Con đường trước quán không là nhỏ, nhưng đây xa khu phố chợ, vả không gần các freeway nên không có cái ồn xe cộ làm phiền, ngồi đây vẫn cho ta cái thư thả của kẻ nhàn du, thích cho những ai muốn tìm cho mình cái không gian quán nước bên quê nhà. Ngồi quán nước, thích rong chơi trên phố là những gì người mình mang theo từ quê nhà, sang xứ Mỹ bận bù đầu vì cuộc sống mà cũng có bỏ được đâu.
Cali dù đang mùa đông, thì cái trong của bầu trời vẫn luôn là cái gì đặc biệt riêng nó, có người nói vì nó là đất xa mạc, nhưng hôm nay lại hơi khác nó mang cái đục như trời muốn mưa, thỉnh thoảng nó vẫn thế, còn mưa thì Cali hiếm lắm. Không như quê nhà muốn mưa thì mưa dễ ụi, nhứt là Sài gòn trời đang trong, bổng tối sầm đem cơn mưa chợt đến chợt đi, chuyện mưa quá quen khiến như không ai còn thèm chú ý, có chăng chỉ những đứa trẻ thích những cơn mưa đến để chạy rông tắm nghịch.
Râu tóc ông Tư như óng ánh bạc thêm, trong tia nắng chợt lách khỏi đám mây xám, rựng lên chiếu qua khuôn cửa, mỗ tôi thích lắm cái màu trắng bạc nơi tóc ông, nó là màu thời gian, màu của những cụm mây lang thang. Nói thế vì mỗ tôi vẫn đùa cùng ông là mây trắng những nơi bước chân ông qua, đã theo làm ổ trên mái tóc ông -Cái xám của bầu trời hôm nay, có đưa ông về cái không gian Quán Bên Đường ngày nào ở Blao không ông Tư? Không anh Hai à, nó thiếu cái ẫm ướt cùng cái mù sương phố cao nguyên, ở đây cách chỗ mình không xa cũng có những con đường dốc, như những con đường phố núi xứ mình, nhưng có cái xác giống mà không có cái hồn giống.
Chính cái giống mà không giống đó đã bắt mình nhớ, cái đọa đày mà kẻ tha hương sợ nhất là cái nhớ, một thoáng hương xưa quyện hồn ma cũ khiến ta đau vì nhớ, một câu chuyện lính đọc được trên báo, làm ta tiếc ngày tháng đã xa cùng lũ bạn. Một giọng ca đã mất mà radio tiếng Việt mình cho phát lại, nhắc ta ngày xưa cũ bên nhau khi hai đứa còn chưa cách biệt. Hay được bạn đãi miếng ngon mà nhớ Saigon chốn cũ, chốn thân quen ta lớn lên, có từng nơi riêng biệt cho từng món ta ưa thích, nhớ từ cái bánh tôm hẽm Casino, những đĩa bánh chôi bánh chay quán nhỏ không tên, cạnh bên tiệm vàng Hải Khoát đường Phan Đình Phùng, hay ly cà phê chị em cô Hồng đường Pasteur… nhớ lắm tuy biết rằng cái nhớ sẽ làm ta đau, nhưng làm sao quên được…
Ông Tư dạo này như ít nói đi, và con mắt ông giống lắm con mắt cụ Fugitive, nó lúc nào cũng như vương màu khói, cái đục của khói vương mái rạ lúc chiều hôm –Ông đang nghĩ gì vậy ông Tư? -Đâu có suy nghĩ gì đâu… đó là câu chối phản xạ, nét suy tư trên mặt ông không dối được người nghe, chính ông cũng biết thế, vả mỗ tôi vẫn thường biết ông mong lắm, hai anh em luôn được gặp nhau chia sẻ những buồn vui, người ta ai là không muốn có bạn. Những người sống lẻ loi lại càng mong có bạn để tâm sự hơn! Lúc vắng khách một mình ông tìm khuây cùng chiếc laptop, tin tức quê nhà là phần lớn những gì ông đọc, như mỗ tôi đã từng nói nhiều về ông, ông cũng giống như những người lớn tuổi khác luôn cùng sách báo, ấm trà.
Còn đọc tin quê nhà là để dịu cái nhớ, mà nơi ông không khác chi ông cụ Fugitive, đã có lần mỗ tôi thưa trong câu chuyện “lá vàng”, đó là sự tự nhiên thỏa cho cái thôi thúc hướng về cội, luôn với ước mong một tươi sáng cho quê hương. –Tôi đọc báo cái xã hội bên nhà không là những gì của tui nữa rồi anh Hai à, năm tháng trong tay bọn ác nhân nó đã thành địa ngục, dù có tìm về thì có khác chi chim không còn tổ –Đừng buồn ông Tư, một mai về tay mình nó sẽ trở lại như cũ thôi, chế độ nào người nấy mà –Bọn nhà nước thì ăn cướp theo cách kẻ có quyền, mà mới đây thằng tướng cảnh sát gì đó nói chúng chỉ tiêu cực thôi, còn bọn cướp đường cướp chợ không súng không quyền, thì dao phay chúng chặt lìa cánh tay người chỉ để giật xe hay đồng hồ…
Ông nhớ lại ngày nào, chỉ chiếc túi đệm trong đó hai bộ bà ba thay đổi, hết Nam ông ra Trung, hết Cao nguyên ông về miền Hậu Giang, cái xứ cùng người dân Việt của ông sao thật êm đềm hiền hòa. Ngay cái đất Saigòn của ông là thành phố lớn, cái ồn ào nhộn nhịp luôn làm cho ông vui, nhưng ông vẫn thấy được lòng mình nhẹ nhàng an lành, như thể đang đứng giữa núi rừng mênh mông đất Lâm Viên Đà lạt, ông cười với hết thảy mọi người, và tất cả cười lại với ông. Tìm ra đâu những con người hôm xưa? Ngày nay trong báo đăng người ta nói trong chế độ xã nghĩa mạng người đánh đồng với mạng một con chó, bắt chó thì đền mạng, khiến trong đầu ông luôn mang hình ảnh bầy thú hoang, nhe nanh vuốt cắn xé nhau tranh sống.
Chả trách những thân phận bọt bèo, không tranh cướp được cùng kẻ dữ, đành chịu phận mình sống kiếp không có lấy được chút gì tôn trọng, không còn được xem là người, nên nhân phẩm là hai tiếng nghe xa lạ với dân Việt nghèo hôm nay. Họ là gái bán dâm khắp nơi đi cả nước ngoài, hay bị người ngoại chủng mua về để làm trò chơi, cho cả gia đình từ bố chồng anh chồng đến em chồng, hoặc đi làm kiếm sống xứ lạ mà lại không khác kiếp nô lệ ngày nào thời trung cổ… Ông nói mà đôi mắt ông không nhìn mỗ tôi, mà nhìn về phía trời xa bên ngoài khung cửa, ông nói như ông đang nói cho riêng ông, giải bày những gì ông đang mang nặng trong lòng, nghe ông mà sao lòng mỗ tôi tựa sợi dây đàn chùng.
-Tui nhớ về xứ tui cùng người dân tui, với những gì đầu óc tui còn nhớ còn khắc ghi của ngày nào… Nay tui về mần chi để mà thấy cho thêm đau, thà đừng thấy để vẫn được sống với những hình ảnh của mình đã có... Câu nói của ông già Nam bộ hay câu an ủi cho chính nỗi lòng mỗ tôi? Không biết nữa, nhưng biết chắc những suy nghĩ như vậy không chỉ riêng đến với hai anh em chúng tôi mà là còn nhiều người nữa!
Việt Nhân (HNPĐ)