Đoạn Đường Chiến Binh
NHỮNG CUỘC ĐỔI ĐỜI (1947 - 2019...) - Anh Phương Trần Văn Ngà
NHỮNG CUỘC ĐỔI ĐỜI (1947 - 2019...) -
Anh
Phương
Trần Văn Ngà
(Trích
phần mở đầu tập Hồi Ký sẽ xuất bản năm 2020)
Trích đoạn mở đầu Tập Hội Ký MỘT NGƯỜI NHÀ QUÊ ẤP BÀ
BÀI - CHÂUĐỐC - tôi dự trù xuất bản nhân
dịp sinh nhựt lần 85 ngày 10.1.2020, nhưng không thể kịp, sẽ xuất bản sau Tết
Nguyên Đán. Đây là phần giới thiệu tổng quát dàn bài của tập Hồi Ký. Quý vị sẽ
đọc, tôi so sánh cách giết người, khủng bố của VMCS cũng ghê khiếp không thua
kém, có nhiều trường hợp còn man rợ hơn bọn khủng bố quốc tế ISIS giết người hiện
nay.
Quý vị sẽ nhớ lại ở tỉnh Châu Đốc còn có cách xài tiền xé đôi - chơi đề 40 con số mà con số 35 mà nhiều người thường nói ám chỉ người đàn ông dê - nguồn gốc số 35 ở đâu... Thời Đệ Nhứt Cộng Hòa có Quốc Sách Ấp Chiến Lược mà gần cuối thập niên 40, Đạo Cao Đài có thiết lập Châu Vi Đạo trước Ấp Chiến Lược gần cả chục năm cũng cùng mục đích là tách VC ra khỏi quần chúng... Còn nhiều cái lạ mà thế hệ sau này không hiểu hay chưa hiểu hết thời kỳ trước năm 1954, đặc biệt là ở miền Tây mà Châu Đốc là điểm chính của tập Hồi Ký khá dài này.
Anh Phương - 1.12.2019
Trong
bối cảnh lịch sử của đất nước Việt Nam thời tiền chiến tranh trước năm 1945, từ
ngày tôi được chào đời năm 1935 tại ấp Bà Bài thân thương nhỏ xíu, không có trường
học, không trồng được cây ăn trái. Cái ấp có đến sáu tháng mùa nước ngập (nước
lũ) dâng cao trên hai thước tại vùng đất cao có nhà dọc theo bờ Kinh Vĩnh Tế.
Còn trong đồng ruộng, có nơi nước ngập đến trên 3 thước (mét). Ở vùng đất, quê
hương Bà Bài chỉ có trồng lúa sạ - luá sống và phát triển nổi trên mặt nước,
còn gọi là lúa nổi (người Pháp gọi là
riz flottant) và chim trời cá nước thì vô số kể, nơi nào có nước là có cá (kể cả
tôm, ốc...) tha hồ mà bắt ăn như vô tận quanh năm.
Cho
mãi đến sau năm 1945, chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến (1939 - 1945), bắt đầu thời kỳ
nhiễu nhương không còn an cư lạc nghiệp như trước, loạn lạc, giặc giã nổi lên
khắp nơi. Với các phong trào tranh đấu, chính trị mới làm cho quê tôi bắt đầu nổi
sóng lớn từ năm 1946 qua phong trào Việt Minh nắm vận mệnh người dân trong tay
làm công cụ cho phong trào này.
Cho
đến tháng ba hay tháng tư năm 1947, tôi
lúc bấy giờ 12 tuổi, theo gia đình tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc sinh cư lập nghiệp.
Tiếp nối với những thế hệ kế thừa con cháu sau này - một đại gia đình họ Trần ở
ấp Bà Bài bám trụ cuộc sống tại vùng đất mới tỉnh lỵ Châu Đốc từ ngày đó, cho đến
tận bây giờ (2019) và có thể mãi mãi về sau này. Ngoại trừ gia đình tôi trôi giạt
đến tận đất nước Hoa Kỳ từ năm 1993 cho đến nay đang cùng tám đứa con kể cả dâu
rể và chín cháu nội ngoại sống an vui tại vùng đất lành chim đậu - Thủ Phủ Sacramento - tiểu bang California (1993 ...).
Ấp
Bà Bài - nằm trên bờ Kinh Vĩnh Tế - cái ấp cuối cùng của xã Vĩnh Nguơn, quận
Châu Phú, tỉnh Châu Đốc. Một xã có chiều dài trên dưới mười lăm cây số. Tất cả
chiều dài của xã đều tiếp giáp với đất xứ Chân Lạp - Kampuchia và ngăn chia địa
giới với Tỉnh lỵ Châu Đốc cũng như xã Vĩnh Tế bằng con Kinh Vĩnh Tế, và ở đầu
xã (còn gọi là đầu làng) là con sông Hậu, nước từ Biển Hồ (Tonlé Sap của xứ
Chùa Tháp) xuôi dòng xuống tỉnh Châu Đốc và xuyên qua các tỉnh Long Xuyên - Cần
Thơ, đổ nước ra Biển Nam Hải (Biển Đông) qua 2 bờ sông - hữu ngạn thuộc xã Đại
Ngãi (Kế Sách) của tỉnh Sóc Trăng và tả ngạn thuộc quận Trà Ôn của tỉnh Trà
Vinh...
1 - Cuộc Đổi Đời
Lần Thứ Nhứt - từ năm 1947 đến năm 1957
Nào
ai biết được chữ ngờ, từ thuở nhỏ, tôi chỉ biết quen sống với nước, cá, chim
chuột và đồng lúa mênh mông bát ngát yên bình của xứ nhà quê khỉ ho cò gáy Bà
Bài. Cuộc đời của tôi đã bắt đầu chuyển biến thay đổi rõ nét nhứt từ năm 1947.
Theo gia đình, tản cư gọi là chạy giặc, xa bưng biền, xa xứ nhà quê Bà Bài thân
thương của mình ra tỉnh lỵ Châu Đốc, một nơi chốn thị thành văn minh gấp hàng
chục lần hơn nơi chôn nhau cắt rốn của tôi. Cũng tại vùng đất mới - tỉnh lỵ
Châu Đốc, tôi có cơ may cắp sách đi học cho đến hết chương trình đệ nhứt cấp và
lao
Hình: Kinh Vĩnh Tế,
từ ngã ba sông Hậu - vòng đai tỉnh lỵ Châu Đốc chạy dài đến sông Giang Thành -
Hà Tiên và nước tuôn chảy ra Vịnh Xiêm La - Chiều dài kinh Vĩnh Tế theo
Wikipedia, 87 cây số - Kinh Vĩnh Tế với trên 10 ngàn dân công thay phiên đào
trong 5 năm (1819 - 1824). Bề rộng của Kinh Tế 30 mét và độ sâu trung bình 2
mét 55 - Từ QL 91 đi ngã quận Tịnh Biên (nay có cầu - xưa đi phà nhập vào đường
cao tốc (QL 2) của xứ Chùa Tháp gặp tỉnh Angkor Chey và gần Hà Tiên là tỉnh
Kompong Trach của Kampuchia)
cuộc sống tự lập lúc mới 18 tuổi đời với nghề
gõ đầu trẻ gọi là thầy giáo trường làng từ năm 1953 - xã Vĩnh Tế - Bến Đá Núi
Sam Châu Đốc và đứng trên bục giảng - dạy học chánh thức từ niên học 1954 -
1955.
Từ
bàn đạp này tiến thân, trường tiểu học Bến Đá Núi Sam, tôi được tuyển chọn theo
học khóa Thanh Huấn đầu tiên do Bộ Quốc Gia Giáo Dục mở ra tại Nha Trang năm
1955. Sau khi thụ huấn khóa Thanh Huấn, niên học 1955 - 1956, tôi được Ty Tiểu
Học tỉnh bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng trường Nam Tiểu Học Tỉnh Lỵ với trên
dưới 40 lớp. Và hân hạnh được đại diện tỉnh Châu Đốc, làm huấn luyện viên thể dục
thể thao kiêm hướng dẫn viên học sinh giỏi, xuất sắc tiểu và trung học của tỉnh.
Gần 30 em nam nữ, tham dự Trại Hè Học Sinh Toàn Quốc một tháng, hai năm liền
1956 và 1957. Cuộc đổi đổi đời lần thứ nhứt của tôi đã được định hình rõ nét từ
đó cho tới hết niên học 1956 - 1957.
2 - Cuộc Đổi Đời
Lần Thứ Hai - từ năm 1957 đến năm 1962
Tôi
lại dấn thân, chuyển đổi cuộc đời mới hơn, nhiều khó khăn sóng gió hơn để bương
chải vừa đi học vừa đi dạy tại Hòn Ngọc Viễn Đông Sài Gòn từ sau muà hè năm
1957. May mắn khó khăn nào rồi cũng vượt qua, trở thành giáo sư dạy luyện thi
trung học đệ nhứt cấp của một trường trung tiểu học lớn nhứt của giới Hoa kiều ở
Chợ Lớn - Trường Trung Tiểu Học Phước Kiến (sau
năm 1962, trường này đổi tên thành trường Phước Đức, và sau 30.4.1975, một lần nữa trường Phước
Đức đổi tên thành trường Trần Bội Cơ cho đến nay - 2019 - tại số 266 Đại Lộ Khổng
Tử - không biết bây giờ đổi tên đường là tên gì?) .
Trong
thời gian lưu lạc từ Châu Đốc lên Thủ Đô Sài Gòn, tôi đi học lại và đi dạy kèm
tư gia cũng như đi dạy các trường trung học tư và bán công Thủ Đức - Dĩ An....
Đó là cuộc đổi đời lần thứ hai của tôi vô cùng vất vả khó khăn, bữa đói bữa no
cho đến khi có chỗ dạy học đàng hoàng chánh thức, cuộc sống đang an vui lên
hương, bổng rẽ qua một bước ngoặt mới. Vì thời thế, thế thời phải thế, có lệnh
tổng động viên, tôi phải vào Quân Đội, Khóa 13 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức từ
năm 1962 - chấm dứt cuộc đổi đời lần thứ hai.
3 - Cuộc Đổi Đời
Lần Thứ Ba - từ ngày 15.3.1962 cho đến ngày 30.4.1975
Thời
gian, tôi bị động viên vào Quân Đội từ ngày 15.3 năm 1962 xa trường học thân
yêu với tiền lương gần gấp đôi trường công lập Việt Nam cấp trung học đệ nhứt cấp,
lại có lương tháng 13 nữa, và tôi đành phải xa một mối tình Việt Hoa đề huề tại
trường Phước Kiến rất nên thơ và đến tan vở hoàn toàn. Tôi phải từ giả bục giảng,
nhập học Khóa 13 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và tốt nghiệp ra trường ngày 28.12.1962
với tên Khóa là Ấp Chiến Lược.
Đơn
vị đầu đời quân ngũ của tôi là Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh, phục vụ tại
Khu 42 Chiến Thuật, vùng Hậu Giang cho đến tận mũi Cà Mau. Nhiệm vụ chính là
Trưởng Ban Chiến Tranh Tâm Lý Trung Đoàn (Ban 5) từ đầu năm 1963 cho đến tháng
5 năm 1964, tôi được thuyên chuyển về Cần Thơ, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn
4 và Vùng 4 Chiến Thuật tại Tây Đô-Cần Thơ. Tại đại đơn vị này, tôi nhận công
tác mới với ám số chuyên nghiệp quân sự là phát thanh và thông tin báo chí của Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Sau
hơn sáu năm phục vụ tại Cần Thơ, tôi được thuyên chuyển về Sài Gòn vào năm
1970, phục vụ ở Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị cũng thuộc ngành truyền thông
báo chí. Khi lên Thiếu Tá và tốt nghiệp Khóa 3 Cao Cấp Chiến Tranh Chánh Trị ở
Đà Lạt năm 1973, tôi được bổ nhiệm về giữ chức vụ Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến - Biệt
Khu Thủ Đô Sài Gòn, từ cuối năm 1973 cho đến cuộc đổi đời của toàn dân Miền Nam
Tự Do từ ông xuống thằng, đánh dấu ngày mất nước Việt Nam Cộng Hòa - 30.4.1975.
Đến đây, đã kết thúc cuộc đổi đời của tôi lần thứ ba yên bình, hạnh phúc, dù ở
trong Quân Đội, tôi may mắn luôn sống chung với vợ con và được chữ thọ lớn hơn nhiều
bạn cùng Khóa 13 Thủ Đức với tôi.
4 - Cuộc Đổi Đời
Lần Thứ Tư - từ cuối tháng tư năm 1975 đến tháng 1 năm 1985
Sau
khi chánh thể Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ, miền Nam bị cộng sản Miền Bắc cưỡng chiếm
từ ngày quốc hận 30.4.1975, gia đình
chúng tôi luôn sống trong phập phồng lo sợ gấp đôi hơn các gia đình chỉ có người
nằm trong diện thuộc "thành phần ác ôn có nhiểu nợ máu với nhân dân"
mà kẻ thắng cuộc rêu rao, tuyên truyền kích động sự căm thù đối với mọi người
dân ra rả hàng ngày trên các phương tiện truyền thông báo chí. Cả hai vợ chồng
chúng tôi đều là sĩ quan cấp tá dù cấp tá nhỏ cũng đủ bị lọt vào cái bản án tiền
chế của kẻ thắng cuộc cộng sản Bắc Việt. Chúng tôi, theo lệnh của Ban Quân Quản
Sài Gòn, đi trình diện vào tù với cái gọi là "học tập cải tạo" tại
trung tâm tiếp nhận "học viên cải tạo" - trường Trung Học Pétrus
Trương Vĩnh Ký - chỉ có cấp Thiếu Tá, cư ngụ ở quận 8 và vài quận nữa của Thủ
Đô Sài Gòn. Thông cáo còn nhấn mạnh chỉ đi học một tháng và phải mang theo đủ
quần áo và chăn mền để nhập học. Đặc biệt, thông cáo của quân quản còn ra lệnh
phải mang đủ tiền mười ba ngàn mấy trăm (tôi quên, con số chính xác tiền cơm phải
nộp để đi tù mà gọi là đi học đó).
Từ
trường Pétrus Trương Vĩnh Ký, vợ chòng chúng tôi ở chung trường này được 2
ngày. Tại trung tâm Pétrus Ký, cấp sĩ quan nữ Thiếu Tá chỉ có một mình bà xã
tôi được ở riêng một phòng của một lớp học. Còn sĩ quan nam Thiếu Tá ở chung một
phòng chừng vài chục người, chỉ có vài phòng. Chúng tôi được "đãi"
cho ăn một bữa khá thịnh soạn do nhà hàng Ngọc Lan Đình mang thức ăn và bàn ghế
đến, ăn một bữa no để tối chúng tôi được đưa đi vào cảnh tù khổ sai nghiệt ngã.
Bà xã tôi chỉ ở tù trong Nam, chúng tôi "gặp nhau" chỉ cách một hàng
rào dây kẽm gai tại thành Ông Năm - Hóc Môn (của Liên Đoàn 5 Công Kiến Tạo - thời
Đại Tá Dương Công Liêm làm Chỉ Huy Trưởng, hiện đang định cư ở San Jose). Tôi
được "cách mạng" ưu ái cho ở tù trong nam chừng một năm, rồi chuyển đến
các trường "đại học" - học cấp cao tiến sĩ ở Miền Bắc xã hội chủ
nghĩa, năm đó - 1976 - được du học ra đất Bắc, đầu tiên ở Sơn La lần lượt về Yên
Bái - Vĩnh Phú và trở lại miền Nam ở vùng Rừng Lá Hàm Tân - Z30D, năm 1982. Tôi
được thả ra cuối năm 1984 và đầu năm 1985 mới được về đến nhà ở Cầu Chữ Y Sài
Gòn.
Đây
là cuộc đổi đời lần thứ tư nghiệt ngã, bi thảm, đau khổ cùng cực về thể xác
cũng như tinh thần. Tưởng đâu, đầu tôi đã quay vào núi từ năm 1978. Khi ấy tôi
được 43 tuổi. Trước khi vào tù, tôi cân được 65 ký, đến lúc đó, tôi ngồi vào xọt
đựng rau, hai bạn khỏe mạnh nhấc lên cân còn chẳn 42 ký. Trại tù cách mạng chỉ
sau 3 năm du học đã nuốt mất trọng lượng thể xác tôi đến 23 ký, có lúc tôi đi
phải chống gậy. Còn tinh thần, may là dù tôi bị hành hạ nghiệt ngã, đày đọa khổ
sai đói khổ cách nào đi nữa, chỉ có hành hạ được thể xác của tôi mà thôi. Còn sự
tẩy não của trại tù cộng sản không làm cho tinh thần tôi bị lụng bại hư thối
làm tay sai cho chúng. Đó cũng là cách trui rèn thử thách làm cho tinh thần tôi
thêm vững chắc không còn lung lay như năm đầu. Khi ở tù còn trong miền Nam vì
nhớ thương gia đình, bốn con dưới 9 tuổi và bà xã cũng bị tù cải tạo như tôi vì
bà cũng mặc áo nhà binh, cấp bậc như tôi. Lúc bấy giờ, tôi như muốn điên, may sống
quanh bạn tù cùng cảnh như mình an ủi cho nhau. Còn căn nhà nhỏ hẹp của gia
đình tôi ở trong hẽm, Cầu Chữ Y lại có một tiểu đội giép râu vào ở chung với bốn
con, bà ngoại và Dì Năm của chúng vì "cách mạng" tha không tịch thu
nhà chỉ bị trưng dụng cho Bộ đội ở chung mà mình chi trả tiền điện nước...Hết
thời quân quản của cộng sản Bắc Việt sau khi Miền Nam Việt Nam bị xóa tên trên
bản đồ thế giới, bộ đội "cùng ở" với các con tôi, cũng ra đi khỏi nhà
trả lại cho năm bà cháu được sống rộng rãi thoải mái hơn.
5 - Cuộc Đổi Đời
Lần Thứ Năm - từ đầu năm 1985 đến ngày 7 tháng tư năm 1993
Từ
thầy giáo trường làng đến thầy giáo trung học và là sĩ quan trong Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa, đồng thời cũng là nhà báo nữa, từ nhà tù nhỏ nay ra sống ở nhà tù
lớn của cả miền Nam, trở thành một tên ăn bám của gia đình. Từ thầy, từ sĩ
quan, ông nhà báo, nay xuống thành thằng phó thương dân chưa được phục hồi quyền
công dân hạng thứ mười mấy trong chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa. Một chế độ ưu
việt, đã từng nuôi dân cũng như nuôi tù bằng cách ăn độn bo bo, sắn dui, sắn
lát, kể cả ăn sắn tươi, sắn mốc thay cơm...
Nay
về nhà, tôi được bà xã phong tặng cho ám số chuyên nghiệp mới là "nội trợ",
lo chợ buá, cơm nước cho bốn con nhỏ đang đi học và bà xã tão tần bán buôn chợ
trời - lề đường ở một góc chợ An Đông.
Sau
khi hoàn thành công tác đi chợ mua thức ăn, rau muống là thức ăn chính của gia
đình tôi, ngày nào không mua rau muống
thì thay cải bẹ, hoặc các thứ rau xanh khác để về nấu canh "đại táo"
hay là canh đại dương. Chưa hết, còn phải lo chẻ củi nấu cơm, thức ăn xong xuôi,
ních no bụng, quét lau nhà cho sạch sẽ xong rồi, tôi đi học nghề buôn bán chợ
trời của bà xã tại bên ngoài khu chợ An Đông.
Từ
đấy, tôi học được nghề mới, đã chiêm nghiệm cách buôn bán chụp giựt, mua gian
bán lận của xã hội chủ nghĩa, tôi cảm thấy coi bộ khó học quá. Chỗ bà xã bán,
chỉ trải được một tấm ny lông chừng 3 mét vuông, quá chật chội nên tôi thường
đi lang thang quan sát các cách buôn bán chợ trời coi xem cách nào mình có thể
làm được. May gặp những người bỏ mối quần áo thuộc "phe ta - chế độ
cũ" không dấu nghề. Vợ chồng bàn tính, người ta đem quần áo may sẵn đến bỏ
mối, mình dò tìm đầu mối may và hàng lấy tại lò chắc chắn rẽ hơn qua các trung
gian bỏ mối...May mắn khác, các chợ chồm hổm quanh chợ chính An Đông bắt buộc
phải vô hợp tác xã, từ từ nghề dạy nghề, tôi đi mua vải tại chợ vải sỉ ở Soái
Kình Lâm, cũng là từng trệt mà trước năm 1962, tôi dạy trung học ở trên lầu,
nên chỗ này khá quen thuộc. Tôi đi mua vải đem đến lò may cắt ở Quán Tre -
Quang Trung (Hóc Môn) và quận lỵ Thủ Đức đặt họ may nhiều cở áo, quần mà tôi đã
tính toán trước bao nhiêu mét, khổ vải... may được bao nhiều thành phẩm. Từ học
nghề, nay đã lành nghề có quần áo giá thành rẻ hơn đưọc bỏ mối, lời khá hơn.
Chợ
An Đông xây cất lại đồ sộ có thang cuốn đầu tiên ở Việt Nam, vào được chợ cũng rất
nhiêu khê, phải xâm mình làm liều tổ chức biểu tình chống đối vì Ban Quản Lý
làm khó, hơn 200 bạn hàng thấp cổ bé miệng cũng đều thuộc hợp tác xã chợ, đóng
thuế đầy đủ, không cho vào chợ mới. Theo nguyên tắc, người buôn bán cũ có vô hợp
tác xã, vào chợ mới tiền giá sạp rẽ hơn những người mới xin vào buôn bán, Ban
Quản Lý không cho bạn hàng cũ vào để sạp bán cho người mới, giá cao gấp đôi...
Suýt chút nữa, tôi bị tù trước và bà xã tôi cũng xém bị tù vì cùng quý bà, quý
ông đều có "bảo chứng" gia đình cách mạng, thương binh liệt sĩ... nên
biểu tình công khai và phái đoàn đại diện hơn năm người trong đó có bà xã tôi
(lãnh đạo ngầm vì đám gia đình cách mạng hay gia đình thương binh liệt sĩ rất ù
ù cạc cạc), bị công an hốt chạy lòng vòng hơn một tiếng rồi thả ra. Và từ đó
các bạn hàng nhỏ - 200 sạp - may mắn nhờ
có tranh đấu gây được tiếng vang khắp Sài Gòn và cũng có thể vang vọng tới Thủ
Đô Hà Nội nên họ phải giải quyết cho 200 bạn hàng tranh đấu được vào chợ mới ở
trên 2 tầng lầu cuối cùng, cũng trả tiền sạp tương đối mềm và còn được trả tiền
sạp chia ra làm nhiều kỳ.
Từ
mốc thời gian đó, chúng tôi ăn nên làm ra, nuôi sống gia đình khỏe re, mua được
xe Cup mới không đi xe đạp như lúc ban đầu mới buôn bán chợ trời vừa túng thiếu,
vừa chạy ăn từng bữa.
Nhưng
mà, như tái ông mất ngựa, cũng vì buôn bán chợ An Đông có sạp đàng hoàng, tên
công an cái phụ trách hồ sơ xuất cảnh cũng mò ra chợ An Đông tìm gặp bà xã tôi
thông báo là hồ sơ diện HO của gia đình chúng tôi đã tới Sở Xuất Nhập Cảnh -
công an thành phố rồi. Theo lẽ, bà xã phải nhanh trí "lót tay" một
hai chỉ vàng là hồ sơ được chuyển ra Hà Nội ngay (Bộ Công An) như người ta đã
biết "bôi trơn" hồ sơ mới đi nhanh. Vì bà xã tôi thông minh mà chậm
hiểu, cứ tưởng họ tốt, hồ sơ HO của gia đình chúng tôi, không phải một người đủ
tiêu chuẩn mà cả hai vợ chồng đều đủ tiêu chuẩn để đi diện HO sang Mỹ.
Hồ
sơ gia đình chúng tôi bốn người bị giam tại Sở Xuất Nhập Cảnh thành phố mất gần
cả năm. Dù buôn bán, làm ăn được, sống thoải mái, nhưng chúng tôi vẫn muốn xa
cái thiên đường mù cộng sản càng sớm càng tốt để cho hai con đang bị làm khó học
đại học ở Việt Nam để sớm tiếp tục học ở Mỹ... Chúng tôi phải "chạy"
cũng gặp tên công an cái đó mất 2 chỉ vàng, ả mới chịu chuyển hồ sơ đi ra Hà Nội.
Tôi
biết được tin này, có bạn bè chỉ dẫn đường đi nước bước, cho cả số điện thoại của
2 tên trung úy công an phụ trách vụ hồ sơ HO ở Hà Nội. Tôi tức tốc mua vé xe lửa
đi Hà Nội. Tôi ở khách sạn, gọi điện thoại gặp 2 tên trung úy công an, hẹn đến
tại phòng, chung mất 3 cây vàng, chúng đi 2 đứa, có lẽ sợ ăn chia không đều
chăng? Nếu gặp bọn giã mạo, mình cũng chịu
chết. May, hai tên công an này nói sao làm vậy, chúng cho tôi biết, ngày mai,
Hà Nội sẽ gởi đi Thái Lan kể cả danh sách HO16 mà nếu không ra đúng lúc lo kịp
thì tôi sẽ được xếp đi sang Mỹ HO 26, trễ thêm một năm nữa. Bây giờ, chúng đánh
máy thêm, đưa tên gia đình chúng tôi vào danh sách HO 16 và cho biết thời gian,
tôi được giấy cho nhập cảnh của Mỹ... Quả đúng như vậy, tiền mất, nhưng việc đi
Mỹ cũng suôn sẻ vào tháng 4 năm 1993. Nếu hồ sơ chúng tôi không bị trục trặc,
đi Mỹ khoảng HO 5 hay 6, năm 1991 và cũng không tốn tiền chạy chọt lo lót mất
chung trên dưới 4 cây vàng, mà tôi phải ra tận Hà Nội chung chi cho công an Bộ
mới có danh sách đi sang Mỹ HO 16 năm 1993.
Đến
Mỹ, cũng chấm dứt cuộc đổi đời lần thứ năm của tôi và chuyển đổi sang một đời sống
có tương lai hạnh phúc cho hai con được đi học và chúng tôi chỉ chờ đợi sau 5
năm nhập quốc tịch, đủ điều kiện xin bảo lãnh hai đứa con lớn còn kẹt ở Việt
Nam, nay chúng có gia đình và mỗi cặp sanh được 2 cháu. Nếu hai đứa lớn đi được
theo chúng tôi thì chỉ có hai, nay vợ chồng tôi lời to có đến tám đứa con cháu
được sang Mỹ sau 9 năm chúng chờ đợi.
6 - Cuộc Đổi Đời
lần Thứ Sáu, từ ngày 7 tháng 4 năm 1993 cho đến hiện nay & Tương Lai
Gia
đình chúng tôi gồm có bốn người, hai con lớn trên 21 tuổi không được đi cùng
cha mẹ phải ở lại. Cuộc ra đi lần này của tôi là cuộc đổi đời lần thứ sáu cũng
là cuộc đổi đời lần chót để chờ ngày "dzu lu cải cách" - từ trong
Quân Đội thường sử dụng - có nghĩa là di
chuyển vào cuộc đời mới có cỏ xanh tốt tươi với nền trời xanh biên biếc tuyệt đẹp,
tha hồ mà làm thơ, viết báo...
Sang
Mỹ theo diện tù nhân chánh trị gọi là H.O. 16, ngày 7 tháng 4 năm 1993 đến định
cư tại Thủ Phủ Sacramento từ ngày đó cho đến nay. Tôi chờ đợi đến cuộc đổi đời
cuối cùng cũng ở vùng đất lành chim đậu này mà chúng tôi đã "xí phần"
trước rồi, biết chắc cuộc đời cuối cùng Trời Phật, Chúa đã dành miền đất hứa đó
cho mình rồi, tha hồ mà nhìn trời hiu quạnh, ca vọng cổ mùi rệu bắt chước ông
vua vọng cổ Út Trà Ôn đang đợi đón chào tôi đó!.
Đến
xứ Mỹ, lở thầy lở thợ, vào trường đại học chào thua vì chữ nghĩa nó không chịu
vô, cũng đã gần sáu mươi cái xuân già rồi. Vì nhu cầu cuộc sống tự do mới nên
phải mưu sinh bằng nghề chân tay, đi bỏ báo vào sáng sớm, sau đó đi cắt cỏ mướn
và ban đêm còn đi lau chùi, làm vệ sinh cho nhiều phòng ốc do người thầu mướn
công nhựt. Lúc này tôi đi cày tới bến ăn thua mà sức khỏe lại tốt nữa nên tôi
không sợ công việc nặng nhọc mà chỉ e công việc sợ mình mà thôi. Mất gần 6 năm
miệt mài công việc tay chân.
Bổng
một ngày đẹp trời, một người bạn đổi nghề khác, giới thiệu tôi vào chỗ làm đại
diện cho tuần báo Sài Gòn Nhỏ cũng như viết tin tức sinh hoạt địa phương
Sacramento. Lúc này, nghề báo bổ lại tìm tôi, đúng ám số chuyên nghiệp của mình
trong Quân Đội trước năm 1975.
Thế
là tôi đổi nghề, lái xe đường xa
Sacramento - San Jose lấy báo Sài Gòn Nhỏ từ 3 giờ sáng thứ sáu hàng tuần
đã ra đi, đến nhà in San Jose lúc 5 giờ sáng lấy báo Sài Gòn Nhỏ, chạy vòng qua
phân phối cho vùng Oakland và Stockton và về đến Sacramento khoảng 9 giờ sáng.
Hai tờ tuần báo địa phương Thằng Mõ và Làng cũng nhờ tôi lấy luôn báo cùng một
nhà in với Sài Gòn Nhỏ. Từ đó mỗi sáng thứ sáu, từ Sacramento tôi lái xe truck
chở một lần gần 9 ngàn tập báo dầy cộm, cũng khá vất vả mệt nhọc mà lại vui vì
mình làm anh hùng xa lộ lại có tiền còm chở báo mướn nữa. Có ai ngờ, vốn là một
thầy giáo rồi thành sĩ quan chuyên đánh giặc miệng và cầm bút, bị vào trại tù
rèn luyện khổ cực nay có đủ bề dày chịu đựng mọi gian khổ, lại được trời thương
cho mình khỏe mạnh, làm việc đúng nghề chuyên môn về báo bổ. Tôi chưa dừng công
việc tất bật nặng nhọc lại ở đây, còn đa mang thêm nghề phát thanh của một đài
phát thanh tiếng Việt đầu tiên ở Sacramento của hệ thống Phở Bắc Hoa Việt. Tôi
chuyên về nghề phát thanh và viết tin ra dô, thỉnh thoảng còn viết bài đặc biệt
về nền văn hoá ẩm thực đồng quê - miệt vườn cho tờ tuần báo Saigon Post ở Nam
Cali. May mắn, tôi được độc giả yêu thích và được ông Chủ Bút Saigon Post Lê
Nguyên Phả khuyến khích xuất bản thành sách - năm 1999. Sách bán chạy như tôm
tươi, tôi có tiền rủng rỉnh và dùng số tiền bán sách đó mua máy móc, computer
cũng như mua được chiếc xe "van" khá mới chuyển sang làm chủ báo,
không còn viết mướn, chở mướn làm công nữa.
Qua
tuổi bảy lăm, tôi cảm thấy mệt mõi cái nghề vừa làm chủ báo vừa viết nhiều bài,
vừa đi lấy quảng cáo, phân phối báo cũng như vừa đưa báo đi in và chở báo về khá
mệt nhọc, nên tôi nghỉ sau gần 8 năm làm báo viết báo của mình. Dù rất vất vả
mà tràn trề sung sướng hạnh phúc vì mình qua Mỹ vì mưu cầu cho cuộc sống - kế
sinh nhai, lại đúng nghề mà mình ưa thích. Nhưng, lực bất tòng tâm, mình phải
nghỉ ngơi đi đây đó cho biết với đời và có kinh nghiệm để viết sách cho vui với
tuổi già cũng là cách luyện trí tránh lảng quên hay bịnh Alzheimer thường đến với
tuổi gìa.
May
mắn nữa, sau khi nghỉ làm báo, tôi có thì giờ tự học đánh máy dù chỉ biết sử dụng
có hai ngón thôi mà tôi viết được nhiều cuốn sách, không còn mướn đánh máy như
khi làm báo. Con gái út tôi nói: sao Ba không tập đánh máy 10 ngón, tôi nói đùa
với con tôi, Ba đã trên 75 mà Ba biết đánh máy 10 ngón chắc giàu lắm. Thà tôi
chịu nghèo vì không tài nào tập đánh máy được 10 ngón, mà chỉ hai ngón tôi mổ
cò cũng khá nhanh và còn bỏ dấu chữ Việt rất mất thì giờ.
Tôi
hẹn khi về bên kia thế giới thay vì ngồi đánh cờ tướng, uống nước lả, không nói
dóc nữa, chắc có nhiều thì giờ rổi rảnh, may ra tôi học đánh máy được 10 ngón gọi
là "Méthode dix doigts", còn bây giờ, tôi muốn đánh máy thêm vài ngón
nữa mà vẫn chào thua. @
Anh Phương Trần
Văn Ngà (HNPD) -
Sacramento, Sau Mùa Lễ Tạ Ơn năm 2019
From: Loc Vu <giaochi12@gmail.com>
Date: Sat, Nov 30, 2019 at 11:07 PM
Subject: Fwd: DONALD TRUMP: ÔNG ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ?
To: 21 giaochi san jose <giaochi12@gmail.com>
Thân gửi quý vị
Date: Sun, Dec 1, 2019 at 5:02 AM
Subject: Fwd: DONALD TRUMP: ÔNG ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ?
From: khai Q. nguyen <khaiqnguyen@yahoo.com>
Date: Sat, Nov 30, 2019 at 9:20 PM
Subject: DONALD TRUMP: ÔNG ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ?
To: Khai Nguyen <khaiqnguyen@yahoo.com>
Một độc giả vừa gửi cho tôi bài bình luận nhan đề “Donald John Trump: Ông Đã Làm Được Gì?” của TS Lê Mạnh Hùng với bút danh là Lê Quốc.
Tác giả ca ngợi Tổng Thống Trump là một người “xông pha trong gió bão chính trường như một chiến sĩ dưới làn tên mũi đạn ngoài mặt trận … Trump có một ý chí mãnh liệt, phi thường. Trump nói là làm – làm những việc mà không một tổng thống nào trước đây làm được.” Tác giả nói ông rất hài lòng về những việc làm của ông Trump và khuyên mọi người “đừng nghe những gì Trump nói mà phải nhìn kết quả Trump làm.”
Quan điểm của tôi có nhiều điểm khác biệt với ông Lê Mạnh Hùng, nhưng tôi rất đồng ý với lời khuyên trên đây của tác giả. Bất hạnh thay, khi nhìn vào kết quả, tôi không thấy Tổng Thống Trump làm được việc gì xem ra có thể chấp nhận được. Phần phản biệt của tôi sẽ chỉ đề cập một số điểm chính trong bài của tác giả Lê Mạnh Hùng.
1. TRIỀU TIÊN và CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA HOA KỲ
Tác giả:
“Ông [Trump] đã làm được một việc kỳ diệu mà mấy đời Tổng Thống chua ai làm được. Hiện tại, hỏa tiễn Bắc Hàn tầm trung, tầm xa nay đã ngưng bay trên đầu Nhật bản, ngưng rớt gần Guam, Hawai lãnh thổ của Mỹ. Kim – jong – Un gỡ bảng tuyên truyền chống Mỹ trên đường phố Bình Nhưỡng. Tình hình càng ngày càng ổn hơn. Nam Bắc Hàn gặp gỡ nhau thắm thiết, dân chúng hai bên vui mừng.Vấn đề giải tỏa vũ khí hạt nhân, sự sống còn của Bắc Hàn, cần phải có thời gian và trao đổi cụ thể. Nhưng Chủ Tịch Băc Hàn bày tỏ thiện chí, thiết tha gửi Tổng Thống Trump hai lá thơ xin gặp Thượng Đỉnh lần hai. Sóng gió và sự hung hăng của Kim bây giờ đã lặng. Dù là một dấu lặng tạm thời – nhưng rõ ràng là Kim jong Un xuống thang, hạ giọng và mong được gặp Tổng Thống Mỹ lần thứ hai. Như vậy, kết quả kỳ diệu mà bao đời Tổng Thống trước không ai làm được.Không gọi là chiến thắng thì gọi là gì?”
Góp ý
Tình hình bán đảo Triều Tiên không được an vui như tác giả tin tưởng. Đúng vào ngày Lễ Tạ Ơn năm nay, Bắc Hàn đã phóng hai hỏa tiễn từ một giàn phóng lớn có thể phóng nhiều hỏa tiễn cùng một lúc.
Trung Tướng Jeong Dong-jin của Bộ Tham Mưu Liên Quân của Nam Hàn nói rằng “Hành động này của Bắc Hàn không giúp làm giảm sự căng thẳng của bán đảo Triều Tiên.”
Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố rằng những hỏa tiễn đạn đạo phóng bởi Bắc Hàn là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cộng đồng thế giới.”
Đây là lần phóng hỏa tiến thứ 13 kể từ tháng Năm >,qua. Lần đầu tiên Bắc Hàn phóng thành công hỏa tiễn liên lục địa cũng vào ngày lễ của Hoa Kỳ, 4-7-2017. Đúng hai năm trước, Bắc Hàn đã thử phóng thành công hỏa tiễn liên lục địa Hwasong-15. Hỏa tiễn này có thể mang đầu đạn nguyên tử vào có thể nhắm hầu hết vào mọi nơi trên đất Mỹ.
Cuộc đàm phán về hạt nhân giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ đã bị đình chỉ từ đầu tháng 10 vừa qua sau hội nghị tại Stockholm thất bại, Thụy Điển. Hoa Kỳ và Nam Hàn hủy bỏ cuộc tập trận vào giữa tháng 11 để khuyến khích Bắc Hàn trở lại bàn thương thuyết nhưng Bắc Hàn không đáp ứng.
Trái lại, Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong-un còn ấn định thời hạn đến cuối năm nay để Hoa Kỳ thay đổi chính sách đàm phán. Ngoài ra cách đây 10 ngày, Chủ Tịch Kim còn tuyên bố không muốn gặp Tổng Thống Trump chỉ để cho ông có dịp ăn nói khoác lắc.
Thực tế trên đây cho thấy tình hình ở bán đảo Triều Tiên không lạc quan như nhận định của tác giả. Không phải chỉ có vần đề Triều Tiên, Hoa Kỳ còn phải đương đầu với Venezuela, Iran và Syria mà tác giả không đề cập tới.
Khi Guaido tuyên bố quân đội đang nổi dậy chống lại Maduro, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã vội vã phát biểu rằng “Hôm nay Tổng Thống Juan Guaido tuyên bố khởi đầu của cuộc giải phóng. Chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn ủng hộ nỗ lực của nhân dân Venezuela tìm kiếm tự do và dân chủ. Dân Chủ không có thể bị đánh bại.” Tuy nhiên, cuộc nổi dậy của quân đội không bao giờ thành sự thật. Chỉ có một số it quân đội bỏ hàng ngũ đi theo phe Guaido. Maduro từ chối không từ chức. Chính quyền Trump hoàn toàn không biết phải làm gì vì không có sẵn một giải pháp thay thế.
Bước qua Trung Đông, vấn đề nổi bật ở khu vực này là Iran. Hoa Kỳ và một số quốc gia thiết lập được một thỏa hiệp hòa bình vào 2015 với Iran về vấn đề hạt nhân dưới thời Tổng Thống Obama. Hơn một năm sau khi nhậm chức, Tổng Thống Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa hiệp đang hoạt động trôi chẩy. Từ ngày thỏa hiệp có hiệu lực, Iran tuân thủ các điều kiện của thỏa hiệp. Vào thời điểm Trump rút lui, không có một dấu hiệu nào cho thấy Iran đang tiến hành chương trình hạt nhân.
Trump tăng cường áp lực với Iran bằng cách cấm vận kinh tế. Mục tiêu của Trump là muốn có một thỏa hiệp toàn diện bao gồm giới hạn mạnh hơn không những về hạt nhân, mà cả về hỏa tiễn và sự hỗ trợ của Iran đối với những nhóm dân quân như Hezbollah và Houthis.
Sau một năm, chinh sách Iran của Trump chứng tỏ thất bại. Iran từ chối đàm phán dưới áp lực của Hoa Kỳ. Ngược lại, Iran còn thực hiện một số biện pháp chống lại Hoa Kỳ. Iran bắn rơi một phi cơ không người lái của Hoa Kỳ, phá hoại một số tầu chở dầu, nhưng không nhận là thủ phạm và đã bắt đầu không theo những giới hạn về hạt nhân đã cam kết dưới thời Obama, đẩy mạnh chương trình hạt nhân thay vì thu nhỏ lại.
Stephen M. Walt, Giáo Sư về bang giao quốc tế tại Harvard University nhận định rằng thay vì giữ nguyên hiệp định hạt nhân 2015 và hợp tác với các nước khác để ngăn chặn những hoạt động trong vùng của Iran, Trump đã xé bỏ hiệp định này mà không đạt được gì cả.
Quyết định rút quân Mỹ ra khỏi Syria là một hành động của Tổng Thống Trump bị chỉ trích nặng nề từ mọi phía trong chính giới Hoa Kỳ từ hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa kể cả Lãnh Tụ Đa Số Thượng Viện Mitch McConnell (Cộng Hòa, Kentucky), lẫn cả nhiều nhân vật trong giới quân đội.
Đại Tướng Thủy Quân Lục Chiến (về hưu) John Allen, cựu tư lệnh quân lực Hoa Kỳ tại Afghanistan, tuyên bồ rằng “Bàn tay của Trump dính máu vì đã bỏ rơi đồng minh Kurd.” Cựu Trợ Lý Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ P.J. Crowly nói rằng chánh sách của Donald Trump về Syria là một thảm họa do chính ông gây ra. Cũng chính vì chánh sách này mà cựu Bộ Trưởng James Mattis đã từ chức.
Đại Tướng Joseph Votel, cựu Chỉ Huy Trưởng Bộ Tư Lệnh Trung Ương tuyên bố rằng việc bỏ rơi [Kurds ở Syria] làm phí năm năm chiến đấu chống ISIS và sẽ làm hại đến sự tín nhiệm và niềm tin cậy vào Hoa Kỳ.
Việc rút quân một cách vội vã không tính toán đã làm tê liệt cuộc chiến đấu chống quân ISIS và nhường đất lại cho Nga và Syria. Trump xem ra có nhiều hành động có lợi cho Nga như dự tính mời Nga trở lại khối G-8, bênh vực Nga ở hội nghị G-7 tại Biarrit, France, kết tội Obama về việc Nga sát nhập Crimea, đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine, công kích và đe dọa rút Hoa Kỳ ra khỏi Khối Băc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), khuyên Pháp rời khỏi Liên Hiệp Âu Châu, cách chức James Comey, Giám Đốc FBI, đang phụ trách điều tra hoạt động gián điệp của Nga, bênh vực Nga xâm chiếm Afghanistan, không lên tiếng chỉ trích khi Nga tấn công các tầu của Ukraine trong hải phận quốc tế.
Những hành động trên làm cho nhiều nhà phân tách tình báo nghĩ rằng Tổng Thống Trump là một gián điệp của Nga hoặc một kẻ đần độn hữu ích cho Putin. Trong một cuộc phỏng vấn, một cựu nhân viên tình báo CIA nói với công ty truyền thông tài chánh và kinh doanh Business Insider rằng rất có thể Trump bợ đỡ Putin để cầu mong một ân huệ về kinh doanh trong tương lai.
Tác giả:
“Trong 20 tháng kể từ Trump lên cầm quyền, nền kinh tế Hoa Kỳ tốt lên chưa từng thấy. GDP tăng nhanh chóng từ 3,1% trong quý II và 3,3% trong quý III – 2017. và GDP quý II -2018 tăng tới 4,2% mức tăng trưởng tốt nhứt trong gần 4 năm.
Tóm tắt : 20 tháng cầm quyền của Ô. Trump đạt được những thánh quả sau đây:
– GDP tăng lên : 4,2% (quý II – 2018) so với GDP khi Obama chấm dứt nhiệm kỳ : 3%
– Tỷ lệ thất nghiệp: xuống 3,7% (cuối tháng 8-2018) Tháng 11-2009 (thời Obama): 10,3%.
– 3,9 triệu người tìm được việc làm kể từ khi Trump lên cầm quyền.
– Thị trường chứng khoán tăng 35% ( Chỉ số Dow- Jones trước ngày bầu cử 2016 : 17888. Chỉ số Dow- Jones ngày 30-11-2017 : 24272).
– Trump giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21%. Các đại công Ty đang giấu lợi tức ở ngoại quốc để tránh thuế, đều lần lượt trở về hoặc chuẩn bị trở về.
Chiến thuật giảm thuế nầy là một đòn bẩy khuyến khích các đại công ty đem vốn về đầu tư tại Mỹ: Đại Công Ty : Apple, Microsoft, AT& T, Boeing, Wells Fargo, Samsung, Fiat, Chrysler v.v.. (từ Mexico trở về) – Giảm thuế suất cho dân nghèo và trung lưu từ 5% đến 10%.”
Góp ý
Những con số của tác giả xem ra không chính xác. Bảng dưới đây liệt kê những số thống kế chính thức của chính phủ Hoa Kỳ về độ kinh tế phát triển kinh tế tính theo tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product – GDP) và tỉ lệ thất nghiệp từ cuộc khủng hoảng tài chánh 2007-2008 đến nay.
Trong thời gian tranh cử, ông Trump hứa nhiều lần rằng nếu đắc cử tổng thống ông sẽ làm cho kinh tế tăng trung bình 6% mỗi năm, nhưng trên thực tế chưa bao giờ mức phát triển lên quá 3% và trong tam cá nguyệt thứ III của 2019, tỉ lệ tăng trưởng ở khoảng 1.9% (các con số của 2019 hiện nay chưa vững chắc). Vì kinh tế tăng trưởng thấp cho nên không tạo ra đủ lợi tức bù vào ngân sách thiếu hụt.
Đó là một trong những lý do khiến chính sách giảm thuế $1.5 ngàn tỉ (Tax Cuts and Job Act) bắt đầu được áp dụng từ 1-1-2018 của Tổng Thống Trump đã thất bại khiến cho thiếu hụt ngân sách quốc gia lần đầu tiên vượt lên quá $1.1 ngàn tỉ và trong gần 3 năm, nợ công tăng thêm $3.1 ngàn tỉ và lên tới mức kỷ lục $23 ngàn tỉ trong khi đó ông từng hứa hẹn khi làm tổng thống ông sẽ Hoa Kỳ hết nợ.
Tổng Thống Obama tiếp nhận nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới nghiêm trọng trong những năm 2007-2009 bắt đầu từ thời Tổng Thống George W. Bush khiến cho kinh tế Hoa Kỳ bị trì trệ nghiêm trọng. Ông Obama đã làm cho tỉ lệ thất nghiệp từ điểm cao nhất là 9.9% vào 2009 xuống còn 4.7% vào cuối năm 2016. Nếu chỉ lấy con số thất nghiệp cao nhất vào tháng 11/2009 trong thời Obama để so sánh với tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất vào tháng 8/2018 trong thời Trump thì không phải là cách phân tích khoa học.
Tổng Thống Trump cắt giảm thuế cho các công ty, tăng thuế nhập cảng, đồng thời bớt luật lệ ràng buộc các công ty. Ngoài ra, chi phí nhân công ở Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn cho nên đã giúp một số công ty quay trở về Mỹ. Nhưng những con số thông kê cho thấy kết quả không được như mong muốn vì chi phí nhân công ở Mỹ vẫn còn cao so với những nước khác. Do đó, một số công ty chuẩn bị rời khỏi Trung Quốc qua những nước như Việt Nam và Thái Lan mà không trở về Mỹ.
Theo thống kê của Reshoring Initiative, một tổ chức theo rõi, nghiên cứu và vận động các công ty trở về Mỹ, trong hai năm đầu của Tổng Thống Trump, khoảng 145,000 việc làm công nghiệp đã được chuyển về Mỹ, bao gồm 82,000 việc làm đã được dự trù trong 2017 trước khi luật thuế mới áp dụng. Mặt khác, thuế nhập cảng làm cho giá thép và nhôm tăng vọt khiến cho một số công ty không chuyển được khoảng 30,000 việc làm về Mỹ. Trái lại một số công ty lại thuyên chuyển một số hoạt động của họ ra nước người như công ty chế tạo xe mô tô Harvey Davidson, Carrier, IBM, Lowe’s, GE, AT&T, Verizon, Microsoft và Morgan Stanley.
“Áp thuế quan (tariffs) từ 34 tỷ rồi 16 tỳ, leo thang đến 200 tỷ với thời gian ân huệ từ cuối tháng 9 đến cuối năm 2018 là 10% , để Tập cận Bình suy nghĩ thương thuyết nhưng bất thành. Mới vài chiêu mà kinh tế TQ chao đảo, đồng NDT mất giá 8% so với $USD, Thị trường chứng khoán tuột dốc, các công Ty ngoại quốc ùn ùn tháo chạy, các đại gia Tàu tẩu tán tài sản. Hiện tượng xuất huyết lan tràn. Dân chúng hoảng loạn, mất tin tưởng vào Chánh phủ. Các trí thức Tàu thuộc Đại Học Thanh Hoa và cả trong Đảng (hội nghị Bắc đới Hà), phê phán gay gắt. Chủ Tịch Tập đang bối rối … không xuất hiện cả tháng trời, triệu tập mưu sĩ Vương kỳ Sơn, để tìm kế sách đối phó với trận thương chiến.. Trump dàn thế trận đánh toàn diện vào Trung Cộng: Không chỉ đánh vào thương mãi mà còn cả chính trị, quân sự, tình báo, gián điệp. Chiêu thức biến hoá khôn lường. Trong ngắn hạn, có thể nói Trump đang chiến thắng vì đã làm xao trộn nền kinh tế và chính trị Trung Quốc. Chỉ nhìn được phần nổi, còn phần chìm, Trump toan tính ra sao không ai biết. Đó là ưu điểm của quái nhân Donald John Trump.”
Góp ý
Chiến tranh thương mại đã được nhiều người bàn tới. Cá nhân tôi cũng đã viết vài bài. Đa số các nhà phân tách đồng ý về một điểm là không có kẻ thắng và người thua trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ mà cả hai bên đều thua và nhiều nước khác cũng bị liên lụy và thế giới có thể phải đối phó với một cuộc khủng hoàng kinh tế nếu chiến tranh thương mại kéo dài.
Ông Lê Mạnh Hùng đã trình bầy về những thiệt hại về phía Trung Quốc. Tôi chỉ xin góp ý về những thiệt hại về phía Hoa Kỳ.
Tổng Thống Trump thường nói Trung Quốc sẽ phải trả tất cả thuế nhập cảng. Sự thật các con số thống kê cho thấy các công ty nhập cảng Mỹ và người tiêu thụ Mỹ phải trả hầu hết thuế nhập cảng. Trung bình một gia đình Mỹ phải trả thêm $2,300 do mua hàng nhập cảng tử Trung Quốc theo một cuộc nghiên cứu của Trade Partnership Worldwide.
Nông nghiệp của Hoa Kỳ là khu vực bị thiệt hại nhiều nhất vì Trung Quốc hạn chế mua nông phẩm của Hoa Kỳ Báo chí đã tường thuật những trường hợp nông dân khai phá sản, thiếu nợ, và tự vẫn. Theo một báo cáo của American Farm Bureau Federation, tình trạng phá sản của nông dân tăng 24% trong vòng 12 tháng tính đến tháng 9 vừa qua.
Cũng theo American Farm Bureau Federation, trị giá nông phẩm xuất cảng qua Trung Quốc là $19.5 tỉ vào 2017, $9.1 tỉ vào 2018, $1.3 tỉ trong sáu tháng đầu của 2019 và nay là số không. Trung Quốc trước đây là thị trường xuất khẩu nông phẩm đứng hạng thứ năm của Hoa Kỳ sau Canada, Mexico, Liên Hiệp Âu Châu và Nhật Bản.
Chính quyền Trump cho tới nay đã phải trợ cấp làm hai lần tổng cộng $28 tỉ tiền mặt cho nông dân Hoa Kỳ lấy từ tiền thuế áp đặt trên hàng nhập cảng từ Trung Quốc mà các công ty nhập cảng Mỹ phải trả trước khi nhận hàng. Số tiền trợ cấp cho nông dân gấp đôi số tiền $12 tỉ Tổng Thống Obama đã trợ cấp cho các nhà sản xuất xe hơi vào 2009 bị thiệt hại do cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới. Tuy nhiên số tiền trợ cấp cho nông dân chỉ là tạm bợ và không đủ. Thí dụ nông dân ỏ Iowa nhận được $973 triệu trong đợt trợ cấp đầu tiên, nhưng chiến tranh thương mại gây thiệt hại vào khoảng $1.7 tỉ. Giải pháp lâu dài đối với nông dân là thị trường tiêu thụ để bán nông phẩm. Nếu tình trạng tranh chấp thương mại kéo dài, nông dân có thễ mất luôn thị trường Trung Quốc cho Brazil, Argentina, và Nga.
Khu vực thứ hai của Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng nặng nề của thương chiến là công nghệ xe hơi. Vào cuối năm vừa qua, General Motors tuyên bố đóng cửa năm xưởng máy và sa thải gần 15,000 công nhân vì hậu quả của chiến tranh thương mại và dự đoán kinh tế trì trệ đã gần kề. Công ty Ford Motor trước đó cũng đã có quyết định tương tự. Chi phí vật liệu như thép và nhôm và giá bộ phận gia nhập cảng gia tăng do thuế quan cộng với số xe hơi bán ra giảm khiến cho GM và Ford phải tìm cách thu hẹp hoạt động.
Trong năm 2017, Hoa Kỳ xuất cảng qua Trung Quốc 276,000 xe hơi. Do thương chiến, vào tháng 8 năm ngoái, Trung Quốc quyết định áp đặt 25% thuế trên $16 tỉ hàng nhập cảng từ Hoa Kỳ trong đó có xe hơi trị giá khoảng $10 tỉ. Trước thương chiến, xe hơi Mỹ đã phải chịu thuế 25%, với thuế mới cộng vào giá xe hơi Mỹ sẽ tăng rất cao. Một xe Ford Mustang trị giá $35,000. Sau hai lần thuế 25%, giá sẽ là $54,700. Nói chung, xe hơi sản xuất tại Mỹ với thuế quan sẽ khó có thể sống được ở Trung Quốc, một thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.
Tác giả:
“Trump từng có những quyết định táo bạo như rút khỏi TPP …”
Góp ý
Hiệp định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) ban đầu chỉ có bốn nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore, được thành lập vào 2005. Đến năm 2008, TPP mở rộng gồm Hoa Kỳ và 11 nước khác trong khu vực Thái Bình Dương. Sau nhiều năm thương thuyết hiệp ước TPP được soạn thảo xong vào 2015 và được các phái đoàn của các nước ký vào 2016 nhưng chưa được thông qua bởi quốc hội của mỗi nước.
Hoa Kỳ dưới thời của Tổng Thống Obama chủ trương quay trục về Á Châu nên đã hỗ trợ manh mẽ hiệp ước TPP, đặc biệt để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Tuy nhiên chỉ sau vài ngày nhậm chức, Tổng Thống Trump đã quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP và duyệt xét lại một số thương ước khác. Tôi nghĩ rút lui khỏi TPP là một sai lầm, nghiêm trọng, không phải là một hành động táo bạo đáng được khen thưởng.
Trong thời gian tranh cử, ông Trump từng tuyên bố chống lại thương mại tư do (free trade) và nước Mỹ trước hết (America First). Do đó sau khi thắng cử, Tổng Thống Trump chủ trương thương mại song phương và sử dụng thuế quan trong việc buôn bán. Nước Mỹ là một cường quốc kinh tế và có một thị trường rộng lớn, nên nước nào cũng cần đến nước Mỹ. Trong lỗi suy diễn này, nước Mỹ ở thế lợi hơn khi đàm phán tay đôi rất phù hơp với chủ nghĩa dân tộc (nationalism) mà ông theo đuổi. Nhiều cố vấn của ông cũng theo chủ nghĩa này như Peter Navarro, Larry Kudlow, Steve Bannon và Stephen Miller.
Trong quá khứ, Hoa Kỳ đã từng dùng thuế quan để bảo vệ thị trường nội địa nhưng không thành công. Luật thuế quan “Smoot-Hawley Tariff Act” vào 1930 của Hoa Kỳ do đảng Cộng Hòa chủ xướng đã một phần gây ra cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới và dẫn tới Đệ Nhị Thế Chiến.
Tổng Thống Ronald Reagan (Cộng Hòa) dùng biện pháp chống phá giá (anti-dumping) để ép 18 quốc gia hạn chế xuất cảng thép qua Mỹ. Chính sách này đã hoàn toàn thất bại vì kết quả là thép không sản xuất đủ để tiêu thụ, giá thép ở Mỹ tăng vụt, làm mất 52,000 việc làm.
Tổng Thống George W. Bush (Cộng Hòa) đã từng áp đặt thuế nhập cảng từ 8-30% trên thép vào đầu năm 2002 để cứu nguy kỹ nghệ thép của Hoa Kỳ. Đến cuối năm 2003 đã phải ngưng áp dụng vì làm mất việc làm và giảm tổng sản phẩm nội địa (GDP). Nếu kế hoạch của Tổng Thống Bush đã thành công, 15 năm sau Tổng Thống Trump đã không phải áp đặt thuế nhập cảng thép một lần nữa.
Ngoài TPP, Tổng Thống Trump tấn công vào những hệ thống thương mại đa phương khác mà ông cho là lỗi thời kể cả Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (World Trade Organization – WTO). Chính quyền Trump chỉ trích rất đúng việc WTO cho một số nước giầu có được hưởng quy chế của những nước đang phát triển. Đó là trường hợp của Brunei, Hồng Kông, Kuwait, Macao, Mexico, Nam Hàn, Qatar, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ. Trung Quốc và United Arab Emirates. Tuy nhiên, WTO cần được cải tổ chứ không nên hủy bỏ như Tổng Thống Trump đe dọa.
Chính quyền Trump đã phản đối kịch liệt tổ chức này khi mới đây bị WTO xử thua vì Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống phá giá một cách không công bằng đối với hàng của Trung Quốc. WTO đã từng xử thắng cho Hoa Kỳ trong nhiều trường hợp. Chính quyền Trump đã ngăn chặn việc bổ nhiệm thẩm phán vào Tòa Thượng Thẩm và đe dọa rút ra khỏi WTO. Mặc dù cần được cải tổ, WTO là một tổ chức hữu ích đã giúp giải quyết nhiều tranh chấp giữa những nước hội viên kể từ khi thành lập vào 1995 đến nay.
Chế độ bảo hộ thương mại vào đầu Thế Kỷ XX đã gây thiệt hại cho quyền lợi của Hoa Kỳ và cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã phần nào tạo dựng lên chế độ tư bản phát xít và đưa đến Đệ Nhị Thế Chiến. Chính vì vậy mà Hoa Kỳ là một trong nhiều quốc gia đã hăng hái vận động thành lập hệ thống thương mại toàn cầu bao gồm Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và General Agreement on Tariifs and Trade (GATTS) 75 năm về trước. GATTS là tiền thân của WTO.
Trong bẩy thập niên vừa qua, thế giới đã dần dần xóa bỏ các hàng rào quan thuế, mở rộng cửa để buốn bán với nhau. Nay áp dụng thuế quan, một biện pháp của chế độ bảo hộ công nghệ nội địa, chống đối các thương ước toàn cầu, là quay trở lại thời kỳ trước Đệ Nhị Thế Chiến. Các nước buôn bán với Hoa Kỳ sẽ trả đũa lại cũng bằng thuế quan hay một hàng rào quan thuế khác. Cuối cùng kinh tế mọi nước sẽ co cụm lại và sẽ không có lối thoát.
5. KẾT LUẬN
Nếu Tổng Thống Trump tiếp tục chính sách ngoại giao và thương mại như hiện nay, nước Mỹ sẽ ngày càng bị cô lập trong cộng đồng quốc tế, thanh danh của nước Mỹ trên thế giới sẽ bị hủy hoại, nhiều tranh chấp thương mại sẽ xẩy ra và khó giải quyết, hệ thống thương mại mà nước Mỹ đã giúp tạo dựng hơn bẩy thập niên trước sẽ xụp đổ. Ông Trump sẽ đưa nước Mỹ và thế giới vào một thảm họa không thể đảo ngược lại được.
Nếu Tổng Thống Trump bị luận tội và bị truất phế hay không tái đắc cử trong nhiệm kỳ II, chính quyền mới sẽ kịp thời có cơ hội để sửa đổi những sai lầm của ông. Những việc cần làm là gia nhập Comprehensice and progressive Trans-Pacific Partnership (CP-TPP), hậu thân của TPP, củng cố WTO, điều đình để hủy bỏ thuế quan do Trump dựng lên, ưu tiên với các nuớc đồng minh, phục hồi thị trường nông phẩm cho nông dân Hoa Kỳ, thắt chặt quan hệ ngoại giao với các nước đồng minh, khôi phục lại NATO, ngưng xây bức tường biên giới.
Giao Chi San Jose. giaochi12@gmail.com (408) 316 8393
Bàn ra tán vào (0)
NHỮNG CUỘC ĐỔI ĐỜI (1947 - 2019...) - Anh Phương Trần Văn Ngà
NHỮNG CUỘC ĐỔI ĐỜI (1947 - 2019...) -
Anh
Phương
Trần Văn Ngà
(Trích
phần mở đầu tập Hồi Ký sẽ xuất bản năm 2020)
Trích đoạn mở đầu Tập Hội Ký MỘT NGƯỜI NHÀ QUÊ ẤP BÀ
BÀI - CHÂUĐỐC - tôi dự trù xuất bản nhân
dịp sinh nhựt lần 85 ngày 10.1.2020, nhưng không thể kịp, sẽ xuất bản sau Tết
Nguyên Đán. Đây là phần giới thiệu tổng quát dàn bài của tập Hồi Ký. Quý vị sẽ
đọc, tôi so sánh cách giết người, khủng bố của VMCS cũng ghê khiếp không thua
kém, có nhiều trường hợp còn man rợ hơn bọn khủng bố quốc tế ISIS giết người hiện
nay.
Quý vị sẽ nhớ lại ở tỉnh Châu Đốc còn có cách xài tiền xé đôi - chơi đề 40 con số mà con số 35 mà nhiều người thường nói ám chỉ người đàn ông dê - nguồn gốc số 35 ở đâu... Thời Đệ Nhứt Cộng Hòa có Quốc Sách Ấp Chiến Lược mà gần cuối thập niên 40, Đạo Cao Đài có thiết lập Châu Vi Đạo trước Ấp Chiến Lược gần cả chục năm cũng cùng mục đích là tách VC ra khỏi quần chúng... Còn nhiều cái lạ mà thế hệ sau này không hiểu hay chưa hiểu hết thời kỳ trước năm 1954, đặc biệt là ở miền Tây mà Châu Đốc là điểm chính của tập Hồi Ký khá dài này.
Anh Phương - 1.12.2019
Trong
bối cảnh lịch sử của đất nước Việt Nam thời tiền chiến tranh trước năm 1945, từ
ngày tôi được chào đời năm 1935 tại ấp Bà Bài thân thương nhỏ xíu, không có trường
học, không trồng được cây ăn trái. Cái ấp có đến sáu tháng mùa nước ngập (nước
lũ) dâng cao trên hai thước tại vùng đất cao có nhà dọc theo bờ Kinh Vĩnh Tế.
Còn trong đồng ruộng, có nơi nước ngập đến trên 3 thước (mét). Ở vùng đất, quê
hương Bà Bài chỉ có trồng lúa sạ - luá sống và phát triển nổi trên mặt nước,
còn gọi là lúa nổi (người Pháp gọi là
riz flottant) và chim trời cá nước thì vô số kể, nơi nào có nước là có cá (kể cả
tôm, ốc...) tha hồ mà bắt ăn như vô tận quanh năm.
Cho
mãi đến sau năm 1945, chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến (1939 - 1945), bắt đầu thời kỳ
nhiễu nhương không còn an cư lạc nghiệp như trước, loạn lạc, giặc giã nổi lên
khắp nơi. Với các phong trào tranh đấu, chính trị mới làm cho quê tôi bắt đầu nổi
sóng lớn từ năm 1946 qua phong trào Việt Minh nắm vận mệnh người dân trong tay
làm công cụ cho phong trào này.
Cho
đến tháng ba hay tháng tư năm 1947, tôi
lúc bấy giờ 12 tuổi, theo gia đình tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc sinh cư lập nghiệp.
Tiếp nối với những thế hệ kế thừa con cháu sau này - một đại gia đình họ Trần ở
ấp Bà Bài bám trụ cuộc sống tại vùng đất mới tỉnh lỵ Châu Đốc từ ngày đó, cho đến
tận bây giờ (2019) và có thể mãi mãi về sau này. Ngoại trừ gia đình tôi trôi giạt
đến tận đất nước Hoa Kỳ từ năm 1993 cho đến nay đang cùng tám đứa con kể cả dâu
rể và chín cháu nội ngoại sống an vui tại vùng đất lành chim đậu - Thủ Phủ Sacramento - tiểu bang California (1993 ...).
Ấp
Bà Bài - nằm trên bờ Kinh Vĩnh Tế - cái ấp cuối cùng của xã Vĩnh Nguơn, quận
Châu Phú, tỉnh Châu Đốc. Một xã có chiều dài trên dưới mười lăm cây số. Tất cả
chiều dài của xã đều tiếp giáp với đất xứ Chân Lạp - Kampuchia và ngăn chia địa
giới với Tỉnh lỵ Châu Đốc cũng như xã Vĩnh Tế bằng con Kinh Vĩnh Tế, và ở đầu
xã (còn gọi là đầu làng) là con sông Hậu, nước từ Biển Hồ (Tonlé Sap của xứ
Chùa Tháp) xuôi dòng xuống tỉnh Châu Đốc và xuyên qua các tỉnh Long Xuyên - Cần
Thơ, đổ nước ra Biển Nam Hải (Biển Đông) qua 2 bờ sông - hữu ngạn thuộc xã Đại
Ngãi (Kế Sách) của tỉnh Sóc Trăng và tả ngạn thuộc quận Trà Ôn của tỉnh Trà
Vinh...
1 - Cuộc Đổi Đời
Lần Thứ Nhứt - từ năm 1947 đến năm 1957
Nào
ai biết được chữ ngờ, từ thuở nhỏ, tôi chỉ biết quen sống với nước, cá, chim
chuột và đồng lúa mênh mông bát ngát yên bình của xứ nhà quê khỉ ho cò gáy Bà
Bài. Cuộc đời của tôi đã bắt đầu chuyển biến thay đổi rõ nét nhứt từ năm 1947.
Theo gia đình, tản cư gọi là chạy giặc, xa bưng biền, xa xứ nhà quê Bà Bài thân
thương của mình ra tỉnh lỵ Châu Đốc, một nơi chốn thị thành văn minh gấp hàng
chục lần hơn nơi chôn nhau cắt rốn của tôi. Cũng tại vùng đất mới - tỉnh lỵ
Châu Đốc, tôi có cơ may cắp sách đi học cho đến hết chương trình đệ nhứt cấp và
lao
Hình: Kinh Vĩnh Tế,
từ ngã ba sông Hậu - vòng đai tỉnh lỵ Châu Đốc chạy dài đến sông Giang Thành -
Hà Tiên và nước tuôn chảy ra Vịnh Xiêm La - Chiều dài kinh Vĩnh Tế theo
Wikipedia, 87 cây số - Kinh Vĩnh Tế với trên 10 ngàn dân công thay phiên đào
trong 5 năm (1819 - 1824). Bề rộng của Kinh Tế 30 mét và độ sâu trung bình 2
mét 55 - Từ QL 91 đi ngã quận Tịnh Biên (nay có cầu - xưa đi phà nhập vào đường
cao tốc (QL 2) của xứ Chùa Tháp gặp tỉnh Angkor Chey và gần Hà Tiên là tỉnh
Kompong Trach của Kampuchia)
cuộc sống tự lập lúc mới 18 tuổi đời với nghề
gõ đầu trẻ gọi là thầy giáo trường làng từ năm 1953 - xã Vĩnh Tế - Bến Đá Núi
Sam Châu Đốc và đứng trên bục giảng - dạy học chánh thức từ niên học 1954 -
1955.
Từ
bàn đạp này tiến thân, trường tiểu học Bến Đá Núi Sam, tôi được tuyển chọn theo
học khóa Thanh Huấn đầu tiên do Bộ Quốc Gia Giáo Dục mở ra tại Nha Trang năm
1955. Sau khi thụ huấn khóa Thanh Huấn, niên học 1955 - 1956, tôi được Ty Tiểu
Học tỉnh bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng trường Nam Tiểu Học Tỉnh Lỵ với trên
dưới 40 lớp. Và hân hạnh được đại diện tỉnh Châu Đốc, làm huấn luyện viên thể dục
thể thao kiêm hướng dẫn viên học sinh giỏi, xuất sắc tiểu và trung học của tỉnh.
Gần 30 em nam nữ, tham dự Trại Hè Học Sinh Toàn Quốc một tháng, hai năm liền
1956 và 1957. Cuộc đổi đổi đời lần thứ nhứt của tôi đã được định hình rõ nét từ
đó cho tới hết niên học 1956 - 1957.
2 - Cuộc Đổi Đời
Lần Thứ Hai - từ năm 1957 đến năm 1962
Tôi
lại dấn thân, chuyển đổi cuộc đời mới hơn, nhiều khó khăn sóng gió hơn để bương
chải vừa đi học vừa đi dạy tại Hòn Ngọc Viễn Đông Sài Gòn từ sau muà hè năm
1957. May mắn khó khăn nào rồi cũng vượt qua, trở thành giáo sư dạy luyện thi
trung học đệ nhứt cấp của một trường trung tiểu học lớn nhứt của giới Hoa kiều ở
Chợ Lớn - Trường Trung Tiểu Học Phước Kiến (sau
năm 1962, trường này đổi tên thành trường Phước Đức, và sau 30.4.1975, một lần nữa trường Phước
Đức đổi tên thành trường Trần Bội Cơ cho đến nay - 2019 - tại số 266 Đại Lộ Khổng
Tử - không biết bây giờ đổi tên đường là tên gì?) .
Trong
thời gian lưu lạc từ Châu Đốc lên Thủ Đô Sài Gòn, tôi đi học lại và đi dạy kèm
tư gia cũng như đi dạy các trường trung học tư và bán công Thủ Đức - Dĩ An....
Đó là cuộc đổi đời lần thứ hai của tôi vô cùng vất vả khó khăn, bữa đói bữa no
cho đến khi có chỗ dạy học đàng hoàng chánh thức, cuộc sống đang an vui lên
hương, bổng rẽ qua một bước ngoặt mới. Vì thời thế, thế thời phải thế, có lệnh
tổng động viên, tôi phải vào Quân Đội, Khóa 13 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức từ
năm 1962 - chấm dứt cuộc đổi đời lần thứ hai.
3 - Cuộc Đổi Đời
Lần Thứ Ba - từ ngày 15.3.1962 cho đến ngày 30.4.1975
Thời
gian, tôi bị động viên vào Quân Đội từ ngày 15.3 năm 1962 xa trường học thân
yêu với tiền lương gần gấp đôi trường công lập Việt Nam cấp trung học đệ nhứt cấp,
lại có lương tháng 13 nữa, và tôi đành phải xa một mối tình Việt Hoa đề huề tại
trường Phước Kiến rất nên thơ và đến tan vở hoàn toàn. Tôi phải từ giả bục giảng,
nhập học Khóa 13 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và tốt nghiệp ra trường ngày 28.12.1962
với tên Khóa là Ấp Chiến Lược.
Đơn
vị đầu đời quân ngũ của tôi là Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh, phục vụ tại
Khu 42 Chiến Thuật, vùng Hậu Giang cho đến tận mũi Cà Mau. Nhiệm vụ chính là
Trưởng Ban Chiến Tranh Tâm Lý Trung Đoàn (Ban 5) từ đầu năm 1963 cho đến tháng
5 năm 1964, tôi được thuyên chuyển về Cần Thơ, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn
4 và Vùng 4 Chiến Thuật tại Tây Đô-Cần Thơ. Tại đại đơn vị này, tôi nhận công
tác mới với ám số chuyên nghiệp quân sự là phát thanh và thông tin báo chí của Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Sau
hơn sáu năm phục vụ tại Cần Thơ, tôi được thuyên chuyển về Sài Gòn vào năm
1970, phục vụ ở Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị cũng thuộc ngành truyền thông
báo chí. Khi lên Thiếu Tá và tốt nghiệp Khóa 3 Cao Cấp Chiến Tranh Chánh Trị ở
Đà Lạt năm 1973, tôi được bổ nhiệm về giữ chức vụ Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến - Biệt
Khu Thủ Đô Sài Gòn, từ cuối năm 1973 cho đến cuộc đổi đời của toàn dân Miền Nam
Tự Do từ ông xuống thằng, đánh dấu ngày mất nước Việt Nam Cộng Hòa - 30.4.1975.
Đến đây, đã kết thúc cuộc đổi đời của tôi lần thứ ba yên bình, hạnh phúc, dù ở
trong Quân Đội, tôi may mắn luôn sống chung với vợ con và được chữ thọ lớn hơn nhiều
bạn cùng Khóa 13 Thủ Đức với tôi.
4 - Cuộc Đổi Đời
Lần Thứ Tư - từ cuối tháng tư năm 1975 đến tháng 1 năm 1985
Sau
khi chánh thể Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ, miền Nam bị cộng sản Miền Bắc cưỡng chiếm
từ ngày quốc hận 30.4.1975, gia đình
chúng tôi luôn sống trong phập phồng lo sợ gấp đôi hơn các gia đình chỉ có người
nằm trong diện thuộc "thành phần ác ôn có nhiểu nợ máu với nhân dân"
mà kẻ thắng cuộc rêu rao, tuyên truyền kích động sự căm thù đối với mọi người
dân ra rả hàng ngày trên các phương tiện truyền thông báo chí. Cả hai vợ chồng
chúng tôi đều là sĩ quan cấp tá dù cấp tá nhỏ cũng đủ bị lọt vào cái bản án tiền
chế của kẻ thắng cuộc cộng sản Bắc Việt. Chúng tôi, theo lệnh của Ban Quân Quản
Sài Gòn, đi trình diện vào tù với cái gọi là "học tập cải tạo" tại
trung tâm tiếp nhận "học viên cải tạo" - trường Trung Học Pétrus
Trương Vĩnh Ký - chỉ có cấp Thiếu Tá, cư ngụ ở quận 8 và vài quận nữa của Thủ
Đô Sài Gòn. Thông cáo còn nhấn mạnh chỉ đi học một tháng và phải mang theo đủ
quần áo và chăn mền để nhập học. Đặc biệt, thông cáo của quân quản còn ra lệnh
phải mang đủ tiền mười ba ngàn mấy trăm (tôi quên, con số chính xác tiền cơm phải
nộp để đi tù mà gọi là đi học đó).
Từ
trường Pétrus Trương Vĩnh Ký, vợ chòng chúng tôi ở chung trường này được 2
ngày. Tại trung tâm Pétrus Ký, cấp sĩ quan nữ Thiếu Tá chỉ có một mình bà xã
tôi được ở riêng một phòng của một lớp học. Còn sĩ quan nam Thiếu Tá ở chung một
phòng chừng vài chục người, chỉ có vài phòng. Chúng tôi được "đãi"
cho ăn một bữa khá thịnh soạn do nhà hàng Ngọc Lan Đình mang thức ăn và bàn ghế
đến, ăn một bữa no để tối chúng tôi được đưa đi vào cảnh tù khổ sai nghiệt ngã.
Bà xã tôi chỉ ở tù trong Nam, chúng tôi "gặp nhau" chỉ cách một hàng
rào dây kẽm gai tại thành Ông Năm - Hóc Môn (của Liên Đoàn 5 Công Kiến Tạo - thời
Đại Tá Dương Công Liêm làm Chỉ Huy Trưởng, hiện đang định cư ở San Jose). Tôi
được "cách mạng" ưu ái cho ở tù trong nam chừng một năm, rồi chuyển đến
các trường "đại học" - học cấp cao tiến sĩ ở Miền Bắc xã hội chủ
nghĩa, năm đó - 1976 - được du học ra đất Bắc, đầu tiên ở Sơn La lần lượt về Yên
Bái - Vĩnh Phú và trở lại miền Nam ở vùng Rừng Lá Hàm Tân - Z30D, năm 1982. Tôi
được thả ra cuối năm 1984 và đầu năm 1985 mới được về đến nhà ở Cầu Chữ Y Sài
Gòn.
Đây
là cuộc đổi đời lần thứ tư nghiệt ngã, bi thảm, đau khổ cùng cực về thể xác
cũng như tinh thần. Tưởng đâu, đầu tôi đã quay vào núi từ năm 1978. Khi ấy tôi
được 43 tuổi. Trước khi vào tù, tôi cân được 65 ký, đến lúc đó, tôi ngồi vào xọt
đựng rau, hai bạn khỏe mạnh nhấc lên cân còn chẳn 42 ký. Trại tù cách mạng chỉ
sau 3 năm du học đã nuốt mất trọng lượng thể xác tôi đến 23 ký, có lúc tôi đi
phải chống gậy. Còn tinh thần, may là dù tôi bị hành hạ nghiệt ngã, đày đọa khổ
sai đói khổ cách nào đi nữa, chỉ có hành hạ được thể xác của tôi mà thôi. Còn sự
tẩy não của trại tù cộng sản không làm cho tinh thần tôi bị lụng bại hư thối
làm tay sai cho chúng. Đó cũng là cách trui rèn thử thách làm cho tinh thần tôi
thêm vững chắc không còn lung lay như năm đầu. Khi ở tù còn trong miền Nam vì
nhớ thương gia đình, bốn con dưới 9 tuổi và bà xã cũng bị tù cải tạo như tôi vì
bà cũng mặc áo nhà binh, cấp bậc như tôi. Lúc bấy giờ, tôi như muốn điên, may sống
quanh bạn tù cùng cảnh như mình an ủi cho nhau. Còn căn nhà nhỏ hẹp của gia
đình tôi ở trong hẽm, Cầu Chữ Y lại có một tiểu đội giép râu vào ở chung với bốn
con, bà ngoại và Dì Năm của chúng vì "cách mạng" tha không tịch thu
nhà chỉ bị trưng dụng cho Bộ đội ở chung mà mình chi trả tiền điện nước...Hết
thời quân quản của cộng sản Bắc Việt sau khi Miền Nam Việt Nam bị xóa tên trên
bản đồ thế giới, bộ đội "cùng ở" với các con tôi, cũng ra đi khỏi nhà
trả lại cho năm bà cháu được sống rộng rãi thoải mái hơn.
5 - Cuộc Đổi Đời
Lần Thứ Năm - từ đầu năm 1985 đến ngày 7 tháng tư năm 1993
Từ
thầy giáo trường làng đến thầy giáo trung học và là sĩ quan trong Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa, đồng thời cũng là nhà báo nữa, từ nhà tù nhỏ nay ra sống ở nhà tù
lớn của cả miền Nam, trở thành một tên ăn bám của gia đình. Từ thầy, từ sĩ
quan, ông nhà báo, nay xuống thành thằng phó thương dân chưa được phục hồi quyền
công dân hạng thứ mười mấy trong chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa. Một chế độ ưu
việt, đã từng nuôi dân cũng như nuôi tù bằng cách ăn độn bo bo, sắn dui, sắn
lát, kể cả ăn sắn tươi, sắn mốc thay cơm...
Nay
về nhà, tôi được bà xã phong tặng cho ám số chuyên nghiệp mới là "nội trợ",
lo chợ buá, cơm nước cho bốn con nhỏ đang đi học và bà xã tão tần bán buôn chợ
trời - lề đường ở một góc chợ An Đông.
Sau
khi hoàn thành công tác đi chợ mua thức ăn, rau muống là thức ăn chính của gia
đình tôi, ngày nào không mua rau muống
thì thay cải bẹ, hoặc các thứ rau xanh khác để về nấu canh "đại táo"
hay là canh đại dương. Chưa hết, còn phải lo chẻ củi nấu cơm, thức ăn xong xuôi,
ních no bụng, quét lau nhà cho sạch sẽ xong rồi, tôi đi học nghề buôn bán chợ
trời của bà xã tại bên ngoài khu chợ An Đông.
Từ
đấy, tôi học được nghề mới, đã chiêm nghiệm cách buôn bán chụp giựt, mua gian
bán lận của xã hội chủ nghĩa, tôi cảm thấy coi bộ khó học quá. Chỗ bà xã bán,
chỉ trải được một tấm ny lông chừng 3 mét vuông, quá chật chội nên tôi thường
đi lang thang quan sát các cách buôn bán chợ trời coi xem cách nào mình có thể
làm được. May gặp những người bỏ mối quần áo thuộc "phe ta - chế độ
cũ" không dấu nghề. Vợ chồng bàn tính, người ta đem quần áo may sẵn đến bỏ
mối, mình dò tìm đầu mối may và hàng lấy tại lò chắc chắn rẽ hơn qua các trung
gian bỏ mối...May mắn khác, các chợ chồm hổm quanh chợ chính An Đông bắt buộc
phải vô hợp tác xã, từ từ nghề dạy nghề, tôi đi mua vải tại chợ vải sỉ ở Soái
Kình Lâm, cũng là từng trệt mà trước năm 1962, tôi dạy trung học ở trên lầu,
nên chỗ này khá quen thuộc. Tôi đi mua vải đem đến lò may cắt ở Quán Tre -
Quang Trung (Hóc Môn) và quận lỵ Thủ Đức đặt họ may nhiều cở áo, quần mà tôi đã
tính toán trước bao nhiêu mét, khổ vải... may được bao nhiều thành phẩm. Từ học
nghề, nay đã lành nghề có quần áo giá thành rẻ hơn đưọc bỏ mối, lời khá hơn.
Chợ
An Đông xây cất lại đồ sộ có thang cuốn đầu tiên ở Việt Nam, vào được chợ cũng rất
nhiêu khê, phải xâm mình làm liều tổ chức biểu tình chống đối vì Ban Quản Lý
làm khó, hơn 200 bạn hàng thấp cổ bé miệng cũng đều thuộc hợp tác xã chợ, đóng
thuế đầy đủ, không cho vào chợ mới. Theo nguyên tắc, người buôn bán cũ có vô hợp
tác xã, vào chợ mới tiền giá sạp rẽ hơn những người mới xin vào buôn bán, Ban
Quản Lý không cho bạn hàng cũ vào để sạp bán cho người mới, giá cao gấp đôi...
Suýt chút nữa, tôi bị tù trước và bà xã tôi cũng xém bị tù vì cùng quý bà, quý
ông đều có "bảo chứng" gia đình cách mạng, thương binh liệt sĩ... nên
biểu tình công khai và phái đoàn đại diện hơn năm người trong đó có bà xã tôi
(lãnh đạo ngầm vì đám gia đình cách mạng hay gia đình thương binh liệt sĩ rất ù
ù cạc cạc), bị công an hốt chạy lòng vòng hơn một tiếng rồi thả ra. Và từ đó
các bạn hàng nhỏ - 200 sạp - may mắn nhờ
có tranh đấu gây được tiếng vang khắp Sài Gòn và cũng có thể vang vọng tới Thủ
Đô Hà Nội nên họ phải giải quyết cho 200 bạn hàng tranh đấu được vào chợ mới ở
trên 2 tầng lầu cuối cùng, cũng trả tiền sạp tương đối mềm và còn được trả tiền
sạp chia ra làm nhiều kỳ.
Từ
mốc thời gian đó, chúng tôi ăn nên làm ra, nuôi sống gia đình khỏe re, mua được
xe Cup mới không đi xe đạp như lúc ban đầu mới buôn bán chợ trời vừa túng thiếu,
vừa chạy ăn từng bữa.
Nhưng
mà, như tái ông mất ngựa, cũng vì buôn bán chợ An Đông có sạp đàng hoàng, tên
công an cái phụ trách hồ sơ xuất cảnh cũng mò ra chợ An Đông tìm gặp bà xã tôi
thông báo là hồ sơ diện HO của gia đình chúng tôi đã tới Sở Xuất Nhập Cảnh -
công an thành phố rồi. Theo lẽ, bà xã phải nhanh trí "lót tay" một
hai chỉ vàng là hồ sơ được chuyển ra Hà Nội ngay (Bộ Công An) như người ta đã
biết "bôi trơn" hồ sơ mới đi nhanh. Vì bà xã tôi thông minh mà chậm
hiểu, cứ tưởng họ tốt, hồ sơ HO của gia đình chúng tôi, không phải một người đủ
tiêu chuẩn mà cả hai vợ chồng đều đủ tiêu chuẩn để đi diện HO sang Mỹ.
Hồ
sơ gia đình chúng tôi bốn người bị giam tại Sở Xuất Nhập Cảnh thành phố mất gần
cả năm. Dù buôn bán, làm ăn được, sống thoải mái, nhưng chúng tôi vẫn muốn xa
cái thiên đường mù cộng sản càng sớm càng tốt để cho hai con đang bị làm khó học
đại học ở Việt Nam để sớm tiếp tục học ở Mỹ... Chúng tôi phải "chạy"
cũng gặp tên công an cái đó mất 2 chỉ vàng, ả mới chịu chuyển hồ sơ đi ra Hà Nội.
Tôi
biết được tin này, có bạn bè chỉ dẫn đường đi nước bước, cho cả số điện thoại của
2 tên trung úy công an phụ trách vụ hồ sơ HO ở Hà Nội. Tôi tức tốc mua vé xe lửa
đi Hà Nội. Tôi ở khách sạn, gọi điện thoại gặp 2 tên trung úy công an, hẹn đến
tại phòng, chung mất 3 cây vàng, chúng đi 2 đứa, có lẽ sợ ăn chia không đều
chăng? Nếu gặp bọn giã mạo, mình cũng chịu
chết. May, hai tên công an này nói sao làm vậy, chúng cho tôi biết, ngày mai,
Hà Nội sẽ gởi đi Thái Lan kể cả danh sách HO16 mà nếu không ra đúng lúc lo kịp
thì tôi sẽ được xếp đi sang Mỹ HO 26, trễ thêm một năm nữa. Bây giờ, chúng đánh
máy thêm, đưa tên gia đình chúng tôi vào danh sách HO 16 và cho biết thời gian,
tôi được giấy cho nhập cảnh của Mỹ... Quả đúng như vậy, tiền mất, nhưng việc đi
Mỹ cũng suôn sẻ vào tháng 4 năm 1993. Nếu hồ sơ chúng tôi không bị trục trặc,
đi Mỹ khoảng HO 5 hay 6, năm 1991 và cũng không tốn tiền chạy chọt lo lót mất
chung trên dưới 4 cây vàng, mà tôi phải ra tận Hà Nội chung chi cho công an Bộ
mới có danh sách đi sang Mỹ HO 16 năm 1993.
Đến
Mỹ, cũng chấm dứt cuộc đổi đời lần thứ năm của tôi và chuyển đổi sang một đời sống
có tương lai hạnh phúc cho hai con được đi học và chúng tôi chỉ chờ đợi sau 5
năm nhập quốc tịch, đủ điều kiện xin bảo lãnh hai đứa con lớn còn kẹt ở Việt
Nam, nay chúng có gia đình và mỗi cặp sanh được 2 cháu. Nếu hai đứa lớn đi được
theo chúng tôi thì chỉ có hai, nay vợ chồng tôi lời to có đến tám đứa con cháu
được sang Mỹ sau 9 năm chúng chờ đợi.
6 - Cuộc Đổi Đời
lần Thứ Sáu, từ ngày 7 tháng 4 năm 1993 cho đến hiện nay & Tương Lai
Gia
đình chúng tôi gồm có bốn người, hai con lớn trên 21 tuổi không được đi cùng
cha mẹ phải ở lại. Cuộc ra đi lần này của tôi là cuộc đổi đời lần thứ sáu cũng
là cuộc đổi đời lần chót để chờ ngày "dzu lu cải cách" - từ trong
Quân Đội thường sử dụng - có nghĩa là di
chuyển vào cuộc đời mới có cỏ xanh tốt tươi với nền trời xanh biên biếc tuyệt đẹp,
tha hồ mà làm thơ, viết báo...
Sang
Mỹ theo diện tù nhân chánh trị gọi là H.O. 16, ngày 7 tháng 4 năm 1993 đến định
cư tại Thủ Phủ Sacramento từ ngày đó cho đến nay. Tôi chờ đợi đến cuộc đổi đời
cuối cùng cũng ở vùng đất lành chim đậu này mà chúng tôi đã "xí phần"
trước rồi, biết chắc cuộc đời cuối cùng Trời Phật, Chúa đã dành miền đất hứa đó
cho mình rồi, tha hồ mà nhìn trời hiu quạnh, ca vọng cổ mùi rệu bắt chước ông
vua vọng cổ Út Trà Ôn đang đợi đón chào tôi đó!.
Đến
xứ Mỹ, lở thầy lở thợ, vào trường đại học chào thua vì chữ nghĩa nó không chịu
vô, cũng đã gần sáu mươi cái xuân già rồi. Vì nhu cầu cuộc sống tự do mới nên
phải mưu sinh bằng nghề chân tay, đi bỏ báo vào sáng sớm, sau đó đi cắt cỏ mướn
và ban đêm còn đi lau chùi, làm vệ sinh cho nhiều phòng ốc do người thầu mướn
công nhựt. Lúc này tôi đi cày tới bến ăn thua mà sức khỏe lại tốt nữa nên tôi
không sợ công việc nặng nhọc mà chỉ e công việc sợ mình mà thôi. Mất gần 6 năm
miệt mài công việc tay chân.
Bổng
một ngày đẹp trời, một người bạn đổi nghề khác, giới thiệu tôi vào chỗ làm đại
diện cho tuần báo Sài Gòn Nhỏ cũng như viết tin tức sinh hoạt địa phương
Sacramento. Lúc này, nghề báo bổ lại tìm tôi, đúng ám số chuyên nghiệp của mình
trong Quân Đội trước năm 1975.
Thế
là tôi đổi nghề, lái xe đường xa
Sacramento - San Jose lấy báo Sài Gòn Nhỏ từ 3 giờ sáng thứ sáu hàng tuần
đã ra đi, đến nhà in San Jose lúc 5 giờ sáng lấy báo Sài Gòn Nhỏ, chạy vòng qua
phân phối cho vùng Oakland và Stockton và về đến Sacramento khoảng 9 giờ sáng.
Hai tờ tuần báo địa phương Thằng Mõ và Làng cũng nhờ tôi lấy luôn báo cùng một
nhà in với Sài Gòn Nhỏ. Từ đó mỗi sáng thứ sáu, từ Sacramento tôi lái xe truck
chở một lần gần 9 ngàn tập báo dầy cộm, cũng khá vất vả mệt nhọc mà lại vui vì
mình làm anh hùng xa lộ lại có tiền còm chở báo mướn nữa. Có ai ngờ, vốn là một
thầy giáo rồi thành sĩ quan chuyên đánh giặc miệng và cầm bút, bị vào trại tù
rèn luyện khổ cực nay có đủ bề dày chịu đựng mọi gian khổ, lại được trời thương
cho mình khỏe mạnh, làm việc đúng nghề chuyên môn về báo bổ. Tôi chưa dừng công
việc tất bật nặng nhọc lại ở đây, còn đa mang thêm nghề phát thanh của một đài
phát thanh tiếng Việt đầu tiên ở Sacramento của hệ thống Phở Bắc Hoa Việt. Tôi
chuyên về nghề phát thanh và viết tin ra dô, thỉnh thoảng còn viết bài đặc biệt
về nền văn hoá ẩm thực đồng quê - miệt vườn cho tờ tuần báo Saigon Post ở Nam
Cali. May mắn, tôi được độc giả yêu thích và được ông Chủ Bút Saigon Post Lê
Nguyên Phả khuyến khích xuất bản thành sách - năm 1999. Sách bán chạy như tôm
tươi, tôi có tiền rủng rỉnh và dùng số tiền bán sách đó mua máy móc, computer
cũng như mua được chiếc xe "van" khá mới chuyển sang làm chủ báo,
không còn viết mướn, chở mướn làm công nữa.
Qua
tuổi bảy lăm, tôi cảm thấy mệt mõi cái nghề vừa làm chủ báo vừa viết nhiều bài,
vừa đi lấy quảng cáo, phân phối báo cũng như vừa đưa báo đi in và chở báo về khá
mệt nhọc, nên tôi nghỉ sau gần 8 năm làm báo viết báo của mình. Dù rất vất vả
mà tràn trề sung sướng hạnh phúc vì mình qua Mỹ vì mưu cầu cho cuộc sống - kế
sinh nhai, lại đúng nghề mà mình ưa thích. Nhưng, lực bất tòng tâm, mình phải
nghỉ ngơi đi đây đó cho biết với đời và có kinh nghiệm để viết sách cho vui với
tuổi già cũng là cách luyện trí tránh lảng quên hay bịnh Alzheimer thường đến với
tuổi gìa.
May
mắn nữa, sau khi nghỉ làm báo, tôi có thì giờ tự học đánh máy dù chỉ biết sử dụng
có hai ngón thôi mà tôi viết được nhiều cuốn sách, không còn mướn đánh máy như
khi làm báo. Con gái út tôi nói: sao Ba không tập đánh máy 10 ngón, tôi nói đùa
với con tôi, Ba đã trên 75 mà Ba biết đánh máy 10 ngón chắc giàu lắm. Thà tôi
chịu nghèo vì không tài nào tập đánh máy được 10 ngón, mà chỉ hai ngón tôi mổ
cò cũng khá nhanh và còn bỏ dấu chữ Việt rất mất thì giờ.
Tôi
hẹn khi về bên kia thế giới thay vì ngồi đánh cờ tướng, uống nước lả, không nói
dóc nữa, chắc có nhiều thì giờ rổi rảnh, may ra tôi học đánh máy được 10 ngón gọi
là "Méthode dix doigts", còn bây giờ, tôi muốn đánh máy thêm vài ngón
nữa mà vẫn chào thua. @
Anh Phương Trần
Văn Ngà (HNPD) -
Sacramento, Sau Mùa Lễ Tạ Ơn năm 2019
From: Loc Vu <giaochi12@gmail.com>
Date: Sat, Nov 30, 2019 at 11:07 PM
Subject: Fwd: DONALD TRUMP: ÔNG ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ?
To: 21 giaochi san jose <giaochi12@gmail.com>
Thân gửi quý vị
Date: Sun, Dec 1, 2019 at 5:02 AM
Subject: Fwd: DONALD TRUMP: ÔNG ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ?
From: khai Q. nguyen <khaiqnguyen@yahoo.com>
Date: Sat, Nov 30, 2019 at 9:20 PM
Subject: DONALD TRUMP: ÔNG ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ?
To: Khai Nguyen <khaiqnguyen@yahoo.com>
Một độc giả vừa gửi cho tôi bài bình luận nhan đề “Donald John Trump: Ông Đã Làm Được Gì?” của TS Lê Mạnh Hùng với bút danh là Lê Quốc.
Tác giả ca ngợi Tổng Thống Trump là một người “xông pha trong gió bão chính trường như một chiến sĩ dưới làn tên mũi đạn ngoài mặt trận … Trump có một ý chí mãnh liệt, phi thường. Trump nói là làm – làm những việc mà không một tổng thống nào trước đây làm được.” Tác giả nói ông rất hài lòng về những việc làm của ông Trump và khuyên mọi người “đừng nghe những gì Trump nói mà phải nhìn kết quả Trump làm.”
Quan điểm của tôi có nhiều điểm khác biệt với ông Lê Mạnh Hùng, nhưng tôi rất đồng ý với lời khuyên trên đây của tác giả. Bất hạnh thay, khi nhìn vào kết quả, tôi không thấy Tổng Thống Trump làm được việc gì xem ra có thể chấp nhận được. Phần phản biệt của tôi sẽ chỉ đề cập một số điểm chính trong bài của tác giả Lê Mạnh Hùng.
1. TRIỀU TIÊN và CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA HOA KỲ
Tác giả:
“Ông [Trump] đã làm được một việc kỳ diệu mà mấy đời Tổng Thống chua ai làm được. Hiện tại, hỏa tiễn Bắc Hàn tầm trung, tầm xa nay đã ngưng bay trên đầu Nhật bản, ngưng rớt gần Guam, Hawai lãnh thổ của Mỹ. Kim – jong – Un gỡ bảng tuyên truyền chống Mỹ trên đường phố Bình Nhưỡng. Tình hình càng ngày càng ổn hơn. Nam Bắc Hàn gặp gỡ nhau thắm thiết, dân chúng hai bên vui mừng.Vấn đề giải tỏa vũ khí hạt nhân, sự sống còn của Bắc Hàn, cần phải có thời gian và trao đổi cụ thể. Nhưng Chủ Tịch Băc Hàn bày tỏ thiện chí, thiết tha gửi Tổng Thống Trump hai lá thơ xin gặp Thượng Đỉnh lần hai. Sóng gió và sự hung hăng của Kim bây giờ đã lặng. Dù là một dấu lặng tạm thời – nhưng rõ ràng là Kim jong Un xuống thang, hạ giọng và mong được gặp Tổng Thống Mỹ lần thứ hai. Như vậy, kết quả kỳ diệu mà bao đời Tổng Thống trước không ai làm được.Không gọi là chiến thắng thì gọi là gì?”
Góp ý
Tình hình bán đảo Triều Tiên không được an vui như tác giả tin tưởng. Đúng vào ngày Lễ Tạ Ơn năm nay, Bắc Hàn đã phóng hai hỏa tiễn từ một giàn phóng lớn có thể phóng nhiều hỏa tiễn cùng một lúc.
Trung Tướng Jeong Dong-jin của Bộ Tham Mưu Liên Quân của Nam Hàn nói rằng “Hành động này của Bắc Hàn không giúp làm giảm sự căng thẳng của bán đảo Triều Tiên.”
Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố rằng những hỏa tiễn đạn đạo phóng bởi Bắc Hàn là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cộng đồng thế giới.”
Đây là lần phóng hỏa tiến thứ 13 kể từ tháng Năm >,qua. Lần đầu tiên Bắc Hàn phóng thành công hỏa tiễn liên lục địa cũng vào ngày lễ của Hoa Kỳ, 4-7-2017. Đúng hai năm trước, Bắc Hàn đã thử phóng thành công hỏa tiễn liên lục địa Hwasong-15. Hỏa tiễn này có thể mang đầu đạn nguyên tử vào có thể nhắm hầu hết vào mọi nơi trên đất Mỹ.
Cuộc đàm phán về hạt nhân giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ đã bị đình chỉ từ đầu tháng 10 vừa qua sau hội nghị tại Stockholm thất bại, Thụy Điển. Hoa Kỳ và Nam Hàn hủy bỏ cuộc tập trận vào giữa tháng 11 để khuyến khích Bắc Hàn trở lại bàn thương thuyết nhưng Bắc Hàn không đáp ứng.
Trái lại, Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong-un còn ấn định thời hạn đến cuối năm nay để Hoa Kỳ thay đổi chính sách đàm phán. Ngoài ra cách đây 10 ngày, Chủ Tịch Kim còn tuyên bố không muốn gặp Tổng Thống Trump chỉ để cho ông có dịp ăn nói khoác lắc.
Thực tế trên đây cho thấy tình hình ở bán đảo Triều Tiên không lạc quan như nhận định của tác giả. Không phải chỉ có vần đề Triều Tiên, Hoa Kỳ còn phải đương đầu với Venezuela, Iran và Syria mà tác giả không đề cập tới.
Khi Guaido tuyên bố quân đội đang nổi dậy chống lại Maduro, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã vội vã phát biểu rằng “Hôm nay Tổng Thống Juan Guaido tuyên bố khởi đầu của cuộc giải phóng. Chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn ủng hộ nỗ lực của nhân dân Venezuela tìm kiếm tự do và dân chủ. Dân Chủ không có thể bị đánh bại.” Tuy nhiên, cuộc nổi dậy của quân đội không bao giờ thành sự thật. Chỉ có một số it quân đội bỏ hàng ngũ đi theo phe Guaido. Maduro từ chối không từ chức. Chính quyền Trump hoàn toàn không biết phải làm gì vì không có sẵn một giải pháp thay thế.
Bước qua Trung Đông, vấn đề nổi bật ở khu vực này là Iran. Hoa Kỳ và một số quốc gia thiết lập được một thỏa hiệp hòa bình vào 2015 với Iran về vấn đề hạt nhân dưới thời Tổng Thống Obama. Hơn một năm sau khi nhậm chức, Tổng Thống Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa hiệp đang hoạt động trôi chẩy. Từ ngày thỏa hiệp có hiệu lực, Iran tuân thủ các điều kiện của thỏa hiệp. Vào thời điểm Trump rút lui, không có một dấu hiệu nào cho thấy Iran đang tiến hành chương trình hạt nhân.
Trump tăng cường áp lực với Iran bằng cách cấm vận kinh tế. Mục tiêu của Trump là muốn có một thỏa hiệp toàn diện bao gồm giới hạn mạnh hơn không những về hạt nhân, mà cả về hỏa tiễn và sự hỗ trợ của Iran đối với những nhóm dân quân như Hezbollah và Houthis.
Sau một năm, chinh sách Iran của Trump chứng tỏ thất bại. Iran từ chối đàm phán dưới áp lực của Hoa Kỳ. Ngược lại, Iran còn thực hiện một số biện pháp chống lại Hoa Kỳ. Iran bắn rơi một phi cơ không người lái của Hoa Kỳ, phá hoại một số tầu chở dầu, nhưng không nhận là thủ phạm và đã bắt đầu không theo những giới hạn về hạt nhân đã cam kết dưới thời Obama, đẩy mạnh chương trình hạt nhân thay vì thu nhỏ lại.
Stephen M. Walt, Giáo Sư về bang giao quốc tế tại Harvard University nhận định rằng thay vì giữ nguyên hiệp định hạt nhân 2015 và hợp tác với các nước khác để ngăn chặn những hoạt động trong vùng của Iran, Trump đã xé bỏ hiệp định này mà không đạt được gì cả.
Quyết định rút quân Mỹ ra khỏi Syria là một hành động của Tổng Thống Trump bị chỉ trích nặng nề từ mọi phía trong chính giới Hoa Kỳ từ hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa kể cả Lãnh Tụ Đa Số Thượng Viện Mitch McConnell (Cộng Hòa, Kentucky), lẫn cả nhiều nhân vật trong giới quân đội.
Đại Tướng Thủy Quân Lục Chiến (về hưu) John Allen, cựu tư lệnh quân lực Hoa Kỳ tại Afghanistan, tuyên bồ rằng “Bàn tay của Trump dính máu vì đã bỏ rơi đồng minh Kurd.” Cựu Trợ Lý Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ P.J. Crowly nói rằng chánh sách của Donald Trump về Syria là một thảm họa do chính ông gây ra. Cũng chính vì chánh sách này mà cựu Bộ Trưởng James Mattis đã từ chức.
Đại Tướng Joseph Votel, cựu Chỉ Huy Trưởng Bộ Tư Lệnh Trung Ương tuyên bố rằng việc bỏ rơi [Kurds ở Syria] làm phí năm năm chiến đấu chống ISIS và sẽ làm hại đến sự tín nhiệm và niềm tin cậy vào Hoa Kỳ.
Việc rút quân một cách vội vã không tính toán đã làm tê liệt cuộc chiến đấu chống quân ISIS và nhường đất lại cho Nga và Syria. Trump xem ra có nhiều hành động có lợi cho Nga như dự tính mời Nga trở lại khối G-8, bênh vực Nga ở hội nghị G-7 tại Biarrit, France, kết tội Obama về việc Nga sát nhập Crimea, đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine, công kích và đe dọa rút Hoa Kỳ ra khỏi Khối Băc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), khuyên Pháp rời khỏi Liên Hiệp Âu Châu, cách chức James Comey, Giám Đốc FBI, đang phụ trách điều tra hoạt động gián điệp của Nga, bênh vực Nga xâm chiếm Afghanistan, không lên tiếng chỉ trích khi Nga tấn công các tầu của Ukraine trong hải phận quốc tế.
Những hành động trên làm cho nhiều nhà phân tách tình báo nghĩ rằng Tổng Thống Trump là một gián điệp của Nga hoặc một kẻ đần độn hữu ích cho Putin. Trong một cuộc phỏng vấn, một cựu nhân viên tình báo CIA nói với công ty truyền thông tài chánh và kinh doanh Business Insider rằng rất có thể Trump bợ đỡ Putin để cầu mong một ân huệ về kinh doanh trong tương lai.
Tác giả:
“Trong 20 tháng kể từ Trump lên cầm quyền, nền kinh tế Hoa Kỳ tốt lên chưa từng thấy. GDP tăng nhanh chóng từ 3,1% trong quý II và 3,3% trong quý III – 2017. và GDP quý II -2018 tăng tới 4,2% mức tăng trưởng tốt nhứt trong gần 4 năm.
Tóm tắt : 20 tháng cầm quyền của Ô. Trump đạt được những thánh quả sau đây:
– GDP tăng lên : 4,2% (quý II – 2018) so với GDP khi Obama chấm dứt nhiệm kỳ : 3%
– Tỷ lệ thất nghiệp: xuống 3,7% (cuối tháng 8-2018) Tháng 11-2009 (thời Obama): 10,3%.
– 3,9 triệu người tìm được việc làm kể từ khi Trump lên cầm quyền.
– Thị trường chứng khoán tăng 35% ( Chỉ số Dow- Jones trước ngày bầu cử 2016 : 17888. Chỉ số Dow- Jones ngày 30-11-2017 : 24272).
– Trump giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21%. Các đại công Ty đang giấu lợi tức ở ngoại quốc để tránh thuế, đều lần lượt trở về hoặc chuẩn bị trở về.
Chiến thuật giảm thuế nầy là một đòn bẩy khuyến khích các đại công ty đem vốn về đầu tư tại Mỹ: Đại Công Ty : Apple, Microsoft, AT& T, Boeing, Wells Fargo, Samsung, Fiat, Chrysler v.v.. (từ Mexico trở về) – Giảm thuế suất cho dân nghèo và trung lưu từ 5% đến 10%.”
Góp ý
Những con số của tác giả xem ra không chính xác. Bảng dưới đây liệt kê những số thống kế chính thức của chính phủ Hoa Kỳ về độ kinh tế phát triển kinh tế tính theo tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product – GDP) và tỉ lệ thất nghiệp từ cuộc khủng hoảng tài chánh 2007-2008 đến nay.
Trong thời gian tranh cử, ông Trump hứa nhiều lần rằng nếu đắc cử tổng thống ông sẽ làm cho kinh tế tăng trung bình 6% mỗi năm, nhưng trên thực tế chưa bao giờ mức phát triển lên quá 3% và trong tam cá nguyệt thứ III của 2019, tỉ lệ tăng trưởng ở khoảng 1.9% (các con số của 2019 hiện nay chưa vững chắc). Vì kinh tế tăng trưởng thấp cho nên không tạo ra đủ lợi tức bù vào ngân sách thiếu hụt.
Đó là một trong những lý do khiến chính sách giảm thuế $1.5 ngàn tỉ (Tax Cuts and Job Act) bắt đầu được áp dụng từ 1-1-2018 của Tổng Thống Trump đã thất bại khiến cho thiếu hụt ngân sách quốc gia lần đầu tiên vượt lên quá $1.1 ngàn tỉ và trong gần 3 năm, nợ công tăng thêm $3.1 ngàn tỉ và lên tới mức kỷ lục $23 ngàn tỉ trong khi đó ông từng hứa hẹn khi làm tổng thống ông sẽ Hoa Kỳ hết nợ.
Tổng Thống Obama tiếp nhận nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới nghiêm trọng trong những năm 2007-2009 bắt đầu từ thời Tổng Thống George W. Bush khiến cho kinh tế Hoa Kỳ bị trì trệ nghiêm trọng. Ông Obama đã làm cho tỉ lệ thất nghiệp từ điểm cao nhất là 9.9% vào 2009 xuống còn 4.7% vào cuối năm 2016. Nếu chỉ lấy con số thất nghiệp cao nhất vào tháng 11/2009 trong thời Obama để so sánh với tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất vào tháng 8/2018 trong thời Trump thì không phải là cách phân tích khoa học.
Tổng Thống Trump cắt giảm thuế cho các công ty, tăng thuế nhập cảng, đồng thời bớt luật lệ ràng buộc các công ty. Ngoài ra, chi phí nhân công ở Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn cho nên đã giúp một số công ty quay trở về Mỹ. Nhưng những con số thông kê cho thấy kết quả không được như mong muốn vì chi phí nhân công ở Mỹ vẫn còn cao so với những nước khác. Do đó, một số công ty chuẩn bị rời khỏi Trung Quốc qua những nước như Việt Nam và Thái Lan mà không trở về Mỹ.
Theo thống kê của Reshoring Initiative, một tổ chức theo rõi, nghiên cứu và vận động các công ty trở về Mỹ, trong hai năm đầu của Tổng Thống Trump, khoảng 145,000 việc làm công nghiệp đã được chuyển về Mỹ, bao gồm 82,000 việc làm đã được dự trù trong 2017 trước khi luật thuế mới áp dụng. Mặt khác, thuế nhập cảng làm cho giá thép và nhôm tăng vọt khiến cho một số công ty không chuyển được khoảng 30,000 việc làm về Mỹ. Trái lại một số công ty lại thuyên chuyển một số hoạt động của họ ra nước người như công ty chế tạo xe mô tô Harvey Davidson, Carrier, IBM, Lowe’s, GE, AT&T, Verizon, Microsoft và Morgan Stanley.
“Áp thuế quan (tariffs) từ 34 tỷ rồi 16 tỳ, leo thang đến 200 tỷ với thời gian ân huệ từ cuối tháng 9 đến cuối năm 2018 là 10% , để Tập cận Bình suy nghĩ thương thuyết nhưng bất thành. Mới vài chiêu mà kinh tế TQ chao đảo, đồng NDT mất giá 8% so với $USD, Thị trường chứng khoán tuột dốc, các công Ty ngoại quốc ùn ùn tháo chạy, các đại gia Tàu tẩu tán tài sản. Hiện tượng xuất huyết lan tràn. Dân chúng hoảng loạn, mất tin tưởng vào Chánh phủ. Các trí thức Tàu thuộc Đại Học Thanh Hoa và cả trong Đảng (hội nghị Bắc đới Hà), phê phán gay gắt. Chủ Tịch Tập đang bối rối … không xuất hiện cả tháng trời, triệu tập mưu sĩ Vương kỳ Sơn, để tìm kế sách đối phó với trận thương chiến.. Trump dàn thế trận đánh toàn diện vào Trung Cộng: Không chỉ đánh vào thương mãi mà còn cả chính trị, quân sự, tình báo, gián điệp. Chiêu thức biến hoá khôn lường. Trong ngắn hạn, có thể nói Trump đang chiến thắng vì đã làm xao trộn nền kinh tế và chính trị Trung Quốc. Chỉ nhìn được phần nổi, còn phần chìm, Trump toan tính ra sao không ai biết. Đó là ưu điểm của quái nhân Donald John Trump.”
Góp ý
Chiến tranh thương mại đã được nhiều người bàn tới. Cá nhân tôi cũng đã viết vài bài. Đa số các nhà phân tách đồng ý về một điểm là không có kẻ thắng và người thua trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ mà cả hai bên đều thua và nhiều nước khác cũng bị liên lụy và thế giới có thể phải đối phó với một cuộc khủng hoàng kinh tế nếu chiến tranh thương mại kéo dài.
Ông Lê Mạnh Hùng đã trình bầy về những thiệt hại về phía Trung Quốc. Tôi chỉ xin góp ý về những thiệt hại về phía Hoa Kỳ.
Tổng Thống Trump thường nói Trung Quốc sẽ phải trả tất cả thuế nhập cảng. Sự thật các con số thống kê cho thấy các công ty nhập cảng Mỹ và người tiêu thụ Mỹ phải trả hầu hết thuế nhập cảng. Trung bình một gia đình Mỹ phải trả thêm $2,300 do mua hàng nhập cảng tử Trung Quốc theo một cuộc nghiên cứu của Trade Partnership Worldwide.
Nông nghiệp của Hoa Kỳ là khu vực bị thiệt hại nhiều nhất vì Trung Quốc hạn chế mua nông phẩm của Hoa Kỳ Báo chí đã tường thuật những trường hợp nông dân khai phá sản, thiếu nợ, và tự vẫn. Theo một báo cáo của American Farm Bureau Federation, tình trạng phá sản của nông dân tăng 24% trong vòng 12 tháng tính đến tháng 9 vừa qua.
Cũng theo American Farm Bureau Federation, trị giá nông phẩm xuất cảng qua Trung Quốc là $19.5 tỉ vào 2017, $9.1 tỉ vào 2018, $1.3 tỉ trong sáu tháng đầu của 2019 và nay là số không. Trung Quốc trước đây là thị trường xuất khẩu nông phẩm đứng hạng thứ năm của Hoa Kỳ sau Canada, Mexico, Liên Hiệp Âu Châu và Nhật Bản.
Chính quyền Trump cho tới nay đã phải trợ cấp làm hai lần tổng cộng $28 tỉ tiền mặt cho nông dân Hoa Kỳ lấy từ tiền thuế áp đặt trên hàng nhập cảng từ Trung Quốc mà các công ty nhập cảng Mỹ phải trả trước khi nhận hàng. Số tiền trợ cấp cho nông dân gấp đôi số tiền $12 tỉ Tổng Thống Obama đã trợ cấp cho các nhà sản xuất xe hơi vào 2009 bị thiệt hại do cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới. Tuy nhiên số tiền trợ cấp cho nông dân chỉ là tạm bợ và không đủ. Thí dụ nông dân ỏ Iowa nhận được $973 triệu trong đợt trợ cấp đầu tiên, nhưng chiến tranh thương mại gây thiệt hại vào khoảng $1.7 tỉ. Giải pháp lâu dài đối với nông dân là thị trường tiêu thụ để bán nông phẩm. Nếu tình trạng tranh chấp thương mại kéo dài, nông dân có thễ mất luôn thị trường Trung Quốc cho Brazil, Argentina, và Nga.
Khu vực thứ hai của Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng nặng nề của thương chiến là công nghệ xe hơi. Vào cuối năm vừa qua, General Motors tuyên bố đóng cửa năm xưởng máy và sa thải gần 15,000 công nhân vì hậu quả của chiến tranh thương mại và dự đoán kinh tế trì trệ đã gần kề. Công ty Ford Motor trước đó cũng đã có quyết định tương tự. Chi phí vật liệu như thép và nhôm và giá bộ phận gia nhập cảng gia tăng do thuế quan cộng với số xe hơi bán ra giảm khiến cho GM và Ford phải tìm cách thu hẹp hoạt động.
Trong năm 2017, Hoa Kỳ xuất cảng qua Trung Quốc 276,000 xe hơi. Do thương chiến, vào tháng 8 năm ngoái, Trung Quốc quyết định áp đặt 25% thuế trên $16 tỉ hàng nhập cảng từ Hoa Kỳ trong đó có xe hơi trị giá khoảng $10 tỉ. Trước thương chiến, xe hơi Mỹ đã phải chịu thuế 25%, với thuế mới cộng vào giá xe hơi Mỹ sẽ tăng rất cao. Một xe Ford Mustang trị giá $35,000. Sau hai lần thuế 25%, giá sẽ là $54,700. Nói chung, xe hơi sản xuất tại Mỹ với thuế quan sẽ khó có thể sống được ở Trung Quốc, một thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.
Tác giả:
“Trump từng có những quyết định táo bạo như rút khỏi TPP …”
Góp ý
Hiệp định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) ban đầu chỉ có bốn nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore, được thành lập vào 2005. Đến năm 2008, TPP mở rộng gồm Hoa Kỳ và 11 nước khác trong khu vực Thái Bình Dương. Sau nhiều năm thương thuyết hiệp ước TPP được soạn thảo xong vào 2015 và được các phái đoàn của các nước ký vào 2016 nhưng chưa được thông qua bởi quốc hội của mỗi nước.
Hoa Kỳ dưới thời của Tổng Thống Obama chủ trương quay trục về Á Châu nên đã hỗ trợ manh mẽ hiệp ước TPP, đặc biệt để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Tuy nhiên chỉ sau vài ngày nhậm chức, Tổng Thống Trump đã quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP và duyệt xét lại một số thương ước khác. Tôi nghĩ rút lui khỏi TPP là một sai lầm, nghiêm trọng, không phải là một hành động táo bạo đáng được khen thưởng.
Trong thời gian tranh cử, ông Trump từng tuyên bố chống lại thương mại tư do (free trade) và nước Mỹ trước hết (America First). Do đó sau khi thắng cử, Tổng Thống Trump chủ trương thương mại song phương và sử dụng thuế quan trong việc buôn bán. Nước Mỹ là một cường quốc kinh tế và có một thị trường rộng lớn, nên nước nào cũng cần đến nước Mỹ. Trong lỗi suy diễn này, nước Mỹ ở thế lợi hơn khi đàm phán tay đôi rất phù hơp với chủ nghĩa dân tộc (nationalism) mà ông theo đuổi. Nhiều cố vấn của ông cũng theo chủ nghĩa này như Peter Navarro, Larry Kudlow, Steve Bannon và Stephen Miller.
Trong quá khứ, Hoa Kỳ đã từng dùng thuế quan để bảo vệ thị trường nội địa nhưng không thành công. Luật thuế quan “Smoot-Hawley Tariff Act” vào 1930 của Hoa Kỳ do đảng Cộng Hòa chủ xướng đã một phần gây ra cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới và dẫn tới Đệ Nhị Thế Chiến.
Tổng Thống Ronald Reagan (Cộng Hòa) dùng biện pháp chống phá giá (anti-dumping) để ép 18 quốc gia hạn chế xuất cảng thép qua Mỹ. Chính sách này đã hoàn toàn thất bại vì kết quả là thép không sản xuất đủ để tiêu thụ, giá thép ở Mỹ tăng vụt, làm mất 52,000 việc làm.
Tổng Thống George W. Bush (Cộng Hòa) đã từng áp đặt thuế nhập cảng từ 8-30% trên thép vào đầu năm 2002 để cứu nguy kỹ nghệ thép của Hoa Kỳ. Đến cuối năm 2003 đã phải ngưng áp dụng vì làm mất việc làm và giảm tổng sản phẩm nội địa (GDP). Nếu kế hoạch của Tổng Thống Bush đã thành công, 15 năm sau Tổng Thống Trump đã không phải áp đặt thuế nhập cảng thép một lần nữa.
Ngoài TPP, Tổng Thống Trump tấn công vào những hệ thống thương mại đa phương khác mà ông cho là lỗi thời kể cả Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (World Trade Organization – WTO). Chính quyền Trump chỉ trích rất đúng việc WTO cho một số nước giầu có được hưởng quy chế của những nước đang phát triển. Đó là trường hợp của Brunei, Hồng Kông, Kuwait, Macao, Mexico, Nam Hàn, Qatar, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ. Trung Quốc và United Arab Emirates. Tuy nhiên, WTO cần được cải tổ chứ không nên hủy bỏ như Tổng Thống Trump đe dọa.
Chính quyền Trump đã phản đối kịch liệt tổ chức này khi mới đây bị WTO xử thua vì Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống phá giá một cách không công bằng đối với hàng của Trung Quốc. WTO đã từng xử thắng cho Hoa Kỳ trong nhiều trường hợp. Chính quyền Trump đã ngăn chặn việc bổ nhiệm thẩm phán vào Tòa Thượng Thẩm và đe dọa rút ra khỏi WTO. Mặc dù cần được cải tổ, WTO là một tổ chức hữu ích đã giúp giải quyết nhiều tranh chấp giữa những nước hội viên kể từ khi thành lập vào 1995 đến nay.
Chế độ bảo hộ thương mại vào đầu Thế Kỷ XX đã gây thiệt hại cho quyền lợi của Hoa Kỳ và cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã phần nào tạo dựng lên chế độ tư bản phát xít và đưa đến Đệ Nhị Thế Chiến. Chính vì vậy mà Hoa Kỳ là một trong nhiều quốc gia đã hăng hái vận động thành lập hệ thống thương mại toàn cầu bao gồm Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và General Agreement on Tariifs and Trade (GATTS) 75 năm về trước. GATTS là tiền thân của WTO.
Trong bẩy thập niên vừa qua, thế giới đã dần dần xóa bỏ các hàng rào quan thuế, mở rộng cửa để buốn bán với nhau. Nay áp dụng thuế quan, một biện pháp của chế độ bảo hộ công nghệ nội địa, chống đối các thương ước toàn cầu, là quay trở lại thời kỳ trước Đệ Nhị Thế Chiến. Các nước buôn bán với Hoa Kỳ sẽ trả đũa lại cũng bằng thuế quan hay một hàng rào quan thuế khác. Cuối cùng kinh tế mọi nước sẽ co cụm lại và sẽ không có lối thoát.
5. KẾT LUẬN
Nếu Tổng Thống Trump tiếp tục chính sách ngoại giao và thương mại như hiện nay, nước Mỹ sẽ ngày càng bị cô lập trong cộng đồng quốc tế, thanh danh của nước Mỹ trên thế giới sẽ bị hủy hoại, nhiều tranh chấp thương mại sẽ xẩy ra và khó giải quyết, hệ thống thương mại mà nước Mỹ đã giúp tạo dựng hơn bẩy thập niên trước sẽ xụp đổ. Ông Trump sẽ đưa nước Mỹ và thế giới vào một thảm họa không thể đảo ngược lại được.
Nếu Tổng Thống Trump bị luận tội và bị truất phế hay không tái đắc cử trong nhiệm kỳ II, chính quyền mới sẽ kịp thời có cơ hội để sửa đổi những sai lầm của ông. Những việc cần làm là gia nhập Comprehensice and progressive Trans-Pacific Partnership (CP-TPP), hậu thân của TPP, củng cố WTO, điều đình để hủy bỏ thuế quan do Trump dựng lên, ưu tiên với các nuớc đồng minh, phục hồi thị trường nông phẩm cho nông dân Hoa Kỳ, thắt chặt quan hệ ngoại giao với các nước đồng minh, khôi phục lại NATO, ngưng xây bức tường biên giới.
Giao Chi San Jose. giaochi12@gmail.com (408) 316 8393