Truyện Ngắn & Phóng Sự
NHỮNG PHIÊN CHỢ TRỜI VÀ NGƯỜI BẠN MỸ GIÀ *
Thanh Thương Hoàng
-
Trước khi đến nước Mỹ định cư tôi đã nghe thiên hạ nói: "Nước Mỹ là
thiên đường của tuổi trẻ và là địa ngục của người già". Lúc đầu đặt chân
trên đất Mỹ, vì đang "hồ hởi phấn khởi" với cuộc sống mới đầy tự do no
ấm, tôi thấy câu nhận định trên sai. Nhưng sau mấy năm "lê gót nơi quê
người", tôi thấm thía câu nói này và nhìn nhận là rất đúng. Phải thú
thật với bạn đọc rằng những người lớn tuổi sống trên đất Mỹ này buồn
lắm, nhất là đối với những ai sống cô độc một mình! Nếu không là địa
ngục thì cũng là một cõi vô vị, mờ nhạt, sống để chờ chết. Do đó tôi
không ngạc nhiên khi thấy một số bạn lớn tuổi của tôi, ngày xưa chống
cộng cùng mình, thề không đội trời chung với kẻ thù. Thế mà nay nghe tin
ông A. về Saigon sống, mai nghe tin ông B. về Vũng Tàu dưỡng già, mốt
thấy ông C. gọi điện thoại chào giã biệt để về nước "sống với các cháu
". Và còn nhiều nữa, các cụ lần lượt "quy hồi cố quốc".
Mới đầu tôi nghĩ những người này đã "thay đổi lập trường" vì quá mòn
mỏi trông chờ vẫn không thấy vận nước đổi thay sinh ra tuyệt vọng! Nhưng
không phải vậy. Nguyên do thì nhiều nhưng trong đó có một phần không
kém quan trọng như tôi vừa viết ở trên là sống trên đất nước Mỹ này rất
buồn. Tôi xin nhắc lại và nhấn mạnh là rất buồn. Buồn thê thiết, buồn
não nề, buồn đến muốn tìm cái chết mà không đủ can đảm. Tôi là một trong
số những người này. Đã mấy lần gặp cơn bệnh ngặt nghèo, Bác sĩ bạn thân
bắt gọi 911 chở đi Bệnh viện cấp cứu nhưng tôi nhất định không chịu đi.
Tôi phó mặc cho định mệnh và sẵn sàng chờ thần chết tới bắt. Nhưng vì
chưa tới số nên tôi mấy lần bệnh tự giải bệnh, không chết. Và không chỉ
riêng người Việt lớn tuổi lưu vong tha hương mới mang tâm bệnh buồn, cô
đơn, mà có rất nhiều người Mỹ cũng vậy. Tôi xin bắt đầu câu chuyện dưới
đây.
Để lấp khoảng trống và những nỗi buồn không tên đang vây
bủa lần mòn gặm nhấm đời mình, nên cứ vào những ngày thứ bảy, chủ nhật
tôi thường lui tới những phiên chợ trời nhỏ để thơ thẩn cất bước. Sở dĩ
tôi chọn chợ trời nhỏ vì ở đây có nhiều khoảng trống, thong dong đi lại
hơn là chợ trời lớn đông đúc và bức bối. Tôi không có nhu cầu mua bán gì
cả. Mục đích xem thiên hạ mua bán và đi bộ cho khỏe gân cốt, một hình
thức thể dục, thể thao theo lời khuyên của thầy thuốc. Khi nào cảm thấy
mệt thì trở ra phía trước chợ - nơi thường xuyên có các ban nhạc bình
dân trình diễn - kiếm chỗ ngồi nghỉ và thưởng thức tiếng đàn, tiếng
trống, tiếng gào, tiếng rống của mấy nam nữ ca sĩ không tên tuổi. Thường
thường thì người chơi đàn kiêm luôn ca sĩ nhưng cũng có nhiều khán giả,
nhất là phái nữ, bốc hứng nhẩy lên sân khấu hát và nhún nhẩy lắc lư uốn
éo thân mình trông cũng vui mắt.
Một hôm, sau khi đi dăm bẩy vòng chợ trời cảm thấy hơi mệt, tôi quay về chỗ trình diễn ca nhạc, vừa đặt mình xuống chiếc ghế dài thì nghe tiếng cười ầm ĩ và cả vỗ tay reo hò nữa. Nhìn về phía ban nhạc tôi thấy một ông già người Mỹ, thân hình nhỏ thó, mặc chiếc áo vét bằng da mầu vàng nghệ cũ kỹ, râu tóc lởm chởm thưa thớt bạc phơ, trông rất "bụi". Ông đang ôm một cô gái trẻ, có lẽ là người Mễ, cao to gần gấp ba ông. Hai người nhún nhẩy đong đưa "kéo" nhau bước theo một điệu nhạc giật gân Nam Mỹ. Cứ thế họ "kéo" nhau đi qua khắp các bàn đầy người ngồi. Chỉ khi bản nhạc dứt, ông già mới chịu buông cô gái ra. Ông kiễng chân cố vươn mình thật cao để hôn má từ biệt (hay cám ơn) cô gái. Mặc dầu cô gái đã khom mình cúi thấp xuống, ông già cũng chỉ đưa miệng tới ngang ngực cô thôi. Thế rồi không biết vô tình hay cố ý, ông già đặt môi hôn ngay vào chỗ nhọn của cái vú khá đồ sộ khiến mọi người ré lên cười khoái chí. Cô gái không hề tỏ ra giận dỗi hay mắc cỡ. Cô còn đưa tay kéo đầu ông già sát vào ngực mình. Mọi người lại có dịp reo hò, nhất là mấy cậu thanh niên, có cậu huýt sáo.
Ông già Mỹ sau đó hả hê bước lại một chỗ ghế còn trống bên cạnh tôi.
Vừa ngồi xuống vừa thở, ông nhìn tôi khẽ gật đầu thay cho câu chào. Lúc
đó đầu mùa Đông nên cũng chưa lạnh lắm. Bây giờ tôi mới có dịp quan sát
ông. Ông là người da trắng nhưng da mặt nhăn nhúm và hơi sậm như người
da mầu, toát ra một vẻ phong trần khắc khổ. Khó mà đoán biết tuổi ông.
Ông lấy chai nước trắng ở túi áo da ra tu một hơi dài. Khi cơn mệt đã
lui và ban nhạc tạm nghỉ giải lao ít phút, ông hỏi tôi "Tàu hay Việt?".
Tôi đáp Việt. Ông ồ lên như gặp người quen và đưa bàn tay gầy guộc khẳng
khiu bắt tay tôi, lắc lắc. Tay ông lạnh ngắt, tôi rùng mình có cảm giác
như nắm bàn tay người chết. Ông nói dọng thân mật: "Trước đây tôi đã
sống ở Việt Nam!". Tới lượt tôi ồ lên vừa ngạc nhiên vừa vui. "Bao lâu?"
tôi hỏi. Ông già Mỹ cười lẩm nhẩm: "Lâu quá quên rồi nhưng nếu tôi nhớ
không lầm thì ít ra cũng hai năm".
Miệng ông phà hơi ra hôi hôi. Ông
hình như có thói quen hay ghé sát vào tai người đối diện để nói. Tôi cố
nín thở chịu đựng mỗi khi ông ghé sát mặt mình. Ông hỏi tôi có hút
thuốc lá không cho ông một điếu. Tôi nói đã cai thuốc từ lâu nhưng ông
muốn tôi sẵn sàng đi kiếm cho ông. Ông lắc đầu "Cám ơn, không cần
thiết". Nhưng khi có một người đi qua miệng phập phèo điếu thuốc lá, ông
hỏi xin liền. Rít một lúc mấy hơi thuốc dài và ho sặc sụa, khói thuốc
khét lẹt nhưng ông già Mỹ tỏ ra khoan khoái lắm. Ông nói: "Hai, ba ngày
nay tôi mới được hút một điếu thuốc". Tôi hỏi ông ghiền thuốc? Ông lắc
đầu: "Hút chơi ấy mà!". Tôi biết ông nói dối. Với kinh nghiệm của người
hút thuốc ngót 30 năm, tôi biết ông ghiền thuốc nặng. Có lẽ vì bệnh
trạng gì đó bác sĩ cấm ông hút thuốc. Tôi đã từng trải qua mấy tháng
trời ray rứt khổ sở về việc cai thuốc. Ông bác sĩ chữa bệnh cho tôi nói:
"Một là anh cai thuốc tôi chữa bệnh cho anh, hai là anh rời khỏi bệnh
viện về nhà tiếp tục hút đợi ngày thần chết tới rước".
Tôi đành phải
giã từ thuốc lá và nhờ đó bệnh đau dạ dầy của tôi sớm dứt hẳn. Khi ban
nhạc tiếp tục chơi trở lại, tôi thấy ông già Mỹ vui hẳn lên. Ông bước
tới người đàn bà đứng tuổi ngôi bàn bên giơ tay mời nhẩy. Bà này từ
chối. Ông lại sang bàn khác. Lần này là một bà da đen, có bộ mông to
tròn nặng nề. Cũng bị từ chối. Ông già vẫn không nản chí. Ông kéo đại
một bà, có lẽ là người Việt vừa đi tới. Bà này la oai oái, giằng tay ra.
Mọi người ồ lên cười làm bà ta đỏ mặt, vùng vằng bước nhanh vào chợ.
Trước sự từ chối của các bà, ông già đành bước lên bục gỗ của ban nhạc
và nhẩy... một mình. Lúc bấy giờ đã gần hai giờ chiều, người bạn đi cùng
từ trong chợ ra dục tôi ra về. Trước khi rời khỏi chợ, tôi ngoái nhìn
lại thấy ông già người Mỹ vẫn tiếp tục múa may nhún nhẩy một mình trên
sàn gỗ. Và tiếng nhạc, tiếng kèn trối tai đuổi theo tôi mãi tới khi cánh
cửa xe đóng lại.
Tôi được người bạn ở Bang khác mời sang chơi
cả tháng mới về. Trời đã vào Đông thực sự. Năm nay có vẻ lạnh hơn năm
trước. 10 giờ sáng thứ bẩy tôi đi chợ trời nhỏ một mình. Việc đầu tiên
khi bước qua cổng chợ tôi đưa mắt tìm ông bạn Mỹ già mới quen. Kia rồi,
ông ngồi bên cái bàn gần sát sàn gỗ trình diễn ca nhạc. Ông đang cầm một
cái bánh ăn và mắt lơ đãng nhìn vào khoảng không trước mặt. Hôm nay ông
vẫn mặc chiếc áo vét da mầu vàng nghệ, đặc biệt trên đầu có đội một cái
mũ lưỡi trai mầu đỏ thẫm. Tôi đến bên ông và gật đầu chào. Ông nhìn tôi
cái nhìn xa lạ. Có lẽ ông không nhận ra tôi.Tôi hỏi: "Ông khỏe không?".
Ông lắc đầu không đáp và tiếp tục nhai bánh. Tôi nhìn thấy nơi cổ tay
trái ông mang một cái băng nhựa có ghi tên người và số điện thoại. Tôi
đoán người nhà ông sợ ông đi lạc nên ghi sẵn tên tuổi ông để khi cần
giúp đỡ. Ăn xong miếng bánh, ông chùi hai tay vào hai ống quần rồi lấy
chai nước trắng trong túi áo ra tu một hơi dài. Trên bục gỗ hôm nay là
một ban nhạc khác, ngoài đàn, trống, phong cầm ra còn một anh kéo violon
và một nữ ca sĩ. Ban nhạc có cả thẩy năm người vận đồ diêm dúa như một
ban nhạc nhà nghề chơi trong các hộp đêm.
Tôi hỏi ông già người Mỹ:
"Hôm nay ông không nhẩy?'. Tới lúc này chừng như ông mới nhận ra tôi.
Ông nhe hàm răng sún cái còn cái mất, cười cười, ghé sát vào tai tôi
nói: "A, tôi nhận ra bạn rồi, anh bạn Việt Nam. Anh đi đâu nhiều ngày
phải không?". Có lẽ còn sớm nên người đi chợ chưa đông lắm. Ông già vẫn
tiếp tục ghé sát vào tai tôi nói như thì thào: "Tôi đợi chút nữa mới
nhẩy. Tôi có hẹn với một con mẹ đẹp lắm! Tuần trước tôi ôm mụ ta nhẩy
mãi. Mụ khen tôi nhẩy giỏi và lúc trẻ chắc rất đẹp trai!'. Mùi hôi từ
miệng ông phát ra đôi lúc tôi không nín thở kịp, rất khó chịu. Trong lúc
chờ người đẹp tới, ông bạn già người Mỹ nổi hứng trút bầu tâm sự với
tôi: "Anh biết không, ngày xưa lúc còn trai trẻ tôi đào hoa lắm. Đi đến
chỗ nào cũng có gái theo. Khi vào lính và sang Việt Nam đánh nhau, tôi
có cùng lúc ba con gà mái xinh đẹp". Tôi hỏi: "Mấy người này làm nghề
gì?". "Đứa thì bán hàng rong, đứa thì là gái bán bar. Còn đứa thứ ba làm
điếm. Con điếm này đẹp nhất trong ba đứa, tôi rất mê nó".
Bỗng đôi
mắt kèm nhèm của ông nhấp nháy nhìn ra phía cổng chợ và ông đứng lên cắt
ngang câu chuyện, nói: "Người đẹp của tôi tới rồi, hẹn ngày khác nói
tiếp nghe anh bạn". Tôi nhìn theo bước chân ông đón người đẹp và suýt
kêu lên. Đó là một bà già khọm bé loắt choắt như một đứa trẻ trên mười
tuổi, tóc tai bù xù rũ rượi, áo quần lôi thôi lếch thếch nhếc nhác. Ông
già cầm bàn tay nhăn nheo của bà già đưa lên miệng hôn. Còn bà già rất
điệu khi đưa má cho ông già hôn. Theo sự nhận xét của tôi thì đây là một
người đàn bà trong số những người đàn bà xấu nhất trên thế giới. Xong
"thủ tục" đón tiếp, ông già người Mỹ ôm người đẹp của ông nhẩy liền. Và
hai ông bà nhẩy một lúc năm bản theo các điệu nhạc và bài hát trông rất
điệu nghệ. Các khán giả bất đắc dĩ ngồi nghỉ đầy các bàn vỗ tay rầm rầm.
Nhưng sau bản nhạc thứ năm xem chừng đôi bạn già thấm mệt, không nhẩy
tiếp được nữa. Ông dìu bà về chỗ ngồi và cả hai đều thở hổn hển. Ông lấy
chai nước trắng trong túi áo vét ra đưa cho bà. Thế là ngày hôm nay tôi
mất cơ hội trò chuyện tâm sự vụn cùng ông bạn già Mỹ mới quen. Khi bắt
tay tạm biệt, ông hóm hỉnh nháy một bên mắt và hẹn tôi gặp lại tuần sau.
Tuần
sau tôi đến chợ trời nhỏ sớm hơn thường lệ. Đợi mãi vẫn không thấy ông
bạn già người Mỹ tới, tự nhiên tôi sốt ruột và một thoáng lo ngại vu vơ
cho ông già. Chẳng lẽ ông bị bệnh? Rồi tôi tưởng tượng nhiều sự việc
không hay đến với ông. Không hiểu sao mới qua hai lần gặp mà tôi tưởng
như mình quen thân ông từ lâu. Tha thẩn tôi rạo bước vào trong chợ. Thấy
một chiếc áo khoác da đen tương đối còn mới lại bán rất rẻ, tôi mua với
ý định tháng sau vào dịp Noel sẽ đem tặng ông bạn già Mỹ. Mang áo về
nhà có ông bạn tới chơi, tôi đem áo ra khoe. Ông ta thích quá cứ nằng
nặc bắt tôi nhường lại. Nể bạn tôi phải giao áo cho ông và tự hẹn tuần
tới đi chợ trời sẽ kiếm mua một cái áo da khác tặng ông bạn già Mỹ.
Nhưng rồi chẳng bao giờ tôi thưc hiện được việc này. Tôi gặp lại ông bạn
già Mỹ tuần sau đó. Trông ông gầy và tọp hẳn đi. Ông bước không còn
mạnh như trước. Mặc cho ban nhạc ca hát ầm ĩ, ông ngồi im trên ghế lặng
lẽ nhìn mọi người. Tôi nhắc: "Nhẩy đi chứ ông bạn già". Ông lắc đầu buồn
bã: "Tôi còn mệt". Và ông kể tôi nghe tuần vừa rồi ông bị cảm cúm. Mới
dứt bệnh là ông đi ra đây ngay, mặc cho "bọn nó" ngăn cản. Tôi hỏi "bọn
nó" là bọn nào, ông trả lời: "Bọn Nursing Home chứ còn bọn nào nữa". Thì
ra ông bạn già của tôi là người của Nursing Home! Tôi thắc mắc: "Sao
bọn nó để ông đi một mình ra đây?". Ông cười hóm hỉnh: "Phải biết mánh
chứ đời nào bọn nó thả rông cho mình đi".
Và ông kể lòng vòng quanh việc "mánh" cho tôi nghe. Cứ vào ngày thứ bẩy và chủ nhật ông phải tìm mọi cách để được đi ra ngoài. "Ra ngoài mới thấy mình còn sống, chứ cứ nằm lỳ trong đó suốt quanh năm ngày tháng thì sẽ phát điên hoặc chết vì buồn rầu chán chường mất". Nghỉ một chút để thở, ông nói tiếp: "Tôi nghĩ ra một mánh nhờ ông bạn thân làm đơn xin mụ quản lý hàng tuần cho phép đón tôi về nhà ông ta chơi hai ngày thứ bẩy, chủ nhật. Mụ quản lý mắc mưu OK liền. Thế là hàng tuần ông ta đến đón tôi ở Nursing Home chở ra đây, buổi chiều tới đón đem về trao trả mụ quản lý. Bạn nghĩ coi, cái dẫy nhà Nursing Home tuy không phải là một trại tù nhưng là một nơi giam lỏng, mặc dầu nó làm công việc từ thiện. Quanh tôi toàn là bệnh hoạn và chết chóc. Tử khí lúc nào cũng bao phủ tràn ngập.Tôi ngửi thấy cả mùi thối rữa trong những thân thể còn sống quanh tôi. Chưa bao giờ tôi cảm thấy cô đơn, cảm thấy trống trải như ở đấy. Tuổi già đã là một bi kịch thê thảm mà Nursing Home đúng là sân khấu để trình diễn! Tôi sợ nó lắm bạn ạ, nên hàng tuần tôi phải ra đây để thấy mình còn sống, còn liên hệ, còn sinh hoạt với đời. Bi kịch thê thảm của con người không phải cái chết mà là sự già nua cô độc. Thê thảm lắm, tệ hại lắm bạn ơi!".
Ông bạn già người Mỹ nói tới đây như nấc lên sắp khóc.Tôi thấy đôi mắt ông nước mắt muốn trào ra. Thì ra không phải chỉ những người già xa xứ lưu vong như tôi, các bạn tôi, đang bị những mũi tên cô đơn xuyên lủng trái tim, mà có lẽ tất cả những người già trên trái đất này đều thê thảm như nhau cả. Ông bạn già Mỹ nói tiếp: "Bạn biết không, mấy năm nay rồi, ngày thứ bẩy và chủ nhật nào tôi cũng kiếm cách ra đây, dù trời lạnh lẽo giá buốt. Những hôm mưa to gió lớn chợ không họp được, phải bó gối ngồi trong phòng nhìn lão già nằm giường bên vật vã với cơn bệnh tôi chỉ muốn chết luôn. Tôi đã nhiều lần đi tìm Thượng đế và cầu cứu ngài, nhưng...". Tới đây ông bạn Mỹ già không nói nữa. Thú thực tôi thật bất ngờ với những lời ông ta vừa nói - như một triết gia. Thì ra tôi đã nhận xét lầm về ông. Ông hàng tuần phải ra chợ trời, phải ôm các bà, các cô nhẩy vung vít là để tìm hơi ấm cuộc sống, nhất là để biết mình còn hiện hữu. Ông cô đơn, ông thèm khát hơi hướng da thịt đàn bà, ông thích ôm ấp thân thể đàn bà để họ truyền sinh khí sang ông. Tôi chợt nhớ ra hỏi ông: "Người đẹp của ông đâu rồi?". Ông thở dài, tôi có cảm tưởng như ông thở hắt ra: "Bà ấy ở cùng Nursing Home với tôi. Bà ấy mới chết cách đây ba ngày".
Tôi xin lỗi ông đã vô tình khơi gợi chuyện buồn. Ông xua tay: "Không
sao, tất cả chúng ta rồi ai cũng phải đi vào con đường một chiều đó".
Tôi ngỏ ý mời ông dùng bữa trưa tại nhà hàng ngay trước mặt chúng tôi.
Ông bảo không có tiền. Tôi nói tôi mời tôi trả tiền. Ông à lên một
tiếng: "Phải rồi, tôi nhớ ra rồi, lúc ở Saigon các bạn Việt Nam mời ăn
là họ trả tiền chứ không như người Mỹ, OK anh bạn!". Tôi với ông mỗi
người ăn một cái bánh kẹp thịt và uống chai nước ngọt rồi lại ra ghế
ngồi nghe trình diễn ca nhạc. Lúc bấy giờ đã hơn 3 giờ chiều. Tôi nói:
"Ông có thể kể cho tôi nghe chuyện thời gian ông sống ở Việt Nam mà hôm
trước ông chưa kể hết?". Ông bạn già người Mỹ nhìn tôi đăm đăm. Tôi
không đoán được ý nghĩa cái nhìn này. Sau một tiếng thở dài và nuốt nước
bọt, ông đưa tay gõ gõ nhẹ vào trán mấy cái, nói: "Nếu tôi nói với bạn
tôi có một người con ở Việt Nam bạn thấy thế nào?". Tôi ngạc nhiên: "Sao
ông không đưa nó sang đây?". Ông nói liền: "Tôi có biết nó ở đâu mà đưa
với đón!".
Lại thêm một ngạc nhiên nữa. Ông cười: "Chắc bạn lạ lắm
phải không? Câu chuyện thế này! Trong ba cô gái Việt Nam tôi lại yêu cô
gái điếm nhất. Tôi yêu cô thực lòng và cô cũng yêu tôi hết lòng. Cô phải
đi làm điếm để nuôi mẹ già bệnh tật và hai đứa em nhỏ. Tôi thuê một căn
nhà nhỏ để sống chung với cô. Bốn tháng sau cô báo tin cô có thai. Vừa
lúc đó tôi được lệnh về nước. Khỏi nói bạn cũng biết cô ta khóc lóc thảm
thiết như thế nào khi chia tay. Về Mỹ hàng tháng tôi gửi tiền cho cô.
Thời gian sau cô sinh thằng con trai. Khi nó được ba tháng tuổi cô gửi
ảnh sang cho tôi. Trông thằng bé kháu khỉnh và có nhiều nét giống tôi
lắm, nhất là đôi mắt xanh biếc. Mấy năm sau mẹ tôi bảo tôi làm bảo lãnh
mẹ con cô ấy sang đây. Giữa lúc đang tiến hành thủ tục giấy tờ thì cộng
sản đánh chiếm miền Nam. Chúng tôi mất liên lạc kể từ đấy". Nói tới đây
ông bạn già Mỹ ngưng, đôi mắt già nua như chìm đắm vào một cõi xa xôi mơ
hồ nào đó. Rồi ông thở dài quay lại phía tôi nói tiếp: "Bạn ạ, có thể
nói trong cuộc đời tôi chưa bao giờ được hưởng đầy đủ hạnh phúc như
những ngày tháng sống với người vợ hờ Việt Nam này". Tôi hỏi: "Thế sao
ông không đi tìm cô ấy?". "Có chứ! Sau năm 1975 tôi đến Việt Nam hai
lần. Tôi đã tìm tới căn nhà cũ tôi thuê cho cô ấy nhưng chủ nhà mới nói
không biết. Hình như người này là cán bộ miền Bắc vào đây chiếm căn nhà
này sau khi người chủ cũ bỏ chạy. Có một bà ở gần đó nói cho tôi biết
lúc bọn cộng sản vào mẹ con cô ấy bị đuổi đi vùng kinh tế mới, xa lắm.
Hai năm sau có dịp trở lại Saigon lần nữa nhưng tôi vẫn không tìm ra
tung tích mẹ con cô ấy".
"Xin lỗi, tôi nói, ông đã lập gia đình?". Ông bạn già người Mỹ buồn thảm lắc đầu: "Đã lập nhưng cũng như không. Sau khi về Mỹ giải ngũ tôi lấy vợ nhưng qua một năm sống chung, chúng tôi chia tay vì tính tình không hợp. Bà ta lúc nào cũng coi tôi như một tên đầy tớ, hành hạ đủ điều. Trong khi đó tôi đã quen sự chiều chuộng, có thể nói là tận tình hầu hạ của cô gái Việt Nam mất rồi". Một người Việt Nam đi qua miệng phập phèo điếu thuốc lá, ông bạn già Mỹ hỏi xin nhưng người này lắc đầu xin lỗi. Thứ bẩy tuần sau tôi mua cho ông bạn già Mỹ một cây thuốc 10 gói. Ông cảm động lắm nhưng chỉ cầm một gói. Ông nói: "Bạn giữ dùm tôi và mỗi tuần đưa tôi một gói. Trong Nursing Home họ cấm hút thuốc".
Những lần sau và những lần sau nữa, tôi thường xuyên gặp ông bạn già
người Mỹ ở chợ trời nhỏ vào hai ngày thứ bẩy và chủ nhật. Theo thời gian
tôi thấy ông sức khỏe ngày một sa sút. Tuy ông vẫn ôm các bà các cô
nhẩy, vẫn đi lại loanh quanh khu trình diễn ca nhạc cười nói chuyện trò
với mọi người nhưng không còn cái vẻ hoạt bát như trước nữa. Môt lần
không thấy ông đội chiếc mũ đỏ như thường lệ, tôi hỏi. Ông nói: "Tôi
tặng người bạn để làm kỷ niệm. Tôi cũng sẽ tặng anh một món đồ nhưng
hiện tìm chưa ra". Nghe ông nói vậy tôi chợt nhớ tới cái áo da tôi muốn
mua tặng ông nhưng nhiều lần lùng kiếm không có cái nào vừa với thân
mình ông, toàn loại khổ lớn. Từ ngày quen biết ông tới giờ tôi thấy ông
lúc nào cũng khoác trên mình chiếc áo da mầu vàng nghệ. Có lẽ đây là
chiếc áo ấm duy nhất ông có. Và cho tới bây giờ tôi vẫn bức xúc về việc
này mỗi khi nghĩ tới ông bạn già người Mỹ.
Một hôm tới chợ hơi
trễ, tôi thấy ông bạn già người Mỹ đang ngồi một mình phơi nắng cách chỗ
ban nhạc chơi khoảng mười thước. Mặt ông ủ dột đăm chiêu buồn bã. Sau
khi bắt tay ông, tôi hỏi: "Không nhẩy à?". Ông gật: "Hôm nay tôi không
được khỏe. "Chúng nó" không cho tôi đi ra ngoài. Tôi phải làm dữ "chúng
nó" mới nhượng bộ. Này anh bạn (ông bỗng chuyển dọng có vẻ quan trọng)
anh có thường về Việt Nam không?". Tôi đáp là từ ngày sang đây chưa về
lần nào. Trên mặt ông thoáng nét thất vọng: "Tôi muốn nhờ bạn một việc,
bạn hứa giúp tôi nhé!". Tôi gật, mặc dầu chưa biết ông muốn gì. "Khi nào
có dịp về Việt Nam bạn vui lòng tìm giúp thằng con tôi. Tên nó đây".
Ông đưa tôi mẩu giấy nhỏ có ghi tên tuổi ngày sinh người con. "Tôi biết
việc này rất khó, sẽ làm bạn mất nhiều công sức nhưng bạn cố giúp tôi.
Bạn hứa đi. Cả cuộc đời tôi chẳng có gì, chẳng còn gì ngoài nó. Bạn có
con không? Có chứ? Vậy thì bạn đã biết tấm lòng của một người cha như
thế nào rồi. Trước khi chết tôi muốn gặp được nó, ôm nó vào lòng. Nếu
không thì khó mà nhắm mắt".
Ông móc túi lấy ra một tấm ảnh nhỏ ép plastic đưa tôi coi: "Nó đấy! Ảnh chụp năm nó ba tuổi. Giống tôi quá phải không?". Trông đứa con lai trong ảnh rất xinh đẹp, mắt xanh tóc vàng đang mủm mỉm cười. Ông hôn tấm ảnh trước khi bỏ túi nói: "Nếu mẹ con nó còn sống thế nào cũng sẽ sang đây theo diện con lai. Tôi hy vọng gặp lại mẹ con nó trong một ngày rất gần". Tôi hỏi: "Thế ông đã liên lạc với cơ quan tiếp nhận trẻ lai và Toà Lãnh sự Mỹ ở Saigon nhờ họ tìm giúp chưa?". "Tôi nhờ lâu rồi nhưng họ chưa tìm ra. Tôi không tin mẹ con cô ấy đã bị chết nơi vùng kinh tế mới". Phiên chợ hôm đó tôi và ông bạn già người Mỹ ngồi bên nhau mãi tới khi tan chợ, người bạn ông đến đón ông về. Tới bây giờ tôi vẫn nhớ ánh mắt ông nhìn tôi với câu nói sau tiếng thở dài: "Nào anh bạn, chúng ta tạm chia tay. Tôi trở về cái điạ ngục của mình đây. Cái địa ngục của tuổi già ấy mà! Hẹn gặp lại bạn tuần sau nhé". Ông nắm tay tôi thật chặt và lắc nhiều lần, mồm lẩm bẩm: "Tạm biệt , tạm biệt phiên chợ trời thân yêu". Sau đó tôi có việc đi sang Bang khác, khoảng nửa năm mới trở về. Buổi sáng thứ bẩy tôi tới chợ trời nhỏ rất sớm hy vọng gặp lại ông bạn già người Mỹ. Nhưng tôi trông từ sáng tới trưa vẫn không thấy ông đâu. Sang ngày chủ nhật cũng không thấy ông. Rồi mấy tuần kế tiếp vẫn vậy. Chẳng lẽ... Tôi không dám nghĩ tiếp. Có điều tới hôm nay tôi vẫn còn thắc mắc không biết ông bạn già người Mỹ của tôi nếu đã qua đời thì trước đó ông có gặp được người con trai của mình chưa? Và tôi cũng không quên hai "món nợ" với ông: đi tìm người con trai ông và chiếc áo da chưa mua tặng. Đồng thời tôi cũng nhớ ông có hứa với tôi một món đồ kỷ niệm. Bây giờ trở thành không cả rồi!
Biên Hùng chuyển
NHỮNG PHIÊN CHỢ TRỜI VÀ NGƯỜI BẠN MỸ GIÀ *
Thanh Thương Hoàng
-
Trước khi đến nước Mỹ định cư tôi đã nghe thiên hạ nói: "Nước Mỹ là
thiên đường của tuổi trẻ và là địa ngục của người già". Lúc đầu đặt chân
trên đất Mỹ, vì đang "hồ hởi phấn khởi" với cuộc sống mới đầy tự do no
ấm, tôi thấy câu nhận định trên sai. Nhưng sau mấy năm "lê gót nơi quê
người", tôi thấm thía câu nói này và nhìn nhận là rất đúng. Phải thú
thật với bạn đọc rằng những người lớn tuổi sống trên đất Mỹ này buồn
lắm, nhất là đối với những ai sống cô độc một mình! Nếu không là địa
ngục thì cũng là một cõi vô vị, mờ nhạt, sống để chờ chết. Do đó tôi
không ngạc nhiên khi thấy một số bạn lớn tuổi của tôi, ngày xưa chống
cộng cùng mình, thề không đội trời chung với kẻ thù. Thế mà nay nghe tin
ông A. về Saigon sống, mai nghe tin ông B. về Vũng Tàu dưỡng già, mốt
thấy ông C. gọi điện thoại chào giã biệt để về nước "sống với các cháu
". Và còn nhiều nữa, các cụ lần lượt "quy hồi cố quốc".
Mới đầu tôi nghĩ những người này đã "thay đổi lập trường" vì quá mòn
mỏi trông chờ vẫn không thấy vận nước đổi thay sinh ra tuyệt vọng! Nhưng
không phải vậy. Nguyên do thì nhiều nhưng trong đó có một phần không
kém quan trọng như tôi vừa viết ở trên là sống trên đất nước Mỹ này rất
buồn. Tôi xin nhắc lại và nhấn mạnh là rất buồn. Buồn thê thiết, buồn
não nề, buồn đến muốn tìm cái chết mà không đủ can đảm. Tôi là một trong
số những người này. Đã mấy lần gặp cơn bệnh ngặt nghèo, Bác sĩ bạn thân
bắt gọi 911 chở đi Bệnh viện cấp cứu nhưng tôi nhất định không chịu đi.
Tôi phó mặc cho định mệnh và sẵn sàng chờ thần chết tới bắt. Nhưng vì
chưa tới số nên tôi mấy lần bệnh tự giải bệnh, không chết. Và không chỉ
riêng người Việt lớn tuổi lưu vong tha hương mới mang tâm bệnh buồn, cô
đơn, mà có rất nhiều người Mỹ cũng vậy. Tôi xin bắt đầu câu chuyện dưới
đây.
Để lấp khoảng trống và những nỗi buồn không tên đang vây
bủa lần mòn gặm nhấm đời mình, nên cứ vào những ngày thứ bảy, chủ nhật
tôi thường lui tới những phiên chợ trời nhỏ để thơ thẩn cất bước. Sở dĩ
tôi chọn chợ trời nhỏ vì ở đây có nhiều khoảng trống, thong dong đi lại
hơn là chợ trời lớn đông đúc và bức bối. Tôi không có nhu cầu mua bán gì
cả. Mục đích xem thiên hạ mua bán và đi bộ cho khỏe gân cốt, một hình
thức thể dục, thể thao theo lời khuyên của thầy thuốc. Khi nào cảm thấy
mệt thì trở ra phía trước chợ - nơi thường xuyên có các ban nhạc bình
dân trình diễn - kiếm chỗ ngồi nghỉ và thưởng thức tiếng đàn, tiếng
trống, tiếng gào, tiếng rống của mấy nam nữ ca sĩ không tên tuổi. Thường
thường thì người chơi đàn kiêm luôn ca sĩ nhưng cũng có nhiều khán giả,
nhất là phái nữ, bốc hứng nhẩy lên sân khấu hát và nhún nhẩy lắc lư uốn
éo thân mình trông cũng vui mắt.
Một hôm, sau khi đi dăm bẩy vòng chợ trời cảm thấy hơi mệt, tôi quay về chỗ trình diễn ca nhạc, vừa đặt mình xuống chiếc ghế dài thì nghe tiếng cười ầm ĩ và cả vỗ tay reo hò nữa. Nhìn về phía ban nhạc tôi thấy một ông già người Mỹ, thân hình nhỏ thó, mặc chiếc áo vét bằng da mầu vàng nghệ cũ kỹ, râu tóc lởm chởm thưa thớt bạc phơ, trông rất "bụi". Ông đang ôm một cô gái trẻ, có lẽ là người Mễ, cao to gần gấp ba ông. Hai người nhún nhẩy đong đưa "kéo" nhau bước theo một điệu nhạc giật gân Nam Mỹ. Cứ thế họ "kéo" nhau đi qua khắp các bàn đầy người ngồi. Chỉ khi bản nhạc dứt, ông già mới chịu buông cô gái ra. Ông kiễng chân cố vươn mình thật cao để hôn má từ biệt (hay cám ơn) cô gái. Mặc dầu cô gái đã khom mình cúi thấp xuống, ông già cũng chỉ đưa miệng tới ngang ngực cô thôi. Thế rồi không biết vô tình hay cố ý, ông già đặt môi hôn ngay vào chỗ nhọn của cái vú khá đồ sộ khiến mọi người ré lên cười khoái chí. Cô gái không hề tỏ ra giận dỗi hay mắc cỡ. Cô còn đưa tay kéo đầu ông già sát vào ngực mình. Mọi người lại có dịp reo hò, nhất là mấy cậu thanh niên, có cậu huýt sáo.
Ông già Mỹ sau đó hả hê bước lại một chỗ ghế còn trống bên cạnh tôi.
Vừa ngồi xuống vừa thở, ông nhìn tôi khẽ gật đầu thay cho câu chào. Lúc
đó đầu mùa Đông nên cũng chưa lạnh lắm. Bây giờ tôi mới có dịp quan sát
ông. Ông là người da trắng nhưng da mặt nhăn nhúm và hơi sậm như người
da mầu, toát ra một vẻ phong trần khắc khổ. Khó mà đoán biết tuổi ông.
Ông lấy chai nước trắng ở túi áo da ra tu một hơi dài. Khi cơn mệt đã
lui và ban nhạc tạm nghỉ giải lao ít phút, ông hỏi tôi "Tàu hay Việt?".
Tôi đáp Việt. Ông ồ lên như gặp người quen và đưa bàn tay gầy guộc khẳng
khiu bắt tay tôi, lắc lắc. Tay ông lạnh ngắt, tôi rùng mình có cảm giác
như nắm bàn tay người chết. Ông nói dọng thân mật: "Trước đây tôi đã
sống ở Việt Nam!". Tới lượt tôi ồ lên vừa ngạc nhiên vừa vui. "Bao lâu?"
tôi hỏi. Ông già Mỹ cười lẩm nhẩm: "Lâu quá quên rồi nhưng nếu tôi nhớ
không lầm thì ít ra cũng hai năm".
Miệng ông phà hơi ra hôi hôi. Ông
hình như có thói quen hay ghé sát vào tai người đối diện để nói. Tôi cố
nín thở chịu đựng mỗi khi ông ghé sát mặt mình. Ông hỏi tôi có hút
thuốc lá không cho ông một điếu. Tôi nói đã cai thuốc từ lâu nhưng ông
muốn tôi sẵn sàng đi kiếm cho ông. Ông lắc đầu "Cám ơn, không cần
thiết". Nhưng khi có một người đi qua miệng phập phèo điếu thuốc lá, ông
hỏi xin liền. Rít một lúc mấy hơi thuốc dài và ho sặc sụa, khói thuốc
khét lẹt nhưng ông già Mỹ tỏ ra khoan khoái lắm. Ông nói: "Hai, ba ngày
nay tôi mới được hút một điếu thuốc". Tôi hỏi ông ghiền thuốc? Ông lắc
đầu: "Hút chơi ấy mà!". Tôi biết ông nói dối. Với kinh nghiệm của người
hút thuốc ngót 30 năm, tôi biết ông ghiền thuốc nặng. Có lẽ vì bệnh
trạng gì đó bác sĩ cấm ông hút thuốc. Tôi đã từng trải qua mấy tháng
trời ray rứt khổ sở về việc cai thuốc. Ông bác sĩ chữa bệnh cho tôi nói:
"Một là anh cai thuốc tôi chữa bệnh cho anh, hai là anh rời khỏi bệnh
viện về nhà tiếp tục hút đợi ngày thần chết tới rước".
Tôi đành phải
giã từ thuốc lá và nhờ đó bệnh đau dạ dầy của tôi sớm dứt hẳn. Khi ban
nhạc tiếp tục chơi trở lại, tôi thấy ông già Mỹ vui hẳn lên. Ông bước
tới người đàn bà đứng tuổi ngôi bàn bên giơ tay mời nhẩy. Bà này từ
chối. Ông lại sang bàn khác. Lần này là một bà da đen, có bộ mông to
tròn nặng nề. Cũng bị từ chối. Ông già vẫn không nản chí. Ông kéo đại
một bà, có lẽ là người Việt vừa đi tới. Bà này la oai oái, giằng tay ra.
Mọi người ồ lên cười làm bà ta đỏ mặt, vùng vằng bước nhanh vào chợ.
Trước sự từ chối của các bà, ông già đành bước lên bục gỗ của ban nhạc
và nhẩy... một mình. Lúc bấy giờ đã gần hai giờ chiều, người bạn đi cùng
từ trong chợ ra dục tôi ra về. Trước khi rời khỏi chợ, tôi ngoái nhìn
lại thấy ông già người Mỹ vẫn tiếp tục múa may nhún nhẩy một mình trên
sàn gỗ. Và tiếng nhạc, tiếng kèn trối tai đuổi theo tôi mãi tới khi cánh
cửa xe đóng lại.
Tôi được người bạn ở Bang khác mời sang chơi
cả tháng mới về. Trời đã vào Đông thực sự. Năm nay có vẻ lạnh hơn năm
trước. 10 giờ sáng thứ bẩy tôi đi chợ trời nhỏ một mình. Việc đầu tiên
khi bước qua cổng chợ tôi đưa mắt tìm ông bạn Mỹ già mới quen. Kia rồi,
ông ngồi bên cái bàn gần sát sàn gỗ trình diễn ca nhạc. Ông đang cầm một
cái bánh ăn và mắt lơ đãng nhìn vào khoảng không trước mặt. Hôm nay ông
vẫn mặc chiếc áo vét da mầu vàng nghệ, đặc biệt trên đầu có đội một cái
mũ lưỡi trai mầu đỏ thẫm. Tôi đến bên ông và gật đầu chào. Ông nhìn tôi
cái nhìn xa lạ. Có lẽ ông không nhận ra tôi.Tôi hỏi: "Ông khỏe không?".
Ông lắc đầu không đáp và tiếp tục nhai bánh. Tôi nhìn thấy nơi cổ tay
trái ông mang một cái băng nhựa có ghi tên người và số điện thoại. Tôi
đoán người nhà ông sợ ông đi lạc nên ghi sẵn tên tuổi ông để khi cần
giúp đỡ. Ăn xong miếng bánh, ông chùi hai tay vào hai ống quần rồi lấy
chai nước trắng trong túi áo ra tu một hơi dài. Trên bục gỗ hôm nay là
một ban nhạc khác, ngoài đàn, trống, phong cầm ra còn một anh kéo violon
và một nữ ca sĩ. Ban nhạc có cả thẩy năm người vận đồ diêm dúa như một
ban nhạc nhà nghề chơi trong các hộp đêm.
Tôi hỏi ông già người Mỹ:
"Hôm nay ông không nhẩy?'. Tới lúc này chừng như ông mới nhận ra tôi.
Ông nhe hàm răng sún cái còn cái mất, cười cười, ghé sát vào tai tôi
nói: "A, tôi nhận ra bạn rồi, anh bạn Việt Nam. Anh đi đâu nhiều ngày
phải không?". Có lẽ còn sớm nên người đi chợ chưa đông lắm. Ông già vẫn
tiếp tục ghé sát vào tai tôi nói như thì thào: "Tôi đợi chút nữa mới
nhẩy. Tôi có hẹn với một con mẹ đẹp lắm! Tuần trước tôi ôm mụ ta nhẩy
mãi. Mụ khen tôi nhẩy giỏi và lúc trẻ chắc rất đẹp trai!'. Mùi hôi từ
miệng ông phát ra đôi lúc tôi không nín thở kịp, rất khó chịu. Trong lúc
chờ người đẹp tới, ông bạn già người Mỹ nổi hứng trút bầu tâm sự với
tôi: "Anh biết không, ngày xưa lúc còn trai trẻ tôi đào hoa lắm. Đi đến
chỗ nào cũng có gái theo. Khi vào lính và sang Việt Nam đánh nhau, tôi
có cùng lúc ba con gà mái xinh đẹp". Tôi hỏi: "Mấy người này làm nghề
gì?". "Đứa thì bán hàng rong, đứa thì là gái bán bar. Còn đứa thứ ba làm
điếm. Con điếm này đẹp nhất trong ba đứa, tôi rất mê nó".
Bỗng đôi
mắt kèm nhèm của ông nhấp nháy nhìn ra phía cổng chợ và ông đứng lên cắt
ngang câu chuyện, nói: "Người đẹp của tôi tới rồi, hẹn ngày khác nói
tiếp nghe anh bạn". Tôi nhìn theo bước chân ông đón người đẹp và suýt
kêu lên. Đó là một bà già khọm bé loắt choắt như một đứa trẻ trên mười
tuổi, tóc tai bù xù rũ rượi, áo quần lôi thôi lếch thếch nhếc nhác. Ông
già cầm bàn tay nhăn nheo của bà già đưa lên miệng hôn. Còn bà già rất
điệu khi đưa má cho ông già hôn. Theo sự nhận xét của tôi thì đây là một
người đàn bà trong số những người đàn bà xấu nhất trên thế giới. Xong
"thủ tục" đón tiếp, ông già người Mỹ ôm người đẹp của ông nhẩy liền. Và
hai ông bà nhẩy một lúc năm bản theo các điệu nhạc và bài hát trông rất
điệu nghệ. Các khán giả bất đắc dĩ ngồi nghỉ đầy các bàn vỗ tay rầm rầm.
Nhưng sau bản nhạc thứ năm xem chừng đôi bạn già thấm mệt, không nhẩy
tiếp được nữa. Ông dìu bà về chỗ ngồi và cả hai đều thở hổn hển. Ông lấy
chai nước trắng trong túi áo vét ra đưa cho bà. Thế là ngày hôm nay tôi
mất cơ hội trò chuyện tâm sự vụn cùng ông bạn già Mỹ mới quen. Khi bắt
tay tạm biệt, ông hóm hỉnh nháy một bên mắt và hẹn tôi gặp lại tuần sau.
Tuần
sau tôi đến chợ trời nhỏ sớm hơn thường lệ. Đợi mãi vẫn không thấy ông
bạn già người Mỹ tới, tự nhiên tôi sốt ruột và một thoáng lo ngại vu vơ
cho ông già. Chẳng lẽ ông bị bệnh? Rồi tôi tưởng tượng nhiều sự việc
không hay đến với ông. Không hiểu sao mới qua hai lần gặp mà tôi tưởng
như mình quen thân ông từ lâu. Tha thẩn tôi rạo bước vào trong chợ. Thấy
một chiếc áo khoác da đen tương đối còn mới lại bán rất rẻ, tôi mua với
ý định tháng sau vào dịp Noel sẽ đem tặng ông bạn già Mỹ. Mang áo về
nhà có ông bạn tới chơi, tôi đem áo ra khoe. Ông ta thích quá cứ nằng
nặc bắt tôi nhường lại. Nể bạn tôi phải giao áo cho ông và tự hẹn tuần
tới đi chợ trời sẽ kiếm mua một cái áo da khác tặng ông bạn già Mỹ.
Nhưng rồi chẳng bao giờ tôi thưc hiện được việc này. Tôi gặp lại ông bạn
già Mỹ tuần sau đó. Trông ông gầy và tọp hẳn đi. Ông bước không còn
mạnh như trước. Mặc cho ban nhạc ca hát ầm ĩ, ông ngồi im trên ghế lặng
lẽ nhìn mọi người. Tôi nhắc: "Nhẩy đi chứ ông bạn già". Ông lắc đầu buồn
bã: "Tôi còn mệt". Và ông kể tôi nghe tuần vừa rồi ông bị cảm cúm. Mới
dứt bệnh là ông đi ra đây ngay, mặc cho "bọn nó" ngăn cản. Tôi hỏi "bọn
nó" là bọn nào, ông trả lời: "Bọn Nursing Home chứ còn bọn nào nữa". Thì
ra ông bạn già của tôi là người của Nursing Home! Tôi thắc mắc: "Sao
bọn nó để ông đi một mình ra đây?". Ông cười hóm hỉnh: "Phải biết mánh
chứ đời nào bọn nó thả rông cho mình đi".
Và ông kể lòng vòng quanh việc "mánh" cho tôi nghe. Cứ vào ngày thứ bẩy và chủ nhật ông phải tìm mọi cách để được đi ra ngoài. "Ra ngoài mới thấy mình còn sống, chứ cứ nằm lỳ trong đó suốt quanh năm ngày tháng thì sẽ phát điên hoặc chết vì buồn rầu chán chường mất". Nghỉ một chút để thở, ông nói tiếp: "Tôi nghĩ ra một mánh nhờ ông bạn thân làm đơn xin mụ quản lý hàng tuần cho phép đón tôi về nhà ông ta chơi hai ngày thứ bẩy, chủ nhật. Mụ quản lý mắc mưu OK liền. Thế là hàng tuần ông ta đến đón tôi ở Nursing Home chở ra đây, buổi chiều tới đón đem về trao trả mụ quản lý. Bạn nghĩ coi, cái dẫy nhà Nursing Home tuy không phải là một trại tù nhưng là một nơi giam lỏng, mặc dầu nó làm công việc từ thiện. Quanh tôi toàn là bệnh hoạn và chết chóc. Tử khí lúc nào cũng bao phủ tràn ngập.Tôi ngửi thấy cả mùi thối rữa trong những thân thể còn sống quanh tôi. Chưa bao giờ tôi cảm thấy cô đơn, cảm thấy trống trải như ở đấy. Tuổi già đã là một bi kịch thê thảm mà Nursing Home đúng là sân khấu để trình diễn! Tôi sợ nó lắm bạn ạ, nên hàng tuần tôi phải ra đây để thấy mình còn sống, còn liên hệ, còn sinh hoạt với đời. Bi kịch thê thảm của con người không phải cái chết mà là sự già nua cô độc. Thê thảm lắm, tệ hại lắm bạn ơi!".
Ông bạn già người Mỹ nói tới đây như nấc lên sắp khóc.Tôi thấy đôi mắt ông nước mắt muốn trào ra. Thì ra không phải chỉ những người già xa xứ lưu vong như tôi, các bạn tôi, đang bị những mũi tên cô đơn xuyên lủng trái tim, mà có lẽ tất cả những người già trên trái đất này đều thê thảm như nhau cả. Ông bạn già Mỹ nói tiếp: "Bạn biết không, mấy năm nay rồi, ngày thứ bẩy và chủ nhật nào tôi cũng kiếm cách ra đây, dù trời lạnh lẽo giá buốt. Những hôm mưa to gió lớn chợ không họp được, phải bó gối ngồi trong phòng nhìn lão già nằm giường bên vật vã với cơn bệnh tôi chỉ muốn chết luôn. Tôi đã nhiều lần đi tìm Thượng đế và cầu cứu ngài, nhưng...". Tới đây ông bạn Mỹ già không nói nữa. Thú thực tôi thật bất ngờ với những lời ông ta vừa nói - như một triết gia. Thì ra tôi đã nhận xét lầm về ông. Ông hàng tuần phải ra chợ trời, phải ôm các bà, các cô nhẩy vung vít là để tìm hơi ấm cuộc sống, nhất là để biết mình còn hiện hữu. Ông cô đơn, ông thèm khát hơi hướng da thịt đàn bà, ông thích ôm ấp thân thể đàn bà để họ truyền sinh khí sang ông. Tôi chợt nhớ ra hỏi ông: "Người đẹp của ông đâu rồi?". Ông thở dài, tôi có cảm tưởng như ông thở hắt ra: "Bà ấy ở cùng Nursing Home với tôi. Bà ấy mới chết cách đây ba ngày".
Tôi xin lỗi ông đã vô tình khơi gợi chuyện buồn. Ông xua tay: "Không
sao, tất cả chúng ta rồi ai cũng phải đi vào con đường một chiều đó".
Tôi ngỏ ý mời ông dùng bữa trưa tại nhà hàng ngay trước mặt chúng tôi.
Ông bảo không có tiền. Tôi nói tôi mời tôi trả tiền. Ông à lên một
tiếng: "Phải rồi, tôi nhớ ra rồi, lúc ở Saigon các bạn Việt Nam mời ăn
là họ trả tiền chứ không như người Mỹ, OK anh bạn!". Tôi với ông mỗi
người ăn một cái bánh kẹp thịt và uống chai nước ngọt rồi lại ra ghế
ngồi nghe trình diễn ca nhạc. Lúc bấy giờ đã hơn 3 giờ chiều. Tôi nói:
"Ông có thể kể cho tôi nghe chuyện thời gian ông sống ở Việt Nam mà hôm
trước ông chưa kể hết?". Ông bạn già người Mỹ nhìn tôi đăm đăm. Tôi
không đoán được ý nghĩa cái nhìn này. Sau một tiếng thở dài và nuốt nước
bọt, ông đưa tay gõ gõ nhẹ vào trán mấy cái, nói: "Nếu tôi nói với bạn
tôi có một người con ở Việt Nam bạn thấy thế nào?". Tôi ngạc nhiên: "Sao
ông không đưa nó sang đây?". Ông nói liền: "Tôi có biết nó ở đâu mà đưa
với đón!".
Lại thêm một ngạc nhiên nữa. Ông cười: "Chắc bạn lạ lắm
phải không? Câu chuyện thế này! Trong ba cô gái Việt Nam tôi lại yêu cô
gái điếm nhất. Tôi yêu cô thực lòng và cô cũng yêu tôi hết lòng. Cô phải
đi làm điếm để nuôi mẹ già bệnh tật và hai đứa em nhỏ. Tôi thuê một căn
nhà nhỏ để sống chung với cô. Bốn tháng sau cô báo tin cô có thai. Vừa
lúc đó tôi được lệnh về nước. Khỏi nói bạn cũng biết cô ta khóc lóc thảm
thiết như thế nào khi chia tay. Về Mỹ hàng tháng tôi gửi tiền cho cô.
Thời gian sau cô sinh thằng con trai. Khi nó được ba tháng tuổi cô gửi
ảnh sang cho tôi. Trông thằng bé kháu khỉnh và có nhiều nét giống tôi
lắm, nhất là đôi mắt xanh biếc. Mấy năm sau mẹ tôi bảo tôi làm bảo lãnh
mẹ con cô ấy sang đây. Giữa lúc đang tiến hành thủ tục giấy tờ thì cộng
sản đánh chiếm miền Nam. Chúng tôi mất liên lạc kể từ đấy". Nói tới đây
ông bạn già Mỹ ngưng, đôi mắt già nua như chìm đắm vào một cõi xa xôi mơ
hồ nào đó. Rồi ông thở dài quay lại phía tôi nói tiếp: "Bạn ạ, có thể
nói trong cuộc đời tôi chưa bao giờ được hưởng đầy đủ hạnh phúc như
những ngày tháng sống với người vợ hờ Việt Nam này". Tôi hỏi: "Thế sao
ông không đi tìm cô ấy?". "Có chứ! Sau năm 1975 tôi đến Việt Nam hai
lần. Tôi đã tìm tới căn nhà cũ tôi thuê cho cô ấy nhưng chủ nhà mới nói
không biết. Hình như người này là cán bộ miền Bắc vào đây chiếm căn nhà
này sau khi người chủ cũ bỏ chạy. Có một bà ở gần đó nói cho tôi biết
lúc bọn cộng sản vào mẹ con cô ấy bị đuổi đi vùng kinh tế mới, xa lắm.
Hai năm sau có dịp trở lại Saigon lần nữa nhưng tôi vẫn không tìm ra
tung tích mẹ con cô ấy".
"Xin lỗi, tôi nói, ông đã lập gia đình?". Ông bạn già người Mỹ buồn thảm lắc đầu: "Đã lập nhưng cũng như không. Sau khi về Mỹ giải ngũ tôi lấy vợ nhưng qua một năm sống chung, chúng tôi chia tay vì tính tình không hợp. Bà ta lúc nào cũng coi tôi như một tên đầy tớ, hành hạ đủ điều. Trong khi đó tôi đã quen sự chiều chuộng, có thể nói là tận tình hầu hạ của cô gái Việt Nam mất rồi". Một người Việt Nam đi qua miệng phập phèo điếu thuốc lá, ông bạn già Mỹ hỏi xin nhưng người này lắc đầu xin lỗi. Thứ bẩy tuần sau tôi mua cho ông bạn già Mỹ một cây thuốc 10 gói. Ông cảm động lắm nhưng chỉ cầm một gói. Ông nói: "Bạn giữ dùm tôi và mỗi tuần đưa tôi một gói. Trong Nursing Home họ cấm hút thuốc".
Những lần sau và những lần sau nữa, tôi thường xuyên gặp ông bạn già
người Mỹ ở chợ trời nhỏ vào hai ngày thứ bẩy và chủ nhật. Theo thời gian
tôi thấy ông sức khỏe ngày một sa sút. Tuy ông vẫn ôm các bà các cô
nhẩy, vẫn đi lại loanh quanh khu trình diễn ca nhạc cười nói chuyện trò
với mọi người nhưng không còn cái vẻ hoạt bát như trước nữa. Môt lần
không thấy ông đội chiếc mũ đỏ như thường lệ, tôi hỏi. Ông nói: "Tôi
tặng người bạn để làm kỷ niệm. Tôi cũng sẽ tặng anh một món đồ nhưng
hiện tìm chưa ra". Nghe ông nói vậy tôi chợt nhớ tới cái áo da tôi muốn
mua tặng ông nhưng nhiều lần lùng kiếm không có cái nào vừa với thân
mình ông, toàn loại khổ lớn. Từ ngày quen biết ông tới giờ tôi thấy ông
lúc nào cũng khoác trên mình chiếc áo da mầu vàng nghệ. Có lẽ đây là
chiếc áo ấm duy nhất ông có. Và cho tới bây giờ tôi vẫn bức xúc về việc
này mỗi khi nghĩ tới ông bạn già người Mỹ.
Một hôm tới chợ hơi
trễ, tôi thấy ông bạn già người Mỹ đang ngồi một mình phơi nắng cách chỗ
ban nhạc chơi khoảng mười thước. Mặt ông ủ dột đăm chiêu buồn bã. Sau
khi bắt tay ông, tôi hỏi: "Không nhẩy à?". Ông gật: "Hôm nay tôi không
được khỏe. "Chúng nó" không cho tôi đi ra ngoài. Tôi phải làm dữ "chúng
nó" mới nhượng bộ. Này anh bạn (ông bỗng chuyển dọng có vẻ quan trọng)
anh có thường về Việt Nam không?". Tôi đáp là từ ngày sang đây chưa về
lần nào. Trên mặt ông thoáng nét thất vọng: "Tôi muốn nhờ bạn một việc,
bạn hứa giúp tôi nhé!". Tôi gật, mặc dầu chưa biết ông muốn gì. "Khi nào
có dịp về Việt Nam bạn vui lòng tìm giúp thằng con tôi. Tên nó đây".
Ông đưa tôi mẩu giấy nhỏ có ghi tên tuổi ngày sinh người con. "Tôi biết
việc này rất khó, sẽ làm bạn mất nhiều công sức nhưng bạn cố giúp tôi.
Bạn hứa đi. Cả cuộc đời tôi chẳng có gì, chẳng còn gì ngoài nó. Bạn có
con không? Có chứ? Vậy thì bạn đã biết tấm lòng của một người cha như
thế nào rồi. Trước khi chết tôi muốn gặp được nó, ôm nó vào lòng. Nếu
không thì khó mà nhắm mắt".
Ông móc túi lấy ra một tấm ảnh nhỏ ép plastic đưa tôi coi: "Nó đấy! Ảnh chụp năm nó ba tuổi. Giống tôi quá phải không?". Trông đứa con lai trong ảnh rất xinh đẹp, mắt xanh tóc vàng đang mủm mỉm cười. Ông hôn tấm ảnh trước khi bỏ túi nói: "Nếu mẹ con nó còn sống thế nào cũng sẽ sang đây theo diện con lai. Tôi hy vọng gặp lại mẹ con nó trong một ngày rất gần". Tôi hỏi: "Thế ông đã liên lạc với cơ quan tiếp nhận trẻ lai và Toà Lãnh sự Mỹ ở Saigon nhờ họ tìm giúp chưa?". "Tôi nhờ lâu rồi nhưng họ chưa tìm ra. Tôi không tin mẹ con cô ấy đã bị chết nơi vùng kinh tế mới". Phiên chợ hôm đó tôi và ông bạn già người Mỹ ngồi bên nhau mãi tới khi tan chợ, người bạn ông đến đón ông về. Tới bây giờ tôi vẫn nhớ ánh mắt ông nhìn tôi với câu nói sau tiếng thở dài: "Nào anh bạn, chúng ta tạm chia tay. Tôi trở về cái điạ ngục của mình đây. Cái địa ngục của tuổi già ấy mà! Hẹn gặp lại bạn tuần sau nhé". Ông nắm tay tôi thật chặt và lắc nhiều lần, mồm lẩm bẩm: "Tạm biệt , tạm biệt phiên chợ trời thân yêu". Sau đó tôi có việc đi sang Bang khác, khoảng nửa năm mới trở về. Buổi sáng thứ bẩy tôi tới chợ trời nhỏ rất sớm hy vọng gặp lại ông bạn già người Mỹ. Nhưng tôi trông từ sáng tới trưa vẫn không thấy ông đâu. Sang ngày chủ nhật cũng không thấy ông. Rồi mấy tuần kế tiếp vẫn vậy. Chẳng lẽ... Tôi không dám nghĩ tiếp. Có điều tới hôm nay tôi vẫn còn thắc mắc không biết ông bạn già người Mỹ của tôi nếu đã qua đời thì trước đó ông có gặp được người con trai của mình chưa? Và tôi cũng không quên hai "món nợ" với ông: đi tìm người con trai ông và chiếc áo da chưa mua tặng. Đồng thời tôi cũng nhớ ông có hứa với tôi một món đồ kỷ niệm. Bây giờ trở thành không cả rồi!
Biên Hùng chuyển