Truyện Ngắn & Phóng Sự

NHỮNG TÀN PHÁ THOẢ THUÊ - Phan Nhật Nam

Chúng tôi đến Huế từ tháng Chín,trời còn nóng như đang mùa hè. Đóng quân ở thôn Nguyệt Biều, bên cạnh sông Hương trông sang chùa Linh Mụ. Bao nhiêu lâu tôi không về lại Huế,

Nguồn: vnthuquan
http://nguyennaman.files.wordpress.com/2009/04/huy-hieu-dai-doi-cua-tieu-doan-9-lu-doan-1-nhay-du.jpg?w=719&h=164
Chúng tôi đến Huế từ tháng Chín,trời còn nóng như đang mùa hè. Đóng quân ở thôn Nguyệt Biều, bên cạnh sông Hương trông sang chùa Linh Mụ. Bao nhiêu lâu tôi không về lại Huế, từ một tuổi nhỏ bỏ đi xa nay trở về như khách lạ. Làng thật đẹp, cây im mát, con đường đất nhỏ dẫn xuống một bờ sông nước trong ngăn ngắt, tôi căng chiếc võng ngủ dưới tàn cây, đêm xanh xao ánh trăng, cô gái da trắng mát tự nhiên chao đôi thùng trên giòng nước long lanh... Bên kia sông, chùa Linh Mụ đổ hồi chuông, âm thanh trôi chảy trên sóng nước. Và sâu đêm khuya im lặng, sóng vỗ thật nhỏ, khẽ đập vào bờ lách tách như tiếng sông đang thở... Tôi tưởng ra một thiên nhiên đang nở dài im lặng. Trong những đêm khuya đẹp đẽ này, tôi thường mượn một chiếc thuyền, chỉ đủ cho một người ngồi bơi lang thang trên dòng sông để hiểu tại sao người Huế tạo ra những điệu hò buồn bã một hơi thở tàn...
Thuở xưa tôi có thằng bạn, Phan Duy Nhân, loại người hừng hực tranh đấu, nhưng trong những ngày lầm than ở căn gác nhỏ cầu Bạch Hổ đã viết những câu thơ ướt đẫm tình cảm, cũng như Đồng đã làm tập “Sóng vỗ chân cầu”. Bỏ đi những ý tửơng siêu hình, tiếng vỗ của dòng sông trong đêm đã nẩy ra những ý thơ tỏ tình với thiên nhiên... Có phải không chúng mày?
Chúng tôi thay đổi chỗ đóng quân chung quanh thành phố Huế, tình hình địch nhẹ nên chỉ hành quân lục soát sáng đi chiều về. Thời giờ nhàn rỗi đủ để tập họp nhau phá nát người bằng những cơn say ngây ngất. Tiểu đoàn chúng tôi ra đây với tiểu đoàn 7 Nhảy dù: Lô, Lạc ở đấy họp với phe chúng tôi làm thành một lũ quỉ đủ khả năng vượt quá biên giới hỗn loạn. Tụi chúng nó phần đông là người Huế, nhưng trên chuyến trở về quê hương này tất cả hình như thấy lạ... Tôi hỏi Lạc:
- Mày ở đây từ bé đến lớn sao không có người quen?
- Người quen cỡ tuổi tao đi hết rồi... Ở Huế chỉ có hai nghề: Đi học và đi dạy, muốn làm nghề khác thì vào Nam.
Hình như cái cảm giác xa lạ này đã gây cho chúng tôi phản ứng của những kẻ không quê hương, không trách nhiệm với phần đất đã nuôi dưỡng lớn lên. Cơn say như dấu hiệu một rời bỏ đành đoạn, cách phá vỡ hung bạo che dấu nỗi thất vọng không tên. Sau mỗi chuyến hành quân, chúng tôi họp nhau tại khoang đò, chai rượu, đêm vắng và mặt nước sông chông chênh, cơn say xảy đến đồng thời với cơn đùa cợt nặng chĩu dục tình được thả lỏng. Chúng tôi hả hê tàn phá trong oi ả nồng nực. Vào những ngày cuối tháng chín, đóng quân ở lăng ông Ngô Đình Cẩn, thật là một tham vọng tội nghiệp của trí óc non yếu, ông ta cố bắt chước cách vĩ đại của lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, xây phần mộ mình theo kích thước của những vị vua. Nhưng lối bắt chước nghèo hèn, kiến trúc được xây dựng bằng vật liệu tân thời lại muốn có vẻ xưa cũ cổ kính, sự hòa hợp không có, nên trở thành tủn mủn, vụn vặt, quê mùa, kệch cỡm như một lão nông phu diện âu phục. Những ngày này tôi còn có dịp để xem Khiêm Lăng, mộ vua Tự Đức, người ta bảo đấy là lăng đẹp nhất nhưng cũng không gây cho tôi một ấn tượng nào, tất cả đều có vẻ nhỏ nhoi tầm thường. Điều này dậy nên trong tôi cảm giác ngậm ngùi vì chứng kiến tính chất càng hạn hẹp của kiếp người, dù là vua chúa. Tôi thấy càng rõ cảm giác này khi vào lăng Khải Định, thấy hai bà phi bị tiến cung từ thuở bé, rồi theo cái chết của vị vua sống trong lăng này gần bốn mươi năm, bây giờ, tuy hai bà đã già nhưng giọng nói còn trong trẻo. Phải chăng họ vẫn đồng trinh? Tôi nghĩ đến đời sống của một ông vua không lấy gì vĩ đại lắm và các đời sống tầm gửi khác vây quanh. Khi vào chỗ bệ thờ vua Khải Định thấy cái hộp plastic đựng xà phòng. Quả đã xa hẳn với quá khứ của quê hương...
Đầu tháng Mười, theo quốc lộ 1 ra Đông Hà, thị trấn cực bắc của miền Nam đầy lính và chiến tranh. Thành phố không người mặc áo quần màu, người dân ở đây sống trong không khí đặc biệt của tiền đồn nên hòa vào cùng tập thể lính. Chúng tôi chia thức ăn trên quốc lộ 1, trái hỏa tiễn 122 ly từ bên bờ Bến Hải bắn qua, hai lính chết, bốn bị thương, một nhà dân sụp đồ đạc bị bắn tung tóe. Nửa giờ sau bình thường trở lại, bà chủ quán lặng lẽ thu dọn đống gạch vụn, một vài người đi qua liếc nhìn chỗ đổ vỡ... Tụi nó lại bắn nữa!! Tôi nhìn cột cây cây số, Đồng Hới 16... Con số chót bị đạn phá vỡ đọc không được, thấy miền Bắc thật gần nhưng cũng rất xa. Nhìn ra phía Trung Lương, Gio Linh, phản lực Mỹ luôn luôn thường trực, bên kia bờ Bến Haœi, từng cuộn khói bốc lên mù mịt. Lần đầu tiên tôi có cảm giác đánh trận giặc có chiến tuyến, cảm giác gây nên nỗi bình yên vì khỏi lo đạp mìn, chông. Giặc du kích đáng sợ vì kẻ thù dấu mặt, chết xảy đến không biết nguyên do.
Chúng tôi theo sông Đồng Hà ra Cửa Việt, chiến dịch được mở dài hạn, ba tiểu đoàn Nhảy dù có nhiệm vụ lập những đầu cầu và bảo vệ an ninh để các toán công binh lập cứ điểm phòng thủ hệ thống hàng rào Mac Namara, tiểu đoàn tôi lục soát từ Cửa Việt đến lằn ranh nam khu phi quân sự, bảo vệ cạnh sườn tiểu đoàn bạn. Chín giờ sáng, tàu nhổ neo rời Đông Hà, trời mù, mưa giăng kín mặt sông, hai bên bờ nước tràn mênh mông, rừng cây dương thấp thoáng qua màn sương. Hai bên bờ đồn nhỏ nằm rải rác bảo vệ thủy đạo, lính Mỹ đứng ở bờ thấy chúng tôi đi qua, la lối ầm ỉ, hình như Hải quân cho để tóc dài, nên anh nào anh nấy râu tóc bờm xờm vàng rực. Người lính thú ở miền xa nào trông cũng tội nghiệp như nhau. Tiếng gọi của họ vang xa trên mặt sông, nghe buồn buồn như một nỗi tuyệt vọng, chiếc thuyền chạy miết, bóng người lính viễn chinh chìm dần trong màn mưa.
- Mày trông tụi nó có “tay tổ” không? - Mễ, đại đội trưởng 91, tay đánh giặc sắc nét nhất trong bọn hỏi tôi.
- Tay tổ cái gì?
- Tụi con gái chèo đò đó.
Chết thật, chị em ta đã ra đến vùng phi quân sự kiếm ăn!! Miền Trung từ Huế trở ra coi như là đất kín đáo, gái điếm ở Huế sống lén lút chui rúc, cả thành phố có đâu khoảng mười ổ điếm, không kể các khoang đò. Tỷ lệ đó so ra quá ít với Sài Gòn hay bất cứ một tỉnh nào khác. Nhưng ở đây là Đông Hà, thành phố của lửa đạn cỡ lớn, súng tay chỉ là trò chơi, thành phố không một chiếc giường nổi khỏi mặt đất, thế nhưng gái điếm lại đông đúc và sinh hoạt hung hãn hơn bất cứ chỗ nào. Chị em hành nghề với một chiếc thuyền có mui đậu giữa lòng sông làm phòng ngủ lưu động, dùng chiếc thuyền con hai người chèo, cô nàng tiến sát hàng rào phòng thủ của Mỹ... Người chị em toác mồm gọi... Ô kê! Và hiện thực hơn, trình bày một ít vốn trời cho khiêu khích - Áo bà ba chỉ cần tuột ba khuy hoặc vén thân áo ở bụng lên, có người thực tế hơn nữa chỉ vào...
Đi dọc theo con sông chúng tôi chứng kiến được cảnh “liên hiệp” giữa hai quốc gia thật chặt chẽ. Những người con gái của tỉnh địa đầu lăn xã vào đám lính trẻ ngoại quốc như nhập vào cơn điên. Có gì đâu phải ngần ngại? Chiến tranh đó, sự chết, trại định cư chập hẹp dơ dáy, một ngày mười hai đồng ăn cái gì? Gạo không có, thôi cái vốn trời cho này hưởng thụ cho hết, lợi dụng cho đủ, miền đất này chỉ có đá và cát, nghề biển không được, thì thắc mắc làm gì, hãy kiếm sống vì sống là vấn đề lớn. Cần gì phải được giải Nobel văn học rồi tuyên bố “Tự tử mới là vấn đề”... Sống ở đây còn khó hơn được tự tử! Tàu đến Cửa Việt lúc bốn giờ chiều, trời mưa, cảnh vật u tối, tôi bước chân xuống biển, lòng nao nao xúc động. Lâu rồi không về với biển, biển luôn luôn là quyến rũ mới mẻ, đặt chân xuống bờ cát ướt, tưởng như thấy một tuổi trẻ mười sáu ở đâu đây. Nhưng lòng đâu còn trong sáng như những buổi chiều Đà Nẵng ngày xưa, bây giờ là nỗi phiền hư hại như tiếng cười nồng nặc dục tình của đứa con gái trên khoang đò. Nhìn sang bờ phía bắc, bờ biển lượn một hình cong đẹp đẽ; thật lạ, từ Cửa Việt chạy đến đèo Hải Vân bờ biển thẳng tắp như có một bàn tay người cắt xén, ở đây trở ra bãi cát chuyển hình cánh cung. Trong mù mờ của buổi chiều bờ biển phía bắc tối hẳn lại, ở đâu Đồng Hới, đâu là Cửa Tùng? Nhớ lại câu thơ: “Thấy mênh mông Cửa Việt Cửa Tùng... ” Đứng ở bờ Cửa Việt hôm nay, người tôi vỡ tan do xúc động ngây ngất... Quê hương miền Bắc đó, có ai đứng bên đó nhìn về bên này chăng? Chắc rằng trong tận cùng tâm hồn Việt Nam, ai đi đến nơi đây lại không có cách xúc động này. Đây cũng là niềm tin để sau chiến tranh xây dựng lại quê hương. Mong thế.Tin thế.
Hai giờ sáng, khởi hành từ Cửa Việt tiến quân lên phía bắc, đi dọc theo bờ biển. Mục tiêu là những làng nhỏ nằm sát lằn ranh khu phi quân sự. Đoàn quân di chuyển bằng xe M, Track cửa Hải quân Mỹ, tương tự như M.113 nhưng dầy và nặng nề hơn, dùng để lội nước hơn để đi trên đất. Đoàn xe chạy theo hàng dọc, không đèn, mọi người tắt lửa, cuộc chuyển quân phải thực hiện trong đêm để tránh pháo binh và hỏa tiễn địch. Xe tiến chậm rãi, trăng non vừa mọc, ánh sáng bàng bạc soi xuống mặt bể chuyển động lóng lánh những lượn sóng bạc đầu, mưa giăng bụi mờ chân trời. Chưa có một chuyến đi nào hào hùng bằng, sóng biển đánh vào thành xe bọt tung lên ướt đẫm thân thể. Giờ này mới hiểu rõ niềm cô đơn của người lính biển. Quân đi như trong giấc mơ. Cũng hiểu được tại sao thuở nhỏ tôi vẫn thích Chinh Phụ Ngâm hơn Kiều; Kiều trang trọng, kiểu cách và có vẻ “Tàu” quá. Chinh Phụ Ngâm mới là tiếng than dài...
Hơi nước lạnh người rầu mặt rạn
Giòng nước sâu ngựa nản chân bon...
Tôi yêu những câu thơ này từ năm còn học đệ ngũ, lên đệ tam, linh hồn mở ra thêm hoài những chuyến đi xa. Những câu thơ này dành cho tôi. Đã linh cảm từ những năm trẻ nhỏ đó... Năm tháng sau này sẽ là những ngày dài trôi nổi. Đi lính có nghĩa chấp nhận chuyến đi xa. Bây giờ thấy rõ ấy là sự thật. Quả tình tôi không thể làm được chuyện gì lớn trong đời, tất cả mọi chuyện hình không thể nào quan trọng với tôi. Lớp đệ ngũ, trường Phan Chu Trinh Đà Nẵng, thầy Quế hỏi:
- Theo em nghề gì tự do và thoải mái hơn hết?
- Thưa thầy: Đấm bóp!
Lẽ tất nhiên tôi nói đùa để các bạn học cười, bao nhiêu lâu chỉ xuất sắc được ở môn nói láo và khôi hài, hai quý tính này lẽ tất nhiên không giúp cho tên học trò khá hơn. Ngồi trong lớp tôi rình rập, đợi chờ, chuẩn bị câu khôi hài để cả lớp cười ồn theo. Ai làm tôi trở nên vậy? Bố mẹ tôi vốn nghiêm chỉnh, giống chăng một ông cậu ở tính “tiếu lâm vặt”. Khi trả lời với thầy Quế như vậy, tuy chỉ là câu đùa nhưng tôi biết mình đã rất nhiều thành thực. Biết làm sao được vì tôi khoái cái anh đấm bóp cầm đèn xanh và chùm kim khí chỉ xuất hiện sau khi đèn đường đã thắp sáng. Và tôi nhớ kỹ thầy Quế đã phán một câu: “Rồi suốt đời, anh sẽ không làm được gì hết”. Đúng quá, tôi chẳng thích làm lớn một tí nào hết, đời bắt làm sĩ quan, chỉ huy lính đánh giặc thì tôi làm, nhưng nghĩ cho cùng tôi chỉ muốn làm một tên lang thang.
Chuyến đi này hợp ý quá, năm giờ sáng đến mục tiêu cuối cùng, bố trí cấm lửa, hạn chế vô tuyến, địch đang dò chừng chúng tôi... Nằm trên bờ cát nhìn ra biển, hút điếu thuốc thấy thú vị vô cùng, chiến tranh và trái hỏa tiễn thù hận được quên đi. Trời tối, ở yên tại vị trí, mọi cuộc di chuyển đều cấm ngặt, nhìn sang bờ bắc trời vẫn còn mù nhưng có thể phân biệt vài căn nhà, quê hương đó xa cách như không bao giờ đi đến. Phía bên trái chúng tôi tiểu đoàn 6 bắt đầu tiến lên các đụn cát, bóng đen những người lính vừa xuất hiện trên đồi 24 đạn đại bác từ bờ bên kia rơi chính xác ngay đỉnh đồi... Những người lính tiểu đoàn 6 đào vội hố cá nhân, cử động của họ hấp tấp, vội vàng dưới làn mưa đạn, trông tội nghiệp như những con thú bị đuổi. Đồng thời có giọng nói Mễ trong máy, bây giờ nó đã vượt lằn ranh khu phi quân sự... “ Trình đích thân Mê Linh tôi bị..”. “Sếp” bấm chặt combiné, im lặng. Mễ biết ý, đổi giọng: “ Trình đích thân nó ném đá, nhưng trước mặt tôi hai thước. Chắc chắn rằng Việt cộng theo dõi được đàm thoại nên từ giờ phút ấy đạn cứ rơi đằng sau chúng tôi hằng hai cây số!! Đoàn xe chở chúng tôi trên đường trở về bị đạn chạy lung tung, một vài anh tài xế dại dột cho xe chạy ra gần bờ biển trống trải, Cộng quân trông thấy điều chỉnh đạn rơi tới tấp. Tiếng đạn rít qua đầu nghe tai quái, nhưng yên chí, địch không biết chúng tôi ở đây. Phản lực từ Đà Nẵng bay ra không đầy năm phút sau, chiếc thứ nhất trút xuống, ba chiếc kia lượn vòng; thay nhau trút bom xuống phần đất phi quân sự ở bờ phía bắc, lợi dụng cơ hội, tiểu đoàn 6 gọi trực thăng tải thương, M, Track của Mỹ lình kình chạy về Cửa Việt.
Chỉ có việc nằm im trong rừng thông, máy truyền tin được lệnh hạn chế đến mức tối đa, lần đầu tiên tôi cảm thấy bình an, vì trận địa đã chia thành chiến tuyến rõ rệt, không cảm giác bị rình rập sau lưng. Đến chiều, lợi dụng lúc Hải pháo từ hạm đội số 7 bắn lên, chúng tôi hối hả nấu cơm, xong len lỏi trong rừng dương liễu rút quân về lại phía nam. Chiều mùa đông xuống thật nhanh, được lệnh đóng quân, nằm ngủ ngay trên cát bên cạnh hố. Suốt ngày đi dọc bờ biển, đêm ngủ dưới rặng phi lao, tôi nhớ những ngày mùa hè mới lớn... Suốt ngày lang thang trên bãi, đêm ngủ bờ cát, đốt đèn đi bắt ghẹ, loại cua nhỏ và dẹp, dưới ánh đèn khí đá con ghẹ chạy bay biến trên nền cát ướt, Tuấn cầm đèn, Hải kéo chiếc thùng, tôi đâm lao, số ghẹ bắt được luộc ngay ở bờ biển khi đêm khuya đang ngã về sáng , sao hiệp sĩ hiện rõ ở nền trời. Khuya này, tôi cũng ở trên bờ biển, nhưng đã là một lính già, thèm được thấy ánh lửa trại đội trưởng của Thiếu sinh Hướng Đạo miền Trung... Quê hương, tuổi nhỏ, thời ấu thơ đã xa mất rồi.
Gần sáng, cả tiểu đoàn thức hẳn dậy... B 52. Ở hậu cứ mỗi khi nghe radio phần tin tức buổi sáng: Vào bình minh hôm nay, B 52 đã dội bom xuống dùng phi quân sự... Không một ai chú ý, xem chỉ là mẫu tin nhỏ. Nhưng đến sáng hôm nay, chúng tôi mới thấy được tầm quan trọng cũng như cường độ công phá của trận oanh tạc. Nơi dội bom cách khoảng chúng tôi bốn cây số, mỗi lần bom nổ, người đang nằm dưới đất bị bắn tung lên, người nằm trên võng bị ném xuống, những cột lửa lóe lên đỏ rực như ánh đèn xì để gần mặt. Tôi chưa thể hình dung được sức nổ của bom nguyên tử, nhưng bom B 52 ở đây đã vượt qua ý niệm tàn phá. Đất rung chuyển như nức nẻ, lồng ngực bị nén hẳn lại, bom không nổ từng tiếng, nhưng từng giây, từng chuỗi kéo dài ra như âm dội của ngàn thác lớn, gây nên cảm giác đất đang vỡ vụn nhỏ. Chúng tôi ở xa nơi ném bom còn thấy nghẹt thở, không hiểu những người lính miền Bắc ở chỗ bị ném bom sẽ ra sao? Bom đạn đâu có phân biệt được người Cộng sản hay không, giáo điều của Bác và Đảng làm sao giúp người lính Bắc Việt có thể sống, hoặc bình thường nếu được sống sót dưới trận mưa bom và nếu quả thật có một người Cộng sản nào đó không sợ hãi dưới tiếng nổ xé vỡ vũ trụ kia, thì kẻ đó hẳn không còn tính người, đấy chỉ là một loại xác chết được đẩy vào chiến trận. Và như thế, chiến tranh này chỉ có giữa những người máy với nhau, một thứ từ phương trời thật xa đến, không nhìn, không nghe, không thấy mục tiêu, địa điểm đánh bom được đánh dấu bằng ra-đa, bấm nút bom rơi xong bay trở về; chắc rằng nhiều phi công B.52 chưa hề thấy một người Việt Nam. Và một loại người máy khác, lòng đầy thù hận, không tim, không óc, không tình thương, không sợ hãi lăn vào cái chết - Nào có được vinh quang gì những cái chết được xem như chủ đích của đời sống. Chúng tôi đúng là một kẻ ngoại cuộc, cô đơn trong chiến tranh.
Trở lại Huế, trời đã vào mùa đông, nhìn những chiếc áo trắng tươi mát đi học trên đường dọc dòng sông, thấy mình cằn cỗi như một thứ vũ khí bị sét. Từ Nam Giao đi xe về Huế gặp lúc tan học, học trò từ Quốc Học và Đồng Khánh dồn ra reo vui trên đường phố. Chiếc xe nhà binh đi trong tiếng cười linh động trông như một nỗi buồn già...
- Xe nhà binh đằng sau, tránh đi tụi mi! - Cô gái nhỏ báo hiệu cho bạn bè, chữ “nhà binh” nghe nặng nề như một lời trách cứ. Các em nào biết được lòng ta, một thứ lính tội nghiệp đang chống đỡ cho quê hương.
 http://www.corbisimages.com/images/Corbis-U1694923-14.jpg?size=67&uid=4f4cc035-1768-413c-aa28-59104aa8e5a5
Lần đầu tiên tôi thấy sếp nổi giận thật tình, một người mặt lạnh, một gã Mộ Dung Phục tân thời, cao ngạo trầm tĩnh, nổi tiếng hách từ thuở còn quan một, quan hai, bây giờ cũng đùng đùng nổi giận, cũng cáu kỉnh ra phết... Từ trên xe bước xuống, sếp gầm gừ. Anh Ba “Vẩu”, tiểu đoàn phó khẽ nói:
- Mẹ, lại có chuyện gì ghê lắm rồi... - Dẹp bài. Chúng tôi đang ngồi rút một canh xì còm đánh lai rai kiếm tiền về Sài Gòn tiêu. Hành quân vào ngày thứ bảy mươi hai, được lệnh về Sài Gòn, sếp đi họp để bàn chuyện triệt thoái. Nhưng bây giờ với điệu bộ hung hăng của sếp như vậy chắc chắn là có vụ gì vỡ mặt, nói theo ngôn ngữ anh Ba Phó. Sếp vào, mọi người im lặng, chưởng đầu tiên nhắm vào sĩ quan hành quân... - Anh Đỉnh, lần sau tôi đi họp mọi người ơœ nhà trực máy cẩn thận, cái lũ truyền tin khốn nạn!
Anh Ba Đỉnh:
- Vâng.
Chưởng thứ hai hạ tiếp vào tôi:
- Tôi muốn anh điểm danh lại đại đội, ở ngoài Huế lính của anh đang làm loạn... Tôi muốn (muốn gì nhiều quá cỡ) Đại úy tiểu đoàn phó thôi không đánh bài nữa!
- Vâng... - Anh Ba “vẩu” chưng hửng. Mễ thì thầm nói với Thừa:
- Chắc phải cày thêm nữa mày ơi. - Sếp đưa mắt một vòng hình như đã bớt cơn thịnh nộ, thấp giọng:
- Chưa được về Sài gòn, ngày mai đi Darkto!
Đại úy Freund, cố vấn trưởng tiểu đoàn lân la tới:
- We will go to Darkto tomorrow, Sir?...
- “Tô” và chén cái con mẹ mày “phân” à (“Phân”: âm tự tên Freund). - Thừa trả lời, anh Mỹ ngây ngô toét miệng cười: OK!
Thế thì sống sao nổi, tưởng được về Sài Gòn ai ngờ lại đi Darkto, buổi họp bàn tính kế hoạch không vận ỉu xìu chẳng ra ngô khoai gì hết. Hết họp, sếp lúc này đã lắng xuống mới làm ra cái giọng thản nhiên.
- Các cậu về đừng cho lính biết...
Chúng tôi bước ra cửa kháo nhau... Quan biết còn đi không nổi nữa là lính... Tôi đi về chỗ đóng quân đại đội, Lính đang biểu diễn một màn gọi là “giã từ soong chén”. lính hay có những cái “khỉ” đáng yêu như vậy. Sau mỗi lần hành quân dài hạn đem chén bát ra đập vỡ bằng thích, soong chảo bị đâm nát hoặc đem tặng lại cho đồng bào, một thứ quà gởi lại em gái hậu phương cam đoan không một anh nhạc sĩ loại thủ dâm tinh thần lính có thể biết được để đưa vào nhạc cho các ông thợ hét “anh tiền chiến” rên rỉ. Gạo, cơm, mắm, muối, đồ ăn thức uống, còn bao nhiêu các anh chiến sĩ can trường đem tặng hết cho đồng bào, làm sao chỉ còn một túi ba-lô thật gọn, với vài bịch cơm sấy để mai lên tàu bay là được... Mẹ kiếp, về Sài Gòn xuống tàu bay mà mang cái nồi đen sì thì ** nó cũng chê nữa... Ném! Hạ sĩ Em ném cái nồi xuống lưng đồi một cách hung hãn theo lời khuyên quí báu. Nhìn cảnh tàn phá, tôi phát hoảng... Kêu thường vụ tập họp đại đội lại!! Đại đội đứng trước mặt, chưng hửng chờ đợi vì thấy tôi có vẻ nghiêm trang.
...Các anh không được cho thức ăn, không được phá đồ nấu ăn, có thể đợi máy bay ở phi trường hằng ba bốn ngày... Ai lỡ ném soong chảo phải đi tìm lại. Lính xì xào bàn tán... Tôi đệm thêm một câu: Nhắc lại, vấn đề đợi ở phi trường là điều chắc chắn. Bố khỉ, tôi nói láo cũng ra gì.
Chiếc tàu bay C.130 cất cánh khỏi phi trường Phú Bài, nhả những ống hơi điều hòa không khí, lấy bằng phi bay về hướng nam. Tôi đứng dậy từ đuôi máy bay nhìn đám lính ngồi kháo chuyện trước mặt, anh nào anh đó cũng có vẻ hí hởn, ba lô đầy cứng mè xửng với nón Huế. Thạch Sen, xạ thủ súng cối đại đội:
- Chay me, tao cho con vợ cái nón Huế bây, vợ mừng...
- Anh em yên lặng, tôi có chuyện nói. - Cả tàu im phăng phắc hướng về tôi. Ngần ngại một thoáng ngắn...- Báo tin cho biết, tàu bay không về Sài Gòn, chúng ta đi Darkto. Tiểu đoàn phải hành quân ở Darkto trong mười lăm ngày nữa.
Một tiếng ồ thật lớn nổi lên, mọi khuôn mặt hóa thành đờ đẫn, xong thộn ra thiểu não không chịu nổi. Dương Phen nói với Thạch Sen:
- Đ.m... Darkto ở đâu bây?
- Tao không biết. - Nó đấm một cái rách tung chiếc nón Huế.
- Trung úy nói giỡn chọc tụi em? Một vài người lính đến bên tôi dò xét.
- Tao hết cách giỡn rồi sao, tao cũng rầu thấy mẹ... Tên lạc đà của tôi ngồi một bên nói tiếp:
- Đi Darkto thật đó...- Những tên lính de lui, mặt dài ngoẵng.
Tôi đã xuống nhiều phi trường quân sự trong đời lính, nhưng không có phi trường nào tiêu điều buồn bã bằng phi trường Darkto chiều hôm đó. Hàng chữ xi-măng gắn trên cổng phi trường gãy đổ xiêu vẹo, chữ còn chữ mất trong càng thêm xơ xác. Đêm ở đây thật lạnh, lạnh rút vào trong xương, bao nhiêu áo quần mặc cũng không vừa, lạnh không phải từ ngoài thấm vào nhưng từ trong cơ thể thoát ra. Chúng tôi rút vào câu lạc bộ trung đoàn 42 để uống cà phê, cà phê làm sao quên được nỗi buồn nản của cuộc hành quân kéo dài này, thôi thì rượu vậy, rượu không có thì bia. Trong quán ăn lính ngồi đầy nhóc, mặt mũi anh nào cũng chảy dài ra vì buồn... Hát đi tụi mày, vì sao không hát cho vui nhỉ? Có quái gì đâu phải cau có, hành quân thêm mười lăm ngày nữa có chết con ma nào đâu! Đúng, đúng! Mượn hơi men, một vài anh cao hứng làm ra cái điều khẳng khái. Hát, một người đứng lên hát... À, Tám Lọ ở đại đội 72. Được, thằng này làm hề khá. Tiếp theo anh xạ thủ súng cối người Miên của tôi lên hát, thằng này có giọng tốt, bis, hát nữa đi Phen. Phen được uống chai bia, cao hứng làm tiếp ba bài, thiên hạ vỗ tay rào rào. Đến lượt quan ba Mê Linh làm một đường ngâm thơ “Mòn mõi” nghe cũng tình tứ... Thế là văn nghệ tạp lục hay gấp vạn lần của anh Tùng Lâm, hấp dẫn không kém một đại bang nào. Đêm đã khuya, đoàn văn nghệ bất đắc dĩ cạn vốn, ngày mai còn phải vào núi, cơn say chưa đến và lạnh như dao cắt. Phiền buồn thật xót xa.
Hành quân, những ngọn đồi phía đông bắc quận Darkto, bên phải con đường chiến lược nối Darkto với Darkpec, bên trái trung đoàn 42, phía nam Nhảy dù Mỹ. Địch đang gây áp lực mạnh chung quanh quận lỵ này, mục tiêu là phi trường nằm thấp xuống như lòng chảo Điện Biên. Núi ở đây còn khó hơn ở Pleiku, cao chót vót trơn tuột, rừng già không dấu vết người. Đi sâu vào phía đông, xong lại rút ra đi dọc theo con đường lên Toumorrong. Địch không có, biệt khu 24 lại vẽ thêm mấy mục tiêu ở phía bắc, đi tiếp cũng không có một dấu vết gì. Thôi đóng quân trên mấy ngọn đồi cao xong tung quân lục soát, xếp quyết định. Trong rừng bảy ngày rồi, thức ăn không có, đêm quá lạnh có người chịu không nổi phải đào hố đốt lửa thành than, lấp đất lên rồi căng võng trên đống lửa ngủ. Kể từ ngày ở Huế đến bây giờ là mười ngày cả tiểu đoàn ít có người nào xuống suối tắm. Rét đã làm da thịt săn lại, chẳng có ai can đảm nhúng vào nước. Tuần tiễu cấp trung đội, các đại đội trửơng được ở tại chỗ. Tôi bò lên đồi đóng quân của Mễ, nó có chai rượu whisky Nhật, mấy củ hành lá được mang ra, chai rượu uống đến giọt cuối cùng...
- Ngon mày ạ! Lần đầu tiên tao uống được whisky Nhật, cực quá!
- Gắng cực đi con, không đụng là tốt rồi...
- Có Việt cộng đâu?
- Mày không biết đấy, nó đánh với Mỹ tơi bời ở phía nam...
— Thế hả? Vậy thì về là vừa, tao nhớ thằng con quá... - Câu được câu mất, tôi nói với Mễ thì thầm trong choáng ngập buồn phiền.
Sau mười ngày trong núi, tiểu đoàn được lệnh rút ra Tân Cảnh, thị trấn nằm về phía nam của quận Darkto. Tám mươi hai ngày hành quân kể từ ngày rời Sài Gòn, mười ngày cuối cùng trong rừng không thấy mặt trời, tóc râu mọc lởm chởm trông như lũ ma. Thôi, trả nợ đời như thế này coi đã đủ, bây giờ thiết kế tính chuyện ăn chơi. Tiền ở đâu ra? Không còn một tên nào có được năm trăm trong túi. À, có ông địa mập, thiếu tá quận trưởng Darkto. Nhưng đứa nào dám lên ông ta xin rượu? Con đường Tân Cảnh-Darkto sáu cây số, hai cuộc phục kích xảy ra trong đoạn đường ngắn ngủi này đã giết chết một ông đại tá. Gần đây, ngày hôm kia các trại định cư người Thượng ở phía trái con đường bị Việt cộng tấn công, bây giờ là tám giờ tối. Đứa nào dám đi? Cả bọn đều e ngại, nhưng cuối cùng cũng có bốn ông liều do tôi chỉ huy mượn chiếc xe của một thiếu uý khóa 22A ở đơn vị bộ binh Tân Cảnh. Chúng tôi lên xe, xe chạy như điên không để đèn, sáu cây số đi như một cơn mê. Ông quận trưởng, thiếu tá Biệt động quân “ô kê” cho chúng tôi rượu, rượu không có thế vào két bia và tí tiền còm. Xong cả bọn phi nhanh về Tân Cảnh, gái ở đây chỉ còn ở tổ quỉ độc nhất ngoài thị trấn...
Những phiền toán cực nhọc cho quên hết, da thịt được mở tung ra thoả thuê, thế giới này chỉ có lính, và lính đồng nghĩa với phung phá đến tột độ. Các em bé cũng chịu chơi ra gì, đóng cửa quán lại vui vẻ với các anh, một lần đầu và cũng là lần chót. Đêm thật lạnh, rượu ngấm vào và khuôn thước nào để gìn giữ sau tám mươi hai ngày hành quân. Say đi anh em, cơn dục tình vui vẻ như một tiếng reo vô tội. Khoái quá! Nuôi “con” hét lớn. Ừ vui thật, “xong rồi anh em!!” Nhảy dù có chữ “xong” mất dạy một cách đáng yêu. “Xong rồi”, thế là hết, nhưng cũng không xong tí nào, một cây sào luôn đẩy người đối thoại vào chỗ chới với. Xong rồi! Cứ xong mãi nhưng không bao giờ xong điều phiền muộn!
Đêm khuya, rượu hết, các em gái cũng phờ phạc trông đến chán, cả tụi kéo nhau về. Không hiểu do một thứ “đào hoa vặt” hay không? Tôi được một em bé níu kéo nài nỉ ở lại. Không ở lại cũng phí của trời ông ơi! Hiến “chó xù” đề nghị. Đấy, ông giữ cái súng XM 16, này lỡ đêm nay Việt cộng có tấn công còn đường tiến thủ, xong oanh liệt chết trên bụng em bé! Xong rồi! Ta sẽ ở lại. Tôi hùng dũng nhận lời. Ôi, ái tình lẻ cũng tạm được, em bé lại khóc mùi mẫn vì sợ chia ly! Tôi đâu ngờ được cảnh thê lương thế này. Em lại cho tôi tập thơ, thế là hết chỗ nói, thơ với ái tình đi kèm nhau là phải. Đêm cao nguyên lạnh, nằm trên chiếc giường êm, em bé lại đẫy đà da thịt thừa thãi... Ba tháng hành quân, nằm đồi, ngủ núi được bù trừ một cách đầy đủ, em lại to con dai sức, bất chi lao. Sáu giờ sáng, nàng Kiều tiễn chân tôi ra bến xe Lam. Khi trèo lên cái dốc vào trại trung đoàn 42, tôi đi như muốn bò, vào đến nơi đơn vị đã lên xe để ra phi trường, tôi nặng nhọc trèo lên chiếc GMC ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Hôm nay là ngày 23 tháng Mười một: Hổ, Hiến, Dưỡng và Lộc được thăng chức Trung úy. Sếp gắn lon, đại đội 91 được lệnh lên tàu bay về trước, tiếp theo đến 92 và 93... Chiếc tàu bay chở đại đội 92 vừa ra đến phi đạo thì Việt cộng bắt đầu pháo kích. Quả thứ nhất rơi bên cạnh phi đạo, lính tỉnh bơ cười nói như không có gì, quả thứ hai và thứ ba trúng ngay cánh chiếc C.130 chở đầy lính đại đội 93... Phi cơ bốc lưœa, Việt cộng pháo kích liên tiếp vì mục tiêu đã nhận rõ. Lính đại đội 93 chui từ trong máy bay ra lúc nhúc như chuột bị động ổ, lửa khói và tiếng nổ khắp bốn phía... Sếp bị trúng đạn ngã xuống, Mễ chạy ra xốc nách đem xuống giao thông hào bên trái phi đạo, khu phi trường biến thành địa ngục, đạn chất sẵn để đưa lên máy bay chạm xăng bốc lửa nổ như sấm. Chạy, chỉ còn một cách là tránh khỏi khu phi trường... Bây giờ mới có thể hiểu được thảm cảnh của Điện biên phủ suốt hai tháng nằm dưới cơn mưa pháo 105 và cối 82 . Chúng tôi ở đây bị ba khẩu sơn pháo mà đã chới với rồi. Tôi dẫn đại đội chạy ra ngoài phi trường, mỗi thằng chỉ mang được một cây súng, đến cổng tôi tạt vào cái lô cốt để ngồi nghỉ, nhìn xem quân ta tịch thu “chiến lợi phẩm” do lính Mỹ trong lúc hốt hoảng vất tung tóe. Cám ơn Việt cộng và cám ơn lính Mỹ!
Giao lại Darkto cho chiến đoàn 3 Nhảy dù, gồm tiểu đoàn 2 và 3 Nhảy dù. Chiến trường bắt đầu sôi động, các anh ở lại để chứng tỏ can trường của người lính Nhảy dù Việt Nam, và các anh đã thực hiện được khi treo quốc kỳ và chiếc nón đỏ trên ngọn đỉnh Ngok-Wank.
Chúng tôi triệt thoái về Kontum vì phi trường Darkto không thể sử dụng được, trên đoạn đường đầy bụi đỏ này tôi được chứng kiến thêm một “nét son” của chị em ta. Đường đầy lính Mỹ và chiến xa tuần tiễu an ninh lộ trình và một lô xe Lambretta ba bánh. Để làm gì? Một xe có từ bốn đến tám chị em, áo quần mặc đến mức tối thiểu, một ít nước ngọt hoặc la-ve, tên tài xế kiêm nghề ma-cô. Đại khái, một chị em tay cầm chai cô-ca, cặp một chiếc poncho đến sát chiếc M.113 trên xe hai anh Mỹ con mặt mũi non choẹt, đất đỏ bám vàng cháy. Anh Mỹ con gật đầu, em bé đặt cái chai vào giữa rãnh bộ ngực, anh chàng cúi xuống nắm cái cổ chai, đi một đường sờ soạng, con bé cười hinh hích... Cái chai tuột xuống bụng dưới. OK cứ loạn cả lên, chẳng biết ai hỏi ai trả lời. Chai cô-ca được kéo ra từ đũng quần con bé. Mệt rồi, cậu Mỹ mở chai nước uống một ngụm, tay cặp khẩu súng, tay kia dìu em đi vào cánh rừng xanh!... I get short time! Nó nói với thằng trên xe. Thằng nhỏ trên này gật đầu. Có một đoàn công-voa Mỹ đi ngược chiều, xe chúng tôi bị kẹt lại nên trông thấy được màn ciné cochon hấp dẫn. Lính trên xe la như giặc: Dô! Dô!... Number one!...
Đoạn đường mòn lại đầy nhóc những “khoái kịch” trên. Xe Lam ba bánh đậu san sát với chiến xa và xe công binh Mỹ làm đường.
Thuở bé, nhà tôi ở một chỗ chứa, “Mã Ông Trạng”, chúng tôi chỉ nghe người lớn nói đó là nhà **, nhưng cả lũ trẻ con không đứa nào biết mặt “con đĩ” như thế nào! Thậm chí tôi còn phịa ra cảnh: Một thằng lính lê-dương đến chỗ “Mã Ông Trạng” vỗ tay ba cái, bụi rậm mở ra lỗ hổng, nó chui vào đấy. Đấy “chơi đĩ” phải bí mật và kín đáo như thế, tôi đã phải rình lâu lắm mới bắt gặp được. Bọn trẻ nhỏ phục tôi quá. Và tôi cũng nhớ một người phu xe kéo từ chối chở người đàn bà son phấn. Hắn ta nói nhỏ với người bạn - “Thứ đó đó...” - với một giọng khinh miệt. Tôi bèn mách với lũ trẻ bạn là đã được thấy một “con đĩ” rồi. Bây gờ, lũ trẻ con ở hẻm nhà tôi, trong khi ngồi chờ đợi rước mối cho mấy “chị”, đã bàn tán với nhau sự cấu tạo của mỗi chị em và cách thức hành nghề của mỗi người...


Tháng 12-67. Darkto.

( Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NHỮNG TÀN PHÁ THOẢ THUÊ - Phan Nhật Nam

Chúng tôi đến Huế từ tháng Chín,trời còn nóng như đang mùa hè. Đóng quân ở thôn Nguyệt Biều, bên cạnh sông Hương trông sang chùa Linh Mụ. Bao nhiêu lâu tôi không về lại Huế,

Nguồn: vnthuquan
http://nguyennaman.files.wordpress.com/2009/04/huy-hieu-dai-doi-cua-tieu-doan-9-lu-doan-1-nhay-du.jpg?w=719&h=164
Chúng tôi đến Huế từ tháng Chín,trời còn nóng như đang mùa hè. Đóng quân ở thôn Nguyệt Biều, bên cạnh sông Hương trông sang chùa Linh Mụ. Bao nhiêu lâu tôi không về lại Huế, từ một tuổi nhỏ bỏ đi xa nay trở về như khách lạ. Làng thật đẹp, cây im mát, con đường đất nhỏ dẫn xuống một bờ sông nước trong ngăn ngắt, tôi căng chiếc võng ngủ dưới tàn cây, đêm xanh xao ánh trăng, cô gái da trắng mát tự nhiên chao đôi thùng trên giòng nước long lanh... Bên kia sông, chùa Linh Mụ đổ hồi chuông, âm thanh trôi chảy trên sóng nước. Và sâu đêm khuya im lặng, sóng vỗ thật nhỏ, khẽ đập vào bờ lách tách như tiếng sông đang thở... Tôi tưởng ra một thiên nhiên đang nở dài im lặng. Trong những đêm khuya đẹp đẽ này, tôi thường mượn một chiếc thuyền, chỉ đủ cho một người ngồi bơi lang thang trên dòng sông để hiểu tại sao người Huế tạo ra những điệu hò buồn bã một hơi thở tàn...
Thuở xưa tôi có thằng bạn, Phan Duy Nhân, loại người hừng hực tranh đấu, nhưng trong những ngày lầm than ở căn gác nhỏ cầu Bạch Hổ đã viết những câu thơ ướt đẫm tình cảm, cũng như Đồng đã làm tập “Sóng vỗ chân cầu”. Bỏ đi những ý tửơng siêu hình, tiếng vỗ của dòng sông trong đêm đã nẩy ra những ý thơ tỏ tình với thiên nhiên... Có phải không chúng mày?
Chúng tôi thay đổi chỗ đóng quân chung quanh thành phố Huế, tình hình địch nhẹ nên chỉ hành quân lục soát sáng đi chiều về. Thời giờ nhàn rỗi đủ để tập họp nhau phá nát người bằng những cơn say ngây ngất. Tiểu đoàn chúng tôi ra đây với tiểu đoàn 7 Nhảy dù: Lô, Lạc ở đấy họp với phe chúng tôi làm thành một lũ quỉ đủ khả năng vượt quá biên giới hỗn loạn. Tụi chúng nó phần đông là người Huế, nhưng trên chuyến trở về quê hương này tất cả hình như thấy lạ... Tôi hỏi Lạc:
- Mày ở đây từ bé đến lớn sao không có người quen?
- Người quen cỡ tuổi tao đi hết rồi... Ở Huế chỉ có hai nghề: Đi học và đi dạy, muốn làm nghề khác thì vào Nam.
Hình như cái cảm giác xa lạ này đã gây cho chúng tôi phản ứng của những kẻ không quê hương, không trách nhiệm với phần đất đã nuôi dưỡng lớn lên. Cơn say như dấu hiệu một rời bỏ đành đoạn, cách phá vỡ hung bạo che dấu nỗi thất vọng không tên. Sau mỗi chuyến hành quân, chúng tôi họp nhau tại khoang đò, chai rượu, đêm vắng và mặt nước sông chông chênh, cơn say xảy đến đồng thời với cơn đùa cợt nặng chĩu dục tình được thả lỏng. Chúng tôi hả hê tàn phá trong oi ả nồng nực. Vào những ngày cuối tháng chín, đóng quân ở lăng ông Ngô Đình Cẩn, thật là một tham vọng tội nghiệp của trí óc non yếu, ông ta cố bắt chước cách vĩ đại của lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, xây phần mộ mình theo kích thước của những vị vua. Nhưng lối bắt chước nghèo hèn, kiến trúc được xây dựng bằng vật liệu tân thời lại muốn có vẻ xưa cũ cổ kính, sự hòa hợp không có, nên trở thành tủn mủn, vụn vặt, quê mùa, kệch cỡm như một lão nông phu diện âu phục. Những ngày này tôi còn có dịp để xem Khiêm Lăng, mộ vua Tự Đức, người ta bảo đấy là lăng đẹp nhất nhưng cũng không gây cho tôi một ấn tượng nào, tất cả đều có vẻ nhỏ nhoi tầm thường. Điều này dậy nên trong tôi cảm giác ngậm ngùi vì chứng kiến tính chất càng hạn hẹp của kiếp người, dù là vua chúa. Tôi thấy càng rõ cảm giác này khi vào lăng Khải Định, thấy hai bà phi bị tiến cung từ thuở bé, rồi theo cái chết của vị vua sống trong lăng này gần bốn mươi năm, bây giờ, tuy hai bà đã già nhưng giọng nói còn trong trẻo. Phải chăng họ vẫn đồng trinh? Tôi nghĩ đến đời sống của một ông vua không lấy gì vĩ đại lắm và các đời sống tầm gửi khác vây quanh. Khi vào chỗ bệ thờ vua Khải Định thấy cái hộp plastic đựng xà phòng. Quả đã xa hẳn với quá khứ của quê hương...
Đầu tháng Mười, theo quốc lộ 1 ra Đông Hà, thị trấn cực bắc của miền Nam đầy lính và chiến tranh. Thành phố không người mặc áo quần màu, người dân ở đây sống trong không khí đặc biệt của tiền đồn nên hòa vào cùng tập thể lính. Chúng tôi chia thức ăn trên quốc lộ 1, trái hỏa tiễn 122 ly từ bên bờ Bến Hải bắn qua, hai lính chết, bốn bị thương, một nhà dân sụp đồ đạc bị bắn tung tóe. Nửa giờ sau bình thường trở lại, bà chủ quán lặng lẽ thu dọn đống gạch vụn, một vài người đi qua liếc nhìn chỗ đổ vỡ... Tụi nó lại bắn nữa!! Tôi nhìn cột cây cây số, Đồng Hới 16... Con số chót bị đạn phá vỡ đọc không được, thấy miền Bắc thật gần nhưng cũng rất xa. Nhìn ra phía Trung Lương, Gio Linh, phản lực Mỹ luôn luôn thường trực, bên kia bờ Bến Haœi, từng cuộn khói bốc lên mù mịt. Lần đầu tiên tôi có cảm giác đánh trận giặc có chiến tuyến, cảm giác gây nên nỗi bình yên vì khỏi lo đạp mìn, chông. Giặc du kích đáng sợ vì kẻ thù dấu mặt, chết xảy đến không biết nguyên do.
Chúng tôi theo sông Đồng Hà ra Cửa Việt, chiến dịch được mở dài hạn, ba tiểu đoàn Nhảy dù có nhiệm vụ lập những đầu cầu và bảo vệ an ninh để các toán công binh lập cứ điểm phòng thủ hệ thống hàng rào Mac Namara, tiểu đoàn tôi lục soát từ Cửa Việt đến lằn ranh nam khu phi quân sự, bảo vệ cạnh sườn tiểu đoàn bạn. Chín giờ sáng, tàu nhổ neo rời Đông Hà, trời mù, mưa giăng kín mặt sông, hai bên bờ nước tràn mênh mông, rừng cây dương thấp thoáng qua màn sương. Hai bên bờ đồn nhỏ nằm rải rác bảo vệ thủy đạo, lính Mỹ đứng ở bờ thấy chúng tôi đi qua, la lối ầm ỉ, hình như Hải quân cho để tóc dài, nên anh nào anh nấy râu tóc bờm xờm vàng rực. Người lính thú ở miền xa nào trông cũng tội nghiệp như nhau. Tiếng gọi của họ vang xa trên mặt sông, nghe buồn buồn như một nỗi tuyệt vọng, chiếc thuyền chạy miết, bóng người lính viễn chinh chìm dần trong màn mưa.
- Mày trông tụi nó có “tay tổ” không? - Mễ, đại đội trưởng 91, tay đánh giặc sắc nét nhất trong bọn hỏi tôi.
- Tay tổ cái gì?
- Tụi con gái chèo đò đó.
Chết thật, chị em ta đã ra đến vùng phi quân sự kiếm ăn!! Miền Trung từ Huế trở ra coi như là đất kín đáo, gái điếm ở Huế sống lén lút chui rúc, cả thành phố có đâu khoảng mười ổ điếm, không kể các khoang đò. Tỷ lệ đó so ra quá ít với Sài Gòn hay bất cứ một tỉnh nào khác. Nhưng ở đây là Đông Hà, thành phố của lửa đạn cỡ lớn, súng tay chỉ là trò chơi, thành phố không một chiếc giường nổi khỏi mặt đất, thế nhưng gái điếm lại đông đúc và sinh hoạt hung hãn hơn bất cứ chỗ nào. Chị em hành nghề với một chiếc thuyền có mui đậu giữa lòng sông làm phòng ngủ lưu động, dùng chiếc thuyền con hai người chèo, cô nàng tiến sát hàng rào phòng thủ của Mỹ... Người chị em toác mồm gọi... Ô kê! Và hiện thực hơn, trình bày một ít vốn trời cho khiêu khích - Áo bà ba chỉ cần tuột ba khuy hoặc vén thân áo ở bụng lên, có người thực tế hơn nữa chỉ vào...
Đi dọc theo con sông chúng tôi chứng kiến được cảnh “liên hiệp” giữa hai quốc gia thật chặt chẽ. Những người con gái của tỉnh địa đầu lăn xã vào đám lính trẻ ngoại quốc như nhập vào cơn điên. Có gì đâu phải ngần ngại? Chiến tranh đó, sự chết, trại định cư chập hẹp dơ dáy, một ngày mười hai đồng ăn cái gì? Gạo không có, thôi cái vốn trời cho này hưởng thụ cho hết, lợi dụng cho đủ, miền đất này chỉ có đá và cát, nghề biển không được, thì thắc mắc làm gì, hãy kiếm sống vì sống là vấn đề lớn. Cần gì phải được giải Nobel văn học rồi tuyên bố “Tự tử mới là vấn đề”... Sống ở đây còn khó hơn được tự tử! Tàu đến Cửa Việt lúc bốn giờ chiều, trời mưa, cảnh vật u tối, tôi bước chân xuống biển, lòng nao nao xúc động. Lâu rồi không về với biển, biển luôn luôn là quyến rũ mới mẻ, đặt chân xuống bờ cát ướt, tưởng như thấy một tuổi trẻ mười sáu ở đâu đây. Nhưng lòng đâu còn trong sáng như những buổi chiều Đà Nẵng ngày xưa, bây giờ là nỗi phiền hư hại như tiếng cười nồng nặc dục tình của đứa con gái trên khoang đò. Nhìn sang bờ phía bắc, bờ biển lượn một hình cong đẹp đẽ; thật lạ, từ Cửa Việt chạy đến đèo Hải Vân bờ biển thẳng tắp như có một bàn tay người cắt xén, ở đây trở ra bãi cát chuyển hình cánh cung. Trong mù mờ của buổi chiều bờ biển phía bắc tối hẳn lại, ở đâu Đồng Hới, đâu là Cửa Tùng? Nhớ lại câu thơ: “Thấy mênh mông Cửa Việt Cửa Tùng... ” Đứng ở bờ Cửa Việt hôm nay, người tôi vỡ tan do xúc động ngây ngất... Quê hương miền Bắc đó, có ai đứng bên đó nhìn về bên này chăng? Chắc rằng trong tận cùng tâm hồn Việt Nam, ai đi đến nơi đây lại không có cách xúc động này. Đây cũng là niềm tin để sau chiến tranh xây dựng lại quê hương. Mong thế.Tin thế.
Hai giờ sáng, khởi hành từ Cửa Việt tiến quân lên phía bắc, đi dọc theo bờ biển. Mục tiêu là những làng nhỏ nằm sát lằn ranh khu phi quân sự. Đoàn quân di chuyển bằng xe M, Track cửa Hải quân Mỹ, tương tự như M.113 nhưng dầy và nặng nề hơn, dùng để lội nước hơn để đi trên đất. Đoàn xe chạy theo hàng dọc, không đèn, mọi người tắt lửa, cuộc chuyển quân phải thực hiện trong đêm để tránh pháo binh và hỏa tiễn địch. Xe tiến chậm rãi, trăng non vừa mọc, ánh sáng bàng bạc soi xuống mặt bể chuyển động lóng lánh những lượn sóng bạc đầu, mưa giăng bụi mờ chân trời. Chưa có một chuyến đi nào hào hùng bằng, sóng biển đánh vào thành xe bọt tung lên ướt đẫm thân thể. Giờ này mới hiểu rõ niềm cô đơn của người lính biển. Quân đi như trong giấc mơ. Cũng hiểu được tại sao thuở nhỏ tôi vẫn thích Chinh Phụ Ngâm hơn Kiều; Kiều trang trọng, kiểu cách và có vẻ “Tàu” quá. Chinh Phụ Ngâm mới là tiếng than dài...
Hơi nước lạnh người rầu mặt rạn
Giòng nước sâu ngựa nản chân bon...
Tôi yêu những câu thơ này từ năm còn học đệ ngũ, lên đệ tam, linh hồn mở ra thêm hoài những chuyến đi xa. Những câu thơ này dành cho tôi. Đã linh cảm từ những năm trẻ nhỏ đó... Năm tháng sau này sẽ là những ngày dài trôi nổi. Đi lính có nghĩa chấp nhận chuyến đi xa. Bây giờ thấy rõ ấy là sự thật. Quả tình tôi không thể làm được chuyện gì lớn trong đời, tất cả mọi chuyện hình không thể nào quan trọng với tôi. Lớp đệ ngũ, trường Phan Chu Trinh Đà Nẵng, thầy Quế hỏi:
- Theo em nghề gì tự do và thoải mái hơn hết?
- Thưa thầy: Đấm bóp!
Lẽ tất nhiên tôi nói đùa để các bạn học cười, bao nhiêu lâu chỉ xuất sắc được ở môn nói láo và khôi hài, hai quý tính này lẽ tất nhiên không giúp cho tên học trò khá hơn. Ngồi trong lớp tôi rình rập, đợi chờ, chuẩn bị câu khôi hài để cả lớp cười ồn theo. Ai làm tôi trở nên vậy? Bố mẹ tôi vốn nghiêm chỉnh, giống chăng một ông cậu ở tính “tiếu lâm vặt”. Khi trả lời với thầy Quế như vậy, tuy chỉ là câu đùa nhưng tôi biết mình đã rất nhiều thành thực. Biết làm sao được vì tôi khoái cái anh đấm bóp cầm đèn xanh và chùm kim khí chỉ xuất hiện sau khi đèn đường đã thắp sáng. Và tôi nhớ kỹ thầy Quế đã phán một câu: “Rồi suốt đời, anh sẽ không làm được gì hết”. Đúng quá, tôi chẳng thích làm lớn một tí nào hết, đời bắt làm sĩ quan, chỉ huy lính đánh giặc thì tôi làm, nhưng nghĩ cho cùng tôi chỉ muốn làm một tên lang thang.
Chuyến đi này hợp ý quá, năm giờ sáng đến mục tiêu cuối cùng, bố trí cấm lửa, hạn chế vô tuyến, địch đang dò chừng chúng tôi... Nằm trên bờ cát nhìn ra biển, hút điếu thuốc thấy thú vị vô cùng, chiến tranh và trái hỏa tiễn thù hận được quên đi. Trời tối, ở yên tại vị trí, mọi cuộc di chuyển đều cấm ngặt, nhìn sang bờ bắc trời vẫn còn mù nhưng có thể phân biệt vài căn nhà, quê hương đó xa cách như không bao giờ đi đến. Phía bên trái chúng tôi tiểu đoàn 6 bắt đầu tiến lên các đụn cát, bóng đen những người lính vừa xuất hiện trên đồi 24 đạn đại bác từ bờ bên kia rơi chính xác ngay đỉnh đồi... Những người lính tiểu đoàn 6 đào vội hố cá nhân, cử động của họ hấp tấp, vội vàng dưới làn mưa đạn, trông tội nghiệp như những con thú bị đuổi. Đồng thời có giọng nói Mễ trong máy, bây giờ nó đã vượt lằn ranh khu phi quân sự... “ Trình đích thân Mê Linh tôi bị..”. “Sếp” bấm chặt combiné, im lặng. Mễ biết ý, đổi giọng: “ Trình đích thân nó ném đá, nhưng trước mặt tôi hai thước. Chắc chắn rằng Việt cộng theo dõi được đàm thoại nên từ giờ phút ấy đạn cứ rơi đằng sau chúng tôi hằng hai cây số!! Đoàn xe chở chúng tôi trên đường trở về bị đạn chạy lung tung, một vài anh tài xế dại dột cho xe chạy ra gần bờ biển trống trải, Cộng quân trông thấy điều chỉnh đạn rơi tới tấp. Tiếng đạn rít qua đầu nghe tai quái, nhưng yên chí, địch không biết chúng tôi ở đây. Phản lực từ Đà Nẵng bay ra không đầy năm phút sau, chiếc thứ nhất trút xuống, ba chiếc kia lượn vòng; thay nhau trút bom xuống phần đất phi quân sự ở bờ phía bắc, lợi dụng cơ hội, tiểu đoàn 6 gọi trực thăng tải thương, M, Track của Mỹ lình kình chạy về Cửa Việt.
Chỉ có việc nằm im trong rừng thông, máy truyền tin được lệnh hạn chế đến mức tối đa, lần đầu tiên tôi cảm thấy bình an, vì trận địa đã chia thành chiến tuyến rõ rệt, không cảm giác bị rình rập sau lưng. Đến chiều, lợi dụng lúc Hải pháo từ hạm đội số 7 bắn lên, chúng tôi hối hả nấu cơm, xong len lỏi trong rừng dương liễu rút quân về lại phía nam. Chiều mùa đông xuống thật nhanh, được lệnh đóng quân, nằm ngủ ngay trên cát bên cạnh hố. Suốt ngày đi dọc bờ biển, đêm ngủ dưới rặng phi lao, tôi nhớ những ngày mùa hè mới lớn... Suốt ngày lang thang trên bãi, đêm ngủ bờ cát, đốt đèn đi bắt ghẹ, loại cua nhỏ và dẹp, dưới ánh đèn khí đá con ghẹ chạy bay biến trên nền cát ướt, Tuấn cầm đèn, Hải kéo chiếc thùng, tôi đâm lao, số ghẹ bắt được luộc ngay ở bờ biển khi đêm khuya đang ngã về sáng , sao hiệp sĩ hiện rõ ở nền trời. Khuya này, tôi cũng ở trên bờ biển, nhưng đã là một lính già, thèm được thấy ánh lửa trại đội trưởng của Thiếu sinh Hướng Đạo miền Trung... Quê hương, tuổi nhỏ, thời ấu thơ đã xa mất rồi.
Gần sáng, cả tiểu đoàn thức hẳn dậy... B 52. Ở hậu cứ mỗi khi nghe radio phần tin tức buổi sáng: Vào bình minh hôm nay, B 52 đã dội bom xuống dùng phi quân sự... Không một ai chú ý, xem chỉ là mẫu tin nhỏ. Nhưng đến sáng hôm nay, chúng tôi mới thấy được tầm quan trọng cũng như cường độ công phá của trận oanh tạc. Nơi dội bom cách khoảng chúng tôi bốn cây số, mỗi lần bom nổ, người đang nằm dưới đất bị bắn tung lên, người nằm trên võng bị ném xuống, những cột lửa lóe lên đỏ rực như ánh đèn xì để gần mặt. Tôi chưa thể hình dung được sức nổ của bom nguyên tử, nhưng bom B 52 ở đây đã vượt qua ý niệm tàn phá. Đất rung chuyển như nức nẻ, lồng ngực bị nén hẳn lại, bom không nổ từng tiếng, nhưng từng giây, từng chuỗi kéo dài ra như âm dội của ngàn thác lớn, gây nên cảm giác đất đang vỡ vụn nhỏ. Chúng tôi ở xa nơi ném bom còn thấy nghẹt thở, không hiểu những người lính miền Bắc ở chỗ bị ném bom sẽ ra sao? Bom đạn đâu có phân biệt được người Cộng sản hay không, giáo điều của Bác và Đảng làm sao giúp người lính Bắc Việt có thể sống, hoặc bình thường nếu được sống sót dưới trận mưa bom và nếu quả thật có một người Cộng sản nào đó không sợ hãi dưới tiếng nổ xé vỡ vũ trụ kia, thì kẻ đó hẳn không còn tính người, đấy chỉ là một loại xác chết được đẩy vào chiến trận. Và như thế, chiến tranh này chỉ có giữa những người máy với nhau, một thứ từ phương trời thật xa đến, không nhìn, không nghe, không thấy mục tiêu, địa điểm đánh bom được đánh dấu bằng ra-đa, bấm nút bom rơi xong bay trở về; chắc rằng nhiều phi công B.52 chưa hề thấy một người Việt Nam. Và một loại người máy khác, lòng đầy thù hận, không tim, không óc, không tình thương, không sợ hãi lăn vào cái chết - Nào có được vinh quang gì những cái chết được xem như chủ đích của đời sống. Chúng tôi đúng là một kẻ ngoại cuộc, cô đơn trong chiến tranh.
Trở lại Huế, trời đã vào mùa đông, nhìn những chiếc áo trắng tươi mát đi học trên đường dọc dòng sông, thấy mình cằn cỗi như một thứ vũ khí bị sét. Từ Nam Giao đi xe về Huế gặp lúc tan học, học trò từ Quốc Học và Đồng Khánh dồn ra reo vui trên đường phố. Chiếc xe nhà binh đi trong tiếng cười linh động trông như một nỗi buồn già...
- Xe nhà binh đằng sau, tránh đi tụi mi! - Cô gái nhỏ báo hiệu cho bạn bè, chữ “nhà binh” nghe nặng nề như một lời trách cứ. Các em nào biết được lòng ta, một thứ lính tội nghiệp đang chống đỡ cho quê hương.
 http://www.corbisimages.com/images/Corbis-U1694923-14.jpg?size=67&uid=4f4cc035-1768-413c-aa28-59104aa8e5a5
Lần đầu tiên tôi thấy sếp nổi giận thật tình, một người mặt lạnh, một gã Mộ Dung Phục tân thời, cao ngạo trầm tĩnh, nổi tiếng hách từ thuở còn quan một, quan hai, bây giờ cũng đùng đùng nổi giận, cũng cáu kỉnh ra phết... Từ trên xe bước xuống, sếp gầm gừ. Anh Ba “Vẩu”, tiểu đoàn phó khẽ nói:
- Mẹ, lại có chuyện gì ghê lắm rồi... - Dẹp bài. Chúng tôi đang ngồi rút một canh xì còm đánh lai rai kiếm tiền về Sài Gòn tiêu. Hành quân vào ngày thứ bảy mươi hai, được lệnh về Sài Gòn, sếp đi họp để bàn chuyện triệt thoái. Nhưng bây giờ với điệu bộ hung hăng của sếp như vậy chắc chắn là có vụ gì vỡ mặt, nói theo ngôn ngữ anh Ba Phó. Sếp vào, mọi người im lặng, chưởng đầu tiên nhắm vào sĩ quan hành quân... - Anh Đỉnh, lần sau tôi đi họp mọi người ơœ nhà trực máy cẩn thận, cái lũ truyền tin khốn nạn!
Anh Ba Đỉnh:
- Vâng.
Chưởng thứ hai hạ tiếp vào tôi:
- Tôi muốn anh điểm danh lại đại đội, ở ngoài Huế lính của anh đang làm loạn... Tôi muốn (muốn gì nhiều quá cỡ) Đại úy tiểu đoàn phó thôi không đánh bài nữa!
- Vâng... - Anh Ba “vẩu” chưng hửng. Mễ thì thầm nói với Thừa:
- Chắc phải cày thêm nữa mày ơi. - Sếp đưa mắt một vòng hình như đã bớt cơn thịnh nộ, thấp giọng:
- Chưa được về Sài gòn, ngày mai đi Darkto!
Đại úy Freund, cố vấn trưởng tiểu đoàn lân la tới:
- We will go to Darkto tomorrow, Sir?...
- “Tô” và chén cái con mẹ mày “phân” à (“Phân”: âm tự tên Freund). - Thừa trả lời, anh Mỹ ngây ngô toét miệng cười: OK!
Thế thì sống sao nổi, tưởng được về Sài Gòn ai ngờ lại đi Darkto, buổi họp bàn tính kế hoạch không vận ỉu xìu chẳng ra ngô khoai gì hết. Hết họp, sếp lúc này đã lắng xuống mới làm ra cái giọng thản nhiên.
- Các cậu về đừng cho lính biết...
Chúng tôi bước ra cửa kháo nhau... Quan biết còn đi không nổi nữa là lính... Tôi đi về chỗ đóng quân đại đội, Lính đang biểu diễn một màn gọi là “giã từ soong chén”. lính hay có những cái “khỉ” đáng yêu như vậy. Sau mỗi lần hành quân dài hạn đem chén bát ra đập vỡ bằng thích, soong chảo bị đâm nát hoặc đem tặng lại cho đồng bào, một thứ quà gởi lại em gái hậu phương cam đoan không một anh nhạc sĩ loại thủ dâm tinh thần lính có thể biết được để đưa vào nhạc cho các ông thợ hét “anh tiền chiến” rên rỉ. Gạo, cơm, mắm, muối, đồ ăn thức uống, còn bao nhiêu các anh chiến sĩ can trường đem tặng hết cho đồng bào, làm sao chỉ còn một túi ba-lô thật gọn, với vài bịch cơm sấy để mai lên tàu bay là được... Mẹ kiếp, về Sài Gòn xuống tàu bay mà mang cái nồi đen sì thì ** nó cũng chê nữa... Ném! Hạ sĩ Em ném cái nồi xuống lưng đồi một cách hung hãn theo lời khuyên quí báu. Nhìn cảnh tàn phá, tôi phát hoảng... Kêu thường vụ tập họp đại đội lại!! Đại đội đứng trước mặt, chưng hửng chờ đợi vì thấy tôi có vẻ nghiêm trang.
...Các anh không được cho thức ăn, không được phá đồ nấu ăn, có thể đợi máy bay ở phi trường hằng ba bốn ngày... Ai lỡ ném soong chảo phải đi tìm lại. Lính xì xào bàn tán... Tôi đệm thêm một câu: Nhắc lại, vấn đề đợi ở phi trường là điều chắc chắn. Bố khỉ, tôi nói láo cũng ra gì.
Chiếc tàu bay C.130 cất cánh khỏi phi trường Phú Bài, nhả những ống hơi điều hòa không khí, lấy bằng phi bay về hướng nam. Tôi đứng dậy từ đuôi máy bay nhìn đám lính ngồi kháo chuyện trước mặt, anh nào anh đó cũng có vẻ hí hởn, ba lô đầy cứng mè xửng với nón Huế. Thạch Sen, xạ thủ súng cối đại đội:
- Chay me, tao cho con vợ cái nón Huế bây, vợ mừng...
- Anh em yên lặng, tôi có chuyện nói. - Cả tàu im phăng phắc hướng về tôi. Ngần ngại một thoáng ngắn...- Báo tin cho biết, tàu bay không về Sài Gòn, chúng ta đi Darkto. Tiểu đoàn phải hành quân ở Darkto trong mười lăm ngày nữa.
Một tiếng ồ thật lớn nổi lên, mọi khuôn mặt hóa thành đờ đẫn, xong thộn ra thiểu não không chịu nổi. Dương Phen nói với Thạch Sen:
- Đ.m... Darkto ở đâu bây?
- Tao không biết. - Nó đấm một cái rách tung chiếc nón Huế.
- Trung úy nói giỡn chọc tụi em? Một vài người lính đến bên tôi dò xét.
- Tao hết cách giỡn rồi sao, tao cũng rầu thấy mẹ... Tên lạc đà của tôi ngồi một bên nói tiếp:
- Đi Darkto thật đó...- Những tên lính de lui, mặt dài ngoẵng.
Tôi đã xuống nhiều phi trường quân sự trong đời lính, nhưng không có phi trường nào tiêu điều buồn bã bằng phi trường Darkto chiều hôm đó. Hàng chữ xi-măng gắn trên cổng phi trường gãy đổ xiêu vẹo, chữ còn chữ mất trong càng thêm xơ xác. Đêm ở đây thật lạnh, lạnh rút vào trong xương, bao nhiêu áo quần mặc cũng không vừa, lạnh không phải từ ngoài thấm vào nhưng từ trong cơ thể thoát ra. Chúng tôi rút vào câu lạc bộ trung đoàn 42 để uống cà phê, cà phê làm sao quên được nỗi buồn nản của cuộc hành quân kéo dài này, thôi thì rượu vậy, rượu không có thì bia. Trong quán ăn lính ngồi đầy nhóc, mặt mũi anh nào cũng chảy dài ra vì buồn... Hát đi tụi mày, vì sao không hát cho vui nhỉ? Có quái gì đâu phải cau có, hành quân thêm mười lăm ngày nữa có chết con ma nào đâu! Đúng, đúng! Mượn hơi men, một vài anh cao hứng làm ra cái điều khẳng khái. Hát, một người đứng lên hát... À, Tám Lọ ở đại đội 72. Được, thằng này làm hề khá. Tiếp theo anh xạ thủ súng cối người Miên của tôi lên hát, thằng này có giọng tốt, bis, hát nữa đi Phen. Phen được uống chai bia, cao hứng làm tiếp ba bài, thiên hạ vỗ tay rào rào. Đến lượt quan ba Mê Linh làm một đường ngâm thơ “Mòn mõi” nghe cũng tình tứ... Thế là văn nghệ tạp lục hay gấp vạn lần của anh Tùng Lâm, hấp dẫn không kém một đại bang nào. Đêm đã khuya, đoàn văn nghệ bất đắc dĩ cạn vốn, ngày mai còn phải vào núi, cơn say chưa đến và lạnh như dao cắt. Phiền buồn thật xót xa.
Hành quân, những ngọn đồi phía đông bắc quận Darkto, bên phải con đường chiến lược nối Darkto với Darkpec, bên trái trung đoàn 42, phía nam Nhảy dù Mỹ. Địch đang gây áp lực mạnh chung quanh quận lỵ này, mục tiêu là phi trường nằm thấp xuống như lòng chảo Điện Biên. Núi ở đây còn khó hơn ở Pleiku, cao chót vót trơn tuột, rừng già không dấu vết người. Đi sâu vào phía đông, xong lại rút ra đi dọc theo con đường lên Toumorrong. Địch không có, biệt khu 24 lại vẽ thêm mấy mục tiêu ở phía bắc, đi tiếp cũng không có một dấu vết gì. Thôi đóng quân trên mấy ngọn đồi cao xong tung quân lục soát, xếp quyết định. Trong rừng bảy ngày rồi, thức ăn không có, đêm quá lạnh có người chịu không nổi phải đào hố đốt lửa thành than, lấp đất lên rồi căng võng trên đống lửa ngủ. Kể từ ngày ở Huế đến bây giờ là mười ngày cả tiểu đoàn ít có người nào xuống suối tắm. Rét đã làm da thịt săn lại, chẳng có ai can đảm nhúng vào nước. Tuần tiễu cấp trung đội, các đại đội trửơng được ở tại chỗ. Tôi bò lên đồi đóng quân của Mễ, nó có chai rượu whisky Nhật, mấy củ hành lá được mang ra, chai rượu uống đến giọt cuối cùng...
- Ngon mày ạ! Lần đầu tiên tao uống được whisky Nhật, cực quá!
- Gắng cực đi con, không đụng là tốt rồi...
- Có Việt cộng đâu?
- Mày không biết đấy, nó đánh với Mỹ tơi bời ở phía nam...
— Thế hả? Vậy thì về là vừa, tao nhớ thằng con quá... - Câu được câu mất, tôi nói với Mễ thì thầm trong choáng ngập buồn phiền.
Sau mười ngày trong núi, tiểu đoàn được lệnh rút ra Tân Cảnh, thị trấn nằm về phía nam của quận Darkto. Tám mươi hai ngày hành quân kể từ ngày rời Sài Gòn, mười ngày cuối cùng trong rừng không thấy mặt trời, tóc râu mọc lởm chởm trông như lũ ma. Thôi, trả nợ đời như thế này coi đã đủ, bây giờ thiết kế tính chuyện ăn chơi. Tiền ở đâu ra? Không còn một tên nào có được năm trăm trong túi. À, có ông địa mập, thiếu tá quận trưởng Darkto. Nhưng đứa nào dám lên ông ta xin rượu? Con đường Tân Cảnh-Darkto sáu cây số, hai cuộc phục kích xảy ra trong đoạn đường ngắn ngủi này đã giết chết một ông đại tá. Gần đây, ngày hôm kia các trại định cư người Thượng ở phía trái con đường bị Việt cộng tấn công, bây giờ là tám giờ tối. Đứa nào dám đi? Cả bọn đều e ngại, nhưng cuối cùng cũng có bốn ông liều do tôi chỉ huy mượn chiếc xe của một thiếu uý khóa 22A ở đơn vị bộ binh Tân Cảnh. Chúng tôi lên xe, xe chạy như điên không để đèn, sáu cây số đi như một cơn mê. Ông quận trưởng, thiếu tá Biệt động quân “ô kê” cho chúng tôi rượu, rượu không có thế vào két bia và tí tiền còm. Xong cả bọn phi nhanh về Tân Cảnh, gái ở đây chỉ còn ở tổ quỉ độc nhất ngoài thị trấn...
Những phiền toán cực nhọc cho quên hết, da thịt được mở tung ra thoả thuê, thế giới này chỉ có lính, và lính đồng nghĩa với phung phá đến tột độ. Các em bé cũng chịu chơi ra gì, đóng cửa quán lại vui vẻ với các anh, một lần đầu và cũng là lần chót. Đêm thật lạnh, rượu ngấm vào và khuôn thước nào để gìn giữ sau tám mươi hai ngày hành quân. Say đi anh em, cơn dục tình vui vẻ như một tiếng reo vô tội. Khoái quá! Nuôi “con” hét lớn. Ừ vui thật, “xong rồi anh em!!” Nhảy dù có chữ “xong” mất dạy một cách đáng yêu. “Xong rồi”, thế là hết, nhưng cũng không xong tí nào, một cây sào luôn đẩy người đối thoại vào chỗ chới với. Xong rồi! Cứ xong mãi nhưng không bao giờ xong điều phiền muộn!
Đêm khuya, rượu hết, các em gái cũng phờ phạc trông đến chán, cả tụi kéo nhau về. Không hiểu do một thứ “đào hoa vặt” hay không? Tôi được một em bé níu kéo nài nỉ ở lại. Không ở lại cũng phí của trời ông ơi! Hiến “chó xù” đề nghị. Đấy, ông giữ cái súng XM 16, này lỡ đêm nay Việt cộng có tấn công còn đường tiến thủ, xong oanh liệt chết trên bụng em bé! Xong rồi! Ta sẽ ở lại. Tôi hùng dũng nhận lời. Ôi, ái tình lẻ cũng tạm được, em bé lại khóc mùi mẫn vì sợ chia ly! Tôi đâu ngờ được cảnh thê lương thế này. Em lại cho tôi tập thơ, thế là hết chỗ nói, thơ với ái tình đi kèm nhau là phải. Đêm cao nguyên lạnh, nằm trên chiếc giường êm, em bé lại đẫy đà da thịt thừa thãi... Ba tháng hành quân, nằm đồi, ngủ núi được bù trừ một cách đầy đủ, em lại to con dai sức, bất chi lao. Sáu giờ sáng, nàng Kiều tiễn chân tôi ra bến xe Lam. Khi trèo lên cái dốc vào trại trung đoàn 42, tôi đi như muốn bò, vào đến nơi đơn vị đã lên xe để ra phi trường, tôi nặng nhọc trèo lên chiếc GMC ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Hôm nay là ngày 23 tháng Mười một: Hổ, Hiến, Dưỡng và Lộc được thăng chức Trung úy. Sếp gắn lon, đại đội 91 được lệnh lên tàu bay về trước, tiếp theo đến 92 và 93... Chiếc tàu bay chở đại đội 92 vừa ra đến phi đạo thì Việt cộng bắt đầu pháo kích. Quả thứ nhất rơi bên cạnh phi đạo, lính tỉnh bơ cười nói như không có gì, quả thứ hai và thứ ba trúng ngay cánh chiếc C.130 chở đầy lính đại đội 93... Phi cơ bốc lưœa, Việt cộng pháo kích liên tiếp vì mục tiêu đã nhận rõ. Lính đại đội 93 chui từ trong máy bay ra lúc nhúc như chuột bị động ổ, lửa khói và tiếng nổ khắp bốn phía... Sếp bị trúng đạn ngã xuống, Mễ chạy ra xốc nách đem xuống giao thông hào bên trái phi đạo, khu phi trường biến thành địa ngục, đạn chất sẵn để đưa lên máy bay chạm xăng bốc lửa nổ như sấm. Chạy, chỉ còn một cách là tránh khỏi khu phi trường... Bây giờ mới có thể hiểu được thảm cảnh của Điện biên phủ suốt hai tháng nằm dưới cơn mưa pháo 105 và cối 82 . Chúng tôi ở đây bị ba khẩu sơn pháo mà đã chới với rồi. Tôi dẫn đại đội chạy ra ngoài phi trường, mỗi thằng chỉ mang được một cây súng, đến cổng tôi tạt vào cái lô cốt để ngồi nghỉ, nhìn xem quân ta tịch thu “chiến lợi phẩm” do lính Mỹ trong lúc hốt hoảng vất tung tóe. Cám ơn Việt cộng và cám ơn lính Mỹ!
Giao lại Darkto cho chiến đoàn 3 Nhảy dù, gồm tiểu đoàn 2 và 3 Nhảy dù. Chiến trường bắt đầu sôi động, các anh ở lại để chứng tỏ can trường của người lính Nhảy dù Việt Nam, và các anh đã thực hiện được khi treo quốc kỳ và chiếc nón đỏ trên ngọn đỉnh Ngok-Wank.
Chúng tôi triệt thoái về Kontum vì phi trường Darkto không thể sử dụng được, trên đoạn đường đầy bụi đỏ này tôi được chứng kiến thêm một “nét son” của chị em ta. Đường đầy lính Mỹ và chiến xa tuần tiễu an ninh lộ trình và một lô xe Lambretta ba bánh. Để làm gì? Một xe có từ bốn đến tám chị em, áo quần mặc đến mức tối thiểu, một ít nước ngọt hoặc la-ve, tên tài xế kiêm nghề ma-cô. Đại khái, một chị em tay cầm chai cô-ca, cặp một chiếc poncho đến sát chiếc M.113 trên xe hai anh Mỹ con mặt mũi non choẹt, đất đỏ bám vàng cháy. Anh Mỹ con gật đầu, em bé đặt cái chai vào giữa rãnh bộ ngực, anh chàng cúi xuống nắm cái cổ chai, đi một đường sờ soạng, con bé cười hinh hích... Cái chai tuột xuống bụng dưới. OK cứ loạn cả lên, chẳng biết ai hỏi ai trả lời. Chai cô-ca được kéo ra từ đũng quần con bé. Mệt rồi, cậu Mỹ mở chai nước uống một ngụm, tay cặp khẩu súng, tay kia dìu em đi vào cánh rừng xanh!... I get short time! Nó nói với thằng trên xe. Thằng nhỏ trên này gật đầu. Có một đoàn công-voa Mỹ đi ngược chiều, xe chúng tôi bị kẹt lại nên trông thấy được màn ciné cochon hấp dẫn. Lính trên xe la như giặc: Dô! Dô!... Number one!...
Đoạn đường mòn lại đầy nhóc những “khoái kịch” trên. Xe Lam ba bánh đậu san sát với chiến xa và xe công binh Mỹ làm đường.
Thuở bé, nhà tôi ở một chỗ chứa, “Mã Ông Trạng”, chúng tôi chỉ nghe người lớn nói đó là nhà **, nhưng cả lũ trẻ con không đứa nào biết mặt “con đĩ” như thế nào! Thậm chí tôi còn phịa ra cảnh: Một thằng lính lê-dương đến chỗ “Mã Ông Trạng” vỗ tay ba cái, bụi rậm mở ra lỗ hổng, nó chui vào đấy. Đấy “chơi đĩ” phải bí mật và kín đáo như thế, tôi đã phải rình lâu lắm mới bắt gặp được. Bọn trẻ nhỏ phục tôi quá. Và tôi cũng nhớ một người phu xe kéo từ chối chở người đàn bà son phấn. Hắn ta nói nhỏ với người bạn - “Thứ đó đó...” - với một giọng khinh miệt. Tôi bèn mách với lũ trẻ bạn là đã được thấy một “con đĩ” rồi. Bây gờ, lũ trẻ con ở hẻm nhà tôi, trong khi ngồi chờ đợi rước mối cho mấy “chị”, đã bàn tán với nhau sự cấu tạo của mỗi chị em và cách thức hành nghề của mỗi người...


Tháng 12-67. Darkto.

( Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm