Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
NÔ LỆ - Việt Nhân
(HNPĐ) Lúc ấy giải trí xem phim là chuyện của nhà giàu, của cán bộ! Nên phim bộ cả ta lẫn Tầu, dân đen nhất là dân Nam mấy ai được coi, vả lại cái đầu máy VCR hay cái TV 14 inch đắt lắm, nghe nói đủ bộ cặp đôi giá phải tới nửa cây vàng chứ không ít, dân nghèo muốn xem phim chỉ có cách đi thuê thôi, đó là những năm cuối 80. Một hôm anh bạn xe ôm hàng xóm mỗ tôi trúng mối, một Việt kiều có chuyện gấp cần đi Bà Rịa nhờ anh đưa đi lẫn về, tiền bo được khá mà anh mua bia, và thuê máy mướn phim về cho vợ con coi, nghèo mà được vậy xem như một ngày vui cho gia đình. Uống rượu thì phải có người đối ẩm, cái vui mà không người ngồi chung sẽ mất vui đi, thế là tôi được anh chiếu cố, vừa chuyện trò vừa loáng thoáng xem phim, nên không nhớ lắm được cốt chuyện cùng tựa.
Cố nhớ nhưng mỗ tôi đành chịu thua thôi, trong đó chỉ nhớ có cảnh được gọi là chợ người, đúng ra đó là cảnh những người đi tìm việc, từ sáng sớm những người tìm việc này qua tay một đầu nậu, họ xếp hàng đôi, hàng ba trước mặt kẻ cần người lựa chọn, cứ thế mỗi lượt khách tới lại đem đi chỉ một người cùng lắm là được hai, và người đến thuê không có mấy, nên những người không việc còn lại khá đông. Chờ đến trưa đứng bóng, những người đàn bà đành cắp nón thất thểu quay về, còn cánh đàn ông như cố chờ biết đâu lại may có khách đến trễ, nên vẫn ngồi lỳ vây quanh nhau bên cái điếu cày, đại khái cảnh chợ người, mà nhà làm phim xã nghĩa muốn nói cái khổ dân ta thời Pháp thuộc phải chịu là thế đấy.
Có câu chuyện hôm nay là vì như chúng ta đã biết, những gì vẹm nói thiên hạ xấu, thì ta thấy vẹm tệ hơn gấp trăm lần, những cảnh trong phim như thể tố cáo tội ác của giặc Pháp, thì hôm nay chung quanh thực tế ta thấy nhan nhản ngày càng lại nhiều. Ngay chính tại trung tâm thủ đô Hà Nội xã nghĩa, những cái chợ mà tên quen gọi là chợ cửu vạn, là ô shin là chợ ‘thợ đụng’, nơi đó có đủ những ngươi già trẻ, đàn ông đàn bà, họ tụ nhau ngồi từng tốp mắt dõi nhìn người qua lại, mong được có một việc làm. Từ khi người Pháp rời khỏi đông dương, đã non 60 năm, nói theo mồm mép vẹm là nhờ có chúng, với cái cách mạng thần thánh giải phóng dân tộc, mà người người được tự do ấm no, vậy sao những cái chợ người vẫn có và nhiều hơn?
Đấy là chuyện những gì chính người mình biết, về các cái chợ người dân mình, không chỉ diễn ra hằng ngày ở ngay trong nước hôm nay, mà nó đã đi ra ngoài biên giới đất nước, không chỉ loanh quanh diễn ra tại các xứ lân bang, nó đã đi xa như mọi người đã hay, nó cũng đã có ở Nga, hay mãi tận Angola đất châu Phi. Những chợ người hôm nay không một mảy may khác cảnh trong phim được xem hôm xưa, tay đầu nậu hôm nay chính là nhà nước, cảnh hôm nay là cảnh thực, cảnh hôm xưa là cảnh trong phim. Một nhà nước không đem đến được công ăn việc làm cho người dân, đó chính là tội ác và là nguyên nhân đẩy người dân trở thành thứ nô lệ thời hiện đại – Theo Walk Free, thiên đàng An Nam xã nghĩa có 248.705 người được xem là nô lệ.
Theo tổ chức này, nô lệ thời hiện đại là bị cưỡng bức, hay bị lạm dụng trong lao động, Với cách gọi của tổ chức này thì đấy là tội ác, trong đó có cả hình thức dùng nợ nần, hôn nhân cưỡng ép và buôn người. Walk Free là một phong trào của mọi người khắp nơi đứng lên chống lại một trong những tội ác tồi tệ nhất thế giới hôm nay như đã nói là nô lệ, họ kêu gọi chính phủ các nước cần có trách nhiệm trong việc xóa bỏ tội ác này. Còn ông nhà nước và cái đảng An Nam cộng, thì lại đang đẩy mạnh tội ác này lên cao, dưới danh nghĩa xuất cảng lao động mà các ông biến người dân hôm nay thành món hàng, từ cái đói nghèo do các ông mang lại, khiến người dân không có sự lựa chọn - Lao nô, làm đĩ trở nên cái chấp nhận quá quen của người dân xã nghĩa.
Nói sao đây các ông chóp bu xã nghĩa, khi các ông các bà mạnh miệng tuyên bố, đã đến lúc quí vị ăn ngon mặc đẹp, trong khi vẫn còn những đứa trẻ bị cưỡng ép lao động không lương, cho một công ty may mặc ở Sài Gòn? Tháng 08 năm ngoái, hơn hai mươi đứa trẻ từ vùng Việt bắc, Điện Biên bị đem về thành Hồ, nhốt trong một ngôi nhà khóa trái cho đến khi 3 đứa trong chúng trốn thoát xin cứu, mà điều đáng nói là chính quyền địa phương không hề hay biết trong suốt 2 năm trời (?!). Rồi chuyện xuất khẩu hàng trăm công nhân đi lao động ở một xưởng may bên Nga đã lên tiếng cáo buộc họ đã bị tra tấn tàn bạo và bị đối xử như nô lệ cũng vào năm 2012 khi bị phát hiện, những chuyện ra đi này không thể nói là không có sự gật đầu từ phía nhà nước.
Thậm chí có chuyện nói là đưa sang Nga làm tiếp viên, nhưng lại bị bắt buộc hành nghề mãi dâm, và khi chuyện đổ bể cho thấy có bàn tay điều hành của nhân viên sứ quán An Nam xã nghĩa tại Nga, một khi chính nạn nhân lên tiếng tố cáo thì khó chối. Chuyện lao nô xứ xã nghĩa đã là chuyện dài phổ biến, lần này tổ chức Walk Free lại lên tiếng, hai anh đầu sỏ là cái chính quyền nhà nước đại diện công quyền, và quốc hội là đại biểu cho người dân, vẫn như bao lần trước họ luôn giữ thái độ im lặng. Lần này thì riêng cái quốc hội như vẫn còn say chuyện đám ma Võ Nguyên Giáp, chúng có giở trò ăn mày xác chết hay không thì chưa biết, mà có kẻ đã đòi đề nghị Unessco phải vinh danh Giáp.
Báo trong nước đăng, ‘Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của QH đề nghị Nhà nước trình UNESCO vinh danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất thế giới’. Gớm cái chức sao mà dài lê thê, đã thiếu niên còn nhi đồng, sao không gọi là ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên cho gọn, đã thế lại như bố chó xồm, cứ đòi vinh danh láo lếu là được sao. Cũng lạ cho tay này, đúng là loại mù thông tin hạng nặng, hắn khoe rằng Unessco đã từng vinh danh boác Hù của hắn là danh nhân văn hóa thế giới, nay nên cần ‘tôn vinh Đại tướng xứng tầm với danh tướng số 1 của thế giới trong thế kỷ XX, ghi danh sử sách thế giới, là nhà quân sự kiệt xuất của thế giới’.
Nghe cái ông quốc hội con cò mổ lập đi lập lai chữ thế giới như xác định ‘tầm’ của Giáp, nghe bực quá mà xin hỏi, có thật là cởi ách nô lệ hay là máng ách Bắc thuộc lên dân tộc đất nước? Vì nếu đem ra so với đời sống của người dân thời Pháp thuộc, liệu nó có hơn được chút nào không hay lại tệ hơn, nếu không hơn thì xin tha cho người dân tôi khỏi phải mang lấy cái ơn ấy. Ngày xưa Pháp đến chiếm đất ta, người dân bị làm người nô lệ, nay nghe vẹm nói là chúng đã giải phóng đất nước, thế mà người dân xã nghĩa lại bung ra bốn phương tám hướng, để làm nô lệ tình dục cùng lao nô cho thiên hạ, vậy liệu có cần cái thứ phỏng giái đó không?
Việt Nhân (HNPĐ)
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
NÔ LỆ - Việt Nhân
(HNPĐ) Lúc ấy giải trí xem phim là chuyện của nhà giàu, của cán bộ! Nên phim bộ cả ta lẫn Tầu, dân đen nhất là dân Nam mấy ai được coi, vả lại cái đầu máy VCR hay cái TV 14 inch đắt lắm, nghe nói đủ bộ cặp đôi giá phải tới nửa cây vàng chứ không ít, dân nghèo muốn xem phim chỉ có cách đi thuê thôi, đó là những năm cuối 80. Một hôm anh bạn xe ôm hàng xóm mỗ tôi trúng mối, một Việt kiều có chuyện gấp cần đi Bà Rịa nhờ anh đưa đi lẫn về, tiền bo được khá mà anh mua bia, và thuê máy mướn phim về cho vợ con coi, nghèo mà được vậy xem như một ngày vui cho gia đình. Uống rượu thì phải có người đối ẩm, cái vui mà không người ngồi chung sẽ mất vui đi, thế là tôi được anh chiếu cố, vừa chuyện trò vừa loáng thoáng xem phim, nên không nhớ lắm được cốt chuyện cùng tựa.
Cố nhớ nhưng mỗ tôi đành chịu thua thôi, trong đó chỉ nhớ có cảnh được gọi là chợ người, đúng ra đó là cảnh những người đi tìm việc, từ sáng sớm những người tìm việc này qua tay một đầu nậu, họ xếp hàng đôi, hàng ba trước mặt kẻ cần người lựa chọn, cứ thế mỗi lượt khách tới lại đem đi chỉ một người cùng lắm là được hai, và người đến thuê không có mấy, nên những người không việc còn lại khá đông. Chờ đến trưa đứng bóng, những người đàn bà đành cắp nón thất thểu quay về, còn cánh đàn ông như cố chờ biết đâu lại may có khách đến trễ, nên vẫn ngồi lỳ vây quanh nhau bên cái điếu cày, đại khái cảnh chợ người, mà nhà làm phim xã nghĩa muốn nói cái khổ dân ta thời Pháp thuộc phải chịu là thế đấy.
Có câu chuyện hôm nay là vì như chúng ta đã biết, những gì vẹm nói thiên hạ xấu, thì ta thấy vẹm tệ hơn gấp trăm lần, những cảnh trong phim như thể tố cáo tội ác của giặc Pháp, thì hôm nay chung quanh thực tế ta thấy nhan nhản ngày càng lại nhiều. Ngay chính tại trung tâm thủ đô Hà Nội xã nghĩa, những cái chợ mà tên quen gọi là chợ cửu vạn, là ô shin là chợ ‘thợ đụng’, nơi đó có đủ những ngươi già trẻ, đàn ông đàn bà, họ tụ nhau ngồi từng tốp mắt dõi nhìn người qua lại, mong được có một việc làm. Từ khi người Pháp rời khỏi đông dương, đã non 60 năm, nói theo mồm mép vẹm là nhờ có chúng, với cái cách mạng thần thánh giải phóng dân tộc, mà người người được tự do ấm no, vậy sao những cái chợ người vẫn có và nhiều hơn?
Đấy là chuyện những gì chính người mình biết, về các cái chợ người dân mình, không chỉ diễn ra hằng ngày ở ngay trong nước hôm nay, mà nó đã đi ra ngoài biên giới đất nước, không chỉ loanh quanh diễn ra tại các xứ lân bang, nó đã đi xa như mọi người đã hay, nó cũng đã có ở Nga, hay mãi tận Angola đất châu Phi. Những chợ người hôm nay không một mảy may khác cảnh trong phim được xem hôm xưa, tay đầu nậu hôm nay chính là nhà nước, cảnh hôm nay là cảnh thực, cảnh hôm xưa là cảnh trong phim. Một nhà nước không đem đến được công ăn việc làm cho người dân, đó chính là tội ác và là nguyên nhân đẩy người dân trở thành thứ nô lệ thời hiện đại – Theo Walk Free, thiên đàng An Nam xã nghĩa có 248.705 người được xem là nô lệ.
Theo tổ chức này, nô lệ thời hiện đại là bị cưỡng bức, hay bị lạm dụng trong lao động, Với cách gọi của tổ chức này thì đấy là tội ác, trong đó có cả hình thức dùng nợ nần, hôn nhân cưỡng ép và buôn người. Walk Free là một phong trào của mọi người khắp nơi đứng lên chống lại một trong những tội ác tồi tệ nhất thế giới hôm nay như đã nói là nô lệ, họ kêu gọi chính phủ các nước cần có trách nhiệm trong việc xóa bỏ tội ác này. Còn ông nhà nước và cái đảng An Nam cộng, thì lại đang đẩy mạnh tội ác này lên cao, dưới danh nghĩa xuất cảng lao động mà các ông biến người dân hôm nay thành món hàng, từ cái đói nghèo do các ông mang lại, khiến người dân không có sự lựa chọn - Lao nô, làm đĩ trở nên cái chấp nhận quá quen của người dân xã nghĩa.
Nói sao đây các ông chóp bu xã nghĩa, khi các ông các bà mạnh miệng tuyên bố, đã đến lúc quí vị ăn ngon mặc đẹp, trong khi vẫn còn những đứa trẻ bị cưỡng ép lao động không lương, cho một công ty may mặc ở Sài Gòn? Tháng 08 năm ngoái, hơn hai mươi đứa trẻ từ vùng Việt bắc, Điện Biên bị đem về thành Hồ, nhốt trong một ngôi nhà khóa trái cho đến khi 3 đứa trong chúng trốn thoát xin cứu, mà điều đáng nói là chính quyền địa phương không hề hay biết trong suốt 2 năm trời (?!). Rồi chuyện xuất khẩu hàng trăm công nhân đi lao động ở một xưởng may bên Nga đã lên tiếng cáo buộc họ đã bị tra tấn tàn bạo và bị đối xử như nô lệ cũng vào năm 2012 khi bị phát hiện, những chuyện ra đi này không thể nói là không có sự gật đầu từ phía nhà nước.
Thậm chí có chuyện nói là đưa sang Nga làm tiếp viên, nhưng lại bị bắt buộc hành nghề mãi dâm, và khi chuyện đổ bể cho thấy có bàn tay điều hành của nhân viên sứ quán An Nam xã nghĩa tại Nga, một khi chính nạn nhân lên tiếng tố cáo thì khó chối. Chuyện lao nô xứ xã nghĩa đã là chuyện dài phổ biến, lần này tổ chức Walk Free lại lên tiếng, hai anh đầu sỏ là cái chính quyền nhà nước đại diện công quyền, và quốc hội là đại biểu cho người dân, vẫn như bao lần trước họ luôn giữ thái độ im lặng. Lần này thì riêng cái quốc hội như vẫn còn say chuyện đám ma Võ Nguyên Giáp, chúng có giở trò ăn mày xác chết hay không thì chưa biết, mà có kẻ đã đòi đề nghị Unessco phải vinh danh Giáp.
Báo trong nước đăng, ‘Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của QH đề nghị Nhà nước trình UNESCO vinh danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất thế giới’. Gớm cái chức sao mà dài lê thê, đã thiếu niên còn nhi đồng, sao không gọi là ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên cho gọn, đã thế lại như bố chó xồm, cứ đòi vinh danh láo lếu là được sao. Cũng lạ cho tay này, đúng là loại mù thông tin hạng nặng, hắn khoe rằng Unessco đã từng vinh danh boác Hù của hắn là danh nhân văn hóa thế giới, nay nên cần ‘tôn vinh Đại tướng xứng tầm với danh tướng số 1 của thế giới trong thế kỷ XX, ghi danh sử sách thế giới, là nhà quân sự kiệt xuất của thế giới’.
Nghe cái ông quốc hội con cò mổ lập đi lập lai chữ thế giới như xác định ‘tầm’ của Giáp, nghe bực quá mà xin hỏi, có thật là cởi ách nô lệ hay là máng ách Bắc thuộc lên dân tộc đất nước? Vì nếu đem ra so với đời sống của người dân thời Pháp thuộc, liệu nó có hơn được chút nào không hay lại tệ hơn, nếu không hơn thì xin tha cho người dân tôi khỏi phải mang lấy cái ơn ấy. Ngày xưa Pháp đến chiếm đất ta, người dân bị làm người nô lệ, nay nghe vẹm nói là chúng đã giải phóng đất nước, thế mà người dân xã nghĩa lại bung ra bốn phương tám hướng, để làm nô lệ tình dục cùng lao nô cho thiên hạ, vậy liệu có cần cái thứ phỏng giái đó không?
Việt Nhân (HNPĐ)