Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Năm Ấy Ngày Này : 22/10/1964: Jean-Paul Sartre từ chối Nobel Văn chương
Nguồn: Sartre wins and declines Nobel Prize, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1964, Jean-Paul Sartre đã được trao giải Nobel văn chương, nhưng ông từ chối nhận giải.
Trong những cuốn tiểu thuyết, tiểu luận và kịch của mình, Sartre thể hiện rất rõ triết lý của chủ nghĩa hiện sinh, rằng mỗi cá nhân phải tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống của riêng mình, vì cuộc sống tự nó không có ý nghĩa.
Từ năm 1924 đến năm 1929, Sartre theo học tại École Normale Supérieure. Chính trong thời gian này, ông đã gặp Simone de Beauvoir, người phụ nữ sau đó trở thành bạn đồng hành suốt đời của ông. Cả hai cùng nhau ngồi nhiều giờ trong những quán cà phê, cùng trò chuyện, viết lách, và uống cà phê. Sartre đã trở thành giáo sư triết học và giảng dạy tại Le Havre, Lion, và Paris.
Năm 1938, tiểu thuyết đầu tay của Sartre, La Nausée (tựa tiếng Anh: Nausea, tựa tiếng Việt: Buồn nôn) đã được xuất bản. Tác phẩm được viết dưới dạng cuốn nhật ký của nhân vật Roquentin – một trí thức nghiện cà phê. Năm 1939, Sartre tham gia chiến đấu trong Thế chiến II và bị bắt làm tù binh trong khoảng một năm. Sau đó, ông tiếp tục chiến đấu cùng phong trào Kháng chiến Pháp.
Năm 1943, Sartre xuất bản một trong những tác phẩm quan trọng nhất của mình, L’Être et le néant (Being and Nothingness/Hiện hữu và Hư không) Trong cuốn sách, ông lập luận rằng con người có quyền tự do và có trách nhiệm xã hội. Sartre và Beauvoir đã tham gia các vào phong trào xã hội, ủng hộ chủ nghĩa cộng sản và cuộc nổi dậy của sinh viên tại Paris năm 1968.
Cũng vào năm 1943, Sartre viết một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của mình, Les Mouches (The Flies/ Loài Ruồi). Tiếp theo đó là vở Huis Clos (No Exit/Không Lối thoát) vào năm 1945. Cùng trong năm 1945, ông bắt đầu viết bộ tiểu thuyết bốn tập Les chemins de la liberté (The Roads to Freedom/Đường tới tự do). Tuy nhiên, ông lại bỏ dở bộ sách sau khi hoàn thành tập thứ ba vào năm 1949. Năm 1946, Sartre vẫn tiếp tục phát triển triết lý của mình về chủ nghĩa hiện sinh và nhân văn.
Trong thập niên 1950 – 1960, Sartre đã nghiên cứu về các tác giả nổi tiếng như Baudelaire, Jean Genet, và Flaubert. L’idiot de la famille (The Family Idiot/ Tên đần của gia đình) – tác phẩm mà Sartre viết về Flaubert, thực ra khá đồ sộ, nhưng chỉ có ba trong bốn tập sách được xuất bản. Sức khỏe và thị lực của Sartre giảm dần trong những năm cuối đời. Ông mất vào năm 1980.
http://nghiencuuquocte.org
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Năm Ấy Ngày Này : 22/10/1964: Jean-Paul Sartre từ chối Nobel Văn chương
Nguồn: Sartre wins and declines Nobel Prize, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1964, Jean-Paul Sartre đã được trao giải Nobel văn chương, nhưng ông từ chối nhận giải.
Trong những cuốn tiểu thuyết, tiểu luận và kịch của mình, Sartre thể hiện rất rõ triết lý của chủ nghĩa hiện sinh, rằng mỗi cá nhân phải tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống của riêng mình, vì cuộc sống tự nó không có ý nghĩa.
Từ năm 1924 đến năm 1929, Sartre theo học tại École Normale Supérieure. Chính trong thời gian này, ông đã gặp Simone de Beauvoir, người phụ nữ sau đó trở thành bạn đồng hành suốt đời của ông. Cả hai cùng nhau ngồi nhiều giờ trong những quán cà phê, cùng trò chuyện, viết lách, và uống cà phê. Sartre đã trở thành giáo sư triết học và giảng dạy tại Le Havre, Lion, và Paris.
Năm 1938, tiểu thuyết đầu tay của Sartre, La Nausée (tựa tiếng Anh: Nausea, tựa tiếng Việt: Buồn nôn) đã được xuất bản. Tác phẩm được viết dưới dạng cuốn nhật ký của nhân vật Roquentin – một trí thức nghiện cà phê. Năm 1939, Sartre tham gia chiến đấu trong Thế chiến II và bị bắt làm tù binh trong khoảng một năm. Sau đó, ông tiếp tục chiến đấu cùng phong trào Kháng chiến Pháp.
Năm 1943, Sartre xuất bản một trong những tác phẩm quan trọng nhất của mình, L’Être et le néant (Being and Nothingness/Hiện hữu và Hư không) Trong cuốn sách, ông lập luận rằng con người có quyền tự do và có trách nhiệm xã hội. Sartre và Beauvoir đã tham gia các vào phong trào xã hội, ủng hộ chủ nghĩa cộng sản và cuộc nổi dậy của sinh viên tại Paris năm 1968.
Cũng vào năm 1943, Sartre viết một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của mình, Les Mouches (The Flies/ Loài Ruồi). Tiếp theo đó là vở Huis Clos (No Exit/Không Lối thoát) vào năm 1945. Cùng trong năm 1945, ông bắt đầu viết bộ tiểu thuyết bốn tập Les chemins de la liberté (The Roads to Freedom/Đường tới tự do). Tuy nhiên, ông lại bỏ dở bộ sách sau khi hoàn thành tập thứ ba vào năm 1949. Năm 1946, Sartre vẫn tiếp tục phát triển triết lý của mình về chủ nghĩa hiện sinh và nhân văn.
Trong thập niên 1950 – 1960, Sartre đã nghiên cứu về các tác giả nổi tiếng như Baudelaire, Jean Genet, và Flaubert. L’idiot de la famille (The Family Idiot/ Tên đần của gia đình) – tác phẩm mà Sartre viết về Flaubert, thực ra khá đồ sộ, nhưng chỉ có ba trong bốn tập sách được xuất bản. Sức khỏe và thị lực của Sartre giảm dần trong những năm cuối đời. Ông mất vào năm 1980.
http://nghiencuuquocte.org