Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Năm Ấy Ngày Này: 25/12/6: Ngày Chúa Giáng Sinh?
Nguồn: Christ is born?, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Dù hầu hết các Kitô hữu đều xem ngày 25/12 là ngày Chúa Giáng Sinh, nhưng thực ra trong hai thế kỷ đầu tiên sau khi Thiên Chúa giáo ra đời, không hề có bất kỳ bằng chứng xác thực nào về ngày hoặc năm mà Đức Chúa sinh ra. Ghi nhận lâu đời nhất hiện có về việc cử hành lễ Giáng Sinh là trong một cuốn niên giám La Mã, kể lại rằng vào năm 336, Nhà thờ Rome đã kỷ niệm ngày Chúa Jesus ra đời.
Người ta vẫn chưa tìm được lý do chính xác tại sao lễ Giáng Sinh lại được cử hành vào ngày 25/12, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều tin rằng ngày lễ này thực ra là một sự thay thế của người Thiên Chúa giáo cho ngày Đông chí của người ngoại đạo.
Đối với các Kitô hữu tiên khởi (và đối với nhiều Kitô hữu ngày nay), ngày lễ quan trọng nhất của Thiên Chúa giáo là lễ Phục Sinh – ngày kỷ niệm Chúa Jesus sau khi đã mất lại sống lại. Tuy nhiên, khi Thiên Chúa giáo bắt đầu được công nhận ở La Mã vào đầu thế kỷ thứ 4, những người đứng đầu Giáo Hội đã phải đối mặt với một ngày lễ của người La Mã ngoại giáo. Đó là ngày “Sinh nhật của Thần Mặt trời Bất bại” (Dies natalis solis invicti) – tên mà người La Mã gọi ngày Đông chí.
Vào mỗi mùa đông, người La Mã đều có lễ hội tôn vinh thần Saturn, hay Thần Nông. Lễ hội này bắt đầu vào ngày 17/12 và thường kết thúc vào khoảng ngày 25/12, bằng một lễ kỷ niệm ngày Đông chí để mừng khởi đầu năm mới. Đây là thời điểm mọi người vui chơi, gia đình và bạn bè sẽ cùng nhau trao đổi quà tặng. Đồng thời, Mithra– tín ngưỡng thờ thần ánh sáng của người Ba Tư cổ đại – cũng rất phổ biến trong quân đội La Mã thời bấy giờ, và họ cũng tổ chức một số nghi lễ quan trọng nhất vào ngày Đông chí.
Năm 312, sau khi Hoàng đế La Mã Constantine I cải đạo sang Thiên Chúa giáo và chính thức công nhận tôn giáo này, những người đứng đầu Giáo Hội đã nỗ lực để giành lấy các ngày lễ Đông chí, và do đó, giúp việc chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo trở nên suôn sẻ hơn. Khi hợp thức hóa lễ kỷ niệm sinh nhật Chúa Jesus vào cuối tháng 12, những người đứng đầu Giáo Hội lập luận rằng: vì thế giới được tạo dựng vào ngày xuân phân (cuối tháng 3) nên Chúa Jesus cũng được Chúa Cha cho thụ thai trong lòng Đức Trinh Nữ Maria vào ngày này, và chín tháng sau đó, Ngài ra đời trong ngày Đông chí.
Từ Nhà thờ Rome, lễ Giáng Sinh bắt đầu lan sang các nhà thờ khác ở phía tây và phía đông, và các Kitô hữu sau đó đã kỷ niệm Chúa Giáng Sinh vào ngày 25/12. Người La Mã còn thêm các nghi lễ Đông chí khác của người ngoại đạo vào lễ Giáng Sinh, chẳng hạn như việc đốt các khúc gỗ (Ylue log) hay việc trang trí với cây xanh của các bộ tộc người Giéc-manh (German). Từ Christmas trong tiếng Anh bắt nguồn từ cụm Christes maesse trong tiếng Anh cổ, có nghĩa là “Đám đông của Đức Chúa” hay“Lễ hội của Đức Chúa”.
Thời Trung cổ, có một vị thánh nổi tiếng là Thánh Nicholas của thành Myra (St. Nicholas of Myra) – người luôn đến thăm trẻ em với những món quà cùng những lời khuyên nhủ ngay trước thềm Giáng Sinh. Sang thời hiện đại, nhân vật này đã được phát triển thành Ông già Noel – người chuyên tặng quà cho trẻ em vào lễ Giáng Sinh. Tên gọi Ông già Noel (Santa Claus) bắt nguồn từ tên Thánh Nicholas trong tiếng Hà Lan – St. Nicholas-Sinterklaas.
( Nghiên Cứu Quốc Tế )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Năm Ấy Ngày Này: 25/12/6: Ngày Chúa Giáng Sinh?
Nguồn: Christ is born?, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Dù hầu hết các Kitô hữu đều xem ngày 25/12 là ngày Chúa Giáng Sinh, nhưng thực ra trong hai thế kỷ đầu tiên sau khi Thiên Chúa giáo ra đời, không hề có bất kỳ bằng chứng xác thực nào về ngày hoặc năm mà Đức Chúa sinh ra. Ghi nhận lâu đời nhất hiện có về việc cử hành lễ Giáng Sinh là trong một cuốn niên giám La Mã, kể lại rằng vào năm 336, Nhà thờ Rome đã kỷ niệm ngày Chúa Jesus ra đời.
Người ta vẫn chưa tìm được lý do chính xác tại sao lễ Giáng Sinh lại được cử hành vào ngày 25/12, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều tin rằng ngày lễ này thực ra là một sự thay thế của người Thiên Chúa giáo cho ngày Đông chí của người ngoại đạo.
Đối với các Kitô hữu tiên khởi (và đối với nhiều Kitô hữu ngày nay), ngày lễ quan trọng nhất của Thiên Chúa giáo là lễ Phục Sinh – ngày kỷ niệm Chúa Jesus sau khi đã mất lại sống lại. Tuy nhiên, khi Thiên Chúa giáo bắt đầu được công nhận ở La Mã vào đầu thế kỷ thứ 4, những người đứng đầu Giáo Hội đã phải đối mặt với một ngày lễ của người La Mã ngoại giáo. Đó là ngày “Sinh nhật của Thần Mặt trời Bất bại” (Dies natalis solis invicti) – tên mà người La Mã gọi ngày Đông chí.
Vào mỗi mùa đông, người La Mã đều có lễ hội tôn vinh thần Saturn, hay Thần Nông. Lễ hội này bắt đầu vào ngày 17/12 và thường kết thúc vào khoảng ngày 25/12, bằng một lễ kỷ niệm ngày Đông chí để mừng khởi đầu năm mới. Đây là thời điểm mọi người vui chơi, gia đình và bạn bè sẽ cùng nhau trao đổi quà tặng. Đồng thời, Mithra– tín ngưỡng thờ thần ánh sáng của người Ba Tư cổ đại – cũng rất phổ biến trong quân đội La Mã thời bấy giờ, và họ cũng tổ chức một số nghi lễ quan trọng nhất vào ngày Đông chí.
Năm 312, sau khi Hoàng đế La Mã Constantine I cải đạo sang Thiên Chúa giáo và chính thức công nhận tôn giáo này, những người đứng đầu Giáo Hội đã nỗ lực để giành lấy các ngày lễ Đông chí, và do đó, giúp việc chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo trở nên suôn sẻ hơn. Khi hợp thức hóa lễ kỷ niệm sinh nhật Chúa Jesus vào cuối tháng 12, những người đứng đầu Giáo Hội lập luận rằng: vì thế giới được tạo dựng vào ngày xuân phân (cuối tháng 3) nên Chúa Jesus cũng được Chúa Cha cho thụ thai trong lòng Đức Trinh Nữ Maria vào ngày này, và chín tháng sau đó, Ngài ra đời trong ngày Đông chí.
Từ Nhà thờ Rome, lễ Giáng Sinh bắt đầu lan sang các nhà thờ khác ở phía tây và phía đông, và các Kitô hữu sau đó đã kỷ niệm Chúa Giáng Sinh vào ngày 25/12. Người La Mã còn thêm các nghi lễ Đông chí khác của người ngoại đạo vào lễ Giáng Sinh, chẳng hạn như việc đốt các khúc gỗ (Ylue log) hay việc trang trí với cây xanh của các bộ tộc người Giéc-manh (German). Từ Christmas trong tiếng Anh bắt nguồn từ cụm Christes maesse trong tiếng Anh cổ, có nghĩa là “Đám đông của Đức Chúa” hay“Lễ hội của Đức Chúa”.
Thời Trung cổ, có một vị thánh nổi tiếng là Thánh Nicholas của thành Myra (St. Nicholas of Myra) – người luôn đến thăm trẻ em với những món quà cùng những lời khuyên nhủ ngay trước thềm Giáng Sinh. Sang thời hiện đại, nhân vật này đã được phát triển thành Ông già Noel – người chuyên tặng quà cho trẻ em vào lễ Giáng Sinh. Tên gọi Ông già Noel (Santa Claus) bắt nguồn từ tên Thánh Nicholas trong tiếng Hà Lan – St. Nicholas-Sinterklaas.
( Nghiên Cứu Quốc Tế )