Tham Khảo
Nạn Cộng Sản - Lê Dinh
Như chúng ta đã biết, thông thường nhân loại chỉ thấy có những thứ nạn như nạn bão (bão Katrina nam 2005), nạn lụt (nạn bão lụt năm Thìn 1904), nạn đói (nạn đói năm Ất Dậu 1945), nạn hạn hán, nạn cào cào, châu chấu…, những thứ tai họa, thiên tai không ngừa trước được. Những thứ nạn này chỉ tàn phá một vùng nào đó thôi và chỉ cần một thời gian là giải quyết xong, bài trừ xong, rồi dần dần cuộc sống của người dân được ổn định, nhờ sự cứu trợ của quốc tế và với sự giúp đỡ của đồng bào ruột thịt, bầu ơi thương lấy bí cùng.
Anh Trầu dạy tôi mấy bài hát như:
“Đoàn giải phóng quân một lòng ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về…”
Hoặc:
“Mùa thu rồi, ngày hăm ba, ta ra di
Theo tiếng gọi sơn hà nguy biến…”
Và một bài hát êm đềm nữa mà thuở bé bỏng đó, tôi ngân nga suốt ngày:
“ …Áo anh rách vai, quần tôi có hai miếng vá
Lòng còn cười, buốt già chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Với tuổi non dại của tôi ngày đó, tôi không hiểu gì hết nhưng tôi thấy hay hay, trong đầu tôi có hình ảnh hai người đều quyết lòng đi đánh Tây, nằm chung một chiếu, ngủ chung một giường và rất thương yêu nhau… Riêng tôi, tôi cũng ước muốn được như vậy, muốn thương nhau… tay nắm lấy bàn tay.
Rồi còn những buổi diễn kịch nữa. Không biết xuất phát từ đâu mà các anh các chị toàn mặc bà ba đen, cổ quấn khăn rằn, đến làng tôi, dựng một sân khấu sơ sài nơi chái trên nhà ông ngọai tôi để diễn kịch cho bà con lối xóm đến xem.
Trong đêm đó, tôi nghe một chị cất tiếng lanh lảnh, hát:
“Mùa đông gió lạnh lùng, gió lạnh lùng
Chim thôi bay, nhìn mưa gió hãi hùng
Ngoài xa, ngoài biên cương
Bao chiến binh ôm súng buồn nhớ quê hương…”
Và đồng thời ở trên sân khấu, những anh chiến binh, lúc ẩn lúc hiện, vai mang súng dài, lầm lũi bước đi trong đêm tối, trông thật hiên ngang, thật oai hùng, làm cho tôi ước muốn, khi lớn lên, cũng được như vậy, được mang súng đi trong đêm như các anh trong màn kịch…
Kể từ đó, một bầu không khí âm u, tang tóc bao phủ ngôi làng nhỏ bé cạnh nhánh sông Cửa Tiểu này của dòng sông Cửu Long. Trời chạng vạng tối là không có một bóng người đi ngoài đường. Không có tiếng nô đùa cười giỡn của trẻ con hàng xóm. Ban đêm, nhà nhà đóng cửa kín mít, nghe tiếng chó sủa là người trong nhà run bần bật, tắt đèn tối om trong nhà, khi chó hết sủa mới thấy yên tâm. Có nhà còn tin dị đoan treo mấy nhánh tỏi tòn ten trước cửa nhà, như để đuổi tà ma, âm binh hay quỷ yêu gì đó. Bà ngọai tôi, khi chưa qua đời, vừa nhai trầu, vừa than thở một mình: Không biết đến khi nào mới hết nạn giặc giã Việt Minh này…
Ba mươi năm sau, miền Nam thân yêu của tôi lại gặp nạn nữa, nhưng lần này là nạn Cộng sản thứ thiệt, không phải nạn Việt Minh tập sự, tầm vong vạt nhọn nữa. Năm 1954, khi Pháp thất trận ở Điện Bỉên Phủ, nước Việt Nam bị chia hai, phân nửa miến Bắc từ sông Bến Hải trở ra miên Bắc thuộc về Cộng sản, còn từ sông Bến Hải trở vô miền Nam là của những người yêu tự do, không thích Cộng sản. Thế mà chúng nào chịu để yên. Chúng lập lờ lập lững, đẻ ra phong trào này, phong trào nọ, không thi hành hiệp định đình chiến phân chia hai miền Nam Bắc mà quyết chiếm cho được miền Nam. Việc gì đến rồi phải đến. Tháng tư năm 1975, đồng bào miền Nam lại phải chạy nạn Cộng sản. Đối với đồng bào miền Nam, đây là lần thứ nhất, nhưng đồi với đồng bào di cư từ năm 1954 thì đây là lần thứ hai. Riêng gia đình nhỏ bé của tôi, năm 1946 phải bỏ nhà cửa, vườn tược ở làng Vĩnh Hựu để xuống thành phố Gò Công tìm nơi yên ổn để sống, rồi đến năm 1978 lại phải bỏ nhà cửa lần nữa, vượt biên tìm nơi lánh nạn CS. Đất lành chim đậu, đất dữ chim bay là vậy, cũng đành thôi.
Người dân quê bỏ nhà cửa ruộng vườn lên thành thị để sống vì ở những nơi này, an ninh được bảo đảm hơn, Cộng sản khó có thể muốn đến lúc nào thì đến, xâm nhập lúc nào thì xâm nhập. Nhưng rồi người dân nào có được yên đâu? Năm 1975, họ lại còn phải chạy nữa, chạy nạn Cộng sản, một cái nạn mà không như nạn đói, nạn lụt, dù với sự giúp sức của Hoa Kỳ, của Úc, của Đại Hàn, của Phi luật Tân… cũng không trừ khử nổi. Thôi thì đành bỏ lại tất cả để ra đi, giữ tấm thân, giữ mạng sống để còn làm lại cuộc đời khác, ở một nơi an bình khác.
Nạn Cộng sản! Chỉ 3 tiếng thôi mà sao tôi thấy như nói lên những chuyện kinh tởm, ghê rợn, chỉ 3 tiếng thôi mà như là biểu hiệu của cả một địa ngục, âm ti tối ám, nơi có bầy quỷ sứ đầy nanh vuốt, với gươm giáo giết người không gớm tay. Nạn Cộng sản là nạn kinh khủng, hãi hùng nhất cho nhân loài. Chẳng may mà bị nạn Cộng sản là ngóc đầu lên không nổi, như sống với loài quỷ dữ, như sống với nanh vuốt yêu tinh. Chẳng may mà bị nạn Cộng sản là sẽ không còn gì cả, một thân một mình trơ trụi, tài sản rồi sẽ bị cướp hết, chưa nói đến những danh từ trừu tượng không bao giờ thấy được, không sờ mó được – mà chúng đã hứa hẹn - như tự do, dân chủ hay nhân quyền. Sống với nạn Cộng sản là cái gì của mình sẽ không còn là của mình. Một sớm một chiều, mất tiêu hết của cải và mạng sống thì như ngàn cân treo trên sợi tóc.
Rồi còn những biến chứng của nạn CS, những thứ bệnh phụ thuộc mà thiên hạ nghe qua cũng đều ghê sợ. Nào là tham ô, tham nhũng, bán nước, buôn dân, rồi nào là đầu gấu, mafia, xã hội đen, những thứ phụ tùng gớm ghiếc của Cộng sản, ngày ngày bủa giăng cuộc sống của người dân để hút máu họ làm cho cơ thể họ bị tê liệt rồi chết dần chết mòn.
Nạn đói còn có thể giải quyết trong vòng một năm vì vài tháng đầu tiên có sự trợ giúp của các quốc gia khác, rồi một năm sau, lúa trồng sẽ trổ bông sinh ra hột lúa, nuôi dân chúng, chấm dứt nạn đói. Nạn lụt thì cũng sẽ giải quyết dễ dàng, nhanh chóng, nhờ sự trợ giúp của lân bang và sự ân cần đùm bọc với lòng nhân đạo của đồng bào ở những vùng không bị nạn. Còn nạn Cộng sản là nạn chung cho cả nước, ụp xuống toàn dân, rất khó mà tiêu diệt. Con vi khuần Cộng sản đã lan tràn khắp nước, soi mòn cơ thể miền Nam suốt 37 năm nay, làm tê liệt hết những tế bào, uống hết máu trong thân thể, chỉ còn lại trơ bộ xương gầy. Nạn Cộng sản tàn hại dân chúng, làm bại họai thể xác và lụn bại tinh thần, để cho dân chúng điêu đứng, sống không ra sống mà chết thì cũng không ra chết, cứ lây lất mà sống, trước sức hoành hành của chứng bệnh Cộng sản.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nạn Cộng Sản - Lê Dinh
Như chúng ta đã biết, thông thường nhân loại chỉ thấy có những thứ nạn như nạn bão (bão Katrina nam 2005), nạn lụt (nạn bão lụt năm Thìn 1904), nạn đói (nạn đói năm Ất Dậu 1945), nạn hạn hán, nạn cào cào, châu chấu…, những thứ tai họa, thiên tai không ngừa trước được. Những thứ nạn này chỉ tàn phá một vùng nào đó thôi và chỉ cần một thời gian là giải quyết xong, bài trừ xong, rồi dần dần cuộc sống của người dân được ổn định, nhờ sự cứu trợ của quốc tế và với sự giúp đỡ của đồng bào ruột thịt, bầu ơi thương lấy bí cùng.
Anh Trầu dạy tôi mấy bài hát như:
“Đoàn giải phóng quân một lòng ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về…”
Hoặc:
“Mùa thu rồi, ngày hăm ba, ta ra di
Theo tiếng gọi sơn hà nguy biến…”
Và một bài hát êm đềm nữa mà thuở bé bỏng đó, tôi ngân nga suốt ngày:
“ …Áo anh rách vai, quần tôi có hai miếng vá
Lòng còn cười, buốt già chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Với tuổi non dại của tôi ngày đó, tôi không hiểu gì hết nhưng tôi thấy hay hay, trong đầu tôi có hình ảnh hai người đều quyết lòng đi đánh Tây, nằm chung một chiếu, ngủ chung một giường và rất thương yêu nhau… Riêng tôi, tôi cũng ước muốn được như vậy, muốn thương nhau… tay nắm lấy bàn tay.
Rồi còn những buổi diễn kịch nữa. Không biết xuất phát từ đâu mà các anh các chị toàn mặc bà ba đen, cổ quấn khăn rằn, đến làng tôi, dựng một sân khấu sơ sài nơi chái trên nhà ông ngọai tôi để diễn kịch cho bà con lối xóm đến xem.
Trong đêm đó, tôi nghe một chị cất tiếng lanh lảnh, hát:
“Mùa đông gió lạnh lùng, gió lạnh lùng
Chim thôi bay, nhìn mưa gió hãi hùng
Ngoài xa, ngoài biên cương
Bao chiến binh ôm súng buồn nhớ quê hương…”
Và đồng thời ở trên sân khấu, những anh chiến binh, lúc ẩn lúc hiện, vai mang súng dài, lầm lũi bước đi trong đêm tối, trông thật hiên ngang, thật oai hùng, làm cho tôi ước muốn, khi lớn lên, cũng được như vậy, được mang súng đi trong đêm như các anh trong màn kịch…
Kể từ đó, một bầu không khí âm u, tang tóc bao phủ ngôi làng nhỏ bé cạnh nhánh sông Cửa Tiểu này của dòng sông Cửu Long. Trời chạng vạng tối là không có một bóng người đi ngoài đường. Không có tiếng nô đùa cười giỡn của trẻ con hàng xóm. Ban đêm, nhà nhà đóng cửa kín mít, nghe tiếng chó sủa là người trong nhà run bần bật, tắt đèn tối om trong nhà, khi chó hết sủa mới thấy yên tâm. Có nhà còn tin dị đoan treo mấy nhánh tỏi tòn ten trước cửa nhà, như để đuổi tà ma, âm binh hay quỷ yêu gì đó. Bà ngọai tôi, khi chưa qua đời, vừa nhai trầu, vừa than thở một mình: Không biết đến khi nào mới hết nạn giặc giã Việt Minh này…
Ba mươi năm sau, miền Nam thân yêu của tôi lại gặp nạn nữa, nhưng lần này là nạn Cộng sản thứ thiệt, không phải nạn Việt Minh tập sự, tầm vong vạt nhọn nữa. Năm 1954, khi Pháp thất trận ở Điện Bỉên Phủ, nước Việt Nam bị chia hai, phân nửa miến Bắc từ sông Bến Hải trở ra miên Bắc thuộc về Cộng sản, còn từ sông Bến Hải trở vô miền Nam là của những người yêu tự do, không thích Cộng sản. Thế mà chúng nào chịu để yên. Chúng lập lờ lập lững, đẻ ra phong trào này, phong trào nọ, không thi hành hiệp định đình chiến phân chia hai miền Nam Bắc mà quyết chiếm cho được miền Nam. Việc gì đến rồi phải đến. Tháng tư năm 1975, đồng bào miền Nam lại phải chạy nạn Cộng sản. Đối với đồng bào miền Nam, đây là lần thứ nhất, nhưng đồi với đồng bào di cư từ năm 1954 thì đây là lần thứ hai. Riêng gia đình nhỏ bé của tôi, năm 1946 phải bỏ nhà cửa, vườn tược ở làng Vĩnh Hựu để xuống thành phố Gò Công tìm nơi yên ổn để sống, rồi đến năm 1978 lại phải bỏ nhà cửa lần nữa, vượt biên tìm nơi lánh nạn CS. Đất lành chim đậu, đất dữ chim bay là vậy, cũng đành thôi.
Người dân quê bỏ nhà cửa ruộng vườn lên thành thị để sống vì ở những nơi này, an ninh được bảo đảm hơn, Cộng sản khó có thể muốn đến lúc nào thì đến, xâm nhập lúc nào thì xâm nhập. Nhưng rồi người dân nào có được yên đâu? Năm 1975, họ lại còn phải chạy nữa, chạy nạn Cộng sản, một cái nạn mà không như nạn đói, nạn lụt, dù với sự giúp sức của Hoa Kỳ, của Úc, của Đại Hàn, của Phi luật Tân… cũng không trừ khử nổi. Thôi thì đành bỏ lại tất cả để ra đi, giữ tấm thân, giữ mạng sống để còn làm lại cuộc đời khác, ở một nơi an bình khác.
Nạn Cộng sản! Chỉ 3 tiếng thôi mà sao tôi thấy như nói lên những chuyện kinh tởm, ghê rợn, chỉ 3 tiếng thôi mà như là biểu hiệu của cả một địa ngục, âm ti tối ám, nơi có bầy quỷ sứ đầy nanh vuốt, với gươm giáo giết người không gớm tay. Nạn Cộng sản là nạn kinh khủng, hãi hùng nhất cho nhân loài. Chẳng may mà bị nạn Cộng sản là ngóc đầu lên không nổi, như sống với loài quỷ dữ, như sống với nanh vuốt yêu tinh. Chẳng may mà bị nạn Cộng sản là sẽ không còn gì cả, một thân một mình trơ trụi, tài sản rồi sẽ bị cướp hết, chưa nói đến những danh từ trừu tượng không bao giờ thấy được, không sờ mó được – mà chúng đã hứa hẹn - như tự do, dân chủ hay nhân quyền. Sống với nạn Cộng sản là cái gì của mình sẽ không còn là của mình. Một sớm một chiều, mất tiêu hết của cải và mạng sống thì như ngàn cân treo trên sợi tóc.
Rồi còn những biến chứng của nạn CS, những thứ bệnh phụ thuộc mà thiên hạ nghe qua cũng đều ghê sợ. Nào là tham ô, tham nhũng, bán nước, buôn dân, rồi nào là đầu gấu, mafia, xã hội đen, những thứ phụ tùng gớm ghiếc của Cộng sản, ngày ngày bủa giăng cuộc sống của người dân để hút máu họ làm cho cơ thể họ bị tê liệt rồi chết dần chết mòn.
Nạn đói còn có thể giải quyết trong vòng một năm vì vài tháng đầu tiên có sự trợ giúp của các quốc gia khác, rồi một năm sau, lúa trồng sẽ trổ bông sinh ra hột lúa, nuôi dân chúng, chấm dứt nạn đói. Nạn lụt thì cũng sẽ giải quyết dễ dàng, nhanh chóng, nhờ sự trợ giúp của lân bang và sự ân cần đùm bọc với lòng nhân đạo của đồng bào ở những vùng không bị nạn. Còn nạn Cộng sản là nạn chung cho cả nước, ụp xuống toàn dân, rất khó mà tiêu diệt. Con vi khuần Cộng sản đã lan tràn khắp nước, soi mòn cơ thể miền Nam suốt 37 năm nay, làm tê liệt hết những tế bào, uống hết máu trong thân thể, chỉ còn lại trơ bộ xương gầy. Nạn Cộng sản tàn hại dân chúng, làm bại họai thể xác và lụn bại tinh thần, để cho dân chúng điêu đứng, sống không ra sống mà chết thì cũng không ra chết, cứ lây lất mà sống, trước sức hoành hành của chứng bệnh Cộng sản.