Kinh Đời
Nạn nhân của cơn sốt thẩm mỹ Hàn Quốc - BBC
Qua khắp mọi ngõ ngách ở thủ đô Seoul, bạn thấy mình bị thúc giục phải đi sửa mặt bằng phẫu thuật thẩm mỹ, mà không tài nào tránh được những quảng cáo đó
Qua khắp mọi ngõ ngách ở thủ đô Seoul, bạn thấy mình bị thúc giục phải đi sửa mặt bằng phẫu thuật thẩm mỹ, mà không tài nào tránh được những quảng cáo đó. Ở khu Gangnam giàu có chẳng hạn, dường như trên bức tường nào cũng có tấm biển chỉ tới một phòng phẫu thuật.
Trên tàu hay trên đường phố, bạn vẫn được nghe câu “làm cho khuôn mặt sống động hẳn lên”. Có các dịch vụ như “viền lại mặt”, “chống lão hóa”, “bấm mí mắt”, “phẫu thuật ngực”, “tạo dáng cơ thể”. Có cả “làm thon cằm vuông” (chủ yếu nhắm tới nam giới). Hay thay đổi khuôn mặt hoàn toàn từ “xệ, nhão thành tăng tính đàn hồi và chiều sâu”, chủ yếu nhắm tới phụ nữ.
Một người quen của tôi phàn nàn rằng cứ khi nào trời mưa là cô lại bị đau cằm. Và sau đó cô mới tiết lộ rằng khi đi phẫu thuật mũi, cô bị thuyết phục – hoặc đã tự thuyết phục mình – chính là cái cằm mới cần được chỉnh sửa. Kết quả là: một cái cằm có hình thù rõ nét hơn nhưng cũng đau đớn hơn. Tuy thế, cô đang định đi phẫu thuật ngực cho to ra nữa.
Ở đất nước này, các vị phụ huynh nói với tôi rằng quà tặng con gái đến tuổi thiếu nữ là “phẫu thuật mắt hai mí” để cho mắt to ra – hay thực ra là trông “bớt châu Á đi”. Vì sao? Tôi tự hỏi, khi thấy mắt người Hàn Quốc đã đẹp một cách tự nhiên.
Thông điệp chính được đưa ra từ quảng cáo trên các toa tàu thường là “tự tin với vẻ bề ngoài mang lại năng lượng tích cực có thể là nền tảng của hạnh phúc”. Hạnh phúc có thể dễ dàng tìm được đến vậy chỉ nhờ một nhát dao!
Tất nhiên chuyện không chỉ có thế. Một số bệnh nhân, hay nạn nhân, đã đi kiện những vị bác sỹ sửa sang lại gương mặt của họ không đẹp hơn mà lại xấu đi.
Một nạn nhân nói khi cô bỏ đám bông băng ra: “Đây không phải là khuôn mặt người. Trông còn kinh hơn cả quỷ hay người ngoài hành tinh.”
Một phần của vấn đề là ở chỗ, phẫu thuật thẩm mỹ sinh lời cao tới mức các bác sỹ không chứng chỉ bằng cấp cũng bị lôi kéo - hay cả các bác sỹ có bằng cấp nhưng ở các lĩnh vực khác hay trong ngành dược.
Có cáo buộc rằng nhiều cuộc phẫu thuật đã được thực hiện bởi “các bác sỹ ma”. Trong một vụ đã được đưa ra tòa, có người khẳng định rằng vị bác sỹ xuất hiện trên quảng cáo chuồn ra khỏi phòng mổ ngay khi bệnh nhân được gây mê và sau đó bệnh nhân được phẫu thuật bởi một người khác.
Thêm vào đó, chính các bức ảnh trước-và-sau khi thẩm mỹ cũng đã được chỉnh sửa, bằng Photoshop.
Tin tốt là Hiệp hội các nhà Phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc đã kêu gọi luật pháp quản lý chặt chẽ hơn các bác sỹ và cả quảng cáo. Họ sợ rằng tin tức xấu đang làm ảnh hưởng tới danh tiếng của ngành công nghiệp rất phát triển này.
Nhưng họ đang phải bơi ngược dòng. Phẫu thuật thẩm mỹ kiếm lời rất cao, kể cả là với giá thấp hơn nhiều so với ở Hoa Kỳ và châu Âu.
Một trong những dịch vụ chạy nhất ở khu Gangnam, Seoul, là “chỉnh mắt” có giá khoảng 1.7 triệu Won, tương đương 1.500 USD cho cuộc phẫu thuật đơn giản, kéo dài khoảng 30 phút.
Còn nâng mặt thì mất khoảng 12 triệu Won - 11.000 USD.
Phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc
- Theo khảo sát trên 1.000 bệnh nhân của Cơ quan người Tiêu dùng Triều Tiên (KCA):
- 70% số người được hỏi nói đã thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện vẻ ngoài, và 14.5% nói họ tin điều này sẽ giúp tìm được việc làm tốt hơn, hoặc được thăng chức
- 14.5% nói họ tin rằng phẫu thuật đã giúp cải thiện nghề nghiệp hay thăng chức
- Loại phẫu thuật phổ biến nhất là “mắt hai mí” – 67.8% người trả lời nói họ đã thực hiện loại phẫu thuật này
- 32.3% những người được hỏi trả lời “không hài lòng” với kết quả phẫu thuật
Nhu cầu dịch thuật trong phẫu thuật thẩm mỹ cũng ngày càng cao. Thị trường mở rộng nhờ có láng giềng to lớn bên cạnh: Trung Quốc. Theo hãng tin có tiếng ở Hàn Quốc, Joongang Daily, hai phần ba người nước ngoài tới phẫu thuật thẩm mỹ ở nước này trong 2013 là người Trung Quốc, với tổng số hơn 16.000 khách hàng.
Truyền thông địa phương cũng nói một số ca phẫu thuật thành công tới mức cảnh sát xuất nhập cảnh không tin đó cùng là một người mang hộ chiếu.
Nhưng có lẽ người Trung Quốc chỉ đơn giản là muốn bắt chước các ngôi sao điện ảnh, còn các bậc phụ huynh Hàn Quốc nếu cũng vì lý do đó mà muốn cải thiện vẻ đẹp của con gái mình nhờ vào cây dao của bác sỹ thì nên đọc thêm về những câu chuyện kinh dị đã được đưa ra tòa.
Một cựu hoa hậu Hàn Quốc từng gặp tai nạn khủng khiếp khi phẫu thuật ngực. Sau một loạt nhiễm trùng, cuối cùng một bên ngực của cô to hơn hẳn bên kia.
Cô trách các bác sỹ đã làm sai, nhưng trên hết, cô trách họ vì chưa bao giờ có ai nói với cô rằng, “cô không cần phải làm thế”. Phẫu thuật thẩm mỹ cứ như một cơn nghiện,” cô nói. “Nếu bạn làm mắt rồi bạn sẽ muốn làm mũi.
“Và bác sỹ chẳng bao giờ nói ‘Vẻ đẹp tự nhiên của bạn là đã tuyệt lắm rồi.’"
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nạn nhân của cơn sốt thẩm mỹ Hàn Quốc - BBC
Qua khắp mọi ngõ ngách ở thủ đô Seoul, bạn thấy mình bị thúc giục phải đi sửa mặt bằng phẫu thuật thẩm mỹ, mà không tài nào tránh được những quảng cáo đó
Qua khắp mọi ngõ ngách ở thủ đô Seoul, bạn thấy mình bị thúc giục phải đi sửa mặt bằng phẫu thuật thẩm mỹ, mà không tài nào tránh được những quảng cáo đó. Ở khu Gangnam giàu có chẳng hạn, dường như trên bức tường nào cũng có tấm biển chỉ tới một phòng phẫu thuật.
Trên tàu hay trên đường phố, bạn vẫn được nghe câu “làm cho khuôn mặt sống động hẳn lên”. Có các dịch vụ như “viền lại mặt”, “chống lão hóa”, “bấm mí mắt”, “phẫu thuật ngực”, “tạo dáng cơ thể”. Có cả “làm thon cằm vuông” (chủ yếu nhắm tới nam giới). Hay thay đổi khuôn mặt hoàn toàn từ “xệ, nhão thành tăng tính đàn hồi và chiều sâu”, chủ yếu nhắm tới phụ nữ.
Một người quen của tôi phàn nàn rằng cứ khi nào trời mưa là cô lại bị đau cằm. Và sau đó cô mới tiết lộ rằng khi đi phẫu thuật mũi, cô bị thuyết phục – hoặc đã tự thuyết phục mình – chính là cái cằm mới cần được chỉnh sửa. Kết quả là: một cái cằm có hình thù rõ nét hơn nhưng cũng đau đớn hơn. Tuy thế, cô đang định đi phẫu thuật ngực cho to ra nữa.
Ở đất nước này, các vị phụ huynh nói với tôi rằng quà tặng con gái đến tuổi thiếu nữ là “phẫu thuật mắt hai mí” để cho mắt to ra – hay thực ra là trông “bớt châu Á đi”. Vì sao? Tôi tự hỏi, khi thấy mắt người Hàn Quốc đã đẹp một cách tự nhiên.
Thông điệp chính được đưa ra từ quảng cáo trên các toa tàu thường là “tự tin với vẻ bề ngoài mang lại năng lượng tích cực có thể là nền tảng của hạnh phúc”. Hạnh phúc có thể dễ dàng tìm được đến vậy chỉ nhờ một nhát dao!
Tất nhiên chuyện không chỉ có thế. Một số bệnh nhân, hay nạn nhân, đã đi kiện những vị bác sỹ sửa sang lại gương mặt của họ không đẹp hơn mà lại xấu đi.
Một nạn nhân nói khi cô bỏ đám bông băng ra: “Đây không phải là khuôn mặt người. Trông còn kinh hơn cả quỷ hay người ngoài hành tinh.”
Một phần của vấn đề là ở chỗ, phẫu thuật thẩm mỹ sinh lời cao tới mức các bác sỹ không chứng chỉ bằng cấp cũng bị lôi kéo - hay cả các bác sỹ có bằng cấp nhưng ở các lĩnh vực khác hay trong ngành dược.
Có cáo buộc rằng nhiều cuộc phẫu thuật đã được thực hiện bởi “các bác sỹ ma”. Trong một vụ đã được đưa ra tòa, có người khẳng định rằng vị bác sỹ xuất hiện trên quảng cáo chuồn ra khỏi phòng mổ ngay khi bệnh nhân được gây mê và sau đó bệnh nhân được phẫu thuật bởi một người khác.
Thêm vào đó, chính các bức ảnh trước-và-sau khi thẩm mỹ cũng đã được chỉnh sửa, bằng Photoshop.
Tin tốt là Hiệp hội các nhà Phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc đã kêu gọi luật pháp quản lý chặt chẽ hơn các bác sỹ và cả quảng cáo. Họ sợ rằng tin tức xấu đang làm ảnh hưởng tới danh tiếng của ngành công nghiệp rất phát triển này.
Nhưng họ đang phải bơi ngược dòng. Phẫu thuật thẩm mỹ kiếm lời rất cao, kể cả là với giá thấp hơn nhiều so với ở Hoa Kỳ và châu Âu.
Một trong những dịch vụ chạy nhất ở khu Gangnam, Seoul, là “chỉnh mắt” có giá khoảng 1.7 triệu Won, tương đương 1.500 USD cho cuộc phẫu thuật đơn giản, kéo dài khoảng 30 phút.
Còn nâng mặt thì mất khoảng 12 triệu Won - 11.000 USD.
Phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc
- Theo khảo sát trên 1.000 bệnh nhân của Cơ quan người Tiêu dùng Triều Tiên (KCA):
- 70% số người được hỏi nói đã thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện vẻ ngoài, và 14.5% nói họ tin điều này sẽ giúp tìm được việc làm tốt hơn, hoặc được thăng chức
- 14.5% nói họ tin rằng phẫu thuật đã giúp cải thiện nghề nghiệp hay thăng chức
- Loại phẫu thuật phổ biến nhất là “mắt hai mí” – 67.8% người trả lời nói họ đã thực hiện loại phẫu thuật này
- 32.3% những người được hỏi trả lời “không hài lòng” với kết quả phẫu thuật
Nhu cầu dịch thuật trong phẫu thuật thẩm mỹ cũng ngày càng cao. Thị trường mở rộng nhờ có láng giềng to lớn bên cạnh: Trung Quốc. Theo hãng tin có tiếng ở Hàn Quốc, Joongang Daily, hai phần ba người nước ngoài tới phẫu thuật thẩm mỹ ở nước này trong 2013 là người Trung Quốc, với tổng số hơn 16.000 khách hàng.
Truyền thông địa phương cũng nói một số ca phẫu thuật thành công tới mức cảnh sát xuất nhập cảnh không tin đó cùng là một người mang hộ chiếu.
Nhưng có lẽ người Trung Quốc chỉ đơn giản là muốn bắt chước các ngôi sao điện ảnh, còn các bậc phụ huynh Hàn Quốc nếu cũng vì lý do đó mà muốn cải thiện vẻ đẹp của con gái mình nhờ vào cây dao của bác sỹ thì nên đọc thêm về những câu chuyện kinh dị đã được đưa ra tòa.
Một cựu hoa hậu Hàn Quốc từng gặp tai nạn khủng khiếp khi phẫu thuật ngực. Sau một loạt nhiễm trùng, cuối cùng một bên ngực của cô to hơn hẳn bên kia.
Cô trách các bác sỹ đã làm sai, nhưng trên hết, cô trách họ vì chưa bao giờ có ai nói với cô rằng, “cô không cần phải làm thế”. Phẫu thuật thẩm mỹ cứ như một cơn nghiện,” cô nói. “Nếu bạn làm mắt rồi bạn sẽ muốn làm mũi.
“Và bác sỹ chẳng bao giờ nói ‘Vẻ đẹp tự nhiên của bạn là đã tuyệt lắm rồi.’"