Kinh Đời

Nancy Nguyễn - NHỮNG QUẢ NHO... DỮ DỘI!

Đọc để thấy tâm hồn mình quặn thắt, từng dòng chữ như máu và nước mắt đang rơi.
 
                                      

Bài viết của một cô bé quá hay làm xúc động người đọc vì đã diễn tả chính xác và rất thật cho tâm trạng của tuổi thơ nghèo khó..

 
NHỮNG QUẢ NHO... DỮ DỘI! 
Nancy Nguyễn

Đất nước tôi, một rẻo đất tẻo teo khốn khó nép mình bên rìa Thái Bình Dương quanh năm giông bão, của cả trời đất lẫn nhân sinh, trong suốt gần một thế kỷ, chưa có một ngày đứng gió.

Mỗi một mười năm, là một cơn dâu bể đầy khinh ngạc của kiếp người, của dân tộc.  Không cơn dâu bể nào giống cơn dâu bể nào, ngoài một điểm chung duy nhất: niềm đau.

Những người sinh ra vào khoảng năm 20 phải chứng kiến đất nước bị xâm lăng và đô hộ.  Một đất nước không chùn bước trước vó ngựa Nguyên Mông, bỗng một ngày trở thành thuộc địa, đó, chẳng phải là một biến cố lớn?

Nhưng chỉ 10 năm sau đó, những người sinh ra thời 30, phải chứng kiến cảnh đau thương hơn nhiều lần: đất nước chia đôi, nồi da nấu thịt.  Súng của ngoại bang chĩa vào da thịt người mình.  "Xương chất đầy đồng, máu chảy thành sông".  "Niềm đau" có là một danh từ quá nhẹ?

Mười năm sau, hơn hai triệu con người người sinh vào những năm 40 phải gồng gánh nhau, dắt díu nhau bỏ lại nhà cửa ruộng vườn, bỏ lại phần mộ tổ tiên để chạy loạn.  Dân tộc tôi chứng kiến một cuộc di cư lớn chưa từng có trong lịch sử.  Và nếu không phải do bị cấm cản, cuộc thiên di ấy có lẽ sẽ còn vĩ đại hơn nhiều.  Và như thế, dân tộc tôi đã bắt đầu rách bào, chia đôi, bắt đầu viết những trang sử sau đó bằng nước mắt và bằng máu.

Những người sinh khoảng năm 50, ngắn gọn là: một dân tộc, hai định mệnh! Tôi không còn chữ nghĩa nào hơn để diễn tả nỗi bất hạnh cùng cực ấy.

Những người sinh khoảng năm 60, chứng kiến sự sụp đổ của một thể chế, sự tái thống nhất một đất nước, và sự chia đôi vĩnh viễn của lòng người.  40 năm qua đi mà vết cứa vẫn rịn máu tươi.  Vết thương lòng chưa thấy ngày se mặt.

Những người sinh khoảng năm 70 có cơ hội chứng kiến cuộc thiên di thứ 2 trong lịch sử.  Hàng triệu triệu con người phải mạo hiểm tính mạng bản thân, gia đình, để tháo chạy khỏi quê hương.  Đất nước tôi đó, những năm tháng lầm than, kêu trời không thấu, kêu đất chẳng nghe.  Dân tộc tôi lạc lõng, bơ vơ như những con thuyền lênh đênh trên biển.

Và những người sinh vào những năm 80, là tôi đây, 10 năm sau "giải phóng", những-tháng-năm-cấm-vận.

Có lẽ ký ức tuổi ấu thơ là những ký ức hằn dấu nhất, ám ảnh nhất của một đời người.  Tôi nhớ hoài mẹ tôi, bà đáng ra còn trẻ lắm, mà dáng đã còm cõi, bà bòn từng đồng, lo chạy bữa cho con.  Có những ngày trời mưa, mẹ tôi ngồi co ro bên vệ đường, gánh hàng quạnh hiu.  Bà chẳng lo mình sẽ nhiễm phong hàn, chỉ lo làm sao? cho đủ sống! Có đất nước nào khốn nạn như đất nước tôi? Có bà mẹ nào khốn nạn như mẹ tôi, người mẹ Việt Nam? Tôi lớn lên, mang theo trong tiềm thức vóc dáng mẹ tôi, còm cõi như đòn gánh, co ro như một dấu chấm hỏi.  Một dấu chấm hỏi xiêu vẹo trong những ngày mưa.

Tuổi thơ tôi gắn với những ngày mưa Sài Gòn, xoong chảo nồi niêu, có gì... hứng nấy bởi cái mái tôn nhà tôi... "đưa ánh nắng vào nhà" (mẹ tôi bảo thế), đêm nằm có thể nhìn thấy trăng sao.  Những khi trời trở bão, gió giật từng cơn, tôi sợ sấm sét chui qua lỗ đinh vào nhà.

 
Tôi nhớ đôi dép cọc cạch, bên trái con trai, bên phải con gái, mẹ tôi bảo dép "uyên ương".  Chiếc bên trái là của anh Hai để lại, chiếc bên phải mới là của tôi.  Và cả hai chiếc đều vá chằng vá đụp, bằng chỉ bố, mẹ để dành từ quân phục của ba.   Quần áo mới chỉ được bận 3 ngày tết, và cũng là của anh hai tôi để lại.  Mẹ luôn mua rộng ra mấy tuổi, anh Hai bận chật rồi đến phiên tôi.  Quần áo của con trai đấy, nhưng chỉ cần mới, chỉ cần không... vá đít là đủ hấp dẫn rồi!  
 
Và quả nho, những quả nho... dữ dội nhất của tuổi thơ tôi.  Tết năm đó, chỉ duy nhất tết năm đó, mẹ tôi mua nho Mỹ về biếu nội.  Những quả nho mẹ chắt chiu từ gió sương của cả năm trời, gom góp lại để biếu mẹ chồng dịp tết đến.  Những quả nho mập ú, căng tròn, hệt như trong phim Mỹ, giống y chang mấy chùm nho... giả, loại những quán sinh tố trong xóm hay treo làm cảnh.  Trời ơi! Dòn! Mọng! Ngọt! Mẹ đã dặn đi dặn lại không được ăn, mẹ còn cất tuốt lên nóc tủ.  Vậy mà mấy trái nho như có ma lực, cái đứa tôi như bị thôi miên! Tôi lén trộm một trái.  Trời ơi! Ngon! Rồi 1 trái nữa, rồi trái nữa! Từng trái, từng trái một, như một kẻ đã hoàn toàn mộng muội, không còn có thể cưỡng lại được sự quyến rũ phát ra từ mấy trái nho.  Mẹ sẽ đánh nát tay tội ăn vụng, tôi nghĩ, tay... vẫn tiếp tục công cuộc... mưu cầu hạnh phúc.
 
Cảm giác tôi lúc đó vừa hoảng loạn, vừa lo sợ, vừa... sung sướng, vừa sung sướng, vừa hoảng loạn sợ hãi.  Tột cùng của sự hoảng loạn sợ hãi là khi chùm nho của mẹ chỉ con trơ lại cọng.  Khốn nạn thân tôi! Rồi tôi sẽ phải sống tiếp phần... ngày còn lại ra sao đây? Vậy mà mẹ không đánh tôi.  Bà chỉ ôm tôi vào lòng... và khóc, khóc gào lên, khóc trào ra.  Khóc như một đứa trẻ.  Mẹ tôi đó.  Ôm con vào lòng, gào khóc lên như trút hết hơi sinh vào từng tiếng nấc.
 
Năm tháng qua đi, cuộc đời mang lại cho tôi thừa mứa.  Giờ tôi muốn ăn gì thì ăn, muốn đi đâu thì đi, muốn mua gì thì mua.  Tôi ngán đủ thứ, chả muốn ăn gì, chỉ còn ăn được mỗi nho.  Bởi với nho, tôi không ăn bằng trực giác, mà thưởng thức bằng mùi vị của ký ức.  Và vì với nho, tôi mua được một vé đi tuổi thơ.  Hai mươi mấy năm trôi qua, ký ức vẫn chưa ráo mực.  Mỗi lần ăn nho, tôi thấy mình bé lại, và được một bàn tay vô hình kéo tuột về thủa ấy, những-năm-tháng-cấm-vận.

Tôi chỉ là một cá nhân, một cá thể, trong một tập thể những con người thế thệ 8x.  Và chỉ là 1 thế hệ, trong nhiều thế hệ con người.  Nhưng nói như một nhà văn Nga: "Cây đời có hàng triệu chiếc lá, và nói về một chiếc lá, là cũng đang nói về hàng triệu chiếc lá khác".

Cứ mỗi mươi năm, con Tạo quái ác xoay vần, là dân tộc tôi lại được gán cho một định mệnh mới.  Tôi đã nghe rất nhiều người bảo tôi "thời em sướng rồi, thời của anh khổ lắm", còn tôi, tôi chỉ thấy thời nào cũng khổ.  Và chẳng cái khổ nào giống cái khổ nào.  Cái nào cũng "đặc thù" và cái nào cũng "nhất"!

 
Người mình khổ quá, đất nước mình đau thương quá.  Phải không mẹ? Phải không anh?.
 
Facebook Nancy Nguyen
San Nguyen chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nancy Nguyễn - NHỮNG QUẢ NHO... DỮ DỘI!

Đọc để thấy tâm hồn mình quặn thắt, từng dòng chữ như máu và nước mắt đang rơi.
 
                                      

Bài viết của một cô bé quá hay làm xúc động người đọc vì đã diễn tả chính xác và rất thật cho tâm trạng của tuổi thơ nghèo khó..

 
NHỮNG QUẢ NHO... DỮ DỘI! 
Nancy Nguyễn

Đất nước tôi, một rẻo đất tẻo teo khốn khó nép mình bên rìa Thái Bình Dương quanh năm giông bão, của cả trời đất lẫn nhân sinh, trong suốt gần một thế kỷ, chưa có một ngày đứng gió.

Mỗi một mười năm, là một cơn dâu bể đầy khinh ngạc của kiếp người, của dân tộc.  Không cơn dâu bể nào giống cơn dâu bể nào, ngoài một điểm chung duy nhất: niềm đau.

Những người sinh ra vào khoảng năm 20 phải chứng kiến đất nước bị xâm lăng và đô hộ.  Một đất nước không chùn bước trước vó ngựa Nguyên Mông, bỗng một ngày trở thành thuộc địa, đó, chẳng phải là một biến cố lớn?

Nhưng chỉ 10 năm sau đó, những người sinh ra thời 30, phải chứng kiến cảnh đau thương hơn nhiều lần: đất nước chia đôi, nồi da nấu thịt.  Súng của ngoại bang chĩa vào da thịt người mình.  "Xương chất đầy đồng, máu chảy thành sông".  "Niềm đau" có là một danh từ quá nhẹ?

Mười năm sau, hơn hai triệu con người người sinh vào những năm 40 phải gồng gánh nhau, dắt díu nhau bỏ lại nhà cửa ruộng vườn, bỏ lại phần mộ tổ tiên để chạy loạn.  Dân tộc tôi chứng kiến một cuộc di cư lớn chưa từng có trong lịch sử.  Và nếu không phải do bị cấm cản, cuộc thiên di ấy có lẽ sẽ còn vĩ đại hơn nhiều.  Và như thế, dân tộc tôi đã bắt đầu rách bào, chia đôi, bắt đầu viết những trang sử sau đó bằng nước mắt và bằng máu.

Những người sinh khoảng năm 50, ngắn gọn là: một dân tộc, hai định mệnh! Tôi không còn chữ nghĩa nào hơn để diễn tả nỗi bất hạnh cùng cực ấy.

Những người sinh khoảng năm 60, chứng kiến sự sụp đổ của một thể chế, sự tái thống nhất một đất nước, và sự chia đôi vĩnh viễn của lòng người.  40 năm qua đi mà vết cứa vẫn rịn máu tươi.  Vết thương lòng chưa thấy ngày se mặt.

Những người sinh khoảng năm 70 có cơ hội chứng kiến cuộc thiên di thứ 2 trong lịch sử.  Hàng triệu triệu con người phải mạo hiểm tính mạng bản thân, gia đình, để tháo chạy khỏi quê hương.  Đất nước tôi đó, những năm tháng lầm than, kêu trời không thấu, kêu đất chẳng nghe.  Dân tộc tôi lạc lõng, bơ vơ như những con thuyền lênh đênh trên biển.

Và những người sinh vào những năm 80, là tôi đây, 10 năm sau "giải phóng", những-tháng-năm-cấm-vận.

Có lẽ ký ức tuổi ấu thơ là những ký ức hằn dấu nhất, ám ảnh nhất của một đời người.  Tôi nhớ hoài mẹ tôi, bà đáng ra còn trẻ lắm, mà dáng đã còm cõi, bà bòn từng đồng, lo chạy bữa cho con.  Có những ngày trời mưa, mẹ tôi ngồi co ro bên vệ đường, gánh hàng quạnh hiu.  Bà chẳng lo mình sẽ nhiễm phong hàn, chỉ lo làm sao? cho đủ sống! Có đất nước nào khốn nạn như đất nước tôi? Có bà mẹ nào khốn nạn như mẹ tôi, người mẹ Việt Nam? Tôi lớn lên, mang theo trong tiềm thức vóc dáng mẹ tôi, còm cõi như đòn gánh, co ro như một dấu chấm hỏi.  Một dấu chấm hỏi xiêu vẹo trong những ngày mưa.

Tuổi thơ tôi gắn với những ngày mưa Sài Gòn, xoong chảo nồi niêu, có gì... hứng nấy bởi cái mái tôn nhà tôi... "đưa ánh nắng vào nhà" (mẹ tôi bảo thế), đêm nằm có thể nhìn thấy trăng sao.  Những khi trời trở bão, gió giật từng cơn, tôi sợ sấm sét chui qua lỗ đinh vào nhà.

 
Tôi nhớ đôi dép cọc cạch, bên trái con trai, bên phải con gái, mẹ tôi bảo dép "uyên ương".  Chiếc bên trái là của anh Hai để lại, chiếc bên phải mới là của tôi.  Và cả hai chiếc đều vá chằng vá đụp, bằng chỉ bố, mẹ để dành từ quân phục của ba.   Quần áo mới chỉ được bận 3 ngày tết, và cũng là của anh hai tôi để lại.  Mẹ luôn mua rộng ra mấy tuổi, anh Hai bận chật rồi đến phiên tôi.  Quần áo của con trai đấy, nhưng chỉ cần mới, chỉ cần không... vá đít là đủ hấp dẫn rồi!  
 
Và quả nho, những quả nho... dữ dội nhất của tuổi thơ tôi.  Tết năm đó, chỉ duy nhất tết năm đó, mẹ tôi mua nho Mỹ về biếu nội.  Những quả nho mẹ chắt chiu từ gió sương của cả năm trời, gom góp lại để biếu mẹ chồng dịp tết đến.  Những quả nho mập ú, căng tròn, hệt như trong phim Mỹ, giống y chang mấy chùm nho... giả, loại những quán sinh tố trong xóm hay treo làm cảnh.  Trời ơi! Dòn! Mọng! Ngọt! Mẹ đã dặn đi dặn lại không được ăn, mẹ còn cất tuốt lên nóc tủ.  Vậy mà mấy trái nho như có ma lực, cái đứa tôi như bị thôi miên! Tôi lén trộm một trái.  Trời ơi! Ngon! Rồi 1 trái nữa, rồi trái nữa! Từng trái, từng trái một, như một kẻ đã hoàn toàn mộng muội, không còn có thể cưỡng lại được sự quyến rũ phát ra từ mấy trái nho.  Mẹ sẽ đánh nát tay tội ăn vụng, tôi nghĩ, tay... vẫn tiếp tục công cuộc... mưu cầu hạnh phúc.
 
Cảm giác tôi lúc đó vừa hoảng loạn, vừa lo sợ, vừa... sung sướng, vừa sung sướng, vừa hoảng loạn sợ hãi.  Tột cùng của sự hoảng loạn sợ hãi là khi chùm nho của mẹ chỉ con trơ lại cọng.  Khốn nạn thân tôi! Rồi tôi sẽ phải sống tiếp phần... ngày còn lại ra sao đây? Vậy mà mẹ không đánh tôi.  Bà chỉ ôm tôi vào lòng... và khóc, khóc gào lên, khóc trào ra.  Khóc như một đứa trẻ.  Mẹ tôi đó.  Ôm con vào lòng, gào khóc lên như trút hết hơi sinh vào từng tiếng nấc.
 
Năm tháng qua đi, cuộc đời mang lại cho tôi thừa mứa.  Giờ tôi muốn ăn gì thì ăn, muốn đi đâu thì đi, muốn mua gì thì mua.  Tôi ngán đủ thứ, chả muốn ăn gì, chỉ còn ăn được mỗi nho.  Bởi với nho, tôi không ăn bằng trực giác, mà thưởng thức bằng mùi vị của ký ức.  Và vì với nho, tôi mua được một vé đi tuổi thơ.  Hai mươi mấy năm trôi qua, ký ức vẫn chưa ráo mực.  Mỗi lần ăn nho, tôi thấy mình bé lại, và được một bàn tay vô hình kéo tuột về thủa ấy, những-năm-tháng-cấm-vận.

Tôi chỉ là một cá nhân, một cá thể, trong một tập thể những con người thế thệ 8x.  Và chỉ là 1 thế hệ, trong nhiều thế hệ con người.  Nhưng nói như một nhà văn Nga: "Cây đời có hàng triệu chiếc lá, và nói về một chiếc lá, là cũng đang nói về hàng triệu chiếc lá khác".

Cứ mỗi mươi năm, con Tạo quái ác xoay vần, là dân tộc tôi lại được gán cho một định mệnh mới.  Tôi đã nghe rất nhiều người bảo tôi "thời em sướng rồi, thời của anh khổ lắm", còn tôi, tôi chỉ thấy thời nào cũng khổ.  Và chẳng cái khổ nào giống cái khổ nào.  Cái nào cũng "đặc thù" và cái nào cũng "nhất"!

 
Người mình khổ quá, đất nước mình đau thương quá.  Phải không mẹ? Phải không anh?.
 
Facebook Nancy Nguyen
San Nguyen chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm