Truyện Ngắn & Phóng Sự
Nét Thời Gian -Nguyễn Trọng Hoàn
Nét Thời Gian -Nguyễn Trọng Hoàn
Khi
những chiếc lá cuối cùng lìa cành, rồi những
ngọn gió đầu mùa cưa cắt những cành cây gầy
guộc, khẳng khiu chơ vơ trong gió lạnh. Tháng
Chạp chầm chậm đi vào hồn tôi với nỗi buồn
bâng khuâng kỳ lạ. Tôi yêu cái hiu hắt của
thu vàng gợi nhớ với những ngọn gió heo may
như những thiên sứ nhắc nhở con người:
. . . “ Hãy quay lại con đường cũ, đi chầm
chậm thôi, nhìn lại từng bước đi của mình.
. .”
Tháng Chạp quyến rũ và nhắc nhở tôi như vậy
đó.
Gia
đình tôi đến định cư ở San Diego đã gần năm
năm. Khi mới đặt chân đến miền đất có thông
xanh, có khí hậu se se lạnh bốn mùa, có cả
mimosa nữa, như một tiếng sét ái tình, tôi
đã phải lòng cái thành phố rất Đà Lạt này.
Con dốc chạy ngang nhà, mỗi buổi sáng sương
mù chập chờn lãng đãng, có hơi sương kéo
tôi về tận dốc Nhà Bò trên cao nguyên Lâm Viên
với cả một vùng kỷ niệm của những buổi
sáng chủ nhật đi phố, có An đứng đánh vợt
với cậu em trai bên những hàng mận nở bông
trắng xóa. . .
Chú
em tôi ở Toronto, kém tôi năm tuổi, ở nước
ngoài trước tôi cả hơn chục năm, nên chú ấy
ngộ trước tôi:
- Mình đang sống ở những “ Killing field” anh
ạ!
Tôi nói:
- “ Cánh đồng chết ư? Chú có bi quan lắm không?
Câu hỏi chẳng có câu trả lời, lần này chú
ấy báo tin đến Cali sớm hơn kèm theo một tấm
ảnh chụp toàn một mầu trắng lạnh của tuyết.
Chú mặc một bộ đồ bên ngoài màu xám, tay
cần cái xẻng cô đơn, nổi bật trên một khung
cảnh lạnh lẻo. Đằng sau bức hình là mấy
câu thơ:
Mười chín năm cào tuyết
Tứ chi đã rã rời
Thần trí thêm bấn loạn
Có lẽ phải chuồn thôi.
Câu thơ cứ xoáy vào tôi, đeo đẳng tôi cả tuần.
Cuối tuần tôi nói phone với Thục:
- Nhà cô cả sáu người, cô và cô Loan yếu đuối
thì đã đành. Thằng Tú, Vũ, Vĩ đâu không ra
phụ với bố? Anh thấy cảnh chú ấy xúc tuyết,
ái ngại quá.
Cô em dâu nữa khôi hài nửa chua chát:
. . .Có lần em lôi cổ ba thằng dậy. . “ Bố
chúng mày đang đau, sao không ra phụ ba với.
. .” Thế rồi mỗi thằng một cái xẻng lao ra
“ Có thế chứ, các con yêu dấu của mẹ, dù
các con không biết tiếng Việt, nhưng trên đồng
đất nước người quạnh quẽ này, dòng máu phương
Đông vẫn chảy trong cái thân thể Việt Nam của
các con.”
Nhưng sao thế kìa! ra đến giữa sân, chúng chụm
đầu vào nhau nói với nhau điều gì, rồi băng
qua chỗ bố, chúng chạy một mạch sang nhà
hàng xóm. Ba thằng hì hục cào tuyết cho bà
Martha!
Anh biết sao không?_ tiếng cô em nức nở_ Em
và con Loan đứng chết trân trên lầu, hai chị
em cùng khóc, cho đến khi chúng cào xong, con
Elly, con gái lớn của bà Martha, ra ôm hôn từng
đứa, chúng cười hô hố rồi cầm xẻng đi thẳng
vào nhà
. . . “ Có lẽ phải chuồn thôi” Ở phi trường
Quý dang rộng đôi tay ôm chặt lấy tôi, như muốn
ôm cả cái nắng hanh vàng nồng ấm của Cali
vào người. Quý trông già hẳn đi, thời gian
ở châu Mỹ giống như thoi đưa, nhanh thật đấy.
Một câu nói cứ lúc nào cũng muốn buột ra
khỏi miệng:
- Chú qua thăm anh, cũng chẳng khác gì anh
qua thăm chú. Chẳng qua cũng chỉ là đi từ
cánh đồng này qua cánh đồng khác mà thôi.
Tôi và một nhóm bạn có thói quen gặp nhau bù khú vào những ngày cuối tuần, nay thì ở nhà người này, tuần sau ở nhà người khác. Chúng tôi đặt cho hội cái tên ai nghe cũng phải cười: Hội quán Cô Đơn.
Cả một hội vỏn vẹn có tám người: Vợ chồng anh chị Linh, vợ chồng Bảo Cung, vợ chồng Bảo Dù, và vợ chồng tôi.
Trước
tiên là vợ chồng anh chị Linh, chị Linh là
chị họ tôi, anh chị đến Mỹ từ đầu năm 80.
Từ ngày tôi còn bị tù ở Việt Bắc đã nghe
tin anh chị mang được hai cháu vượt biên.
Tuổi thơ của tôi gắn liền với chị từ những
ngày chạy loạn ở Ninh Bình, đến ngày di cư
vào Nam. Trong gia đình bác tôi, chị sống như
một cái bóng, bên cạnh bác trai tôi là người
nhân đức nhưng nóng tính, cùng với anh em nhiều
cá tính khác. Trăm lần như một , cứ nghe tiếng
quát của bác tôi bên nhà là y như tôi thấy
chị Linh lẳng lặng sang bên nhà tôi, tay cầm
quyển sách, chị thường nằm trên cái võng
của mẹ tôi, nằm đọc sách một chút rồi ngủ,
thằng Quý vẫn bị mẹ tôi đánh cho mấy cái
phất trần cũng vì hay lấy cái lông gà cà
cà trên gò má trắng hồng của chị, sau đó
mẹ tôi thường lấy cái chăn mỏng đắp cho chị.
Chị yêu chồng, anh Chí, có lẽ một phần vì
anh đã có công đưa chị ra khỏi cái thế giới
u trầm ấy.
Cũng như một số người thân, bạn bè, tôi mất
biệt chị trong chiến tranh, y như những hạt
cát bị thổi tứ tung trong con lốc. Lần chót
gập chị trong đám cưới của thằng Quý ở câu
lạc bộ An Đông.
. . .Chị dang rộng tay ôm chặt lấy tôi khi gia
đình tôi đặt chân đến San Diego, rồi đứng ngắm
nhìn tôi, lắc đầu:
- Sao khổ thế, em?
Khi
thằng Vũ, con Huyền lập gia đình, chúng nó
mang theo tình yêu đôi lứa để lại cho anh chị
tôi một khoảng trống khó bù đắp. Đây là lý
do đưa anh chị vào cái hội quán này vậy mà
người có công, làm cho cái hội quán này không
rã đám không phải anh chị mà là một cặp
vợ chồng gốc Huế, tôi vẫn gọi là cô chú
Bảo, có lẽ tại tôi đang thiếu thốn tình cảm
của một người anh, mà thằng em ở tận Canada,
nhưng còn một lý do nữa: Tôi yêu Huế ! Khi
gập cô chú ấy, cả một trời Huế ùa về:
. . .Những cơn mưa không ướt đất ươm đỏ
môi hồng Đồng Khánh. Tiếp theo vài tháng là
những trận mưa triền miên, ủ ê, mưa giăng giăng
suốt ngày, vắt trên những ngọn sầu đông một
màu xám xịt như mảnh khăn tang của những trái
tim tình lỡ.
Có nhiều lần vợ tôi giăng bẫy, mà lần nào
cũng như lần nào, tôi như một con chim khờ
khạo giẫy giụa trong cái lưới của nàng:
- Nếu có dịp về thăm quê nhà, chúng mình
đi những đâu?
- Về Huế.
Vợ tôi cười như nắc nẻ, trong tiếng cười ấy
có một chút như tắc nghẹn, có lẽ nàng nhớ
đến cuộc tình của tôi với Ái trước khi gập
nàng, hình như nàng khóc, những giọt nước
mắt ấy chảy mềm ý nghĩ của tôi: Đàn bà
lạ thật! Chẳng bao giờ hiểu nổi họ cả! bao
la, nhân hậu, chịu đựng. . .Thế mà vẫn có
những ngóc ngách chật hẹp, mà có muốn dấu
đi cũng không sao dấu nổi!
Người
làm cho không khí của những buổi họp mặt
luôn luôn rôm rả là Bảo Dù. Nó tên là Bảo,
là sĩ quan nhẩy dù, chúng tôi gọi như vậy
để phân biệt với Bảo Cung. Một vài lần gặp
gỡ không có nó, hội vẫn nhóm nhưng y như một
đống củi ướt, cả bọn cố công mồi hoài không
cháy, thoảng hoặc có cháy được thì ngọn
lửa cũng èo uột, leo loét. Chúng tôi vẫn
ăn, vẫn đùa nhưng khi ra về, mọi người như
vẫn đầy ắp những điều gì chưa nói ra được,
hoặc chưa cười vỡ tan ra được.
Tôi vốn là đứa khó tính, lại quen sống nội
tâm, gặp lại Bảo, cùng khóa nên cái quan hệ
giữa hai gia đình không phải qua thời gian thử
thách, dò dẫm.
Lúc đầu , tôi không thích cái tính bông lơn
của Bảo nhưng cứ y như người bị bỏ bùa, tôi
lại bị cuốn hút vào những câu chuyện khi
thì là chuyện thật, khi thì là những chuyện
tiếu lâm lại không đầu không đuôi của nó.
Lần này nghe tin Quý qua, Bảo Cung gọi phone:
- Nhân tiện có Quý Thục qua, hội mình họp
tại nhà Bảo nghe anh.
Tôi cười:
- Chú này có những sắp xếp rất Huế.
Tôi lặng đi khi đếm đi đếm lại những người tham dự buổi tiệc ngày hôm ấy:. Một cảm giác lành lạnh chạy dọc sống lưng: Mười ba người ! năm cặp vợ chồng cộng thêm Ty , Hạnh con Cung Bảo, và Quang con trai Bảo Dù!
Con
số 13 truyền kiếp ám ảnh:
Tây Ninh, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 4/46 Vủ Đình
Hà , cùng khóa làm phó cho tôi. . .
Sáng sớm hôm ấy, tôi nghe những tiếng rì rầm
của đoàn GMC vào sân doang trại. Tiếng Hà
nói với Đại úy Sắc, trưởng ban ba:
- Thôi cứ để ông ấy ngủ, tôi đi thế. . .
- Tôi xoay nghiêng, con mắt bị thương còn ươn
ướt máu. Cuộc hành quân với Tiểu đoàn trừ,
lại về trong ngày, thôi cứ để Hà đi, có hai
thằng Đà Lạt cùng một khóa, phải tạo uy
thế cho Hà. Tôi nghĩ như vậy.
Thời gian gần đây, thấy Hà buồn buồn, nước
da tái tím, tôi rủ Hà ra chợ Long Hoa hốt
thuốc Bắc. Ông thày thuốc coi mạch, sau đó
nhìn trân trân vào Hà ái ngại:
- Thượng nhai tối quá, hạ nhạc lại mất hết
nguyên khí, cẩn thận nha chú em.
Hà bước ra cửa lẫm bẩm:
- Thằng cha già điên!
Tôi ái ngại nói với Hà:
- Hay mình cho cậu đi ít ngày phép, Thụy đang
cần có cậu lúc này?
Hà bảo người tài xế ra băng sau:
- Bà cụ nhất định không cho tao lấy Thụy
Tôi nói: Cô ấy đẹp, gia thế lại một lòng
yêu mày, sao bà cụ cứ cản ngăn hoài?
- Chuyện chẳng có gì nhưng nó đã thành định
kiến trong đầu bà cụ rồi. Hôm đầu tiên, tao
mời cô ấy đến nhà ra mắt bà già tao, vốn
con nhà tây học, cô không chờ bà chỉ chỗ,
tự động kéo ghế ngồi bên cạnh bả. Mẹ tao
vốn nhà địa chủ phong kiến mà. Khi Thụy ra
về, bà cụ nói thẳng:
- Lần sau không được dẫn “ cái ngữ” ấy về
cái nhà này nữa.
- Rồi mày trả lời bà cụ ra sao?
- Năn nỉ, thuyết phục, có cả chị Hải tao
nói vào cũng không được, tao nói với bả:
- Mẹ cứ ép con đến nước này, con đành phải
chịu nhưng con xin thề trước vong linh thày:
Ngoài Thụy ra con không lấy một ai nữa cả!
Tôi thương Hà, nghĩ đến An, cô vợ tôi hên thật,
nào mẹ tôi có tân thời gì đâu, có điều cả
một thời làm dâu nhà đại điền chủ họ Lê
vẫn kéo dài đến tận những cơn ác mộng của
mẹ tôi bây giờ.
Tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Đến khi
thức giấc, trời đã gần trưa, sân Bộ chỉ huy
vắng ngắt, có vài người lính già lui cui
làm tạp dịch. Phía tây, hướng Rạch Sỏi ,
nơi Hà đang chỉ huy hành quân, bầu trời trong
vắt, chiếc L19 không trợ đang lượn lờ êm ả
như một cánh diều giấy. Tiếng máy rì rầm
xa xa của chiếc máy bay y như tiếng sáo đồng
vọng vi vu gọi Hạ, mảnh trời ngọc bích kia
chở bay tôi về tuổi thơ ấm áp ngọt ngào,
có cánh đồng chiêm nồng đậm hương lúa mới.
Có đỉnh núi Mỏm Nàng, bị trái bom Pháp vẹt
hẳn một góc, trơ ra những mỏm đá nham nhở
như cái răng nhọn hoắt của con chằn tinh trong
chuyện cổ tích Thạch Sanh. . .
Tôi bước vào phòng hành quân, viên sĩ quan
trực trả lời:
- Thằng Hai và Ba lục soát xong mục tiêu số
13 vô sự, thẩm quyền phó vừa cho Tiểu đoàn
giậm chân tại chỗ, lửa khói.
Câu cuối cùng của Trung úy Thành, nhắc tôi
một nắm thuốc trụ sinh chưa uống, tôi nghĩ
ngay đến quán hủ túi lòng heo, có những bàn
ăn dưới tàn me xanh mát. Có cô chủ quán với
chiếc răng khểnh.
Tôi ghé vào Ban 1 nói với ông Trưởng ban với
bộ tóc trắng mịn như nhung:
- Ông làm ngay phép thường niên cho Thiếu tá
Tiểu đoàn phó, cho Thiếu tá thêm ba ngày đi
đường.
Chợt nhớ cái jeep của Hà đang trong thời kỳ
tu bổ ở hậu cứ , tôi nói:
- Ông làm luôn sự vụ lệnh cho hạ sĩ Khoát
và xe của tôi. Độ này, quân cảnh xét dữ lắm,
ông ghi lý do cho sự vụ lệnh là “ Liên lạc
gia đình tử sĩ nhé”.
Câu cuối cùng làm tôi bứt rứt cho đến khi
chiếc xe ra khỏi cổng trại. . .
Tôi bỗng lạnh người, từ chiếc máy 46 đặt
trên xe, tôi nghe các đại đội thi nhau gọi về
Bộ chỉ huy của Hà mà không nghe thấy tiếng
trả lời. Tôi chụp ống nghe:
- Một, Hai đây Nhân Vị, chuyện gì xẩy ra vậy?
- Nhân Vị đây Một, trình Thẩm quyền, có một
tiếng nổ lớn, ngay cái đầu tầu của Thẩm
quyền phó Hồng Hà.
Chiếc jeep trở đầu, lao thẳng về phía Rạch
Sỏi, có tiếng lên đạn lách tách của hiệu
thính viên phía băng sau. Tôi với tay lấy khẩu
M79, mở khóa an toàn, chiếc jeep như một con
tuấn mã lao qua những cánh rừng bạt ngàn
Phước Tân nhưng sao tôi vẫn thấy quá chậm.
Tiếng tài xế:
- Phía đằng trước có một cái mô!
Tôi nói như hét:
- Giữ chắc tay lái, phóng qua luôn.
Chiếc xe chồm lên, một tiếng nổ rung trời,
cát bụi bay tứ tung, cả người tôi lắc lư,
xe lảo đảo như con thú bị thương. Những tràng
đạn từ bìa rừng đuổi theo xe tôi như một trận
mưa rào.
Tôi biết mình đã thoát hiểm khi nghe tiếng
thằng Một:
- Nhân Vị, đây Một, tôi đã thấy Thẩm quyền
rồi, cái đầu tầu của Thẩm quyền phó đang
ở hướng hai giờ của Thẩm quyền, chỗ có cây
đa to!
“ Chỗ có cây đa to”! Tôi rùng mình, cả một
thời trận mạc tôi sợ nhất những tàn cây,
những bóng mát, nơi địch quân thường gài bẫy,
giăng mìn.
- Hà ơi sao mày lại chủ quan quá như vậy?
Mày đã lắc đầu hiên ngang từ chối bóng dâm
quyền lực của bố cô Thụy, mày đã quẳng cho
những thằng Đà Lạt “ Đào ngũ” về văn phòng
những tia nhìn khó chịu, mày đã ngắc ngoải
vì bóng dâm gia trưởng của bà mẹ, bây giờ
mày lại chết dưới bóng mát nhỏ xíu này.
. .
Xác Hà nằm vắt ngang qua miếu thổ thần, tôi
tìm được cánh tay trái của Hà nhờ chiếc
đồng hồ ( Thụy tặng cho tao, quà sinh nhật
đấy). Tôi vuốt mắt Hà, nơi túi áo trái, một
lá thư màu xanh đẫm máu, nhòe nhoẹt, mắt
tôi mờ đi:
. . . “ Làm sao bây giờ Hà ơi, em đã có thai
thật rồi. Trong em bây giờ không biết mình
nên vui hay buồn nữa! Mợ chì chiết em, nhiếc
móc em suốt cả tuần qua, mợ bắt em phải phá
thai, em nhất định không chịu, nó là con em
mà, nó là kết quả của tình yêu hai chúng
mình mà. Cậu thì ngầm an ủi em, cậu bảo:
- Chẳng có gì phải xấu hổ con ạ, con cứ
ở tại nhà, chửa đẻ! Cậu không coi việc yêu
nhau, dâng hiến cho nhau như một trọng tội đâu
con ạ.
Anh ơi về với em đi, sự có mặt của anh lúc
này rất cần thiết đối với em.”
Tiếng người hiệu thính viên báo cáo: Số tử
thương là 13 người, kể cả 3 cố vấn Mỹ.
Con
số 13 đưa tôi trở lại bàn tiệc.
Nhìn mọi người đang cười cười nói nói, tôi
tự trách mình sao quá đa tâm, mê tín, nào
có mấy ai để ý đến con số ấy đâu nào? Chỉ
có Quý mang vẻ trầm tư, thằng này tin thần
quyền lắm, có lẽ nó đang băn khoăn khi sắp
phải trở về phi trường Toronto đóng băng ấy.
. . . “ Rằng xưa có gã từ quan. . .”
Tiếng hát như những tảng mây lờ lững trên
ngọn non cao của Quang làm tôi ngây ngất. .
. Từ quan quy ẩn, bế môn tị khách, quay lưng
lại với cả một thế giới áo cơm, công danh
phù thế, để làm bạn với những thứ không
bao giờ phản lại mình: Trăng sao, mây trời,
thư sách. Đẹp ơi! Là đẹp, con đường thoái
thân trải thảm của người xưa đây.
. . . “ Lên non tìm động hoa vàng ngủ say” chị
Linh nhìn tôi, rồi nhìn anh Chí ái ngại, cả
đêm hôm qua anh còn quần quật trong nhà máy,
bây giờ đang ngủ gà ngủ gật. Từ chỗ mông
muội của chốn hồng trần, Quang đang đưa mọi
người ngược con suối thời gian tươi mát, dẫy
Kim Bôi kia rồi. Chiếc thắt lưng xanh, chiếc
khăn màu trắng quấn trọn tình yêu trai gái
kia rồi. Sao anh lại ngủ? Anh quá chén, anh
quá mệt, anh lao thẳng vào nguồn vui bạn bè
nên anh say sớm ?
Đôi mắt chị Linh ươn ướt, chị buồn sự vô tâm
của chồng hay chị đang nghĩ đến rặng núi
đá vôi, bên bờ con sông Đáy hiền hòa quê chị?
Anh Chí không vô tâm đâu, tâm của anh rất lớn,
bình lặng như hồ thu, đời anh chỉ biết yêu
chứ không ghét ai bao giờ, anh không hề ân hận
về những bước đi của mình, anh cần gì phải
quay lại chứ? Có đâu như chúng tôi đang cứ
phải quay quắt trong không khí giao thừa này,
đang dằn vặt chính mình. Đang tìm ngõ vào,
đang kiếm ngõ ra trong sân si nhân quả. Đang
vật vờ bơi trượt trên chính những lộ trình
mà ngọt ngào thì ít, trắc trở thì nhiều.
Tôi lại nhìn anh Chí, môi anh đang mấp máy
như muốn cười. . .
- Để mẹ đỡ cho !
Âm nhạc như người lên đồng, nhập vào Quang chao qua chao lại. Chị Oanh, vợ Bảo ngồi hẳn xuống thảm hai tay nâng lấy tập nhạc, Quang nghiêng đầu, cái sống mũi thẳng băng thông minh. Trên cái đồng đất nước người này. Cỗ xe vô hồn đang từ từ nghiền nát thế hệ thứ hai của những kẻ xa xứ. Trong thập niên Sáu muơi , bọn trẻ chúng tôi ngạc nhiên trước say mê của người lớn trong những điệu chầu văn nhưng vẫn thấm đậm tính tự dân tộc. Còn bây giờ, những bản tình ca bất hủ đã ươm đỏ trái tim chúng tôi trong bao nhiêu thế hệ, đang bị chính các con cái mình xa lánh. Chúng căng tròn con mắt nhìn văn hóa Việt, lịch sử Việt: “ Look funny, hear funny! Vua Lê Lợi đại chiến với quân Pháp phải không mẹ?”
Chị Oanh nâng niu tập nhạc như nâng niu tâm hồn của đứa con trai. . . “ Bố con đã chiến đấu vô vọng để giành đi giành lại từng tấc đất. Nói dại ngày ấy bố có tử thương, cùng lắm là mất xác, thì nỗi đau chỉ gói ghém trong những vòng khăn tang người thân! Còn mặt trận văn hóa bây giờ mới tử sinh cho cả một dân tộc!
Ánh sáng từ cái hồ cá nhỏ vắt một vệt nhỏ trên đôi mắt đẹp của Oanh, bước chân thời gian đã hờ hững để quên những dấu chân chim trên đuôi con mắt chị.
Tôi bắt gập cái nhìn ảo não của vợ tôi, tôi biết nàng đang nhớ về thằng con trai lớn, cũng xấp xỉ tuổi Quang, xa mịt mùng. . .Đêm nó xa con Lệ, theo lời khuyên gần như áp lực của tôi, nó ôm đàn, những ngón tay thon dài chì chiết trên những nốt nhạc. Lúc ấy tôi đã nhận ra ngay sự khắt khe, độc đoán của mình. Tôi đã không đủ mã thượng để đẩy cái chung của vận nước, cái riêng của bản thân ra khỏi cái trăm năm vô tội của tình yêu con trẻ.
Bảo
Cung nghiêng đầu thì thầm điều gì với vợ,
lâu lâu lại gọi con Ty đến gần, sau đó Ty lại
tất tưởi đến bên máy điện thoại. Có việc
gì không ổn của cô chú ấy hôm nay? Hay lại
con số 13?
- Hát cho cô nghe bản này đi Quang!
Thục đưa tập nhạc cho Quang, nó dạo nho nhỏ
một lần rồi bắt đầu hát, ở tuổi này chắc
chắn nó chưa qua cái gập ghềnh của tình yêu,
nhưng sao nó hóa thân hay thế?. Cả căn phòng
như tối hẳn , lịm đi. Tình yêu đầu, tình yêu
cuối? Đâu là nhân? Đâu là quả? Trong mật ngọt
của cái nào đã có dự báo hay dư vị đắng
chát của cái kia? Cuộc hành trình của con
tim sao cứ mãi một chu trình muôn thuở: Phát
nguyên từ cam tuyền, đầu nguồn của thiên thai.
Đến hạ lưu rẽ ra nhiều nhánh rồi âm ỉ chảy
vào vùng nước tù, cô tịch, tắc nghẽn ?
Cửa
kính trong phòng mờ đi vì hơi lạnh của tiết
tiểu hàn. Cô Lê cúi cúi cái đầu, chắc chắn
cô chú ấy đang trải qua một nỗi niềm gì đây,
tôi càng băn khoăn.
Trai đinh nhâm quý thì tài,
Gái đinh nhâm quý thì hai đời chồng.
Tầm bậy nào, những câu phong giao lục bát,
thiếu khoa học, võ đoán đại loại như câu trên
đã là bản án tử hình cho bao nhiêu cuộc nhân
duyên? Vợ tôi cũng bằng tuổi cô, nào có trắc
trở gì đâu? Cô cũng như An đang trải qua một
chu trình mơ ước của một phụ nữ Việt Nam:
Chiếc nón bài thơ che kín mối tình đầu con
gái, làm bóng dâm cho hạnh phúc vợ chồng,
ươm cho những cái kén Ty, Hạnh một đời tơ
óng ả.
- Bảo đã gập nhiều buổi tiệc có 13 người,
xui xẻo lắm anh ạ! Bảo không biết nó sẽ vận
vào ai? Lỗi tại bọn này cả, khi mời hai đứa
này không tính trước, Lê rất sợ.
Tôi
nhìn cô Lê, tôi không có em gái nên vẫn quý
cô như em gái mình, cô yêu chồng, cả ghen. Cô
đã từng xé nát bài viết đăng báo của Bảo
ngày nào, như một lời phân trần riêng với
cô về một đôi lúc hụt hẫng vô tình. Cô yêu
chồng đến cái độ cô cấm Bảo không được vào
cái tiệm hớt tóc, có cô thợ quen nào đó
bỗng nhiên đổi cách xưng hô, gọi Bảo của cô
bằng anh.
Tôi nhớ đến một hình ảnh đậm nét về lòng
yêu chồng của cô.
. . .Chung cư Fanita năm 1995. . .Tôi ra mở
cửa. Bảo nửa tỉnh nửa say, tay cầm chai bia,
trên miệng phì phà điếu thuốc. Đằng sau là
Lê ôm cả một bịch bia lẽo đẽo theo chồng.
Tôi mới qua Mỹ, nghe người ta nói nhiều về
quan hệ đảo ngược của phương Tây, cái xương
sườn của người đàn ông, biến thành cái xương
sọ, độc chiếm địa vị tối thượng trên cả
chó mèo. Tôi cay đắng nhìn giòng người xếp
hàng, Đại diện cho “ thập nữ viết vô” đang
nghênh ngang đứng trước. . .Lady first! Xa xa
và rất mờ nhạt là hình ảnh những đấng trượng
phu còm cõi, tiều tụy. .
.Quang
vẫn mải mê hát, không khí trong phòng trầm
hẳn xuống, Bảo Dù không pha trò nữa, đầu
cúi gầm, tay xoay xoay lon bia, nó cũng như
những người trong phòng này đang đung đưa theo
cùng lời hát về cái quá khứ mênh mông vô
cùng. Trong chuyến hành hương trở về, họ đều
có cặp, có đôi, có bạn bè, họ không cô độc
nhưng cô đơn, ai ai cũng cảm thấy bơ vơ. . .
- Bố thằng Quang, hát đi ! Anh hát cái bài
gì anh làm trong tù ấy, cái ngày cha chết
ấy.
Bảo Dù buông lon bia đứng lên, lời ca bung bật
nỗi nhục nhằn thân phận, mình cô đơn ngay nơi
tạm dung này, cô đơn ngay trong chiếu chăn hạnh
phúc này. Bảo đang chở Oanh trở lại giòng
sông khổ ải năm nào. . .Thằng Quang, con Linh
lít chít, trẻ con phải hứng nhận thân phận
nghiệp chướng của người lớn. Quan tài của
cha, vắt lẻ loi mảnh khăn tang của người con
trai bị phát vãng ra tận Việt Bắc..
Tôi lại nhìn cái cửa kính bám đầy hơi lạnh,
sao những hình ảnh bất chợt nào đó cứ hay
nhắc tôi mãi cái thời xưa cũ muốn quên không
được ấy?
. . .Những bóng tù, áo lam tả tơi thất
thểu, lê chân về trại như những con trâu mang
tiếng mõ về chuồng, tiếng chim lợn treo đầu
gió, bát cơm độn sắn và những nỗi phẫn chí
làm mờ ánh trăng cheo leo trên vách núi. .
.
Bỗng
có tiếng gõ cửa của định mệnh. Ty vui mừng
giới thiệu người bạn của nó. Không ai bảo
ai, cả phòng như bật dậy, cái gánh nặng vô
hình như được buông bật ra khỏi vai mọi người.
Quý cười tươi hơn cả, từ đầu bữa tiệc đến
giờ bây giờ nó mới cười. Nó cứ nắm tay người
khách mới tới:
- Thank you, thank you !
Cớ thế chứ! Cám ơn anh bạn trẻ, người bạn
cứu hộ đã vừa làm tròn trĩnh cho chúng tôi
con số dễ thương 14.
Anh Chí tỉnh hẳn, anh cười đôn hậu rồi pha
trò:
- Các bạn cứ tưởng tôi không biết sợ con số
13 hay sao chứ! Tôi đâu có ngủ, tôi tránh đi
một lát cho 12 con giáp các bạn hưởng trọn
không khí giao thừa may mắn.
Mọi người mang niềm vui ấy ra tận bãi đậu
xe. . .
Tôi
ngước nhìn lên bầu trời, đêm mênh mông đầy
sao, đầu tôi bỗng nhẹ tênh. Nếu mỗi một đời
người, có một ngôi riêng, thì ngôi sao nào
của Hà, vì sao nào của Thụy? Đâu là huyệt
lạnh, nơi nào là dòng tu?
Tôi quàng tay qua vai An rồi bỗng nhớ thằng
con trai biền biệt.
Thung lũng Santee sáng lạnh. . .
Hết tháng Chạp.
Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPĐ )
Nét Thời Gian -Nguyễn Trọng Hoàn
Nét Thời Gian -Nguyễn Trọng Hoàn
Khi
những chiếc lá cuối cùng lìa cành, rồi những
ngọn gió đầu mùa cưa cắt những cành cây gầy
guộc, khẳng khiu chơ vơ trong gió lạnh. Tháng
Chạp chầm chậm đi vào hồn tôi với nỗi buồn
bâng khuâng kỳ lạ. Tôi yêu cái hiu hắt của
thu vàng gợi nhớ với những ngọn gió heo may
như những thiên sứ nhắc nhở con người:
. . . “ Hãy quay lại con đường cũ, đi chầm
chậm thôi, nhìn lại từng bước đi của mình.
. .”
Tháng Chạp quyến rũ và nhắc nhở tôi như vậy
đó.
Gia
đình tôi đến định cư ở San Diego đã gần năm
năm. Khi mới đặt chân đến miền đất có thông
xanh, có khí hậu se se lạnh bốn mùa, có cả
mimosa nữa, như một tiếng sét ái tình, tôi
đã phải lòng cái thành phố rất Đà Lạt này.
Con dốc chạy ngang nhà, mỗi buổi sáng sương
mù chập chờn lãng đãng, có hơi sương kéo
tôi về tận dốc Nhà Bò trên cao nguyên Lâm Viên
với cả một vùng kỷ niệm của những buổi
sáng chủ nhật đi phố, có An đứng đánh vợt
với cậu em trai bên những hàng mận nở bông
trắng xóa. . .
Chú
em tôi ở Toronto, kém tôi năm tuổi, ở nước
ngoài trước tôi cả hơn chục năm, nên chú ấy
ngộ trước tôi:
- Mình đang sống ở những “ Killing field” anh
ạ!
Tôi nói:
- “ Cánh đồng chết ư? Chú có bi quan lắm không?
Câu hỏi chẳng có câu trả lời, lần này chú
ấy báo tin đến Cali sớm hơn kèm theo một tấm
ảnh chụp toàn một mầu trắng lạnh của tuyết.
Chú mặc một bộ đồ bên ngoài màu xám, tay
cần cái xẻng cô đơn, nổi bật trên một khung
cảnh lạnh lẻo. Đằng sau bức hình là mấy
câu thơ:
Mười chín năm cào tuyết
Tứ chi đã rã rời
Thần trí thêm bấn loạn
Có lẽ phải chuồn thôi.
Câu thơ cứ xoáy vào tôi, đeo đẳng tôi cả tuần.
Cuối tuần tôi nói phone với Thục:
- Nhà cô cả sáu người, cô và cô Loan yếu đuối
thì đã đành. Thằng Tú, Vũ, Vĩ đâu không ra
phụ với bố? Anh thấy cảnh chú ấy xúc tuyết,
ái ngại quá.
Cô em dâu nữa khôi hài nửa chua chát:
. . .Có lần em lôi cổ ba thằng dậy. . “ Bố
chúng mày đang đau, sao không ra phụ ba với.
. .” Thế rồi mỗi thằng một cái xẻng lao ra
“ Có thế chứ, các con yêu dấu của mẹ, dù
các con không biết tiếng Việt, nhưng trên đồng
đất nước người quạnh quẽ này, dòng máu phương
Đông vẫn chảy trong cái thân thể Việt Nam của
các con.”
Nhưng sao thế kìa! ra đến giữa sân, chúng chụm
đầu vào nhau nói với nhau điều gì, rồi băng
qua chỗ bố, chúng chạy một mạch sang nhà
hàng xóm. Ba thằng hì hục cào tuyết cho bà
Martha!
Anh biết sao không?_ tiếng cô em nức nở_ Em
và con Loan đứng chết trân trên lầu, hai chị
em cùng khóc, cho đến khi chúng cào xong, con
Elly, con gái lớn của bà Martha, ra ôm hôn từng
đứa, chúng cười hô hố rồi cầm xẻng đi thẳng
vào nhà
. . . “ Có lẽ phải chuồn thôi” Ở phi trường
Quý dang rộng đôi tay ôm chặt lấy tôi, như muốn
ôm cả cái nắng hanh vàng nồng ấm của Cali
vào người. Quý trông già hẳn đi, thời gian
ở châu Mỹ giống như thoi đưa, nhanh thật đấy.
Một câu nói cứ lúc nào cũng muốn buột ra
khỏi miệng:
- Chú qua thăm anh, cũng chẳng khác gì anh
qua thăm chú. Chẳng qua cũng chỉ là đi từ
cánh đồng này qua cánh đồng khác mà thôi.
Tôi và một nhóm bạn có thói quen gặp nhau bù khú vào những ngày cuối tuần, nay thì ở nhà người này, tuần sau ở nhà người khác. Chúng tôi đặt cho hội cái tên ai nghe cũng phải cười: Hội quán Cô Đơn.
Cả một hội vỏn vẹn có tám người: Vợ chồng anh chị Linh, vợ chồng Bảo Cung, vợ chồng Bảo Dù, và vợ chồng tôi.
Trước
tiên là vợ chồng anh chị Linh, chị Linh là
chị họ tôi, anh chị đến Mỹ từ đầu năm 80.
Từ ngày tôi còn bị tù ở Việt Bắc đã nghe
tin anh chị mang được hai cháu vượt biên.
Tuổi thơ của tôi gắn liền với chị từ những
ngày chạy loạn ở Ninh Bình, đến ngày di cư
vào Nam. Trong gia đình bác tôi, chị sống như
một cái bóng, bên cạnh bác trai tôi là người
nhân đức nhưng nóng tính, cùng với anh em nhiều
cá tính khác. Trăm lần như một , cứ nghe tiếng
quát của bác tôi bên nhà là y như tôi thấy
chị Linh lẳng lặng sang bên nhà tôi, tay cầm
quyển sách, chị thường nằm trên cái võng
của mẹ tôi, nằm đọc sách một chút rồi ngủ,
thằng Quý vẫn bị mẹ tôi đánh cho mấy cái
phất trần cũng vì hay lấy cái lông gà cà
cà trên gò má trắng hồng của chị, sau đó
mẹ tôi thường lấy cái chăn mỏng đắp cho chị.
Chị yêu chồng, anh Chí, có lẽ một phần vì
anh đã có công đưa chị ra khỏi cái thế giới
u trầm ấy.
Cũng như một số người thân, bạn bè, tôi mất
biệt chị trong chiến tranh, y như những hạt
cát bị thổi tứ tung trong con lốc. Lần chót
gập chị trong đám cưới của thằng Quý ở câu
lạc bộ An Đông.
. . .Chị dang rộng tay ôm chặt lấy tôi khi gia
đình tôi đặt chân đến San Diego, rồi đứng ngắm
nhìn tôi, lắc đầu:
- Sao khổ thế, em?
Khi
thằng Vũ, con Huyền lập gia đình, chúng nó
mang theo tình yêu đôi lứa để lại cho anh chị
tôi một khoảng trống khó bù đắp. Đây là lý
do đưa anh chị vào cái hội quán này vậy mà
người có công, làm cho cái hội quán này không
rã đám không phải anh chị mà là một cặp
vợ chồng gốc Huế, tôi vẫn gọi là cô chú
Bảo, có lẽ tại tôi đang thiếu thốn tình cảm
của một người anh, mà thằng em ở tận Canada,
nhưng còn một lý do nữa: Tôi yêu Huế ! Khi
gập cô chú ấy, cả một trời Huế ùa về:
. . .Những cơn mưa không ướt đất ươm đỏ
môi hồng Đồng Khánh. Tiếp theo vài tháng là
những trận mưa triền miên, ủ ê, mưa giăng giăng
suốt ngày, vắt trên những ngọn sầu đông một
màu xám xịt như mảnh khăn tang của những trái
tim tình lỡ.
Có nhiều lần vợ tôi giăng bẫy, mà lần nào
cũng như lần nào, tôi như một con chim khờ
khạo giẫy giụa trong cái lưới của nàng:
- Nếu có dịp về thăm quê nhà, chúng mình
đi những đâu?
- Về Huế.
Vợ tôi cười như nắc nẻ, trong tiếng cười ấy
có một chút như tắc nghẹn, có lẽ nàng nhớ
đến cuộc tình của tôi với Ái trước khi gập
nàng, hình như nàng khóc, những giọt nước
mắt ấy chảy mềm ý nghĩ của tôi: Đàn bà
lạ thật! Chẳng bao giờ hiểu nổi họ cả! bao
la, nhân hậu, chịu đựng. . .Thế mà vẫn có
những ngóc ngách chật hẹp, mà có muốn dấu
đi cũng không sao dấu nổi!
Người
làm cho không khí của những buổi họp mặt
luôn luôn rôm rả là Bảo Dù. Nó tên là Bảo,
là sĩ quan nhẩy dù, chúng tôi gọi như vậy
để phân biệt với Bảo Cung. Một vài lần gặp
gỡ không có nó, hội vẫn nhóm nhưng y như một
đống củi ướt, cả bọn cố công mồi hoài không
cháy, thoảng hoặc có cháy được thì ngọn
lửa cũng èo uột, leo loét. Chúng tôi vẫn
ăn, vẫn đùa nhưng khi ra về, mọi người như
vẫn đầy ắp những điều gì chưa nói ra được,
hoặc chưa cười vỡ tan ra được.
Tôi vốn là đứa khó tính, lại quen sống nội
tâm, gặp lại Bảo, cùng khóa nên cái quan hệ
giữa hai gia đình không phải qua thời gian thử
thách, dò dẫm.
Lúc đầu , tôi không thích cái tính bông lơn
của Bảo nhưng cứ y như người bị bỏ bùa, tôi
lại bị cuốn hút vào những câu chuyện khi
thì là chuyện thật, khi thì là những chuyện
tiếu lâm lại không đầu không đuôi của nó.
Lần này nghe tin Quý qua, Bảo Cung gọi phone:
- Nhân tiện có Quý Thục qua, hội mình họp
tại nhà Bảo nghe anh.
Tôi cười:
- Chú này có những sắp xếp rất Huế.
Tôi lặng đi khi đếm đi đếm lại những người tham dự buổi tiệc ngày hôm ấy:. Một cảm giác lành lạnh chạy dọc sống lưng: Mười ba người ! năm cặp vợ chồng cộng thêm Ty , Hạnh con Cung Bảo, và Quang con trai Bảo Dù!
Con
số 13 truyền kiếp ám ảnh:
Tây Ninh, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 4/46 Vủ Đình
Hà , cùng khóa làm phó cho tôi. . .
Sáng sớm hôm ấy, tôi nghe những tiếng rì rầm
của đoàn GMC vào sân doang trại. Tiếng Hà
nói với Đại úy Sắc, trưởng ban ba:
- Thôi cứ để ông ấy ngủ, tôi đi thế. . .
- Tôi xoay nghiêng, con mắt bị thương còn ươn
ướt máu. Cuộc hành quân với Tiểu đoàn trừ,
lại về trong ngày, thôi cứ để Hà đi, có hai
thằng Đà Lạt cùng một khóa, phải tạo uy
thế cho Hà. Tôi nghĩ như vậy.
Thời gian gần đây, thấy Hà buồn buồn, nước
da tái tím, tôi rủ Hà ra chợ Long Hoa hốt
thuốc Bắc. Ông thày thuốc coi mạch, sau đó
nhìn trân trân vào Hà ái ngại:
- Thượng nhai tối quá, hạ nhạc lại mất hết
nguyên khí, cẩn thận nha chú em.
Hà bước ra cửa lẫm bẩm:
- Thằng cha già điên!
Tôi ái ngại nói với Hà:
- Hay mình cho cậu đi ít ngày phép, Thụy đang
cần có cậu lúc này?
Hà bảo người tài xế ra băng sau:
- Bà cụ nhất định không cho tao lấy Thụy
Tôi nói: Cô ấy đẹp, gia thế lại một lòng
yêu mày, sao bà cụ cứ cản ngăn hoài?
- Chuyện chẳng có gì nhưng nó đã thành định
kiến trong đầu bà cụ rồi. Hôm đầu tiên, tao
mời cô ấy đến nhà ra mắt bà già tao, vốn
con nhà tây học, cô không chờ bà chỉ chỗ,
tự động kéo ghế ngồi bên cạnh bả. Mẹ tao
vốn nhà địa chủ phong kiến mà. Khi Thụy ra
về, bà cụ nói thẳng:
- Lần sau không được dẫn “ cái ngữ” ấy về
cái nhà này nữa.
- Rồi mày trả lời bà cụ ra sao?
- Năn nỉ, thuyết phục, có cả chị Hải tao
nói vào cũng không được, tao nói với bả:
- Mẹ cứ ép con đến nước này, con đành phải
chịu nhưng con xin thề trước vong linh thày:
Ngoài Thụy ra con không lấy một ai nữa cả!
Tôi thương Hà, nghĩ đến An, cô vợ tôi hên thật,
nào mẹ tôi có tân thời gì đâu, có điều cả
một thời làm dâu nhà đại điền chủ họ Lê
vẫn kéo dài đến tận những cơn ác mộng của
mẹ tôi bây giờ.
Tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Đến khi
thức giấc, trời đã gần trưa, sân Bộ chỉ huy
vắng ngắt, có vài người lính già lui cui
làm tạp dịch. Phía tây, hướng Rạch Sỏi ,
nơi Hà đang chỉ huy hành quân, bầu trời trong
vắt, chiếc L19 không trợ đang lượn lờ êm ả
như một cánh diều giấy. Tiếng máy rì rầm
xa xa của chiếc máy bay y như tiếng sáo đồng
vọng vi vu gọi Hạ, mảnh trời ngọc bích kia
chở bay tôi về tuổi thơ ấm áp ngọt ngào,
có cánh đồng chiêm nồng đậm hương lúa mới.
Có đỉnh núi Mỏm Nàng, bị trái bom Pháp vẹt
hẳn một góc, trơ ra những mỏm đá nham nhở
như cái răng nhọn hoắt của con chằn tinh trong
chuyện cổ tích Thạch Sanh. . .
Tôi bước vào phòng hành quân, viên sĩ quan
trực trả lời:
- Thằng Hai và Ba lục soát xong mục tiêu số
13 vô sự, thẩm quyền phó vừa cho Tiểu đoàn
giậm chân tại chỗ, lửa khói.
Câu cuối cùng của Trung úy Thành, nhắc tôi
một nắm thuốc trụ sinh chưa uống, tôi nghĩ
ngay đến quán hủ túi lòng heo, có những bàn
ăn dưới tàn me xanh mát. Có cô chủ quán với
chiếc răng khểnh.
Tôi ghé vào Ban 1 nói với ông Trưởng ban với
bộ tóc trắng mịn như nhung:
- Ông làm ngay phép thường niên cho Thiếu tá
Tiểu đoàn phó, cho Thiếu tá thêm ba ngày đi
đường.
Chợt nhớ cái jeep của Hà đang trong thời kỳ
tu bổ ở hậu cứ , tôi nói:
- Ông làm luôn sự vụ lệnh cho hạ sĩ Khoát
và xe của tôi. Độ này, quân cảnh xét dữ lắm,
ông ghi lý do cho sự vụ lệnh là “ Liên lạc
gia đình tử sĩ nhé”.
Câu cuối cùng làm tôi bứt rứt cho đến khi
chiếc xe ra khỏi cổng trại. . .
Tôi bỗng lạnh người, từ chiếc máy 46 đặt
trên xe, tôi nghe các đại đội thi nhau gọi về
Bộ chỉ huy của Hà mà không nghe thấy tiếng
trả lời. Tôi chụp ống nghe:
- Một, Hai đây Nhân Vị, chuyện gì xẩy ra vậy?
- Nhân Vị đây Một, trình Thẩm quyền, có một
tiếng nổ lớn, ngay cái đầu tầu của Thẩm
quyền phó Hồng Hà.
Chiếc jeep trở đầu, lao thẳng về phía Rạch
Sỏi, có tiếng lên đạn lách tách của hiệu
thính viên phía băng sau. Tôi với tay lấy khẩu
M79, mở khóa an toàn, chiếc jeep như một con
tuấn mã lao qua những cánh rừng bạt ngàn
Phước Tân nhưng sao tôi vẫn thấy quá chậm.
Tiếng tài xế:
- Phía đằng trước có một cái mô!
Tôi nói như hét:
- Giữ chắc tay lái, phóng qua luôn.
Chiếc xe chồm lên, một tiếng nổ rung trời,
cát bụi bay tứ tung, cả người tôi lắc lư,
xe lảo đảo như con thú bị thương. Những tràng
đạn từ bìa rừng đuổi theo xe tôi như một trận
mưa rào.
Tôi biết mình đã thoát hiểm khi nghe tiếng
thằng Một:
- Nhân Vị, đây Một, tôi đã thấy Thẩm quyền
rồi, cái đầu tầu của Thẩm quyền phó đang
ở hướng hai giờ của Thẩm quyền, chỗ có cây
đa to!
“ Chỗ có cây đa to”! Tôi rùng mình, cả một
thời trận mạc tôi sợ nhất những tàn cây,
những bóng mát, nơi địch quân thường gài bẫy,
giăng mìn.
- Hà ơi sao mày lại chủ quan quá như vậy?
Mày đã lắc đầu hiên ngang từ chối bóng dâm
quyền lực của bố cô Thụy, mày đã quẳng cho
những thằng Đà Lạt “ Đào ngũ” về văn phòng
những tia nhìn khó chịu, mày đã ngắc ngoải
vì bóng dâm gia trưởng của bà mẹ, bây giờ
mày lại chết dưới bóng mát nhỏ xíu này.
. .
Xác Hà nằm vắt ngang qua miếu thổ thần, tôi
tìm được cánh tay trái của Hà nhờ chiếc
đồng hồ ( Thụy tặng cho tao, quà sinh nhật
đấy). Tôi vuốt mắt Hà, nơi túi áo trái, một
lá thư màu xanh đẫm máu, nhòe nhoẹt, mắt
tôi mờ đi:
. . . “ Làm sao bây giờ Hà ơi, em đã có thai
thật rồi. Trong em bây giờ không biết mình
nên vui hay buồn nữa! Mợ chì chiết em, nhiếc
móc em suốt cả tuần qua, mợ bắt em phải phá
thai, em nhất định không chịu, nó là con em
mà, nó là kết quả của tình yêu hai chúng
mình mà. Cậu thì ngầm an ủi em, cậu bảo:
- Chẳng có gì phải xấu hổ con ạ, con cứ
ở tại nhà, chửa đẻ! Cậu không coi việc yêu
nhau, dâng hiến cho nhau như một trọng tội đâu
con ạ.
Anh ơi về với em đi, sự có mặt của anh lúc
này rất cần thiết đối với em.”
Tiếng người hiệu thính viên báo cáo: Số tử
thương là 13 người, kể cả 3 cố vấn Mỹ.
Con
số 13 đưa tôi trở lại bàn tiệc.
Nhìn mọi người đang cười cười nói nói, tôi
tự trách mình sao quá đa tâm, mê tín, nào
có mấy ai để ý đến con số ấy đâu nào? Chỉ
có Quý mang vẻ trầm tư, thằng này tin thần
quyền lắm, có lẽ nó đang băn khoăn khi sắp
phải trở về phi trường Toronto đóng băng ấy.
. . . “ Rằng xưa có gã từ quan. . .”
Tiếng hát như những tảng mây lờ lững trên
ngọn non cao của Quang làm tôi ngây ngất. .
. Từ quan quy ẩn, bế môn tị khách, quay lưng
lại với cả một thế giới áo cơm, công danh
phù thế, để làm bạn với những thứ không
bao giờ phản lại mình: Trăng sao, mây trời,
thư sách. Đẹp ơi! Là đẹp, con đường thoái
thân trải thảm của người xưa đây.
. . . “ Lên non tìm động hoa vàng ngủ say” chị
Linh nhìn tôi, rồi nhìn anh Chí ái ngại, cả
đêm hôm qua anh còn quần quật trong nhà máy,
bây giờ đang ngủ gà ngủ gật. Từ chỗ mông
muội của chốn hồng trần, Quang đang đưa mọi
người ngược con suối thời gian tươi mát, dẫy
Kim Bôi kia rồi. Chiếc thắt lưng xanh, chiếc
khăn màu trắng quấn trọn tình yêu trai gái
kia rồi. Sao anh lại ngủ? Anh quá chén, anh
quá mệt, anh lao thẳng vào nguồn vui bạn bè
nên anh say sớm ?
Đôi mắt chị Linh ươn ướt, chị buồn sự vô tâm
của chồng hay chị đang nghĩ đến rặng núi
đá vôi, bên bờ con sông Đáy hiền hòa quê chị?
Anh Chí không vô tâm đâu, tâm của anh rất lớn,
bình lặng như hồ thu, đời anh chỉ biết yêu
chứ không ghét ai bao giờ, anh không hề ân hận
về những bước đi của mình, anh cần gì phải
quay lại chứ? Có đâu như chúng tôi đang cứ
phải quay quắt trong không khí giao thừa này,
đang dằn vặt chính mình. Đang tìm ngõ vào,
đang kiếm ngõ ra trong sân si nhân quả. Đang
vật vờ bơi trượt trên chính những lộ trình
mà ngọt ngào thì ít, trắc trở thì nhiều.
Tôi lại nhìn anh Chí, môi anh đang mấp máy
như muốn cười. . .
- Để mẹ đỡ cho !
Âm nhạc như người lên đồng, nhập vào Quang chao qua chao lại. Chị Oanh, vợ Bảo ngồi hẳn xuống thảm hai tay nâng lấy tập nhạc, Quang nghiêng đầu, cái sống mũi thẳng băng thông minh. Trên cái đồng đất nước người này. Cỗ xe vô hồn đang từ từ nghiền nát thế hệ thứ hai của những kẻ xa xứ. Trong thập niên Sáu muơi , bọn trẻ chúng tôi ngạc nhiên trước say mê của người lớn trong những điệu chầu văn nhưng vẫn thấm đậm tính tự dân tộc. Còn bây giờ, những bản tình ca bất hủ đã ươm đỏ trái tim chúng tôi trong bao nhiêu thế hệ, đang bị chính các con cái mình xa lánh. Chúng căng tròn con mắt nhìn văn hóa Việt, lịch sử Việt: “ Look funny, hear funny! Vua Lê Lợi đại chiến với quân Pháp phải không mẹ?”
Chị Oanh nâng niu tập nhạc như nâng niu tâm hồn của đứa con trai. . . “ Bố con đã chiến đấu vô vọng để giành đi giành lại từng tấc đất. Nói dại ngày ấy bố có tử thương, cùng lắm là mất xác, thì nỗi đau chỉ gói ghém trong những vòng khăn tang người thân! Còn mặt trận văn hóa bây giờ mới tử sinh cho cả một dân tộc!
Ánh sáng từ cái hồ cá nhỏ vắt một vệt nhỏ trên đôi mắt đẹp của Oanh, bước chân thời gian đã hờ hững để quên những dấu chân chim trên đuôi con mắt chị.
Tôi bắt gập cái nhìn ảo não của vợ tôi, tôi biết nàng đang nhớ về thằng con trai lớn, cũng xấp xỉ tuổi Quang, xa mịt mùng. . .Đêm nó xa con Lệ, theo lời khuyên gần như áp lực của tôi, nó ôm đàn, những ngón tay thon dài chì chiết trên những nốt nhạc. Lúc ấy tôi đã nhận ra ngay sự khắt khe, độc đoán của mình. Tôi đã không đủ mã thượng để đẩy cái chung của vận nước, cái riêng của bản thân ra khỏi cái trăm năm vô tội của tình yêu con trẻ.
Bảo
Cung nghiêng đầu thì thầm điều gì với vợ,
lâu lâu lại gọi con Ty đến gần, sau đó Ty lại
tất tưởi đến bên máy điện thoại. Có việc
gì không ổn của cô chú ấy hôm nay? Hay lại
con số 13?
- Hát cho cô nghe bản này đi Quang!
Thục đưa tập nhạc cho Quang, nó dạo nho nhỏ
một lần rồi bắt đầu hát, ở tuổi này chắc
chắn nó chưa qua cái gập ghềnh của tình yêu,
nhưng sao nó hóa thân hay thế?. Cả căn phòng
như tối hẳn , lịm đi. Tình yêu đầu, tình yêu
cuối? Đâu là nhân? Đâu là quả? Trong mật ngọt
của cái nào đã có dự báo hay dư vị đắng
chát của cái kia? Cuộc hành trình của con
tim sao cứ mãi một chu trình muôn thuở: Phát
nguyên từ cam tuyền, đầu nguồn của thiên thai.
Đến hạ lưu rẽ ra nhiều nhánh rồi âm ỉ chảy
vào vùng nước tù, cô tịch, tắc nghẽn ?
Cửa
kính trong phòng mờ đi vì hơi lạnh của tiết
tiểu hàn. Cô Lê cúi cúi cái đầu, chắc chắn
cô chú ấy đang trải qua một nỗi niềm gì đây,
tôi càng băn khoăn.
Trai đinh nhâm quý thì tài,
Gái đinh nhâm quý thì hai đời chồng.
Tầm bậy nào, những câu phong giao lục bát,
thiếu khoa học, võ đoán đại loại như câu trên
đã là bản án tử hình cho bao nhiêu cuộc nhân
duyên? Vợ tôi cũng bằng tuổi cô, nào có trắc
trở gì đâu? Cô cũng như An đang trải qua một
chu trình mơ ước của một phụ nữ Việt Nam:
Chiếc nón bài thơ che kín mối tình đầu con
gái, làm bóng dâm cho hạnh phúc vợ chồng,
ươm cho những cái kén Ty, Hạnh một đời tơ
óng ả.
- Bảo đã gập nhiều buổi tiệc có 13 người,
xui xẻo lắm anh ạ! Bảo không biết nó sẽ vận
vào ai? Lỗi tại bọn này cả, khi mời hai đứa
này không tính trước, Lê rất sợ.
Tôi
nhìn cô Lê, tôi không có em gái nên vẫn quý
cô như em gái mình, cô yêu chồng, cả ghen. Cô
đã từng xé nát bài viết đăng báo của Bảo
ngày nào, như một lời phân trần riêng với
cô về một đôi lúc hụt hẫng vô tình. Cô yêu
chồng đến cái độ cô cấm Bảo không được vào
cái tiệm hớt tóc, có cô thợ quen nào đó
bỗng nhiên đổi cách xưng hô, gọi Bảo của cô
bằng anh.
Tôi nhớ đến một hình ảnh đậm nét về lòng
yêu chồng của cô.
. . .Chung cư Fanita năm 1995. . .Tôi ra mở
cửa. Bảo nửa tỉnh nửa say, tay cầm chai bia,
trên miệng phì phà điếu thuốc. Đằng sau là
Lê ôm cả một bịch bia lẽo đẽo theo chồng.
Tôi mới qua Mỹ, nghe người ta nói nhiều về
quan hệ đảo ngược của phương Tây, cái xương
sườn của người đàn ông, biến thành cái xương
sọ, độc chiếm địa vị tối thượng trên cả
chó mèo. Tôi cay đắng nhìn giòng người xếp
hàng, Đại diện cho “ thập nữ viết vô” đang
nghênh ngang đứng trước. . .Lady first! Xa xa
và rất mờ nhạt là hình ảnh những đấng trượng
phu còm cõi, tiều tụy. .
.Quang
vẫn mải mê hát, không khí trong phòng trầm
hẳn xuống, Bảo Dù không pha trò nữa, đầu
cúi gầm, tay xoay xoay lon bia, nó cũng như
những người trong phòng này đang đung đưa theo
cùng lời hát về cái quá khứ mênh mông vô
cùng. Trong chuyến hành hương trở về, họ đều
có cặp, có đôi, có bạn bè, họ không cô độc
nhưng cô đơn, ai ai cũng cảm thấy bơ vơ. . .
- Bố thằng Quang, hát đi ! Anh hát cái bài
gì anh làm trong tù ấy, cái ngày cha chết
ấy.
Bảo Dù buông lon bia đứng lên, lời ca bung bật
nỗi nhục nhằn thân phận, mình cô đơn ngay nơi
tạm dung này, cô đơn ngay trong chiếu chăn hạnh
phúc này. Bảo đang chở Oanh trở lại giòng
sông khổ ải năm nào. . .Thằng Quang, con Linh
lít chít, trẻ con phải hứng nhận thân phận
nghiệp chướng của người lớn. Quan tài của
cha, vắt lẻ loi mảnh khăn tang của người con
trai bị phát vãng ra tận Việt Bắc..
Tôi lại nhìn cái cửa kính bám đầy hơi lạnh,
sao những hình ảnh bất chợt nào đó cứ hay
nhắc tôi mãi cái thời xưa cũ muốn quên không
được ấy?
. . .Những bóng tù, áo lam tả tơi thất
thểu, lê chân về trại như những con trâu mang
tiếng mõ về chuồng, tiếng chim lợn treo đầu
gió, bát cơm độn sắn và những nỗi phẫn chí
làm mờ ánh trăng cheo leo trên vách núi. .
.
Bỗng
có tiếng gõ cửa của định mệnh. Ty vui mừng
giới thiệu người bạn của nó. Không ai bảo
ai, cả phòng như bật dậy, cái gánh nặng vô
hình như được buông bật ra khỏi vai mọi người.
Quý cười tươi hơn cả, từ đầu bữa tiệc đến
giờ bây giờ nó mới cười. Nó cứ nắm tay người
khách mới tới:
- Thank you, thank you !
Cớ thế chứ! Cám ơn anh bạn trẻ, người bạn
cứu hộ đã vừa làm tròn trĩnh cho chúng tôi
con số dễ thương 14.
Anh Chí tỉnh hẳn, anh cười đôn hậu rồi pha
trò:
- Các bạn cứ tưởng tôi không biết sợ con số
13 hay sao chứ! Tôi đâu có ngủ, tôi tránh đi
một lát cho 12 con giáp các bạn hưởng trọn
không khí giao thừa may mắn.
Mọi người mang niềm vui ấy ra tận bãi đậu
xe. . .
Tôi
ngước nhìn lên bầu trời, đêm mênh mông đầy
sao, đầu tôi bỗng nhẹ tênh. Nếu mỗi một đời
người, có một ngôi riêng, thì ngôi sao nào
của Hà, vì sao nào của Thụy? Đâu là huyệt
lạnh, nơi nào là dòng tu?
Tôi quàng tay qua vai An rồi bỗng nhớ thằng
con trai biền biệt.
Thung lũng Santee sáng lạnh. . .
Hết tháng Chạp.
Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPĐ )