Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 08/08/1945: Liên Xô tuyên chiến với Nhật, xâm chiếm Mãn Châu
Nguồn: “Soviets declare war on Japan; invade Manchuria”, History.com (truy cập ngày 8/8/2016)
Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân
Vào ngày này năm 1945, Liên Xô chính thức tuyên chiến với Nhật Bản, đồng thời rót hơn 1 triệu binh sĩ vào Mãn Châu, Đông Bắc Trung Quốc, nơi đang bị Nhật chiếm đóng, để đối đầu với đội quân 700.000 người của Nhật tại đây.
Việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima đã không mang lại tác dụng như dự định, đó là sự đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản. Một nửa nội các nòng cốt của Nhật, được gọi là Hội đồng Chỉ đạo Chiến tranh Tối cao, đã từ chối đầu hàng trừ khi phe Đồng minh đưa ra đảm bảo về tương lai của Nhật Bản, đặc biệt là liên quan đến vị thế của các Hoàng đế Hirohito. Các dân thường Nhật trải qua vụ ném bom tại Hiroshima hoặc đã chết, hoặc tiếp tục phải chịu đau khổ một cách khủng khiếp.
Nhật Bản từng không quá lo lắng về Liên Xô, nước phải đối đầu với người Đức trên mặt trận phía Đông. Quân đội Nhật Bản thậm chí tin rằng họ sẽ không phải tham chiến chống lại một cuộc tấn công của Liên Xô cho đến mùa xuân năm 1946.
Tuy nhiên, Liên Xô đã làm họ bất ngờ với cuộc xâm chiếm Mãn Châu, một cuộc tấn công quá mạnh (trong số 850 binh sĩ Nhật Bản tham chiến tại Pingyanchen, 650 người đã bị giết hoặc bị thương trong hai ngày giao tranh đầu tiên), khiến Hoàng đế Hirohito bắt đầu cầu xin Hội đồng Chiến tranh xem xét việc đầu hàng. Các thành viên ngoan cố của Hội đồng bắt đầu lung lay, và vào ngày 15/08/1945, Nhật đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Đến ngày 02/09/1945, văn bản đầu hàng của Nhật đã được ký, chính thức chấm dứt Thế chiến II.
Hình: Quân đội Liên Xô giải phóng thành phố Hắc Long Giang (Harbin) thuộc Mãn Châu, tháng 8/1945.
http://nghiencuuquocte.org/2016/08/08/lien-xo-tuyen-chien-nhat-chiem-man-chau/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 08/08/1945: Liên Xô tuyên chiến với Nhật, xâm chiếm Mãn Châu
Nguồn: “Soviets declare war on Japan; invade Manchuria”, History.com (truy cập ngày 8/8/2016)
Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân
Vào ngày này năm 1945, Liên Xô chính thức tuyên chiến với Nhật Bản, đồng thời rót hơn 1 triệu binh sĩ vào Mãn Châu, Đông Bắc Trung Quốc, nơi đang bị Nhật chiếm đóng, để đối đầu với đội quân 700.000 người của Nhật tại đây.
Việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima đã không mang lại tác dụng như dự định, đó là sự đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản. Một nửa nội các nòng cốt của Nhật, được gọi là Hội đồng Chỉ đạo Chiến tranh Tối cao, đã từ chối đầu hàng trừ khi phe Đồng minh đưa ra đảm bảo về tương lai của Nhật Bản, đặc biệt là liên quan đến vị thế của các Hoàng đế Hirohito. Các dân thường Nhật trải qua vụ ném bom tại Hiroshima hoặc đã chết, hoặc tiếp tục phải chịu đau khổ một cách khủng khiếp.
Nhật Bản từng không quá lo lắng về Liên Xô, nước phải đối đầu với người Đức trên mặt trận phía Đông. Quân đội Nhật Bản thậm chí tin rằng họ sẽ không phải tham chiến chống lại một cuộc tấn công của Liên Xô cho đến mùa xuân năm 1946.
Tuy nhiên, Liên Xô đã làm họ bất ngờ với cuộc xâm chiếm Mãn Châu, một cuộc tấn công quá mạnh (trong số 850 binh sĩ Nhật Bản tham chiến tại Pingyanchen, 650 người đã bị giết hoặc bị thương trong hai ngày giao tranh đầu tiên), khiến Hoàng đế Hirohito bắt đầu cầu xin Hội đồng Chiến tranh xem xét việc đầu hàng. Các thành viên ngoan cố của Hội đồng bắt đầu lung lay, và vào ngày 15/08/1945, Nhật đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Đến ngày 02/09/1945, văn bản đầu hàng của Nhật đã được ký, chính thức chấm dứt Thế chiến II.
Hình: Quân đội Liên Xô giải phóng thành phố Hắc Long Giang (Harbin) thuộc Mãn Châu, tháng 8/1945.
http://nghiencuuquocte.org/2016/08/08/lien-xo-tuyen-chien-nhat-chiem-man-chau/