Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 09/12/1992: Thủy quân Lục chiến Mỹ tiến vào Mogadishu
Nguồn: U.S Marines storm Mogadishu, Somalia; History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1992, 1.800 lính thủy quân lục chiến Mỹ đã dẫn đầu một lực lượng đa quốc gia đến Mogadishu, Somalia, nhằm lập lại trật tự tại đất nước đang chìm trong xung đột này.
Sau hàng thế kỷ làm thuộc địa của nhiều nước khác nhau – gồm Bồ Đào Nha, Anh và Ý – Mogadishu trở thành thủ đô của một Somalia độc lập vào năm 1960. Chưa đầy 10 năm sau, một nhóm binh sĩ do Thiếu Tướng Muhammad Siad Barre lãnh đạo đã lên nắm quyền, và tuyên bố Somalia là một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Một đợt hạn hán xảy ra giữa những năm 1970 cùng một cuộc nổi dậy bất thành của người dân tộc thiểu số Somali ở một tỉnh lân cận với Ethiopia đã làm mất đi nhiều lương thực và nhà ở. Tính đến năm 1981, gần 2 triệu người dân nước này trở thành người vô gia cư.
Dù một hiệp ước hòa bình đã được ký với Ethiopia vào năm 1988, nhưng chiến tranh giữa các bộ tộc đối địch trong nội bộ Somalia lại gia tăng, và đến tháng 01/1991, Barre đã buộc phải chạy trốn khỏi thủ đô. Trong 23 tháng tiếp theo, nội chiến tại Somalia khiến khoảng 50.000 người thiệt mạng; 300.000 người khác thì chết đói trong lúc lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc cố gắng một cách tuyệt vọng để lập lại trật tự và cứu trợ trong bối cảnh chiến tranh hỗn loạn.
Vào đầu tháng 12/1992, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã gửi đoàn thủy quân lục chiến đến Mogadishu như là một phần trong chiến dịch “Phục hồi Hy Vọng” (Operation Restore Hope.) Nhờ có lính Mỹ hỗ trợ, các nhân viên cứu trợ quốc tế đã mau chóng khôi phục lại hoạt động phân phối thực phẩm và các hoạt động cứu trợ nhân đạo khác. Các cuộc tấn công lẻ tẻ vẫn tiếp diễn, trong đó có vụ sát hại 24 binh sĩ Liên Hiệp Quốc đến từ Pakistan vào năm 1993. Kết quả là Liên Hiệp Quốc đã ủy quyền bắt giữ Tướng Mohammed Farah Aidid, lãnh đạo của một trong những bộ tộc nổi loạn. Ngày 03/10/1993, trong một nỗ lực thực hiện lệnh bắt giữ, phe nổi dậy đã bắn rơi hai máy bay trực thăng Black Hawk của quân Mỹ và giết chết 18 lính Mỹ (Đây là sự kiện được kể trong bộ phim Black Hawk Down – NBT).
Khi người dân Mỹ phải chứng kiến những đổ máu kinh hoàng trên truyền hình – bao gồm cả cảnh những người ủng hộ Aidid vừa reo hò vừa kéo lê xác một người lính trên đường phố Mogadishu – Tổng thống Bill Clinton đã ngay lập tức ra lệnh cho tất cả binh lính Mỹ rút khỏi Somalia trước ngày 31/03/1994. Các nước phương Tây khác cũng hành động tương tự. Khi nhóm gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc cuối cùng rời khỏi Somalia vào năm 1995, kết thúc một sứ mệnh tốn kém tới hơn 2 tỷ USD, Mogadishu vẫn chưa có chính phủ. Một hiệp ước ngừng bắn ký tại Kenya vào năm 2002 cũng đã không thể chấm dứt bạo lực, và dù một Nghị Viện mới đã được triệu tập vào năm 2004, các phe phái đối địch ở các vùng khác nhau của Somalia vẫn tiếp tục tranh giành quyền kiểm soát đất nước này.
http://nghiencuuquocte.org
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 09/12/1992: Thủy quân Lục chiến Mỹ tiến vào Mogadishu
Nguồn: U.S Marines storm Mogadishu, Somalia; History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1992, 1.800 lính thủy quân lục chiến Mỹ đã dẫn đầu một lực lượng đa quốc gia đến Mogadishu, Somalia, nhằm lập lại trật tự tại đất nước đang chìm trong xung đột này.
Sau hàng thế kỷ làm thuộc địa của nhiều nước khác nhau – gồm Bồ Đào Nha, Anh và Ý – Mogadishu trở thành thủ đô của một Somalia độc lập vào năm 1960. Chưa đầy 10 năm sau, một nhóm binh sĩ do Thiếu Tướng Muhammad Siad Barre lãnh đạo đã lên nắm quyền, và tuyên bố Somalia là một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Một đợt hạn hán xảy ra giữa những năm 1970 cùng một cuộc nổi dậy bất thành của người dân tộc thiểu số Somali ở một tỉnh lân cận với Ethiopia đã làm mất đi nhiều lương thực và nhà ở. Tính đến năm 1981, gần 2 triệu người dân nước này trở thành người vô gia cư.
Dù một hiệp ước hòa bình đã được ký với Ethiopia vào năm 1988, nhưng chiến tranh giữa các bộ tộc đối địch trong nội bộ Somalia lại gia tăng, và đến tháng 01/1991, Barre đã buộc phải chạy trốn khỏi thủ đô. Trong 23 tháng tiếp theo, nội chiến tại Somalia khiến khoảng 50.000 người thiệt mạng; 300.000 người khác thì chết đói trong lúc lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc cố gắng một cách tuyệt vọng để lập lại trật tự và cứu trợ trong bối cảnh chiến tranh hỗn loạn.
Vào đầu tháng 12/1992, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã gửi đoàn thủy quân lục chiến đến Mogadishu như là một phần trong chiến dịch “Phục hồi Hy Vọng” (Operation Restore Hope.) Nhờ có lính Mỹ hỗ trợ, các nhân viên cứu trợ quốc tế đã mau chóng khôi phục lại hoạt động phân phối thực phẩm và các hoạt động cứu trợ nhân đạo khác. Các cuộc tấn công lẻ tẻ vẫn tiếp diễn, trong đó có vụ sát hại 24 binh sĩ Liên Hiệp Quốc đến từ Pakistan vào năm 1993. Kết quả là Liên Hiệp Quốc đã ủy quyền bắt giữ Tướng Mohammed Farah Aidid, lãnh đạo của một trong những bộ tộc nổi loạn. Ngày 03/10/1993, trong một nỗ lực thực hiện lệnh bắt giữ, phe nổi dậy đã bắn rơi hai máy bay trực thăng Black Hawk của quân Mỹ và giết chết 18 lính Mỹ (Đây là sự kiện được kể trong bộ phim Black Hawk Down – NBT).
Khi người dân Mỹ phải chứng kiến những đổ máu kinh hoàng trên truyền hình – bao gồm cả cảnh những người ủng hộ Aidid vừa reo hò vừa kéo lê xác một người lính trên đường phố Mogadishu – Tổng thống Bill Clinton đã ngay lập tức ra lệnh cho tất cả binh lính Mỹ rút khỏi Somalia trước ngày 31/03/1994. Các nước phương Tây khác cũng hành động tương tự. Khi nhóm gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc cuối cùng rời khỏi Somalia vào năm 1995, kết thúc một sứ mệnh tốn kém tới hơn 2 tỷ USD, Mogadishu vẫn chưa có chính phủ. Một hiệp ước ngừng bắn ký tại Kenya vào năm 2002 cũng đã không thể chấm dứt bạo lực, và dù một Nghị Viện mới đã được triệu tập vào năm 2004, các phe phái đối địch ở các vùng khác nhau của Somalia vẫn tiếp tục tranh giành quyền kiểm soát đất nước này.
http://nghiencuuquocte.org