Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 13/08/1961: Berlin bị chia cắt ( test )
Nguồn: Berlin is divided, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1961, ngay sau nửa đêm, quân đội Đông Đức đã bắt đầu dựng hàng rào bằng dây thép gai và gạch để ngăn cách Đông Berlin do Liên Xô kiểm soát với Tây Berlin do các nước phương Tây dân chủ kiểm soát.
Sau Thế chiến II, nước Đức bị đánh bại đã bị chia thành các khu vực thuộc kiểm soát của Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp. Thành phố Berlin, dù về mặt kỹ thuật là thuộc khu vực kiểm soát của Liên Xô, cũng bị chia đôi. Người Liên Xô đóng ở phía đông thành phố. Sau khi cầu hàng không của Đồng Minh vào tháng 06/1948 đánh bại nỗ lực của Liên Xô nhằm phong tỏa Tây Berlin, họ đã kiểm soát Đông Berlin chặt hơn. Trong 12 năm tiếp theo, bị tách biệt hoàn toàn với phần phía Tây và về cơ bản bị chuyển thành một vệ tinh của Liên Xô, Đông Đức đã chứng kiến khoảng 2,5 đến 3 triệu người dân sang Tây Đức để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Đến năm 1961, mỗi ngày có khoảng 1.000 người Đông Đức – bao gồm nhiều lao động có tay nghề, chuyên gia và trí thức – rời đi.
Tháng 08, Walter Ulbricht, nhà lãnh đạo cộng sản Đông Đức, đã được Nikita Khrushchev chấp thuận để bắt đầu phong tỏa mọi đường đi giữa Đông và Tây Berlin. Binh sĩ thực hiện nhiệm vụ này suốt hai đêm ngày 12 và 13 tháng 08, dựng một hàng rào dây thép gai dài hơn 100 dặm trong biên giới Đông Berlin. Thép gai đã sớm được thay thế bằng một bức tường bê tông cao 6 bộ, dài 96 dặm, được xây dựng hoàn chỉnh với các tháp canh, các bệ súng máy và đèn chiếu. Các sĩ quan Đông Đức, được biết đến với cái tên Volkspolizei (“Volpos”), đã liên tục tuần tra tại Bức Tường Berlin cả ngày lẫn đêm.
Trong buổi sáng đầu tiên ấy, nhiều cư dân Berlin đã thấy mình đột nhiên bị cắt đứt liên lạc với bạn bè hoặc thành viên gia đình ở nửa kia của thành phố. Dưới sự lãnh đạo của thị trưởng của họ, Willy Brandt, người dân Tây Berlin đã biểu tình chống lại bức tường, và Brandt cũng đã chỉ trích các nền dân chủ phương Tây, đặc biệt là Mỹ, vì đã không phản đối. Tổng thống John F. Kennedy đã công khai tuyên bố rằng Mỹ chỉ có thể thực sự giúp đỡ những người Tây Berlin và Tây Đức, và bất cứ hành động nào thay mặt cho những người Đông Đức sẽ chỉ dẫn đến thất bại.
Bức tường Berlin là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của Chiến tranh Lạnh. Tháng 06/1963, Kennedy có bài phát biểu nổi tiếng Ich bin ein Berliner (Tôi là người Berlin) trước bức tường, vinh danh thành phố là biểu tượng của tự do và dân chủ trong cuộc chiến chống lại bạo lực và áp bức. Chiều cao của bức tường đã được nâng lên thành 10 bộ vào năm 1970, nhằm ngăn chặn các nỗ lực trốn thoát, mà tính đến thời điểm đó, là điều gần như xảy ra hàng ngày. Trong những năm 1961 – 1989, đã có tổng cộng 5.000 người Đông Đức trốn thoát; số người đã cố gắng và thất bại còn lớn hơn rất nhiều. Việc bắn chết những người tình nghi là đào thoát chỉ làm tăng thêm lòng hận thù của phương Tây đối với bức tường.
Cuối cùng, vào cuối thập niên 1980, Đông Đức, bị thúc đẩy bởi sự sụp đổ của Liên Xô, đã bắt đầu thực hiện một số cải cách tự do. Ngày 09/11/1989, đám đông dân chúng ở cả Đông và Tây Đức tụ tập tại Bức tường Berlin và bắt đầu trèo qua và tháo dỡ nó. Khi biểu tượng của Chiến tranh Lạnh đã bị phá hủy, Đông và Tây Đức một lần nữa trở thành một đất nước, họ đã ký một hiệp định thống nhất chính thức vào ngày 03/10/1990.
( Nghiên Cứu Quốc Tế )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 13/08/1961: Berlin bị chia cắt ( test )
Nguồn: Berlin is divided, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1961, ngay sau nửa đêm, quân đội Đông Đức đã bắt đầu dựng hàng rào bằng dây thép gai và gạch để ngăn cách Đông Berlin do Liên Xô kiểm soát với Tây Berlin do các nước phương Tây dân chủ kiểm soát.
Sau Thế chiến II, nước Đức bị đánh bại đã bị chia thành các khu vực thuộc kiểm soát của Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp. Thành phố Berlin, dù về mặt kỹ thuật là thuộc khu vực kiểm soát của Liên Xô, cũng bị chia đôi. Người Liên Xô đóng ở phía đông thành phố. Sau khi cầu hàng không của Đồng Minh vào tháng 06/1948 đánh bại nỗ lực của Liên Xô nhằm phong tỏa Tây Berlin, họ đã kiểm soát Đông Berlin chặt hơn. Trong 12 năm tiếp theo, bị tách biệt hoàn toàn với phần phía Tây và về cơ bản bị chuyển thành một vệ tinh của Liên Xô, Đông Đức đã chứng kiến khoảng 2,5 đến 3 triệu người dân sang Tây Đức để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Đến năm 1961, mỗi ngày có khoảng 1.000 người Đông Đức – bao gồm nhiều lao động có tay nghề, chuyên gia và trí thức – rời đi.
Tháng 08, Walter Ulbricht, nhà lãnh đạo cộng sản Đông Đức, đã được Nikita Khrushchev chấp thuận để bắt đầu phong tỏa mọi đường đi giữa Đông và Tây Berlin. Binh sĩ thực hiện nhiệm vụ này suốt hai đêm ngày 12 và 13 tháng 08, dựng một hàng rào dây thép gai dài hơn 100 dặm trong biên giới Đông Berlin. Thép gai đã sớm được thay thế bằng một bức tường bê tông cao 6 bộ, dài 96 dặm, được xây dựng hoàn chỉnh với các tháp canh, các bệ súng máy và đèn chiếu. Các sĩ quan Đông Đức, được biết đến với cái tên Volkspolizei (“Volpos”), đã liên tục tuần tra tại Bức Tường Berlin cả ngày lẫn đêm.
Trong buổi sáng đầu tiên ấy, nhiều cư dân Berlin đã thấy mình đột nhiên bị cắt đứt liên lạc với bạn bè hoặc thành viên gia đình ở nửa kia của thành phố. Dưới sự lãnh đạo của thị trưởng của họ, Willy Brandt, người dân Tây Berlin đã biểu tình chống lại bức tường, và Brandt cũng đã chỉ trích các nền dân chủ phương Tây, đặc biệt là Mỹ, vì đã không phản đối. Tổng thống John F. Kennedy đã công khai tuyên bố rằng Mỹ chỉ có thể thực sự giúp đỡ những người Tây Berlin và Tây Đức, và bất cứ hành động nào thay mặt cho những người Đông Đức sẽ chỉ dẫn đến thất bại.
Bức tường Berlin là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của Chiến tranh Lạnh. Tháng 06/1963, Kennedy có bài phát biểu nổi tiếng Ich bin ein Berliner (Tôi là người Berlin) trước bức tường, vinh danh thành phố là biểu tượng của tự do và dân chủ trong cuộc chiến chống lại bạo lực và áp bức. Chiều cao của bức tường đã được nâng lên thành 10 bộ vào năm 1970, nhằm ngăn chặn các nỗ lực trốn thoát, mà tính đến thời điểm đó, là điều gần như xảy ra hàng ngày. Trong những năm 1961 – 1989, đã có tổng cộng 5.000 người Đông Đức trốn thoát; số người đã cố gắng và thất bại còn lớn hơn rất nhiều. Việc bắn chết những người tình nghi là đào thoát chỉ làm tăng thêm lòng hận thù của phương Tây đối với bức tường.
Cuối cùng, vào cuối thập niên 1980, Đông Đức, bị thúc đẩy bởi sự sụp đổ của Liên Xô, đã bắt đầu thực hiện một số cải cách tự do. Ngày 09/11/1989, đám đông dân chúng ở cả Đông và Tây Đức tụ tập tại Bức tường Berlin và bắt đầu trèo qua và tháo dỡ nó. Khi biểu tượng của Chiến tranh Lạnh đã bị phá hủy, Đông và Tây Đức một lần nữa trở thành một đất nước, họ đã ký một hiệp định thống nhất chính thức vào ngày 03/10/1990.
( Nghiên Cứu Quốc Tế )