Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa:14/05/1796: Edward Jenner thử nghiệm vaccine đậu mùa
Nguồn: Edward Jenner tests smallpox vaccine, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1796, Edward Jenner, một bác sĩ sống ở vùng quê Gloucestershire nước Anh, đã thử nghiệm liều vaccine đầu tiên trên thế giới nhằm ngừa bệnh đậu mùa, một căn bệnh đã giết chết hàng triệu người suốt nhiều thế kỷ.
Khi còn là sinh viên y khoa, Jenner đã nhận thấy rằng: những người vắt sữa đã tiếp xúc với bệnh đậu mùa ở bò (cowpox) – căn bệnh gây ra các vết phồng rộp trên vú bò – thì sẽ không bị bệnh đậu mùa ở người (smallpox.) Khác với bệnh đậu mùa ở người, vốn làm bệnh nhân bị mụn rộp nghiêm trọng và sốt cao tới mức nguy hiểm, bệnh đậu mùa ở bò không gây triệu chứng bệnh ở những người vắt sữa.
Ngày 14/05/1796, Jenner đã lấy chất dịch từ một vết rộp đậu mùa ở bò và tiêm nó vào da của James Phipps, một cậu bé tám tuổi. Một vết rộp khác đã xuất hiện ngay chỗ tiêm, nhưng James nhanh chóng hồi phục. Ngày 01/07, Jenner tiếp tục tiêm cho cậu bé lần nữa, nhưng là với virus đậu mùa ở người, và James không hề phát bệnh. Vậy là loại vaccine này đã thành công. Các bác sĩ trên khắp châu Âu nhanh chóng sử dụng kỹ thuật mới của Jenner, nhờ đó số người nhiễm bệnh đã giảm mạnh.
Trong thế kỷ 19 và 20, các nhà khoa học đã dùng mô hình của Jenner để phát triển các loại vaccine mới nhằm chống lại nhiều căn bệnh chết người, bao gồm bại liệt, ho gà, sởi, uốn ván, sốt vàng da, sốt thương hàn, viêm gan B và nhiều bệnh khác. Những loại vaccine phức tạp hơn dùng để chữa bệnh đậu mùa cũng được phát triển, và vào năm 1970, các chương trình tiêm chủng quốc tế, ví dụ như chương trình tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã giúp loại trừ hoàn toàn bệnh đậu mùa trên toàn thế giới.
http://nghiencuuquocte.org/2017/05/14/edward-jenner-thu-nghiem-vaccine-dau-mua/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa:14/05/1796: Edward Jenner thử nghiệm vaccine đậu mùa
Nguồn: Edward Jenner tests smallpox vaccine, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1796, Edward Jenner, một bác sĩ sống ở vùng quê Gloucestershire nước Anh, đã thử nghiệm liều vaccine đầu tiên trên thế giới nhằm ngừa bệnh đậu mùa, một căn bệnh đã giết chết hàng triệu người suốt nhiều thế kỷ.
Khi còn là sinh viên y khoa, Jenner đã nhận thấy rằng: những người vắt sữa đã tiếp xúc với bệnh đậu mùa ở bò (cowpox) – căn bệnh gây ra các vết phồng rộp trên vú bò – thì sẽ không bị bệnh đậu mùa ở người (smallpox.) Khác với bệnh đậu mùa ở người, vốn làm bệnh nhân bị mụn rộp nghiêm trọng và sốt cao tới mức nguy hiểm, bệnh đậu mùa ở bò không gây triệu chứng bệnh ở những người vắt sữa.
Ngày 14/05/1796, Jenner đã lấy chất dịch từ một vết rộp đậu mùa ở bò và tiêm nó vào da của James Phipps, một cậu bé tám tuổi. Một vết rộp khác đã xuất hiện ngay chỗ tiêm, nhưng James nhanh chóng hồi phục. Ngày 01/07, Jenner tiếp tục tiêm cho cậu bé lần nữa, nhưng là với virus đậu mùa ở người, và James không hề phát bệnh. Vậy là loại vaccine này đã thành công. Các bác sĩ trên khắp châu Âu nhanh chóng sử dụng kỹ thuật mới của Jenner, nhờ đó số người nhiễm bệnh đã giảm mạnh.
Trong thế kỷ 19 và 20, các nhà khoa học đã dùng mô hình của Jenner để phát triển các loại vaccine mới nhằm chống lại nhiều căn bệnh chết người, bao gồm bại liệt, ho gà, sởi, uốn ván, sốt vàng da, sốt thương hàn, viêm gan B và nhiều bệnh khác. Những loại vaccine phức tạp hơn dùng để chữa bệnh đậu mùa cũng được phát triển, và vào năm 1970, các chương trình tiêm chủng quốc tế, ví dụ như chương trình tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã giúp loại trừ hoàn toàn bệnh đậu mùa trên toàn thế giới.
http://nghiencuuquocte.org/2017/05/14/edward-jenner-thu-nghiem-vaccine-dau-mua/