Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 17/11/1558: Khởi đầu Thời đại Elizabeth ở Anh
Nguồn: Elizabethan Age begins, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1558, Mary Đệ nhất, người giữ cương vị Nữ hoàng Anh và Ireland từ năm 1553, đã qua đời. Ngai vàng của bà sau đó đã được truyền lại cho cô em gái cùng cha khác mẹ mới 25 tuổi – Elizabeth Đệ nhất.
Cả hai vị nữ hoàng, vốn đều là con gái của vua Henry Đệ bát, đã có một mối quan hệ đầy sóng gió trong suốt 5 năm trị vì của người chị. Mary, người đã được nuôi dạy như một người Công giáo, đã ban hành các điều luật ủng hộ Công giáo và nỗ lực để khôi phục uy quyền tối cao của Đức Giáo Hoàng ở Anh. Điều này dẫn đến một cuộc nổi loạn của những người theo đạo Tin lành. Khi ấy, Mary đã quyết định bắt giam Elizabeth, một tín đồ Tin Lành. Sở dĩ bà giữ em gái ở Tháp London là vì nghi ngờ em mình là đồng phạm.
Sau khi Mary băng hà, Elizabeth lên kế vị và đã sống sót qua nhiều âm mưu của phe Công giáo nhằm chống lại bà. Việc bà lên ngôi nhận được sự ủng hộ của hầu hết các lãnh chúa trong nước Anh – phần lớn đều là những người theo Tin lành và hy vọng sẽ có sự khoan dung tôn giáo lớn hơn dưới triều đại của một nữ hoàng Tin Lành. Nhờ sự hướng dẫn của Ngoại trưởng Sir William Cecil, Elizabeth đã bãi bỏ luật ủng hộ Công giáo mà Mary ban hành trước đó, thành lập một Giáo Hội Tin Lành thường trực tại nước Anh, và ủng hộ các nhà kháng cách của phái Calvin ở Scotland.
Về mặt đối ngoại, Elizabeth thi hành chính sách tăng cường quan hệ với các đồng minh Tin Lành của Anh và chia rẽ các kẻ thù. Nhưng Elizabeth bị phản đối bởi Đức Giáo Hoàng, người đã từ chối công nhận tước hiệu Nữ hoàng của bà, và bởi Tây Ban Nha, một đất nước Công giáo đang ở đỉnh cao quyền lực. Năm 1588, mâu thuẫn giữa Anh và Tây Ban Nha đã dẫn tới một cuộc xâm lược thất bại, khi mà Hạm đội Armada của Tây Ban Nha, lực lượng hải quân lớn nhất thế giới vào thời bấy giờ, đã bị bão tố và hải quân Anh kiên cường chặn đứng.
Khi sự thống trị của quân Anh trên biển ngày một gia tăng, Elizabeth đã khuyến khích các chuyến hải trình khám phá, chẳng hạn như chuyến đi vòng quanh thế giới của Sir Francis Drake hay cuộc thám hiểm bờ biển Bắc Mỹ của Sir Walter Raleigh.
Elizabeth được mệnh danh là “Nữ hoàng Đồng trinh” vì đã không kết hôn do lo sợ ảnh hưởng đến quyền lực của mình. Triều đại lâu dài của bà cũng trùng hợp với giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thời kỳ Phục hưng nước Anh, với các tác giả nổi tiếng như William Shakespeare. Khi bà qua đời vào năm 1603, Anh đã trở thành một cường quốc trên thế giới về mọi mặt, và Nữ hoàng Elizabeth I đã ghi tên mình vào lịch sử như là một trong những lãnh đạo vĩ đại nhất của nước Anh.
http://nghiencuuquocte.org/2016/11/17/khoi-dau-thoi-dai-elizabeth/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 17/11/1558: Khởi đầu Thời đại Elizabeth ở Anh
Nguồn: Elizabethan Age begins, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1558, Mary Đệ nhất, người giữ cương vị Nữ hoàng Anh và Ireland từ năm 1553, đã qua đời. Ngai vàng của bà sau đó đã được truyền lại cho cô em gái cùng cha khác mẹ mới 25 tuổi – Elizabeth Đệ nhất.
Cả hai vị nữ hoàng, vốn đều là con gái của vua Henry Đệ bát, đã có một mối quan hệ đầy sóng gió trong suốt 5 năm trị vì của người chị. Mary, người đã được nuôi dạy như một người Công giáo, đã ban hành các điều luật ủng hộ Công giáo và nỗ lực để khôi phục uy quyền tối cao của Đức Giáo Hoàng ở Anh. Điều này dẫn đến một cuộc nổi loạn của những người theo đạo Tin lành. Khi ấy, Mary đã quyết định bắt giam Elizabeth, một tín đồ Tin Lành. Sở dĩ bà giữ em gái ở Tháp London là vì nghi ngờ em mình là đồng phạm.
Sau khi Mary băng hà, Elizabeth lên kế vị và đã sống sót qua nhiều âm mưu của phe Công giáo nhằm chống lại bà. Việc bà lên ngôi nhận được sự ủng hộ của hầu hết các lãnh chúa trong nước Anh – phần lớn đều là những người theo Tin lành và hy vọng sẽ có sự khoan dung tôn giáo lớn hơn dưới triều đại của một nữ hoàng Tin Lành. Nhờ sự hướng dẫn của Ngoại trưởng Sir William Cecil, Elizabeth đã bãi bỏ luật ủng hộ Công giáo mà Mary ban hành trước đó, thành lập một Giáo Hội Tin Lành thường trực tại nước Anh, và ủng hộ các nhà kháng cách của phái Calvin ở Scotland.
Về mặt đối ngoại, Elizabeth thi hành chính sách tăng cường quan hệ với các đồng minh Tin Lành của Anh và chia rẽ các kẻ thù. Nhưng Elizabeth bị phản đối bởi Đức Giáo Hoàng, người đã từ chối công nhận tước hiệu Nữ hoàng của bà, và bởi Tây Ban Nha, một đất nước Công giáo đang ở đỉnh cao quyền lực. Năm 1588, mâu thuẫn giữa Anh và Tây Ban Nha đã dẫn tới một cuộc xâm lược thất bại, khi mà Hạm đội Armada của Tây Ban Nha, lực lượng hải quân lớn nhất thế giới vào thời bấy giờ, đã bị bão tố và hải quân Anh kiên cường chặn đứng.
Khi sự thống trị của quân Anh trên biển ngày một gia tăng, Elizabeth đã khuyến khích các chuyến hải trình khám phá, chẳng hạn như chuyến đi vòng quanh thế giới của Sir Francis Drake hay cuộc thám hiểm bờ biển Bắc Mỹ của Sir Walter Raleigh.
Elizabeth được mệnh danh là “Nữ hoàng Đồng trinh” vì đã không kết hôn do lo sợ ảnh hưởng đến quyền lực của mình. Triều đại lâu dài của bà cũng trùng hợp với giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thời kỳ Phục hưng nước Anh, với các tác giả nổi tiếng như William Shakespeare. Khi bà qua đời vào năm 1603, Anh đã trở thành một cường quốc trên thế giới về mọi mặt, và Nữ hoàng Elizabeth I đã ghi tên mình vào lịch sử như là một trong những lãnh đạo vĩ đại nhất của nước Anh.
http://nghiencuuquocte.org/2016/11/17/khoi-dau-thoi-dai-elizabeth/