Hình Ảnh & Sự Kiện
Ngày họp mặt và tri ân Thương phế binh VNCH ở Sài Gòn
LTS: Từ trước tới nay, chỉ có người Việt hải ngoại tổ chức gây quỹ để gửi tiền giúp đỡ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà đang sống vất vưởng trong nghèo đói nơi quê nhà.
LTS: Từ
trước tới nay, chỉ có người Việt hải ngoại tổ chức gây quỹ để gửi tiền
giúp đỡ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà đang sống vất vưởng trong
nghèo đói nơi quê nhà. Nhưng đến nay các tôn giáo đã mạnh dạn công khai
thực hiện việc vận động gây quỹ và phát quà cho anh em TPB ngay tại chùa
và nhà thờ. Bài ghi nhận của Huỳnh Thục Vy sẽ mang đến quý độc giả
những hình ảnh đáng trân trọng này.
Bữa cơm thân mật
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 29 tháng 7, tại Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, trong khuôn viên Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng, đã diễn ra buổi họp mặt và tri ân các Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa do các vị chức sắc các tôn giáo cùng thực hiện. Việc này xuất phát từ ý tưởng và sự vận động quyên góp của Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ từ thiện xã hội - Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Thương phế binh là đối tượng giúp đỡ đặc biệt của Tổng vụ Từ thiện xã hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ nhiều năm qua.
Hòa thượng Thích Không Tánh trong hơn chục năm nay đã vận động, quyên góp, lập danh sách thương phế binh, tổ chức phát quà cũng như gởi quà qua đường bưu điện cho các thương phế binh. Mọi năm buổi phát quà đều được tổ chức ở chùa Liên Trì. Nhưng vì chùa Liên Trì ở xa khu dân cư và nằm trong khu vực bị chính quyền giải tỏa nên an ninh cộng sản dễ dàng cô lập chùa cũng như ngăn chặn thương phế binh không thể tiếp cận được nơi phát quà.
Vì thế năm nay, Hòa thượng đã nhờ các cha Lê Ngọc Thanh và Đinh Hữu Thoại giúp đỡ, tổ chức buổi phát quà ở giáo xứ Kỳ Đồng nhằm tri ân những người lính miền Nam đã hy sinh một phần xương máu của mình để bảo vệ cho nền Tự do của Việt Nam Cộng Hòa.
Các bác thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa từ hơn ba chục năm qua đã bị xã hội bỏ quên, bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam phân biệt đối xử và phải vất vả mưu sinh khi mà thân thể đầy thương tật từ cuộc chiến tranh. Có người bán vé số, có người phải xin ăn từ các cơ sở từ thiện, cuộc sống vô cùng khó khăn.
Hôm nay, có sự hiện diện của các vị đại diện các tôn giáo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy, Cao Đài, Tin Lành; như cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cha chánh xứ Nhà thờ Kỳ Đồng Hồ Đắc Tâm, cụ Lê Quang Liêm, chánh trị sự Hứa Phi, Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa.
Thầy Không Tánh và chùa Liên Trì đã bị cô lập một tuần trước buổi phát quà nên đã cử một Đại đức đến tham dự. Thầy Viên Hỷ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và một số vị khác cũng đã bị an ninh canh giữ từ mấy hôm trước nên không thể đến tham dự được.
Đầu buổi họp mặt là phần văn nghệ và chia sẻ tâm tình. Những câu chuyện, những tâm tư tình cảm, những ưu tư về hiện tình đất nước được các ông, các bác tỏ bày với nhiều xúc động xen lẫn niềm vui của ngày họp mặt. Buổi phát quà từ thiện trở thành nơi hội tụ của sự tử tế và lòng nhân ái.
Tiếp sau đó là bữa cơm thân mật được các tình nguyện viên chuẩn bị từ sáng. Các ông, các bác thương phế binh rất vui vẻ và cảm thấy được an ủi trong sự tiếp đón thân tình và chu đáo của các thiện nguyện viên. Bữa cơm ngon miệng đã mang lại ít nhiều niềm vui cho các bác thương phế binh phải lăn lộn vất vả khắp các ngã đường Sài Gòn bán vé số kiếm sống qua ngày.
Trong tâm tình tri ân những hy sinh mất mát và hồi tưởng về một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc, cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Vinh Sơn Phạm Trung Thành, đã phát biểu ý nghĩa của ngày họp mặt. Và cùng với các chức sắc đại diện các tôn giáo lần lượt chia sẻ sự quan tâm và bày tỏ lòng biết ơn các thương phế binh.
Sau đó là phút yên lặng và hiệp thông cầu nguyện cho nhau và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam. Cha Giám Tỉnh đã thay lời các vị chức sắc tôn giáo Việt Nam chúc bình an cho các thương phế binh. Một nền dân chủ tự do và một tương lai thịnh vượng cho Việt Nam cũng là nỗi niềm mong ước chung của tất cả những người tham dự buổi họp mặt hôm nay, từ những bậc đại lão như cụ Lê Quang Liêm 95 tuổi đến các bạn trẻ tình nguyện viên tuổi đời mới đôi mươi.
Cuối buổi họp mặt, là phần trao quà cho các bác thương phế binh. Tổng cộng có hơn 200 phần quà được phát. Được biết, những phần quà này là từ sự đóng góp của các gia đình cựu quân nhân tại Vancouver - Canada, bác sĩ Phan Minh Hiển - Pháp quốc và quý ân nhân hải ngoại. Những món quà tuy nhỏ nhưng là niềm an ủi chân tình từ những tấm lòng hướng về đất nước ở hải ngoại cũng như quốc nội dành cho các ông, các bác.
Là người Việt Nam, chúng tôi có bổn phận tri ân những người con đã hy sinh cho Tổ quốc, những người đã dùng cuộc đời mình để đóng một dấu ấn khó phai vào một thời kỳ lịch sử của dân tộc. Hãy cùng cầu nguyện cho các ông, các bác những ngày tháng còn lại được an lành, với sự quan tâm nâng đỡ trong tình đồng bào và lòng yêu nước của tất cả chúng ta.
Mai Luông chuyển
Tác Giả
Huỳnh Thục Vy
Huỳnh Thục Vy
Bữa cơm thân mật
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 29 tháng 7, tại Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, trong khuôn viên Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng, đã diễn ra buổi họp mặt và tri ân các Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa do các vị chức sắc các tôn giáo cùng thực hiện. Việc này xuất phát từ ý tưởng và sự vận động quyên góp của Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ từ thiện xã hội - Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Thương phế binh là đối tượng giúp đỡ đặc biệt của Tổng vụ Từ thiện xã hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ nhiều năm qua.
Hòa thượng Thích Không Tánh trong hơn chục năm nay đã vận động, quyên góp, lập danh sách thương phế binh, tổ chức phát quà cũng như gởi quà qua đường bưu điện cho các thương phế binh. Mọi năm buổi phát quà đều được tổ chức ở chùa Liên Trì. Nhưng vì chùa Liên Trì ở xa khu dân cư và nằm trong khu vực bị chính quyền giải tỏa nên an ninh cộng sản dễ dàng cô lập chùa cũng như ngăn chặn thương phế binh không thể tiếp cận được nơi phát quà.
Vì thế năm nay, Hòa thượng đã nhờ các cha Lê Ngọc Thanh và Đinh Hữu Thoại giúp đỡ, tổ chức buổi phát quà ở giáo xứ Kỳ Đồng nhằm tri ân những người lính miền Nam đã hy sinh một phần xương máu của mình để bảo vệ cho nền Tự do của Việt Nam Cộng Hòa.
Các bác thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa từ hơn ba chục năm qua đã bị xã hội bỏ quên, bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam phân biệt đối xử và phải vất vả mưu sinh khi mà thân thể đầy thương tật từ cuộc chiến tranh. Có người bán vé số, có người phải xin ăn từ các cơ sở từ thiện, cuộc sống vô cùng khó khăn.
Hôm nay, có sự hiện diện của các vị đại diện các tôn giáo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy, Cao Đài, Tin Lành; như cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cha chánh xứ Nhà thờ Kỳ Đồng Hồ Đắc Tâm, cụ Lê Quang Liêm, chánh trị sự Hứa Phi, Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa.
Thầy Không Tánh và chùa Liên Trì đã bị cô lập một tuần trước buổi phát quà nên đã cử một Đại đức đến tham dự. Thầy Viên Hỷ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và một số vị khác cũng đã bị an ninh canh giữ từ mấy hôm trước nên không thể đến tham dự được.
Đầu buổi họp mặt là phần văn nghệ và chia sẻ tâm tình. Những câu chuyện, những tâm tư tình cảm, những ưu tư về hiện tình đất nước được các ông, các bác tỏ bày với nhiều xúc động xen lẫn niềm vui của ngày họp mặt. Buổi phát quà từ thiện trở thành nơi hội tụ của sự tử tế và lòng nhân ái.
Tiếp sau đó là bữa cơm thân mật được các tình nguyện viên chuẩn bị từ sáng. Các ông, các bác thương phế binh rất vui vẻ và cảm thấy được an ủi trong sự tiếp đón thân tình và chu đáo của các thiện nguyện viên. Bữa cơm ngon miệng đã mang lại ít nhiều niềm vui cho các bác thương phế binh phải lăn lộn vất vả khắp các ngã đường Sài Gòn bán vé số kiếm sống qua ngày.
Trong tâm tình tri ân những hy sinh mất mát và hồi tưởng về một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc, cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Vinh Sơn Phạm Trung Thành, đã phát biểu ý nghĩa của ngày họp mặt. Và cùng với các chức sắc đại diện các tôn giáo lần lượt chia sẻ sự quan tâm và bày tỏ lòng biết ơn các thương phế binh.
Sau đó là phút yên lặng và hiệp thông cầu nguyện cho nhau và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam. Cha Giám Tỉnh đã thay lời các vị chức sắc tôn giáo Việt Nam chúc bình an cho các thương phế binh. Một nền dân chủ tự do và một tương lai thịnh vượng cho Việt Nam cũng là nỗi niềm mong ước chung của tất cả những người tham dự buổi họp mặt hôm nay, từ những bậc đại lão như cụ Lê Quang Liêm 95 tuổi đến các bạn trẻ tình nguyện viên tuổi đời mới đôi mươi.
Cuối buổi họp mặt, là phần trao quà cho các bác thương phế binh. Tổng cộng có hơn 200 phần quà được phát. Được biết, những phần quà này là từ sự đóng góp của các gia đình cựu quân nhân tại Vancouver - Canada, bác sĩ Phan Minh Hiển - Pháp quốc và quý ân nhân hải ngoại. Những món quà tuy nhỏ nhưng là niềm an ủi chân tình từ những tấm lòng hướng về đất nước ở hải ngoại cũng như quốc nội dành cho các ông, các bác.
Là người Việt Nam, chúng tôi có bổn phận tri ân những người con đã hy sinh cho Tổ quốc, những người đã dùng cuộc đời mình để đóng một dấu ấn khó phai vào một thời kỳ lịch sử của dân tộc. Hãy cùng cầu nguyện cho các ông, các bác những ngày tháng còn lại được an lành, với sự quan tâm nâng đỡ trong tình đồng bào và lòng yêu nước của tất cả chúng ta.
Mai Luông chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Ngày họp mặt và tri ân Thương phế binh VNCH ở Sài Gòn
LTS: Từ trước tới nay, chỉ có người Việt hải ngoại tổ chức gây quỹ để gửi tiền giúp đỡ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà đang sống vất vưởng trong nghèo đói nơi quê nhà.
Tác Giả
Huỳnh Thục Vy
Huỳnh Thục Vy
Bữa cơm thân mật
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 29 tháng 7, tại Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, trong khuôn viên Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng, đã diễn ra buổi họp mặt và tri ân các Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa do các vị chức sắc các tôn giáo cùng thực hiện. Việc này xuất phát từ ý tưởng và sự vận động quyên góp của Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ từ thiện xã hội - Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Thương phế binh là đối tượng giúp đỡ đặc biệt của Tổng vụ Từ thiện xã hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ nhiều năm qua.
Hòa thượng Thích Không Tánh trong hơn chục năm nay đã vận động, quyên góp, lập danh sách thương phế binh, tổ chức phát quà cũng như gởi quà qua đường bưu điện cho các thương phế binh. Mọi năm buổi phát quà đều được tổ chức ở chùa Liên Trì. Nhưng vì chùa Liên Trì ở xa khu dân cư và nằm trong khu vực bị chính quyền giải tỏa nên an ninh cộng sản dễ dàng cô lập chùa cũng như ngăn chặn thương phế binh không thể tiếp cận được nơi phát quà.
Vì thế năm nay, Hòa thượng đã nhờ các cha Lê Ngọc Thanh và Đinh Hữu Thoại giúp đỡ, tổ chức buổi phát quà ở giáo xứ Kỳ Đồng nhằm tri ân những người lính miền Nam đã hy sinh một phần xương máu của mình để bảo vệ cho nền Tự do của Việt Nam Cộng Hòa.
Các bác thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa từ hơn ba chục năm qua đã bị xã hội bỏ quên, bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam phân biệt đối xử và phải vất vả mưu sinh khi mà thân thể đầy thương tật từ cuộc chiến tranh. Có người bán vé số, có người phải xin ăn từ các cơ sở từ thiện, cuộc sống vô cùng khó khăn.
Hôm nay, có sự hiện diện của các vị đại diện các tôn giáo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy, Cao Đài, Tin Lành; như cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cha chánh xứ Nhà thờ Kỳ Đồng Hồ Đắc Tâm, cụ Lê Quang Liêm, chánh trị sự Hứa Phi, Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa.
Thầy Không Tánh và chùa Liên Trì đã bị cô lập một tuần trước buổi phát quà nên đã cử một Đại đức đến tham dự. Thầy Viên Hỷ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và một số vị khác cũng đã bị an ninh canh giữ từ mấy hôm trước nên không thể đến tham dự được.
Đầu buổi họp mặt là phần văn nghệ và chia sẻ tâm tình. Những câu chuyện, những tâm tư tình cảm, những ưu tư về hiện tình đất nước được các ông, các bác tỏ bày với nhiều xúc động xen lẫn niềm vui của ngày họp mặt. Buổi phát quà từ thiện trở thành nơi hội tụ của sự tử tế và lòng nhân ái.
Tiếp sau đó là bữa cơm thân mật được các tình nguyện viên chuẩn bị từ sáng. Các ông, các bác thương phế binh rất vui vẻ và cảm thấy được an ủi trong sự tiếp đón thân tình và chu đáo của các thiện nguyện viên. Bữa cơm ngon miệng đã mang lại ít nhiều niềm vui cho các bác thương phế binh phải lăn lộn vất vả khắp các ngã đường Sài Gòn bán vé số kiếm sống qua ngày.
Trong tâm tình tri ân những hy sinh mất mát và hồi tưởng về một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc, cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Vinh Sơn Phạm Trung Thành, đã phát biểu ý nghĩa của ngày họp mặt. Và cùng với các chức sắc đại diện các tôn giáo lần lượt chia sẻ sự quan tâm và bày tỏ lòng biết ơn các thương phế binh.
Sau đó là phút yên lặng và hiệp thông cầu nguyện cho nhau và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam. Cha Giám Tỉnh đã thay lời các vị chức sắc tôn giáo Việt Nam chúc bình an cho các thương phế binh. Một nền dân chủ tự do và một tương lai thịnh vượng cho Việt Nam cũng là nỗi niềm mong ước chung của tất cả những người tham dự buổi họp mặt hôm nay, từ những bậc đại lão như cụ Lê Quang Liêm 95 tuổi đến các bạn trẻ tình nguyện viên tuổi đời mới đôi mươi.
Cuối buổi họp mặt, là phần trao quà cho các bác thương phế binh. Tổng cộng có hơn 200 phần quà được phát. Được biết, những phần quà này là từ sự đóng góp của các gia đình cựu quân nhân tại Vancouver - Canada, bác sĩ Phan Minh Hiển - Pháp quốc và quý ân nhân hải ngoại. Những món quà tuy nhỏ nhưng là niềm an ủi chân tình từ những tấm lòng hướng về đất nước ở hải ngoại cũng như quốc nội dành cho các ông, các bác.
Là người Việt Nam, chúng tôi có bổn phận tri ân những người con đã hy sinh cho Tổ quốc, những người đã dùng cuộc đời mình để đóng một dấu ấn khó phai vào một thời kỳ lịch sử của dân tộc. Hãy cùng cầu nguyện cho các ông, các bác những ngày tháng còn lại được an lành, với sự quan tâm nâng đỡ trong tình đồng bào và lòng yêu nước của tất cả chúng ta.
Mai Luông chuyển