Văn Học & Nghệ Thuật

Ngày xưa Vũ Hạnh_Lý Đợi

Sau khi đọc bài viết của tác giả Vũ Hạnh, mà nói như kiểu Quảng Nam: “hùm chết để da, người ta chết để tiếng” – đây là thứ tiếng gì, cũng không biết nữa



Sau khi đọc bài viết của tác giả Vũ Hạnh, mà nói như kiểu Quảng Nam: “hùm chết để da, người ta chết để tiếng” – đây là thứ tiếng gì, cũng không biết nữa - tôi chợt nhớ về mấy chuyện ngày xưa ở trong sách, năm 1973 tại Sài Gòn.
1. Từ lời nhà xuất bản
Trong tuyển tập Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta, với 45 tác giả, mỗi người một truyện, Nhà xuất bản Sóng muốn giới thiệu những cây bút viết truyện [mà theo họ là] quan trọng nhất của văn học miền Nam từ 1954 đến 1973. Cuốn sách này hoàn tất cuối năm 1973, xuất bản lần đầu năm 1974, với rất nhiều tác giả quen thuộc [xếp theo A, B, C] như Bình Nguyên Lộc, Cung Tích Biền, Doãn Quốc Sỹ, Du Tử Lê, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Hồ Hữu Tường, Huỳnh Phan Anh, Mai Thảo, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Sỹ Tế, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thuỵ Long, Nguyễn Xuân Hoàng, Nhã Ca, Nhất Hạnh, Nhật Tiến, Sơn Nam, Thanh Tâm Tuyền, Thế Uyên, Tô Thuỳ Yên, Trần Thị Ngh., Tuý Hồng, Viên Linh, Võ Phiến, Vũ Hạnh, Vũ Khắc Khoan… và nhiều người khác nữa. Có điều dễ thấy là nhà văn Dương Nghiễm Mậu và Vũ Hạnh cùng chung một tuyển tập tự nguyện, bình đẳng. Tại sao nói là tự nguyện? Vì trong Lời nhà xuất bản có viết: “Bạn đọc sẽ thấy rõ từng sắc thái nhà văn qua tiểu sử, truyện ngắn và quan niệm về truyện ngắn của mỗi người, mà Sóng đã phỏng vấn tóm tắt qua 3 câu hỏi: 1) Xin quý anh chị vui lòng cho biết sơ qua tiểu sử; 2) Xin quý anh chị vui lòng cho biết quan niệm của quý anh chị về truyện ngắn; 3) Về truyện ngắn hay và thích nhất dành cho nhà xuất bản xin quý anh chị nói thêm ít lời để soi sáng thêm.” Cả hai tác giả này, cũng như 43 tác giả khác đều tự nguyện trả lời và tự do tham gia, ai không muốn có thể không tham gia.
2. Đến lời tự khai
Để trả lời 3 câu hỏi của nhà xuất bản, tác giả Vũ Hạnh viết như sau trong phần tiểu sử, có ký tên nghiêm chỉnh:
“Tên thật là Nguyễn Đức Dũng, sinh ngày 15.7.1926 tại Bình Nguyên, Thăng Bình, Quảng Nam. Học ở quê nhà (Thăng Bình) rồi Đà Nẵng, và Huế. Sống trong vùng kháng chiến Liên khu Năm cho đến Hiệp định Genève. Đấu tranh đòi hiệp thương hai miền Nam Bắc năm 1955, bị chánh quyền Diệm bắt giam; cuối 1956 được tự do, vào Sài Gòn viết báo và dạy học, cộng tác với Bách Khoa, Mai, Văn… Năm 1961 chính quyền Diệm bắt lại nhưng nhờ báo chí can thiệp nên sớm được tự do. Năm 1967 đã tham gia Lực lượng Bảo vệ Văn hoá Dân tộc.”

Sài Gòn thời đó, ra tù còn được viết báo và đi dạy học ư? Chuyện hình như quá hiếm thấy thời nay. Sài Gòn thời đó, nhà văn – trí thức bị bắt, báo chí can thiệp, đòi trả tự do, chuyện cũng quá hiếm thấy thời nay. Mà báo chí là ai? Cũng là các nhà văn đứng phía sau; trong đó có những tác giả nổi tiếng trong tuyển tập này đứng ra bênh vực, ký tên vào bản yêu sách đòi trả tự do cho Vũ Hạnh. Điều này có thể hỏi những tác giả còn sống trong tuyển tập này thì sẽ rõ. Sài Gòn thời đó, ngay trên mảnh đất được xem là của “địch”, Vũ Hạnh vẫn được đối xử như một nhà văn, được đối xử như một “người Việt cao quý”, được những đồng nghiệp (không phân biệt chính kiến, quan điểm) bênh vực [mà nói theo giọng Quảng Nam là “binh giực”]. Trong khi Sài Gòn ngày nay, trên xứ sở được xem là đã “giải phóng”, đã hoà bình, thì không; những người như nhà văn Dương Nghiễm Mậu quả là quá xui xẻo, đã bị chính những “đồng nghiệp” cùng ăn cháo với mình ngày xưa cắm mảnh bát vào tác phẩm. Những tác phẩm có đầy đủ giá trị tự thân, được kiểm định qua thời gian, nó xứng đáng [và hợp chủ trương] là giới thiệu ra công chúng, vậy mà bị người ta vu cho cái tội đồi truỵ, phản động, và nên cho vào tù. Sài Gòn ngày xưa, nhà văn tranh đấu bị bắt vào tù, được đồng nghiệp đấu tranh xin ra; Sài Gòn ngày nay bình yên, hoà hợp, vậy mà có vài nhà văn in tác phẩm thì gần như bị chụp mũ, tước mất quyền tự do ngôn luận. Cũng lạ.
3. Và lời kết
Quả là những người như Vũ Hạnh quá may mắn, đã từng có “những ngày xưa”, và đương nhiên có luôn “vinh quang ngày hôm nay”. Còn những người như nhà văn Dương Nghiễm Mậu, Lê Xuyên,… trong cái nhìn của những người có cùng chủ trương như Vũ Hạnh, thì không bao giờ! Kiểu giọng giang hồ hay nói: Mày hết đường rồi con!
Ba mươi mấy năm qua, số tiền và vật lực mà Việt kiều gởi về xây dựng quê hương là bao nhiêu? Con số khó cụ thể, nhưng chắc ai cũng hình dung ra được là không nhỏ. Mà Việt kiều, đa phần là gồm những ai, chắc cũng không cần phải nói thêm nữa! Đa phần họ làm sao để có tiền, đương nhiên là phải bỏ trí lực ra lao động, tự lực tự cường. Vậy mà chỉ một vài cuốn sách bình thường của những người cũ [xin lỗi vì tôi phải gọi như thế], đã qua biên tập, thẩm định, kiểm duyệt khắt khe, được xuất bản thì lại nhảy dựng lên như gà mắc phải dây thun. Thật khó hiểu. Tiền thì nhận tha hồ; còn những công cụ như sách vở giúp ta tự lực tự cường, giúp làm ra tiền… thì không được. Chẳng lẽ chúng ta cam tâm làm phận “ăn xin” mãi sao? Điều này càng khó hiểu hơn khi ta đối chiếu với chủ trương, đường lối chính sách (nhất là trong ngoại giao và vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền) mà Việt Nam đang muốn xây dựng. Vậy câu hỏi được đặt ra là trong đời sống hôm nay (năm 2007) là: những bài viết như kiểu của Vũ Hạnh và những cơ quan truyền thông chuyển tải nó đến công chúng, đang muốn gì? Theo một vài nhà phân tích thì những bài kiểu này rất “phản động”, theo nghĩa là nó chống lại sự chuyển động chung của đất nước, chống lại ích lợi chung của cộng đồng. Còn với những người trẻ như bọn tôi, những công dân sinh sau cái khoảng chuyện “ngày xưa” ấy, đang không muốn cam tâm làm phận theo đuôi và ăn xin thì nói thật, càng không biết những chủ trương ủng hộ các quan điểm như kiểu Vũ Hạnh đang muốn gì?

Đất nước, dù thế nào, và dù muốn dù không cũng phải thuộc về thế hệ trẻ, hay ít ra, nên hướng về thế hệ trẻ. Vậy thì để tránh những suy diễn không cần thiết, thiết nghĩ, đại diện nhà nước cũng cần có những trả lời cụ thể để chúng tôi biết đường mà tính, biết đường mà đi.
La Hán Phòng, ngày 10.5.2007

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ngày xưa Vũ Hạnh_Lý Đợi

Sau khi đọc bài viết của tác giả Vũ Hạnh, mà nói như kiểu Quảng Nam: “hùm chết để da, người ta chết để tiếng” – đây là thứ tiếng gì, cũng không biết nữa



Sau khi đọc bài viết của tác giả Vũ Hạnh, mà nói như kiểu Quảng Nam: “hùm chết để da, người ta chết để tiếng” – đây là thứ tiếng gì, cũng không biết nữa - tôi chợt nhớ về mấy chuyện ngày xưa ở trong sách, năm 1973 tại Sài Gòn.
1. Từ lời nhà xuất bản
Trong tuyển tập Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta, với 45 tác giả, mỗi người một truyện, Nhà xuất bản Sóng muốn giới thiệu những cây bút viết truyện [mà theo họ là] quan trọng nhất của văn học miền Nam từ 1954 đến 1973. Cuốn sách này hoàn tất cuối năm 1973, xuất bản lần đầu năm 1974, với rất nhiều tác giả quen thuộc [xếp theo A, B, C] như Bình Nguyên Lộc, Cung Tích Biền, Doãn Quốc Sỹ, Du Tử Lê, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Hồ Hữu Tường, Huỳnh Phan Anh, Mai Thảo, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Sỹ Tế, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thuỵ Long, Nguyễn Xuân Hoàng, Nhã Ca, Nhất Hạnh, Nhật Tiến, Sơn Nam, Thanh Tâm Tuyền, Thế Uyên, Tô Thuỳ Yên, Trần Thị Ngh., Tuý Hồng, Viên Linh, Võ Phiến, Vũ Hạnh, Vũ Khắc Khoan… và nhiều người khác nữa. Có điều dễ thấy là nhà văn Dương Nghiễm Mậu và Vũ Hạnh cùng chung một tuyển tập tự nguyện, bình đẳng. Tại sao nói là tự nguyện? Vì trong Lời nhà xuất bản có viết: “Bạn đọc sẽ thấy rõ từng sắc thái nhà văn qua tiểu sử, truyện ngắn và quan niệm về truyện ngắn của mỗi người, mà Sóng đã phỏng vấn tóm tắt qua 3 câu hỏi: 1) Xin quý anh chị vui lòng cho biết sơ qua tiểu sử; 2) Xin quý anh chị vui lòng cho biết quan niệm của quý anh chị về truyện ngắn; 3) Về truyện ngắn hay và thích nhất dành cho nhà xuất bản xin quý anh chị nói thêm ít lời để soi sáng thêm.” Cả hai tác giả này, cũng như 43 tác giả khác đều tự nguyện trả lời và tự do tham gia, ai không muốn có thể không tham gia.
2. Đến lời tự khai
Để trả lời 3 câu hỏi của nhà xuất bản, tác giả Vũ Hạnh viết như sau trong phần tiểu sử, có ký tên nghiêm chỉnh:
“Tên thật là Nguyễn Đức Dũng, sinh ngày 15.7.1926 tại Bình Nguyên, Thăng Bình, Quảng Nam. Học ở quê nhà (Thăng Bình) rồi Đà Nẵng, và Huế. Sống trong vùng kháng chiến Liên khu Năm cho đến Hiệp định Genève. Đấu tranh đòi hiệp thương hai miền Nam Bắc năm 1955, bị chánh quyền Diệm bắt giam; cuối 1956 được tự do, vào Sài Gòn viết báo và dạy học, cộng tác với Bách Khoa, Mai, Văn… Năm 1961 chính quyền Diệm bắt lại nhưng nhờ báo chí can thiệp nên sớm được tự do. Năm 1967 đã tham gia Lực lượng Bảo vệ Văn hoá Dân tộc.”

Sài Gòn thời đó, ra tù còn được viết báo và đi dạy học ư? Chuyện hình như quá hiếm thấy thời nay. Sài Gòn thời đó, nhà văn – trí thức bị bắt, báo chí can thiệp, đòi trả tự do, chuyện cũng quá hiếm thấy thời nay. Mà báo chí là ai? Cũng là các nhà văn đứng phía sau; trong đó có những tác giả nổi tiếng trong tuyển tập này đứng ra bênh vực, ký tên vào bản yêu sách đòi trả tự do cho Vũ Hạnh. Điều này có thể hỏi những tác giả còn sống trong tuyển tập này thì sẽ rõ. Sài Gòn thời đó, ngay trên mảnh đất được xem là của “địch”, Vũ Hạnh vẫn được đối xử như một nhà văn, được đối xử như một “người Việt cao quý”, được những đồng nghiệp (không phân biệt chính kiến, quan điểm) bênh vực [mà nói theo giọng Quảng Nam là “binh giực”]. Trong khi Sài Gòn ngày nay, trên xứ sở được xem là đã “giải phóng”, đã hoà bình, thì không; những người như nhà văn Dương Nghiễm Mậu quả là quá xui xẻo, đã bị chính những “đồng nghiệp” cùng ăn cháo với mình ngày xưa cắm mảnh bát vào tác phẩm. Những tác phẩm có đầy đủ giá trị tự thân, được kiểm định qua thời gian, nó xứng đáng [và hợp chủ trương] là giới thiệu ra công chúng, vậy mà bị người ta vu cho cái tội đồi truỵ, phản động, và nên cho vào tù. Sài Gòn ngày xưa, nhà văn tranh đấu bị bắt vào tù, được đồng nghiệp đấu tranh xin ra; Sài Gòn ngày nay bình yên, hoà hợp, vậy mà có vài nhà văn in tác phẩm thì gần như bị chụp mũ, tước mất quyền tự do ngôn luận. Cũng lạ.
3. Và lời kết
Quả là những người như Vũ Hạnh quá may mắn, đã từng có “những ngày xưa”, và đương nhiên có luôn “vinh quang ngày hôm nay”. Còn những người như nhà văn Dương Nghiễm Mậu, Lê Xuyên,… trong cái nhìn của những người có cùng chủ trương như Vũ Hạnh, thì không bao giờ! Kiểu giọng giang hồ hay nói: Mày hết đường rồi con!
Ba mươi mấy năm qua, số tiền và vật lực mà Việt kiều gởi về xây dựng quê hương là bao nhiêu? Con số khó cụ thể, nhưng chắc ai cũng hình dung ra được là không nhỏ. Mà Việt kiều, đa phần là gồm những ai, chắc cũng không cần phải nói thêm nữa! Đa phần họ làm sao để có tiền, đương nhiên là phải bỏ trí lực ra lao động, tự lực tự cường. Vậy mà chỉ một vài cuốn sách bình thường của những người cũ [xin lỗi vì tôi phải gọi như thế], đã qua biên tập, thẩm định, kiểm duyệt khắt khe, được xuất bản thì lại nhảy dựng lên như gà mắc phải dây thun. Thật khó hiểu. Tiền thì nhận tha hồ; còn những công cụ như sách vở giúp ta tự lực tự cường, giúp làm ra tiền… thì không được. Chẳng lẽ chúng ta cam tâm làm phận “ăn xin” mãi sao? Điều này càng khó hiểu hơn khi ta đối chiếu với chủ trương, đường lối chính sách (nhất là trong ngoại giao và vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền) mà Việt Nam đang muốn xây dựng. Vậy câu hỏi được đặt ra là trong đời sống hôm nay (năm 2007) là: những bài viết như kiểu của Vũ Hạnh và những cơ quan truyền thông chuyển tải nó đến công chúng, đang muốn gì? Theo một vài nhà phân tích thì những bài kiểu này rất “phản động”, theo nghĩa là nó chống lại sự chuyển động chung của đất nước, chống lại ích lợi chung của cộng đồng. Còn với những người trẻ như bọn tôi, những công dân sinh sau cái khoảng chuyện “ngày xưa” ấy, đang không muốn cam tâm làm phận theo đuôi và ăn xin thì nói thật, càng không biết những chủ trương ủng hộ các quan điểm như kiểu Vũ Hạnh đang muốn gì?

Đất nước, dù thế nào, và dù muốn dù không cũng phải thuộc về thế hệ trẻ, hay ít ra, nên hướng về thế hệ trẻ. Vậy thì để tránh những suy diễn không cần thiết, thiết nghĩ, đại diện nhà nước cũng cần có những trả lời cụ thể để chúng tôi biết đường mà tính, biết đường mà đi.
La Hán Phòng, ngày 10.5.2007

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm