Truyện Ngắn & Phóng Sự
Nghe “mộng thường” nhớ danh ca thứ thiệt
Đám bạn anh khi tụ họp lại nhậu nhẹt thì hay có màn văn nghệ văn gừng bỏ túi. Hầu như khi qua chai thứ ba thì làm gì cũng có thằng lẳng lặng đi kiếm cây đàn. Bắt đầu thường là những bài ruột của mấy thằng “nhạc sĩ”, sau đó thì ngâm thơ [anh lúc nào cũng chỉ có "đôi bờ"]. Khi bàn nhậu kéo qua nửa khuya thì trăm phần trăm là boléro, sến không chịu được. Có bao nhiêu ly chén dĩa đem ra gỏ nhịp nghe thiệt đã. Và làm gì cũng có thằng say sưa với bài hát có hai chữ “mộng thường”.
Từ khi thằng Thuận đi rồi, với anh, chẳng còn ai hát bài “mộng thường” nghe cho tới.
Trần Thuận [lại thêm một cái tên không có chữ lót] người Huế Bao Vinh. Vì khá to con nên từ lúc về đơn vị lúc nào nó cũng phải khiêng khẩu đại liên M60. Ở 92 dù, Thuận là thành phần nòng cốt. Chiến đấu cừ khôi, uống rượu tới nơi tới chốn, và ca hát văn nghệ thì khỏi nói. Trong buổi văn nghệ nào nó cũng làm cả đại đội sướng lây. Khi thằng Thuận hát thì từ mấy anh thượng sĩ già hay chưỡi tục cho tới mấy trai tơ lính mới như anh đều ngồi nghe mê mẫn. Nghe nó hát anh thấy và hiểu tại sao những người trai trẻ miền Nam miệt mài đi chiến đấu.
Thời gian mà giọng hát của Thuận ăn khách nhất là mùa hè 73, những tháng sau ngưng bắn. 92 dù lúc đó bung mỏng ra giữ đất. Phòng tuyến đơn vị là mười mấy tiền đồn ven giòng Thạch Hãn. Hầm hố của sao vàng và mũ đỏ cách nhau không đầy mười thước. Ban ngày lính ngủ, ban đêm lính thức hát hò văn nghệ hoặc viết thơ tình.
Lúc đó mũ đỏ trội hơn sao vàng thấy rõ. Đêm nào cái giọng của Thuận cũng đưa Trăng Tàn Trên Hè Phố, Xuân Này Con Không Về, Tình Thiên Thu Nguyễn Thị Mộng Thường, Sương Trắng Miền Quê Ngoại,… bay lên phía trước. Lính sao vàng chịu không thấu chui ra khỏi giao thông hào vỗ tay ào ào, thành thật. Có đêm chưa tới giờ văn nghệ đã nghe tiếng sao vàng nhắc nhỏ: “Dù ơi, hát nhạc vàng đi…”. Nghe mà tội.
Anh còn nhớ một kỷ niệm nữa với thằng Thuận là đêm liên hoan khi tiểu đoàn về dưỡng quân từ Quảng Trị. Lần đó trường trung học Lê Quý Đôn ở Sài Gòn tổ chức khao quân cho TĐ9ND. Sân cờ ngập tràn những tà áo trắng và nón đỏ, lúc đầu thì học trò hát cho lính nghe, về sau thì lính hát cho học trò nghe. Các đại đội thay phiên nhau đưa danh ca nòng cội lên trổ tài. Đích thân của 92 đêm đó hãnh diện ra mặt vì thằng Thuận hát hay quá, các “em gái hậu phương” cứ bis bis hoài và để ý tới lính 92 nhiều nhất. Lính 92 cũng nỗi hứng đem nón đỏ [mới mượn trong kho] đem cho luôn.
*
Trần Thuận. Chiều 29 nó chạy phía trước anh chừng hai mươi thước khi vừa ra khỏi chợ Lồng… oan nghiệt chi mà một mình nó hứng nguyên một trái 130 ly.
Anh cứ nghĩ tại sao những thằng khá là những thằng ra đi trước. Kỳ cục thật.
Trung Hậu
Biên HùngNghe “mộng thường” nhớ danh ca thứ thiệt
Đám bạn anh khi tụ họp lại nhậu nhẹt thì hay có màn văn nghệ văn gừng bỏ túi. Hầu như khi qua chai thứ ba thì làm gì cũng có thằng lẳng lặng đi kiếm cây đàn. Bắt đầu thường là những bài ruột của mấy thằng “nhạc sĩ”, sau đó thì ngâm thơ [anh lúc nào cũng chỉ có "đôi bờ"]. Khi bàn nhậu kéo qua nửa khuya thì trăm phần trăm là boléro, sến không chịu được. Có bao nhiêu ly chén dĩa đem ra gỏ nhịp nghe thiệt đã. Và làm gì cũng có thằng say sưa với bài hát có hai chữ “mộng thường”.
Từ khi thằng Thuận đi rồi, với anh, chẳng còn ai hát bài “mộng thường” nghe cho tới.
Trần Thuận [lại thêm một cái tên không có chữ lót] người Huế Bao Vinh. Vì khá to con nên từ lúc về đơn vị lúc nào nó cũng phải khiêng khẩu đại liên M60. Ở 92 dù, Thuận là thành phần nòng cốt. Chiến đấu cừ khôi, uống rượu tới nơi tới chốn, và ca hát văn nghệ thì khỏi nói. Trong buổi văn nghệ nào nó cũng làm cả đại đội sướng lây. Khi thằng Thuận hát thì từ mấy anh thượng sĩ già hay chưỡi tục cho tới mấy trai tơ lính mới như anh đều ngồi nghe mê mẫn. Nghe nó hát anh thấy và hiểu tại sao những người trai trẻ miền Nam miệt mài đi chiến đấu.
Thời gian mà giọng hát của Thuận ăn khách nhất là mùa hè 73, những tháng sau ngưng bắn. 92 dù lúc đó bung mỏng ra giữ đất. Phòng tuyến đơn vị là mười mấy tiền đồn ven giòng Thạch Hãn. Hầm hố của sao vàng và mũ đỏ cách nhau không đầy mười thước. Ban ngày lính ngủ, ban đêm lính thức hát hò văn nghệ hoặc viết thơ tình.
Lúc đó mũ đỏ trội hơn sao vàng thấy rõ. Đêm nào cái giọng của Thuận cũng đưa Trăng Tàn Trên Hè Phố, Xuân Này Con Không Về, Tình Thiên Thu Nguyễn Thị Mộng Thường, Sương Trắng Miền Quê Ngoại,… bay lên phía trước. Lính sao vàng chịu không thấu chui ra khỏi giao thông hào vỗ tay ào ào, thành thật. Có đêm chưa tới giờ văn nghệ đã nghe tiếng sao vàng nhắc nhỏ: “Dù ơi, hát nhạc vàng đi…”. Nghe mà tội.
Anh còn nhớ một kỷ niệm nữa với thằng Thuận là đêm liên hoan khi tiểu đoàn về dưỡng quân từ Quảng Trị. Lần đó trường trung học Lê Quý Đôn ở Sài Gòn tổ chức khao quân cho TĐ9ND. Sân cờ ngập tràn những tà áo trắng và nón đỏ, lúc đầu thì học trò hát cho lính nghe, về sau thì lính hát cho học trò nghe. Các đại đội thay phiên nhau đưa danh ca nòng cội lên trổ tài. Đích thân của 92 đêm đó hãnh diện ra mặt vì thằng Thuận hát hay quá, các “em gái hậu phương” cứ bis bis hoài và để ý tới lính 92 nhiều nhất. Lính 92 cũng nỗi hứng đem nón đỏ [mới mượn trong kho] đem cho luôn.
*
Trần Thuận. Chiều 29 nó chạy phía trước anh chừng hai mươi thước khi vừa ra khỏi chợ Lồng… oan nghiệt chi mà một mình nó hứng nguyên một trái 130 ly.
Anh cứ nghĩ tại sao những thằng khá là những thằng ra đi trước. Kỳ cục thật.
Trung Hậu
Biên Hùng