Kinh Đời
Nghề đặt trúm bắt lươn ở Miền Nam
Từ cái thời sơ khai khẩn hoang của cha ông chúng ta trên vùng đất phương Nam, nghề đặt trúm bắt lươn đã có và cho đến ngày nay nghề này vẫn còn tồn tại ở một vài tỉnh thành, nơi được xem là “mê cung sông nước Cửu Long”
U Minh được xem là nơi lắm cá nhiều tôm, lươn cá ngày xưa lội đen kịnh mà người đời thường ví “lươn cá lội như bánh canh”. Theo kinh nghiệm người xưa, khi mùa mưa chính thức bắt đầu (khoảng tháng 4 - 5 âm lịch), những cánh rừng tràm bạt ngàn tại các huyện U Minh, Trần Văn Thời…, nước đã ngập chừng 2 tấc, năng mọc dày và tươi tốt. Đây cũng là lúc lươn bắt đầu “chạy”. Theo đó, cứ độ 2-3 giờ chiều, tại các tuyến kinh xẻ ngang dọc trong rừng tràm, người dân vội vã bơi xuồng ba lá chở đầy trúm túa ra nhiều hướng. Mỗi người dò xét từng đám năng, sau đó là chọn vùng, vạch luồng năng để đặt trúm. Ông Ba Hổ, một lão nông có tiếng trong nghề tại huyện U Minh cho biết:
“Lươn là loài háu ăn, để“dụ” chúng, ngoài kỹ thuật làm trúm thì mồi nhử lươn rất quan trọng. Mồi thường được trộn từ các loại cua, cá sặt, cám, mắm, ruột gà vịt... băm nhuyễn, xào với xác dừa khô, thêm một chút dầu cá, mỡ trâu hoặc lá chanh băm nhỏ để tạo mùi thơm lan rộng trong làn nước để lũ lươn tìm đến và chui vào trúm ăn no nê. Điều thú vị hơn nữa là muốn cho lươn "chạy" nhiều thì pha thêm tỏi vào mồi để lươn ăn bị cay, phát ra tiếng kêu như mời gọi đồng loại.”
Thường vào mùa nước nổi, khi mà những bụi cỏ lác, lục bình chất đống chất ụ, lũ lươn rất thích tìm đến đây trú mình và thưởng thức món thơm ngon để rồi bị bắt dễ dàng. Vào những lúc trời mưa to, phải đặt trúm ở các gò cao, vì lươn có thói quen đến vùng đất mới tìm mồi. Hướng gió cũng quyết định việc bắt được lươn nhiều hay ít. Phải đặt miệng trúm xuôi theo chiều gió để hương thơm của mồi theo đó lan rộng ra, dụ lươn chui vào. Xem ra nghề đặt trúm bắt lươn cũng phải thuộc hàng “cha truyền con nối” mới mong “sát lươn”.
Còn tại các vùng như An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ nghề bắt lươn đơn giản như đang giỡn. Thì cũng chỉ là những ống trúm được làm từ ống nhựa chỉ cần đan cái hom buộc chặt rồi bỏ mồi vào đó chở trên xe đi dọc theo lộ giao thông nông thôn, thấy nơi nào “nghi” có lươn thì dừng xe xuống đặt, sáng hôm sau trở lại thu hoạch. Một trăm cái trúm kiếm ít nhất cũng được vài ba chục con lươn bán kiếm cũng được hai ba trăm ngàn đồng, dễ hơn đi làm mướn hay làm công nhân xí nhiệp.
Phần lớn người dân miền Tây quen với ruộng đồng, hiểu rõ từng mùa nước mùa cá và cứ thế, những lúc nhàn hạ không đi đặt lợp lờ, giăng câu thì cũng đi đặt trúm, đặt ít thì cũng kiếm được vài con cho bữa ăn gia đình, còn muốn có nhiều lươn bán thì làm nhiều. Mùa khô người dân mang trúm chất giữ bên hông nhà chờ đến mùa nước, mùa mưa về mới mang ra sử dụng tiếp như một mắc xích không thể thiếu của một gia đình có làm nghề đặt trúm. Nam giới vào rừng đặt trúm lươn, phụ nữ và trẻ em thì bắt nhái, dế, cá con, cua, ốc… để làm mồi lươn. Bác Ba Phi, vua kể chuyện tiếu lâm danh tiếng ở miền Nam, cũng có nhiều giai thoại về nghề bắt lươn. Theo đó nghề bắt lươn thời Bác Ba Phi rất ăn tiền, một xuồng trúm đi đặt thì phải đến hai xuồng mới chở hết số lươn bắt được. Một ký lươn bắt được trong tự nhiên giá cao gấp đôi lươn nuôi vì thịt lươn nuôi ăn không thơm ngon bằng lươn tự nhiên, với một ký khoảng 300 ngàn đồng tại các nhà hàng khách sạn ở miền Tây. Còn ở Sài Gòn thì có khi giá gấp đôi.
Nghề đặt trúm bắt lươn ở Miền Nam
Từ cái thời sơ khai khẩn hoang của cha ông chúng ta trên vùng đất phương Nam, nghề đặt trúm bắt lươn đã có và cho đến ngày nay nghề này vẫn còn tồn tại ở một vài tỉnh thành, nơi được xem là “mê cung sông nước Cửu Long”. Nghề đặt trúm bắt lươn khởi dầu như một sự tình cờ, khi trên kinh mương một vài người ngâm tre cắt khúc để cất nhà và vô tình phát hiện loài lươn thích chui vào đó để ẩn mình. Có lẽ vì thế mà cho đến ngày nay phần lớn những cái trúm đều được làm bằng một loại tre mỏng cơm dài khoảng một mét. Chúng được làm rỗng ruột, hai đầu là cái hộp tre vừa dễ dàng cho lươn chui vào ăn mồi mà ra thì không được. Trước đây, dưới sông rạch miền Tây tôm cá nhiều vô số kể. Loài lươn có tự nhiên cũng nhiều, người dân tha hồ bắt lươn để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng. Ngày nay lươn tự nhiên khan hiếm và rất được nhiều thượng khách ưa chuộng, có thể nói đây là món ăn của người giàu thời nay. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có có nhiều lươn sinh sống và người ta vẫn đặt trúm bắt lươn. Ngày nay bắt lươn thì khó nhưng những ống tre khá nặng nề đã được thay thế bằng những loại ống nhựa màu đen vừa rẻ tiền vừa nhẹ nhàng. Vì vậy, người ta không cần phải chống xuồng chở đầy ống trúm để đi đặt mà có thể sử dụng xe đạp, xe gắn máy để chở trúm đi đặt khắp các ngõ ngách sông nước min Nam.
Nơi nào có cỏ có nước là có lươn
U Minh được xem là nơi lắm cá nhiều tôm, lươn cá ngày xưa lội đen kịnh mà người đời thường ví “lươn cá lội như bánh canh”. Theo kinh nghiệm người xưa, khi mùa mưa chính thức bắt đầu (khoảng tháng 4 - 5 âm lịch), những cánh rừng tràm bạt ngàn tại các huyện U Minh, Trần Văn Thời…, nước đã ngập chừng 2 tấc, năng mọc dày và tươi tốt. Đây cũng là lúc lươn bắt đầu “chạy”. Theo đó, cứ độ 2-3 giờ chiều, tại các tuyến kinh xẻ ngang dọc trong rừng tràm, người dân vội vã bơi xuồng ba lá chở đầy trúm túa ra nhiều hướng. Mỗi người dò xét từng đám năng, sau đó là chọn vùng, vạch luồng năng để đặt trúm. Ông Ba Hổ, một lão nông có tiếng trong nghề tại huyện U Minh cho biết:
“Lươn là loài háu ăn, để“dụ” chúng, ngoài kỹ thuật làm trúm thì mồi nhử lươn rất quan trọng. Mồi thường được trộn từ các loại cua, cá sặt, cám, mắm, ruột gà vịt... băm nhuyễn, xào với xác dừa khô, thêm một chút dầu cá, mỡ trâu hoặc lá chanh băm nhỏ để tạo mùi thơm lan rộng trong làn nước để lũ lươn tìm đến và chui vào trúm ăn no nê. Điều thú vị hơn nữa là muốn cho lươn "chạy" nhiều thì pha thêm tỏi vào mồi để lươn ăn bị cay, phát ra tiếng kêu như mời gọi đồng loại.”
Chuẩn bị mang lươn ra chợ bán
Thường vào mùa nước nổi, khi mà những bụi cỏ lác, lục bình chất đống chất ụ, lũ lươn rất thích tìm đến đây trú mình và thưởng thức món thơm ngon để rồi bị bắt dễ dàng. Vào những lúc trời mưa to, phải đặt trúm ở các gò cao, vì lươn có thói quen đến vùng đất mới tìm mồi. Hướng gió cũng quyết định việc bắt được lươn nhiều hay ít. Phải đặt miệng trúm xuôi theo chiều gió để hương thơm của mồi theo đó lan rộng ra, dụ lươn chui vào. Xem ra nghề đặt trúm bắt lươn cũng phải thuộc hàng “cha truyền con nối” mới mong “sát lươn”.
Thú vị là khi trúm đầy lươn
Còn tại các vùng như An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ nghề bắt lươn đơn giản như đang giỡn. Thì cũng chỉ là những ống trúm được làm từ ống nhựa chỉ cần đan cái hom buộc chặt rồi bỏ mồi vào đó chở trên xe đi dọc theo lộ giao thông nông thôn, thấy nơi nào “nghi” có lươn thì dừng xe xuống đặt, sáng hôm sau trở lại thu hoạch. Một trăm cái trúm kiếm ít nhất cũng được vài ba chục con lươn bán kiếm cũng được hai ba trăm ngàn đồng, dễ hơn đi làm mướn hay làm công nhân xí nhiệp.
Lươn càng vàng càng lớn càng có giá
Phần lớn người dân miền Tây quen với ruộng đồng, hiểu rõ từng mùa nước mùa cá và cứ thế, những lúc nhàn hạ không đi đặt lợp lờ, giăng câu thì cũng đi đặt trúm, đặt ít thì cũng kiếm được vài con cho bữa ăn gia đình, còn muốn có nhiều lươn bán thì làm nhiều. Mùa khô người dân mang trúm chất giữ bên hông nhà chờ đến mùa nước, mùa mưa về mới mang ra sử dụng tiếp như một mắc xích không thể thiếu của một gia đình có làm nghề đặt trúm. Nam giới vào rừng đặt trúm lươn, phụ nữ và trẻ em thì bắt nhái, dế, cá con, cua, ốc… để làm mồi lươn. Bác Ba Phi, vua kể chuyện tiếu lâm danh tiếng ở miền Nam, cũng có nhiều giai thoại về nghề bắt lươn. Theo đó nghề bắt lươn thời Bác Ba Phi rất ăn tiền, một xuồng trúm đi đặt thì phải đến hai xuồng mới chở hết số lươn bắt được. Một ký lươn bắt được trong tự nhiên giá cao gấp đôi lươn nuôi vì thịt lươn nuôi ăn không thơm ngon bằng lươn tự nhiên, với một ký khoảng 300 ngàn đồng tại các nhà hàng khách sạn ở miền Tây. Còn ở Sài Gòn thì có khi giá gấp đôi.
Chở trúm đi đặt
Đặt trúm
Bỏ mồi vào trúm
Bắt lươn
Mồi được trộn từ nhiều thứ cá cua ốc trùng khác nhau
Song Phương chuyển
T.Post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nghề đặt trúm bắt lươn ở Miền Nam
Từ cái thời sơ khai khẩn hoang của cha ông chúng ta trên vùng đất phương Nam, nghề đặt trúm bắt lươn đã có và cho đến ngày nay nghề này vẫn còn tồn tại ở một vài tỉnh thành, nơi được xem là “mê cung sông nước Cửu Long”
Nghề đặt trúm bắt lươn ở Miền Nam
Từ cái thời sơ khai khẩn hoang của cha ông chúng ta trên vùng đất phương Nam, nghề đặt trúm bắt lươn đã có và cho đến ngày nay nghề này vẫn còn tồn tại ở một vài tỉnh thành, nơi được xem là “mê cung sông nước Cửu Long”. Nghề đặt trúm bắt lươn khởi dầu như một sự tình cờ, khi trên kinh mương một vài người ngâm tre cắt khúc để cất nhà và vô tình phát hiện loài lươn thích chui vào đó để ẩn mình. Có lẽ vì thế mà cho đến ngày nay phần lớn những cái trúm đều được làm bằng một loại tre mỏng cơm dài khoảng một mét. Chúng được làm rỗng ruột, hai đầu là cái hộp tre vừa dễ dàng cho lươn chui vào ăn mồi mà ra thì không được. Trước đây, dưới sông rạch miền Tây tôm cá nhiều vô số kể. Loài lươn có tự nhiên cũng nhiều, người dân tha hồ bắt lươn để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng. Ngày nay lươn tự nhiên khan hiếm và rất được nhiều thượng khách ưa chuộng, có thể nói đây là món ăn của người giàu thời nay. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có có nhiều lươn sinh sống và người ta vẫn đặt trúm bắt lươn. Ngày nay bắt lươn thì khó nhưng những ống tre khá nặng nề đã được thay thế bằng những loại ống nhựa màu đen vừa rẻ tiền vừa nhẹ nhàng. Vì vậy, người ta không cần phải chống xuồng chở đầy ống trúm để đi đặt mà có thể sử dụng xe đạp, xe gắn máy để chở trúm đi đặt khắp các ngõ ngách sông nước min Nam.
Nơi nào có cỏ có nước là có lươn
U Minh được xem là nơi lắm cá nhiều tôm, lươn cá ngày xưa lội đen kịnh mà người đời thường ví “lươn cá lội như bánh canh”. Theo kinh nghiệm người xưa, khi mùa mưa chính thức bắt đầu (khoảng tháng 4 - 5 âm lịch), những cánh rừng tràm bạt ngàn tại các huyện U Minh, Trần Văn Thời…, nước đã ngập chừng 2 tấc, năng mọc dày và tươi tốt. Đây cũng là lúc lươn bắt đầu “chạy”. Theo đó, cứ độ 2-3 giờ chiều, tại các tuyến kinh xẻ ngang dọc trong rừng tràm, người dân vội vã bơi xuồng ba lá chở đầy trúm túa ra nhiều hướng. Mỗi người dò xét từng đám năng, sau đó là chọn vùng, vạch luồng năng để đặt trúm. Ông Ba Hổ, một lão nông có tiếng trong nghề tại huyện U Minh cho biết:
“Lươn là loài háu ăn, để“dụ” chúng, ngoài kỹ thuật làm trúm thì mồi nhử lươn rất quan trọng. Mồi thường được trộn từ các loại cua, cá sặt, cám, mắm, ruột gà vịt... băm nhuyễn, xào với xác dừa khô, thêm một chút dầu cá, mỡ trâu hoặc lá chanh băm nhỏ để tạo mùi thơm lan rộng trong làn nước để lũ lươn tìm đến và chui vào trúm ăn no nê. Điều thú vị hơn nữa là muốn cho lươn "chạy" nhiều thì pha thêm tỏi vào mồi để lươn ăn bị cay, phát ra tiếng kêu như mời gọi đồng loại.”
Chuẩn bị mang lươn ra chợ bán
Thường vào mùa nước nổi, khi mà những bụi cỏ lác, lục bình chất đống chất ụ, lũ lươn rất thích tìm đến đây trú mình và thưởng thức món thơm ngon để rồi bị bắt dễ dàng. Vào những lúc trời mưa to, phải đặt trúm ở các gò cao, vì lươn có thói quen đến vùng đất mới tìm mồi. Hướng gió cũng quyết định việc bắt được lươn nhiều hay ít. Phải đặt miệng trúm xuôi theo chiều gió để hương thơm của mồi theo đó lan rộng ra, dụ lươn chui vào. Xem ra nghề đặt trúm bắt lươn cũng phải thuộc hàng “cha truyền con nối” mới mong “sát lươn”.
Thú vị là khi trúm đầy lươn
Còn tại các vùng như An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ nghề bắt lươn đơn giản như đang giỡn. Thì cũng chỉ là những ống trúm được làm từ ống nhựa chỉ cần đan cái hom buộc chặt rồi bỏ mồi vào đó chở trên xe đi dọc theo lộ giao thông nông thôn, thấy nơi nào “nghi” có lươn thì dừng xe xuống đặt, sáng hôm sau trở lại thu hoạch. Một trăm cái trúm kiếm ít nhất cũng được vài ba chục con lươn bán kiếm cũng được hai ba trăm ngàn đồng, dễ hơn đi làm mướn hay làm công nhân xí nhiệp.
Lươn càng vàng càng lớn càng có giá
Phần lớn người dân miền Tây quen với ruộng đồng, hiểu rõ từng mùa nước mùa cá và cứ thế, những lúc nhàn hạ không đi đặt lợp lờ, giăng câu thì cũng đi đặt trúm, đặt ít thì cũng kiếm được vài con cho bữa ăn gia đình, còn muốn có nhiều lươn bán thì làm nhiều. Mùa khô người dân mang trúm chất giữ bên hông nhà chờ đến mùa nước, mùa mưa về mới mang ra sử dụng tiếp như một mắc xích không thể thiếu của một gia đình có làm nghề đặt trúm. Nam giới vào rừng đặt trúm lươn, phụ nữ và trẻ em thì bắt nhái, dế, cá con, cua, ốc… để làm mồi lươn. Bác Ba Phi, vua kể chuyện tiếu lâm danh tiếng ở miền Nam, cũng có nhiều giai thoại về nghề bắt lươn. Theo đó nghề bắt lươn thời Bác Ba Phi rất ăn tiền, một xuồng trúm đi đặt thì phải đến hai xuồng mới chở hết số lươn bắt được. Một ký lươn bắt được trong tự nhiên giá cao gấp đôi lươn nuôi vì thịt lươn nuôi ăn không thơm ngon bằng lươn tự nhiên, với một ký khoảng 300 ngàn đồng tại các nhà hàng khách sạn ở miền Tây. Còn ở Sài Gòn thì có khi giá gấp đôi.
Chở trúm đi đặt
Đặt trúm
Bỏ mồi vào trúm
Bắt lươn
Mồi được trộn từ nhiều thứ cá cua ốc trùng khác nhau
Song Phương chuyển
T.Post