Di Sản Hồ Chí Minh

Nghĩ về hòa giải sau cuộc chiến nhìn từ một nghĩa trang

Nhưng biết viết gì? Mọi cuộc chiến tranh đều là nỗi bất hạnh cho đất nước, dân tộc, ngay cả khi đó là cuộc chiến chính nghĩa. Do vậy, khi một cuộc chiến đi qua, người ta muốn quên đi thật nhanh những nỗi kinh hoàng của nó đã đem lại.

Đã từ lâu, tôi muốn viết một điều gì đó về ngày kết thúc chiến Bắc - Nam.

Nhưng biết viết gì? Mọi cuộc chiến tranh đều là nỗi bất hạnh cho đất nước, dân tộc, ngay cả khi đó là cuộc chiến chính nghĩa. Do vậy, khi một cuộc chiến đi qua, người ta muốn quên đi thật nhanh những nỗi kinh hoàng của nó đã đem lại.

Thế nhưng, có những điều đã không qua đi.

Những ngày hào hứng của con trẻ

Những ngày này 39 năm trước là khi tôi ở vào lớp trẻ con 13-14 tuổi, cái tuổi luôn hướng cái tai và cặp mắt ra ngoài, tìm tòi, hóng hớt mọi thông tin để chứng tỏ mình đã là người lớn. Cái tuổi này là tuổi dễ dễ bị tuyên truyền mua chuộc và kích động. Đây cũng là lứa tuổi  rất sẵn sàng để gia nhập đội quân Hồng vệ binh sẵn sàng theo lệnh của Đảng đi giết người như ở Trung Quốc. Ở lứa tuổi đó, chúng tôi nô nức, hào hứng, thấp thỏm chờ những bản tin từ chiếc loa công cộng về những “chiến thắng ở “Miền Nam”. Báo chí thì hiếm nhưng những chiếc loa công cộng luôn sang sảng những bản tin “chiến thắng làm nức lòng” người dân miền Bắc.

Những bản tin liên tiếp từ thành phố nọ, đến tỉnh kia được “giải phóng” với tốc độ mà ngay cả tin tức truyền miệng cũng không đuổi kịp. “Nhịp bước thần tốc của quân giải phóng” đã nức lòng người dân miền Bắc vốn chỉ được ăn mỗi một món: Loa đài nhà nước và cán bộ tuyên truyền.

Với cái loa đó, đồng bào Miền Nam bao năm qua đã và đang phải rên xiết dưới ách thống trị của Đế Quốc Mỹ và Ngụy quyền Sài Gòn. Đồng bào Miền Nam đang đau khổ, đang kêu gọi chúng ta, những con người được may mắn có Đảng quang vinh lãnh đạo đang được sống dưới ở Thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa hãy “Tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì Chủ nghĩa Xã hội, mỗi người làm việc bằng hai”, “Tất cả cho sản xuất, tất cả cho tiền tuyến” “Thề cứu lấy nước nhà, thà hy sinh đến cùng”…

Không nức lòng sao được, không phấn khởi sao được, bởi vì khi đó nhân dân Miền Nam được mô tả:

Có những ông già, nó khảo tra
Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh không chịu nhục
Lấy vồ, nó đập, vọt thai ra”

Hay là:

“Có em nhỏ nghịch, ra xem giặc
Nó bắt vô vườn, trói gốc cau
Nó đốt, nó cười… em nhỏ hét
"Má ơi, nóng quá, cứu con mau"!
(Tố Hữu – Lá thư Bến Tre)

Và nay nhân dân Miền Nam đã được "giải phóng". Vâng tất cả những chiếc loa, từ những chiếc loa đã tạo nên cho không chỉ lớp trẻ mà hầu hết mọi người dân Miền Bắc lúc bấy giờ một cảm giác rạo rực, phấn chấn, hồi hộp khi Miền Nam được “giải phóng” và nhân dân Miền Nam được thoát khỏi ách kìm kẹp của ngoại xâm. Họ cũng sẽ được hưởng niềm vui và hạnh phúc của Thiên đường XHCN, “Miền bắc thiên đường của các con tôi” – Tố Hữu.

Giải phóng!

Thế rồi, Miền Nam được “giải phóng”, nhân dân Miền Nam thoát “ách thống trị của Mỹ - Ngụy” để rơi vào ách thống trị của Đảng Cộng sản.

Với một số người, thì đây là lần thứ hai họ được người Cộng sản đến “giải phóng” và họ đã phải bỏ chạy. Lần thứ nhất là năm 1954 ở Miền Bắc. Khi Cộng sản tràn vào Miền Bắc, thì đã có hơn 1 triệu người di tản từ Bắc vào Nam.

Thế rồi, một cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại lần thứ hai đối với Cộng sản đã bắt đầu và càng ngày càng quyết liệt. Theo con số thống kê được của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) thì đã có gần một triệu người tham gia cuộc bỏ phiếu bằng chân này (Chính xác là 989.100 người). Con số chưa và không thể thống kê được đã phải bỏ quê hương chôn rau cắt rốn của mình đi tìm tự do, thì chắc sẽ rất lớn. Ngoài ra con số nạn nhân đã bỏ mình trên biển, bị chết khi tìm đến xứ sở tự do được ước tính khoảng nửa triệu người.

Những người ở lại thì sao?

Rất nhiều trong số họ đã được đi “tập trung học tập” dài hạn – một hình thức đi tù không cần án – cho đến ngày bỏ xác hoặc trở về trong đau thương, tủi nhục.

Rất nhiều trong số họ được nếm mùi của “chuyên chính vô sản” bằng những cuộc “Đánh tư sản mại bản” rồi “Cải tạo Công thương nghiệp tư bản tư doanh”… phút chốc cơ ngơi hàng bao đời bị cướp đoạt và cầm tù bởi họ chỉ có một tội lớn đối với Đảng là giàu có.

Rất nhiều trong số họ đã được sống cuộc đời của một “công dân hạng ba” kể từ đó. Những quân nhân, công chức của chế độ Việt Nam Cộng Hòa luôn sống trong mặc cảm rằng mình là tội nhân, những thương phế binh của một thời đã kiêu dũng ra cầm súng với lý tưởng sẵn sàng hi sinh cho đất nước, nay lầm lũi, tủi nhục kiếm ăn bằng mọi cách bên lề xã hội.

Kết quả là cả Miền Nam bạc nhược và mang tâm lý bại trận, tâm lý sợ hãi không chỉ trong các hoạt động tập thể mà ngay từ trong từng hơi thở, từng suy nghĩ của mỗi cá nhân. Và khi đó, được sống đã là “Ơn đảng, ơn chính phủ”. Để rồi, đến một lúc nào đó, nạn nhân lại quay về ca ngợi thủ phạm.

 

Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia ở Gettysburg

Tôi đến Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia Gettysburg, tiểu  bang Pennsylvania của Hoa Kỳ vào một buổi chiều hè không có nắng. Con đường dẫn vào đây, vẫn còn dựng lại cảnh tượng chiến sự thời nước Mỹ nội chiến với hàng rào gỗ đan chéo bên đường, Cuối con đường là những quả đồi rộng lớn với bạt ngàn các ngôi mộ thuộc khu đất rộng 17 mẫu Anh (gần 7ha).

Không khí lành lạnh và trong vắt, thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ thoảng qua làm những cành cây lay động nhè nhẹ tạo cảm giác âm khí ở đây khá nặng nề. Những người bạn tôi cùng đi cho biết: Đây là nơi cuộc nội chiến diễn ra ác liệt khủng khiếp. Quân Liên minh miền Nam và quân Liên bang miền Bắc đã đánh nhau suốt 3 ngày từ ngày 1 đến ngày 3/7/1863. Chỉ trong 3 ngày, thương vong của cả hai bên là khoảng 46.000 đến 51.000 người. Trận này thường được xem là một bước ngoặt quan trọng hơn cả của cuộc nội chiến Nam - Bắc nước Mỹ. 

Tôi đi giữa các hàng mộ, cũng như các ngôi mộ khác của nước Mỹ, những ngôi mộ ở đây không đắp hoặc xây nổi. Ở đây, các ngôi mộ chìm dưới đất và phía trên là tấm biển ghi tên tuổi và các thông tin liên quan người nằm dưới mộ.

Những ngôi mộ ở nghĩa trang này nằm san sát bên nhau thành hàng, thành lối ngay ngắn dưới những tán cây đại thụ hoặc những thảm cỏ xanh. Điều đặc biệt là ở đây, tất cả đều là những người đã hi sinh trong cuộc chiến mà không có bất cứ sự phân biệt nào bên ta, bên địch, bên chiến thắng hay bên bại trận.

Tôi cố tìm một hàng chữ nào đó, một biểu hiện nào đó khả dĩ có thể phân biệt được đâu là những ngôi mộ của bên bại trận hoặc bên thắng trận. Nhưng tuyệt nhiên không hề có. Người bạn cùng đi giải thích cho tôi rằng: Ở đây, tại nghĩa trang này không có khái niệm “Quân Ngụy” hay “Quân ta” mà tất cả là những người đã ngã xuống tại trận chiến này, Nước Mỹ tôn trọng họ như trong bài phát biểu của Tổng thống Lincoln khi cung hiến nghĩa trang này, rằng đây là “nơi yên nghỉ cuối cùng của những người đã hiến dâng mạng sống mình để Tổ quốc được sống”.

Câu chuyện của người bạn bên cạnh đã đưa tôi đi từ ngạc nhiên đến kính phục. Một nước Mỹ hùng mạnh, một nước Mỹ xứng đáng được cả thế giới nể sợ không phải chỉ là bom nguyên tử, là vũ khí hiện đại hay sự giàu có, mà bắt đầu từ những xử sự của con người đối với con người.

Người bạn tôi kể lại câu chuyện rằng: Phần kết của trận chiến ở đây là khi tin đầu hàng của tướng Lee lan ra, tiếng súng của binh sĩ Miền Bắc vang lên để reo mừng chiến thắng. Ngay lập tức tướng Grant ra lệnh: “Quân đội miền Nam đã đầu hàng. Chiến tranh đã chấm dứt. Họ là đồng bào của chúng ta, chúng ta không được phép reo mừng trên chiến bại của họ.” Và tiếng súng đã ngưng bặt.

Sau 4 năm nội chiến làm 620 ngàn người thiệt mạng và hàng triệu người bị thương, các đô thị ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ bị tàn phá nặng nề. Theo điều kiện trong văn kiện đầu hàng, ngày 12/4 là ngày quân đội Miền Nam sẽ nộp súng ống và cờ xí cho quân đội Miền Bắc. Khi các binh sĩ Miền Nam đi theo đội ngũ tới địa điểm để giao súng ống và cờ xí, Đại tá Chamberlain đã ra lệnh binh sĩ của mình đứng nghiêm chào các chiến binh bại trận đang đi ngang qua để bày tỏ lòng kính trọng.

Viên tướng Gordon ghi lại: “Trong giây phút đó, không hề có một tiếng kèn hay tiếng trống, không một tiếng reo mừng, không một lời nói, không cả một tiếng thì thầm, không một cử động, nhưng là một sự tĩnh lặng khủng khiếp, mọi nhịp thở như ngừng lại và như thể họ đang nhìn những hồn tử sĩ đi qua”.

Đó là cách xử sự của người Mỹ thắng cuộc với người Mỹ thua cuộc.

Và Tổng thống Mỹ thời bấy giờ đã có bài diễn văn bất hủ kết thúc như sau: “Chính tại nơi đây, chúng ta quyết tâm để họ không chết vô nghĩa. Đất nước này, dưới tay Thiên Chúa sẽ có một nền tự do mới. Và một chính quyền của dân, do dân, vì dân sẽ không phải chết rục trên đất này”.

Nghĩ về hòa giải sau cuộc chiến

Đã hơn một thế kỷ sau cuộc nội chiến Bắc – Nam nước Mỹ, người Việt Nam chúng ta cũng đã kết thúc một cuộc chiến Nam – Bắc.

Tiếc rằng, ở đó có quá nhiều kẻ thù, quân “ngụy”. Ở đó chỉ có những màn reo mừng, cổ vũ, hò reo, pháo hoa để ăn mừng chiến thắng với cờ xí ngợp trời. Ở đó người ta vỗ ngực tự hào là đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, và “Từ nay vĩnh viễn không còn một tên xâm lược nào trên đất nước chúng ta” trong khi cả một quần đảo đang do nước ngoài “quản lý”.

Điều khác nhau là ở chỗ: Nếu như cách hơn 110 năm trước, những người lính Mỹ bại trận trong cuộc nội chiến được ưu tiên không thu ngựa chiến để đưa về quê nhà làm ăn, thì những người lính bại trận Việt Nam được đưa đi nuôi cơm bao năm sau đó trong nhà tù. Còn sau khi ra tù, họ, con cái họ hàng nhà họ vẫn còn bị hệ lụy đến tận bao đời sau.

Điều khác nhau là ở chỗ: Nếu nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia Gettysburg đã chôn tất cả những người lính như nhau không phân biệt, thì hơn 150 năm sau ở Việt Nam từ Bắc đến Nam đâu đâu cũng trắng những Nghĩa trang liệt sĩ quân đội Miền Bắc. Còn quân đội Việt Nam Cộng Hòa có một nghĩa trang Biên Hòa thì đã bị đưa vào Khu quân sự, nghĩa là không ai được tự do đến để thăm viếng, cho đến gần đây mới được chuyển sang dân sự. Ở đó những nấm mồ bị cây cối ăn rễ xuyên thủng, những tấm bia bị đập nát, không thể phân biệt được danh tính của người dưới mộ…

Nếu như trong khi người dân không đội mũ bảo hiểm thì lập tức công an đánh chết, thì những thương binh miền Bắc đang có thể tự do chế xe ba bánh đàng hoàng chở hàng bất chấp cồng kềnh nguy hiểm khi lưu thông mà không ai dám ngăn cản. Thì những thương phế binh miền Nam đã âm thầm tủi nhục, để bán tờ vé số thậm chí xin ăn để sống qua ngày.

Nếu như, sau chiến tranh, nước Mỹ đã “quyết tâm để họ không chết vô nghĩa” thì ở Việt Nam, gần bốn chục năm qua, những người bên bại trận vẫn ngầm hoặc công khai được nhắc nhở rằng: “Họ là tội đồ và được sống là nhờ ơn đảng, ơn nhà nước”.

Mà không chỉ với những binh sĩ bên bại trận, sự phân biệt còn ở cả những người của bên thắng trận nhưng đã hy sinh ở cuộc chiến nào. Và thật vô phúc cho họ, nếu họ đã ngã xuống trong cuộc chiến chống sự xâm lược của anh bạn 16 chữ vàng và 4 tốt của Đảng Cộng sản.

Vậy, đâu là vướng mắc cần hóa giải để lời kêu gào “Hòa Giải” trên mảnh đất này thành sự thật, để mọi người con đất Việt có thể chung sức chung lòng lo xây dựng non sông?

 

Hà Nội, ngày 29/4/2014

·       J.B Nguyễn Hữu Vinh

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nghĩ về hòa giải sau cuộc chiến nhìn từ một nghĩa trang

Nhưng biết viết gì? Mọi cuộc chiến tranh đều là nỗi bất hạnh cho đất nước, dân tộc, ngay cả khi đó là cuộc chiến chính nghĩa. Do vậy, khi một cuộc chiến đi qua, người ta muốn quên đi thật nhanh những nỗi kinh hoàng của nó đã đem lại.

Đã từ lâu, tôi muốn viết một điều gì đó về ngày kết thúc chiến Bắc - Nam.

Nhưng biết viết gì? Mọi cuộc chiến tranh đều là nỗi bất hạnh cho đất nước, dân tộc, ngay cả khi đó là cuộc chiến chính nghĩa. Do vậy, khi một cuộc chiến đi qua, người ta muốn quên đi thật nhanh những nỗi kinh hoàng của nó đã đem lại.

Thế nhưng, có những điều đã không qua đi.

Những ngày hào hứng của con trẻ

Những ngày này 39 năm trước là khi tôi ở vào lớp trẻ con 13-14 tuổi, cái tuổi luôn hướng cái tai và cặp mắt ra ngoài, tìm tòi, hóng hớt mọi thông tin để chứng tỏ mình đã là người lớn. Cái tuổi này là tuổi dễ dễ bị tuyên truyền mua chuộc và kích động. Đây cũng là lứa tuổi  rất sẵn sàng để gia nhập đội quân Hồng vệ binh sẵn sàng theo lệnh của Đảng đi giết người như ở Trung Quốc. Ở lứa tuổi đó, chúng tôi nô nức, hào hứng, thấp thỏm chờ những bản tin từ chiếc loa công cộng về những “chiến thắng ở “Miền Nam”. Báo chí thì hiếm nhưng những chiếc loa công cộng luôn sang sảng những bản tin “chiến thắng làm nức lòng” người dân miền Bắc.

Những bản tin liên tiếp từ thành phố nọ, đến tỉnh kia được “giải phóng” với tốc độ mà ngay cả tin tức truyền miệng cũng không đuổi kịp. “Nhịp bước thần tốc của quân giải phóng” đã nức lòng người dân miền Bắc vốn chỉ được ăn mỗi một món: Loa đài nhà nước và cán bộ tuyên truyền.

Với cái loa đó, đồng bào Miền Nam bao năm qua đã và đang phải rên xiết dưới ách thống trị của Đế Quốc Mỹ và Ngụy quyền Sài Gòn. Đồng bào Miền Nam đang đau khổ, đang kêu gọi chúng ta, những con người được may mắn có Đảng quang vinh lãnh đạo đang được sống dưới ở Thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa hãy “Tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì Chủ nghĩa Xã hội, mỗi người làm việc bằng hai”, “Tất cả cho sản xuất, tất cả cho tiền tuyến” “Thề cứu lấy nước nhà, thà hy sinh đến cùng”…

Không nức lòng sao được, không phấn khởi sao được, bởi vì khi đó nhân dân Miền Nam được mô tả:

Có những ông già, nó khảo tra
Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh không chịu nhục
Lấy vồ, nó đập, vọt thai ra”

Hay là:

“Có em nhỏ nghịch, ra xem giặc
Nó bắt vô vườn, trói gốc cau
Nó đốt, nó cười… em nhỏ hét
"Má ơi, nóng quá, cứu con mau"!
(Tố Hữu – Lá thư Bến Tre)

Và nay nhân dân Miền Nam đã được "giải phóng". Vâng tất cả những chiếc loa, từ những chiếc loa đã tạo nên cho không chỉ lớp trẻ mà hầu hết mọi người dân Miền Bắc lúc bấy giờ một cảm giác rạo rực, phấn chấn, hồi hộp khi Miền Nam được “giải phóng” và nhân dân Miền Nam được thoát khỏi ách kìm kẹp của ngoại xâm. Họ cũng sẽ được hưởng niềm vui và hạnh phúc của Thiên đường XHCN, “Miền bắc thiên đường của các con tôi” – Tố Hữu.

Giải phóng!

Thế rồi, Miền Nam được “giải phóng”, nhân dân Miền Nam thoát “ách thống trị của Mỹ - Ngụy” để rơi vào ách thống trị của Đảng Cộng sản.

Với một số người, thì đây là lần thứ hai họ được người Cộng sản đến “giải phóng” và họ đã phải bỏ chạy. Lần thứ nhất là năm 1954 ở Miền Bắc. Khi Cộng sản tràn vào Miền Bắc, thì đã có hơn 1 triệu người di tản từ Bắc vào Nam.

Thế rồi, một cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại lần thứ hai đối với Cộng sản đã bắt đầu và càng ngày càng quyết liệt. Theo con số thống kê được của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) thì đã có gần một triệu người tham gia cuộc bỏ phiếu bằng chân này (Chính xác là 989.100 người). Con số chưa và không thể thống kê được đã phải bỏ quê hương chôn rau cắt rốn của mình đi tìm tự do, thì chắc sẽ rất lớn. Ngoài ra con số nạn nhân đã bỏ mình trên biển, bị chết khi tìm đến xứ sở tự do được ước tính khoảng nửa triệu người.

Những người ở lại thì sao?

Rất nhiều trong số họ đã được đi “tập trung học tập” dài hạn – một hình thức đi tù không cần án – cho đến ngày bỏ xác hoặc trở về trong đau thương, tủi nhục.

Rất nhiều trong số họ được nếm mùi của “chuyên chính vô sản” bằng những cuộc “Đánh tư sản mại bản” rồi “Cải tạo Công thương nghiệp tư bản tư doanh”… phút chốc cơ ngơi hàng bao đời bị cướp đoạt và cầm tù bởi họ chỉ có một tội lớn đối với Đảng là giàu có.

Rất nhiều trong số họ đã được sống cuộc đời của một “công dân hạng ba” kể từ đó. Những quân nhân, công chức của chế độ Việt Nam Cộng Hòa luôn sống trong mặc cảm rằng mình là tội nhân, những thương phế binh của một thời đã kiêu dũng ra cầm súng với lý tưởng sẵn sàng hi sinh cho đất nước, nay lầm lũi, tủi nhục kiếm ăn bằng mọi cách bên lề xã hội.

Kết quả là cả Miền Nam bạc nhược và mang tâm lý bại trận, tâm lý sợ hãi không chỉ trong các hoạt động tập thể mà ngay từ trong từng hơi thở, từng suy nghĩ của mỗi cá nhân. Và khi đó, được sống đã là “Ơn đảng, ơn chính phủ”. Để rồi, đến một lúc nào đó, nạn nhân lại quay về ca ngợi thủ phạm.

 

Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia ở Gettysburg

Tôi đến Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia Gettysburg, tiểu  bang Pennsylvania của Hoa Kỳ vào một buổi chiều hè không có nắng. Con đường dẫn vào đây, vẫn còn dựng lại cảnh tượng chiến sự thời nước Mỹ nội chiến với hàng rào gỗ đan chéo bên đường, Cuối con đường là những quả đồi rộng lớn với bạt ngàn các ngôi mộ thuộc khu đất rộng 17 mẫu Anh (gần 7ha).

Không khí lành lạnh và trong vắt, thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ thoảng qua làm những cành cây lay động nhè nhẹ tạo cảm giác âm khí ở đây khá nặng nề. Những người bạn tôi cùng đi cho biết: Đây là nơi cuộc nội chiến diễn ra ác liệt khủng khiếp. Quân Liên minh miền Nam và quân Liên bang miền Bắc đã đánh nhau suốt 3 ngày từ ngày 1 đến ngày 3/7/1863. Chỉ trong 3 ngày, thương vong của cả hai bên là khoảng 46.000 đến 51.000 người. Trận này thường được xem là một bước ngoặt quan trọng hơn cả của cuộc nội chiến Nam - Bắc nước Mỹ. 

Tôi đi giữa các hàng mộ, cũng như các ngôi mộ khác của nước Mỹ, những ngôi mộ ở đây không đắp hoặc xây nổi. Ở đây, các ngôi mộ chìm dưới đất và phía trên là tấm biển ghi tên tuổi và các thông tin liên quan người nằm dưới mộ.

Những ngôi mộ ở nghĩa trang này nằm san sát bên nhau thành hàng, thành lối ngay ngắn dưới những tán cây đại thụ hoặc những thảm cỏ xanh. Điều đặc biệt là ở đây, tất cả đều là những người đã hi sinh trong cuộc chiến mà không có bất cứ sự phân biệt nào bên ta, bên địch, bên chiến thắng hay bên bại trận.

Tôi cố tìm một hàng chữ nào đó, một biểu hiện nào đó khả dĩ có thể phân biệt được đâu là những ngôi mộ của bên bại trận hoặc bên thắng trận. Nhưng tuyệt nhiên không hề có. Người bạn cùng đi giải thích cho tôi rằng: Ở đây, tại nghĩa trang này không có khái niệm “Quân Ngụy” hay “Quân ta” mà tất cả là những người đã ngã xuống tại trận chiến này, Nước Mỹ tôn trọng họ như trong bài phát biểu của Tổng thống Lincoln khi cung hiến nghĩa trang này, rằng đây là “nơi yên nghỉ cuối cùng của những người đã hiến dâng mạng sống mình để Tổ quốc được sống”.

Câu chuyện của người bạn bên cạnh đã đưa tôi đi từ ngạc nhiên đến kính phục. Một nước Mỹ hùng mạnh, một nước Mỹ xứng đáng được cả thế giới nể sợ không phải chỉ là bom nguyên tử, là vũ khí hiện đại hay sự giàu có, mà bắt đầu từ những xử sự của con người đối với con người.

Người bạn tôi kể lại câu chuyện rằng: Phần kết của trận chiến ở đây là khi tin đầu hàng của tướng Lee lan ra, tiếng súng của binh sĩ Miền Bắc vang lên để reo mừng chiến thắng. Ngay lập tức tướng Grant ra lệnh: “Quân đội miền Nam đã đầu hàng. Chiến tranh đã chấm dứt. Họ là đồng bào của chúng ta, chúng ta không được phép reo mừng trên chiến bại của họ.” Và tiếng súng đã ngưng bặt.

Sau 4 năm nội chiến làm 620 ngàn người thiệt mạng và hàng triệu người bị thương, các đô thị ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ bị tàn phá nặng nề. Theo điều kiện trong văn kiện đầu hàng, ngày 12/4 là ngày quân đội Miền Nam sẽ nộp súng ống và cờ xí cho quân đội Miền Bắc. Khi các binh sĩ Miền Nam đi theo đội ngũ tới địa điểm để giao súng ống và cờ xí, Đại tá Chamberlain đã ra lệnh binh sĩ của mình đứng nghiêm chào các chiến binh bại trận đang đi ngang qua để bày tỏ lòng kính trọng.

Viên tướng Gordon ghi lại: “Trong giây phút đó, không hề có một tiếng kèn hay tiếng trống, không một tiếng reo mừng, không một lời nói, không cả một tiếng thì thầm, không một cử động, nhưng là một sự tĩnh lặng khủng khiếp, mọi nhịp thở như ngừng lại và như thể họ đang nhìn những hồn tử sĩ đi qua”.

Đó là cách xử sự của người Mỹ thắng cuộc với người Mỹ thua cuộc.

Và Tổng thống Mỹ thời bấy giờ đã có bài diễn văn bất hủ kết thúc như sau: “Chính tại nơi đây, chúng ta quyết tâm để họ không chết vô nghĩa. Đất nước này, dưới tay Thiên Chúa sẽ có một nền tự do mới. Và một chính quyền của dân, do dân, vì dân sẽ không phải chết rục trên đất này”.

Nghĩ về hòa giải sau cuộc chiến

Đã hơn một thế kỷ sau cuộc nội chiến Bắc – Nam nước Mỹ, người Việt Nam chúng ta cũng đã kết thúc một cuộc chiến Nam – Bắc.

Tiếc rằng, ở đó có quá nhiều kẻ thù, quân “ngụy”. Ở đó chỉ có những màn reo mừng, cổ vũ, hò reo, pháo hoa để ăn mừng chiến thắng với cờ xí ngợp trời. Ở đó người ta vỗ ngực tự hào là đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, và “Từ nay vĩnh viễn không còn một tên xâm lược nào trên đất nước chúng ta” trong khi cả một quần đảo đang do nước ngoài “quản lý”.

Điều khác nhau là ở chỗ: Nếu như cách hơn 110 năm trước, những người lính Mỹ bại trận trong cuộc nội chiến được ưu tiên không thu ngựa chiến để đưa về quê nhà làm ăn, thì những người lính bại trận Việt Nam được đưa đi nuôi cơm bao năm sau đó trong nhà tù. Còn sau khi ra tù, họ, con cái họ hàng nhà họ vẫn còn bị hệ lụy đến tận bao đời sau.

Điều khác nhau là ở chỗ: Nếu nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia Gettysburg đã chôn tất cả những người lính như nhau không phân biệt, thì hơn 150 năm sau ở Việt Nam từ Bắc đến Nam đâu đâu cũng trắng những Nghĩa trang liệt sĩ quân đội Miền Bắc. Còn quân đội Việt Nam Cộng Hòa có một nghĩa trang Biên Hòa thì đã bị đưa vào Khu quân sự, nghĩa là không ai được tự do đến để thăm viếng, cho đến gần đây mới được chuyển sang dân sự. Ở đó những nấm mồ bị cây cối ăn rễ xuyên thủng, những tấm bia bị đập nát, không thể phân biệt được danh tính của người dưới mộ…

Nếu như trong khi người dân không đội mũ bảo hiểm thì lập tức công an đánh chết, thì những thương binh miền Bắc đang có thể tự do chế xe ba bánh đàng hoàng chở hàng bất chấp cồng kềnh nguy hiểm khi lưu thông mà không ai dám ngăn cản. Thì những thương phế binh miền Nam đã âm thầm tủi nhục, để bán tờ vé số thậm chí xin ăn để sống qua ngày.

Nếu như, sau chiến tranh, nước Mỹ đã “quyết tâm để họ không chết vô nghĩa” thì ở Việt Nam, gần bốn chục năm qua, những người bên bại trận vẫn ngầm hoặc công khai được nhắc nhở rằng: “Họ là tội đồ và được sống là nhờ ơn đảng, ơn nhà nước”.

Mà không chỉ với những binh sĩ bên bại trận, sự phân biệt còn ở cả những người của bên thắng trận nhưng đã hy sinh ở cuộc chiến nào. Và thật vô phúc cho họ, nếu họ đã ngã xuống trong cuộc chiến chống sự xâm lược của anh bạn 16 chữ vàng và 4 tốt của Đảng Cộng sản.

Vậy, đâu là vướng mắc cần hóa giải để lời kêu gào “Hòa Giải” trên mảnh đất này thành sự thật, để mọi người con đất Việt có thể chung sức chung lòng lo xây dựng non sông?

 

Hà Nội, ngày 29/4/2014

·       J.B Nguyễn Hữu Vinh

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm