Xe cán chó
Ngô Khôn Trí – Vài dòng tản mạn về thói hư tật xấu của người Việt
4 1 Phản hồi
“Ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên”. Câu nói này rất đúng khi nói rằng ở nước nào cũng có người tốt và kẻ xấu.
Thế nhưng, vấn đề ở đây là tỷ lệ thành phần tốt và xấu trong xã hội đó nhiều hay ít so với dân số và nhất là khi so sánh với nước khác. Ở Nhật cũng có người ăn cắp vặt vậy ? Nhưng tỷ lệ số người ăn cắp vặt đó so với 126 triệu dân Nhật là bao nhiêu phần trăm ?
Nhiều bài viết nêu lên những thói hư tật xấu của người Việt Nam mình như : Ăn cắp vặt, mê cờ bạc, háo sắc, hôi của, không quen xếp hàng, giành giật, ghen tỵ, chửi bới, lớn tiếng nơi công cộng, khạc nhổ, xả rác ngoài đường, sùng sự lễ bái, mê tín dị đoan, tin ma quỷ, thích nói tục, thích nói đùa, gì cũng cười, thích khoe khoang, trọng bề ngoài, ham danh , thích nói xấu người khác, thích bài bác chế giễu những gì khác mình, nói dối, nói khoác, thiếu kiên nhẫn, nóng tánh, không tôn trọng giờ giấc, kém vệ sinh trong ăn uống, làm việc thiếu trách nhiệm (cẩu thả), không đoàn kết, dễ bị kích động, quá khích, thích hùa theo đám đông, v.v….
Không biết 1 cơ quan nào có thể đưa ra 1 con số tỷ lệ, phân trăm số người Việt Nam có những thói hư tật xấu như nêu trên không ? Ví dụ: Trong 100 người Việt, có bao nhiêu người đã từng ăn cắp vặt, đánh bạc với số tiền lớn (ăn thua), háo sắc, hôi của, đốt vàng mã,,..?
Nếu như “Tốt thì khoe, xấu thì che”cũng là 1 thói hư tật xấu của nhiều người Việt mình thì chắc khó tìm ra 1 cơ quan đáng tin cậy nào, nghiên cứu để cho ta những con số thống kê về tỷ lệ người Việt có những tật xấu như đã ghi trên, để từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện.
Thay đổi bộ mặt của 1 đất nước bằng cách đập phá những căn nhà cũ mục nát để xây lại một tòa nhà mới to lớn, thật khang trang, rộng rãi đầy đủ tiện nghi, không phải là một vấn đề nan giải, có thể thực hiện được trong 1 thời gian nhất định. Thế nhưng từ bỏ những thói hư tật xấu đã cố hữu, rễ ăn sâu, là việc không dễ dàng, cần có nhiều thời gian lâu dài và quyết tâm lớn. Tất cả mọi người từ trên xuống dưới đều phải đồng tâm cương quyết thì mới làm được ?
Từ bỏ những thói hư tật xấu giúp chúng ta nâng cao được chất lượng của cuộc sống. Tiếp thu những văn hóa tốt như cúi đầu nói lời “xin lỗi” và tươi cười khi nói lời “cám ơn” trong cuộc sống cũng giúp cho chúng ta có được 1 cuộc sống nhân văn thật tươi đẹp hơn.
Người Việt Nam mình cũng đã được dạy ngay từ buổi mới cặp sách đến trường “Tiên học lễ hậu học văn”. Giáo dục vẫn phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Việt Nam mình cần có một tầng lớp giáo viên, lãnh đạo có phẩm chất cao thượng tốt để làm gương cho xã hội. Có con người tốt thì sẽ có 1 xã hội thật sự tốt theo đúng nghĩa ?
Montreal, ngày 05/8/2014
Ngô Khôn Trí
http://khoahocnet.com/2014/08/13/ngo-khon-tri-vai-dong-tan-man-ve-thoi-hu-tat-xau-cua-nguoi-viet/Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Ngô Khôn Trí – Vài dòng tản mạn về thói hư tật xấu của người Việt
“Ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên”. Câu nói này rất đúng khi nói rằng ở nước nào cũng có người tốt và kẻ xấu.
Thế nhưng, vấn đề ở đây là tỷ lệ thành phần tốt và xấu trong xã hội đó nhiều hay ít so với dân số và nhất là khi so sánh với nước khác. Ở Nhật cũng có người ăn cắp vặt vậy ? Nhưng tỷ lệ số người ăn cắp vặt đó so với 126 triệu dân Nhật là bao nhiêu phần trăm ?
Nhiều bài viết nêu lên những thói hư tật xấu của người Việt Nam mình như : Ăn cắp vặt, mê cờ bạc, háo sắc, hôi của, không quen xếp hàng, giành giật, ghen tỵ, chửi bới, lớn tiếng nơi công cộng, khạc nhổ, xả rác ngoài đường, sùng sự lễ bái, mê tín dị đoan, tin ma quỷ, thích nói tục, thích nói đùa, gì cũng cười, thích khoe khoang, trọng bề ngoài, ham danh , thích nói xấu người khác, thích bài bác chế giễu những gì khác mình, nói dối, nói khoác, thiếu kiên nhẫn, nóng tánh, không tôn trọng giờ giấc, kém vệ sinh trong ăn uống, làm việc thiếu trách nhiệm (cẩu thả), không đoàn kết, dễ bị kích động, quá khích, thích hùa theo đám đông, v.v….
Không biết 1 cơ quan nào có thể đưa ra 1 con số tỷ lệ, phân trăm số người Việt Nam có những thói hư tật xấu như nêu trên không ? Ví dụ: Trong 100 người Việt, có bao nhiêu người đã từng ăn cắp vặt, đánh bạc với số tiền lớn (ăn thua), háo sắc, hôi của, đốt vàng mã,,..?
Nếu như “Tốt thì khoe, xấu thì che”cũng là 1 thói hư tật xấu của nhiều người Việt mình thì chắc khó tìm ra 1 cơ quan đáng tin cậy nào, nghiên cứu để cho ta những con số thống kê về tỷ lệ người Việt có những tật xấu như đã ghi trên, để từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện.
Thay đổi bộ mặt của 1 đất nước bằng cách đập phá những căn nhà cũ mục nát để xây lại một tòa nhà mới to lớn, thật khang trang, rộng rãi đầy đủ tiện nghi, không phải là một vấn đề nan giải, có thể thực hiện được trong 1 thời gian nhất định. Thế nhưng từ bỏ những thói hư tật xấu đã cố hữu, rễ ăn sâu, là việc không dễ dàng, cần có nhiều thời gian lâu dài và quyết tâm lớn. Tất cả mọi người từ trên xuống dưới đều phải đồng tâm cương quyết thì mới làm được ?
Từ bỏ những thói hư tật xấu giúp chúng ta nâng cao được chất lượng của cuộc sống. Tiếp thu những văn hóa tốt như cúi đầu nói lời “xin lỗi” và tươi cười khi nói lời “cám ơn” trong cuộc sống cũng giúp cho chúng ta có được 1 cuộc sống nhân văn thật tươi đẹp hơn.
Người Việt Nam mình cũng đã được dạy ngay từ buổi mới cặp sách đến trường “Tiên học lễ hậu học văn”. Giáo dục vẫn phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Việt Nam mình cần có một tầng lớp giáo viên, lãnh đạo có phẩm chất cao thượng tốt để làm gương cho xã hội. Có con người tốt thì sẽ có 1 xã hội thật sự tốt theo đúng nghĩa ?
Montreal, ngày 05/8/2014
Ngô Khôn Trí
http://khoahocnet.com/2014/08/13/ngo-khon-tri-vai-dong-tan-man-ve-thoi-hu-tat-xau-cua-nguoi-viet/