Cà Kê Dê Ngỗng
Ngoại trưởng do Trump đề nghị đòi cấm Trung Quốc léo hánh đến Biển Đông
Reuter 11/01/2017) Ngoại trưởng do tổng thống tân cử Mỹ bổ nhiệm hôm thứ Tư 11/01/2017 vạch ra con đường cho một cuộc đối đầu nghiêm trọng với Bắc Kinh
(Reuter 11/01/2017) Ngoại
trưởng do tổng thống tân cử Mỹ bổ nhiệm hôm thứ Tư 11/01/2017 vạch ra con đường
cho một cuộc đối đầu nghiêm trọng với Bắc Kinh, nói rằng Trung Quốc phải bị cấm
vào các đảo đã xây lên tại vùng Biển Đông tranh chấp.
Ông Rex Tillerson trong buổi điều trần ngày 11/01/2017 trước Thượng viện Mỹ. |
Nhằm chọc tức Bắc Kinh, ông Rex Tillerson phát biểu trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện là việc bồi đắp đảo và bố trí các thiết bị quân sự của Trung Quốc trên các đảo này « cũng giống như việc Nga sáp nhập Crimée của Ukraina ».
Được hỏi có ủng hộ một chủ trương cứng rắn hơn với Trung Quốc hay không, ông Tillerson nói: « Chúng ta cần phải gởi đến Trung Quốc những dấu hiệu rõ ràng. Thứ nhất, ngưng việc xây đảo nhân tạo; thứ hai, sẽ không được phép đi vào các đảo này ».
Cựu chủ tịch đồng thời là giám đốc điều hành Exxon Mobil Corp không nói rõ phải làm gì để cấm Trung Quốc đến các đảo được họ đào đắp lên ở Biển Đông, xây các phi đạo lớn có thể sử dụng cho mục đích quân sự, và trang bị vũ khí. Đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Trump không trả lời ngay câu hỏi cụ thể : làm thế nào phong tỏa để Trung Quốc không vào được.
Ông Tillerson cũng nói rằng Washington cần tái khẳng định các bảo đảm với Đài Loan, mà Bắc Kinh vẫn coi là một tỉnh ly khai, nhưng không muốn nói đến chính sách lâu dài về vấn đề này. « Tôi không biết bất kỳ kế hoạch nào để thay đổi quan điểm ‘một nước Trung Hoa’ ».
Rex Tillerson cho biết ông coi các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông là « vô cùng đáng quan ngại », và Bắc Kinh có thể là mối đe dọa cho « nền kinh tế toàn cầu » nếu có quyền áp đặt lối vào vùng biển này.
Ông than phiền tình hình hiện nay là do Hoa Kỳ không đáp trả thích đáng. Tillerson nói : « Thất bại ấy đã cho phép họ càng dấn tới. Phương cách đối phó là một sự quay lại rõ ràng hơn trong khu vực, với các đối tác truyền thống ở Đông Nam Á ».
Chính quyền của tổng thống Dân Chủ Barack Obama thỉnh thoảng cho tiến hành các cuộc tuần tra hàng hải và hàng không để khẳng định quyền tự do lưu thông tại Biển Đông. Việc này làm Bắc Kinh tức giận, nhưng tìm cách phong tỏa các đảo nhân tạo Trung Quốc là một bước quan trọng tiếp theo, mà Washington chưa bao giờ nêu ra khả năng này. Với chiến lược « xoay trục » sang châu Á, ông Obama đã gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực, và ông Trump đã hứa hẹn sẽ xây dựng lực lượng hải quân hùng hậu. Những lời lẽ của ông Tillerson cũng đi xa hơn các tuyên bố của ông Trump trước Trung Quốc.
Do dự trước thách thức
Ông Obama cũng tìm cách xây dựng một mặt trận thống nhất tại Đông Nam Á chống lại việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi yêu sách lãnh thổ, nhưng một số đồng minh và đối tác cũng tranh chấp Biển Đông tỏ ra do dự không dám thách thức Bắc Kinh.
Rex Tillerson gọi việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và tuyên bố vùng nhận diện phòng không trên Biển Hoa Đông là « các hành động bất hợp pháp ». Ông nói : « Họ chiếm lấy các lãnh thổ, kiểm soát hoặc tuyên bố kiểm soát các lãnh thổ không phải thuộc về Trung Quốc một cách hợp pháp ».
Philippines, một đồng minh truyền thống của Mỹ, năm ngoái đã thắng vụ kiện Bắc Kinh ở Tòa án Trọng tài Quốc tế, giữ im lặng. Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana nói với các nhà báo : « Vẫn chưa phải là chính sách, và hãy để cho chúng tôi chờ đợi những gì nói trong buổi điều trần trở thành hành động ».
« Hãy đợi đến khi ông Trump nhậm chức »
Lời bình của ông Lorenzana phản ánh sự thay đổi đột ngột của Manila dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte, vốn muốn có quan hệ ngoại giao và kinh tế tốt đẹp với Bắc Kinh, nói rằng thách thức và khiêu khích là vô ích. Duterte không giấu diếm sự thiếu tin tưởng vào chính quyền Obama, và trách cứ việc Mỹ không hành động tại Biển Đông.
Ông Tillerson cũng nói rằng Hoa Kỳ không thể tiếp tục chấp nhận « những lời hứa rỗng tuếch » của Trung Quốc về việc gây áp lực lên Bắc Triều Tiên đối với chương trình nguyên tử và hỏa tiễn. Theo ông, để đối phó với Bình Nhưỡng – mà gần đây đã tuyên bố sắp thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa – cần có « một kế hoạch dài hạn » dựa trên các biện pháp trừng phạt được thực hiện đúng mức.
Được hỏi Washington có định áp đặt « các biện pháp trừng phạt thứ cấp » đối với các định chế Trung Quốc bị phát hiện vi phạm các trừng phạt hiện nay đối với Bắc Triều Tiên, ông Tillerson nói : « Nếu Trung Quốc không chấp hành các biện pháp của Liên Hiệp Quốc, thì Hoa Kỳ cũng có thể cân nhắc ».
Ông tố cáo Trung Quốc không tuân thủ các thỏa thuận toàn cầu về thương mại và sở hữu trí tuệ, cũng như ông Trump đã từng đe dọa sẽ áp thuế cao với hàng Trung Quốc. Nhưng Tillerson cũng nhấn mạnh đến « sự lệ thuộc lẫn nhau cao độ » giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ông nói : « Chúng ta không nên để cho những bất đồng về các vấn đề khác ảnh hưởng đến các lãnh vực hợp tác hữu ích ».
http://thuymyrfi.blogspot.com/2017/01/ngoai-truong-do-trump-e-nghi-oi-cam.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Ngoại trưởng do Trump đề nghị đòi cấm Trung Quốc léo hánh đến Biển Đông
Reuter 11/01/2017) Ngoại trưởng do tổng thống tân cử Mỹ bổ nhiệm hôm thứ Tư 11/01/2017 vạch ra con đường cho một cuộc đối đầu nghiêm trọng với Bắc Kinh
Ông Rex Tillerson trong buổi điều trần ngày 11/01/2017 trước Thượng viện Mỹ. |
Nhằm chọc tức Bắc Kinh, ông Rex Tillerson phát biểu trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện là việc bồi đắp đảo và bố trí các thiết bị quân sự của Trung Quốc trên các đảo này « cũng giống như việc Nga sáp nhập Crimée của Ukraina ».
Được hỏi có ủng hộ một chủ trương cứng rắn hơn với Trung Quốc hay không, ông Tillerson nói: « Chúng ta cần phải gởi đến Trung Quốc những dấu hiệu rõ ràng. Thứ nhất, ngưng việc xây đảo nhân tạo; thứ hai, sẽ không được phép đi vào các đảo này ».
Cựu chủ tịch đồng thời là giám đốc điều hành Exxon Mobil Corp không nói rõ phải làm gì để cấm Trung Quốc đến các đảo được họ đào đắp lên ở Biển Đông, xây các phi đạo lớn có thể sử dụng cho mục đích quân sự, và trang bị vũ khí. Đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Trump không trả lời ngay câu hỏi cụ thể : làm thế nào phong tỏa để Trung Quốc không vào được.
Ông Tillerson cũng nói rằng Washington cần tái khẳng định các bảo đảm với Đài Loan, mà Bắc Kinh vẫn coi là một tỉnh ly khai, nhưng không muốn nói đến chính sách lâu dài về vấn đề này. « Tôi không biết bất kỳ kế hoạch nào để thay đổi quan điểm ‘một nước Trung Hoa’ ».
Rex Tillerson cho biết ông coi các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông là « vô cùng đáng quan ngại », và Bắc Kinh có thể là mối đe dọa cho « nền kinh tế toàn cầu » nếu có quyền áp đặt lối vào vùng biển này.
Ông than phiền tình hình hiện nay là do Hoa Kỳ không đáp trả thích đáng. Tillerson nói : « Thất bại ấy đã cho phép họ càng dấn tới. Phương cách đối phó là một sự quay lại rõ ràng hơn trong khu vực, với các đối tác truyền thống ở Đông Nam Á ».
Chính quyền của tổng thống Dân Chủ Barack Obama thỉnh thoảng cho tiến hành các cuộc tuần tra hàng hải và hàng không để khẳng định quyền tự do lưu thông tại Biển Đông. Việc này làm Bắc Kinh tức giận, nhưng tìm cách phong tỏa các đảo nhân tạo Trung Quốc là một bước quan trọng tiếp theo, mà Washington chưa bao giờ nêu ra khả năng này. Với chiến lược « xoay trục » sang châu Á, ông Obama đã gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực, và ông Trump đã hứa hẹn sẽ xây dựng lực lượng hải quân hùng hậu. Những lời lẽ của ông Tillerson cũng đi xa hơn các tuyên bố của ông Trump trước Trung Quốc.
Do dự trước thách thức
Ông Obama cũng tìm cách xây dựng một mặt trận thống nhất tại Đông Nam Á chống lại việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi yêu sách lãnh thổ, nhưng một số đồng minh và đối tác cũng tranh chấp Biển Đông tỏ ra do dự không dám thách thức Bắc Kinh.
Rex Tillerson gọi việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và tuyên bố vùng nhận diện phòng không trên Biển Hoa Đông là « các hành động bất hợp pháp ». Ông nói : « Họ chiếm lấy các lãnh thổ, kiểm soát hoặc tuyên bố kiểm soát các lãnh thổ không phải thuộc về Trung Quốc một cách hợp pháp ».
Philippines, một đồng minh truyền thống của Mỹ, năm ngoái đã thắng vụ kiện Bắc Kinh ở Tòa án Trọng tài Quốc tế, giữ im lặng. Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana nói với các nhà báo : « Vẫn chưa phải là chính sách, và hãy để cho chúng tôi chờ đợi những gì nói trong buổi điều trần trở thành hành động ».
« Hãy đợi đến khi ông Trump nhậm chức »
Lời bình của ông Lorenzana phản ánh sự thay đổi đột ngột của Manila dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte, vốn muốn có quan hệ ngoại giao và kinh tế tốt đẹp với Bắc Kinh, nói rằng thách thức và khiêu khích là vô ích. Duterte không giấu diếm sự thiếu tin tưởng vào chính quyền Obama, và trách cứ việc Mỹ không hành động tại Biển Đông.
Ông Tillerson cũng nói rằng Hoa Kỳ không thể tiếp tục chấp nhận « những lời hứa rỗng tuếch » của Trung Quốc về việc gây áp lực lên Bắc Triều Tiên đối với chương trình nguyên tử và hỏa tiễn. Theo ông, để đối phó với Bình Nhưỡng – mà gần đây đã tuyên bố sắp thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa – cần có « một kế hoạch dài hạn » dựa trên các biện pháp trừng phạt được thực hiện đúng mức.
Được hỏi Washington có định áp đặt « các biện pháp trừng phạt thứ cấp » đối với các định chế Trung Quốc bị phát hiện vi phạm các trừng phạt hiện nay đối với Bắc Triều Tiên, ông Tillerson nói : « Nếu Trung Quốc không chấp hành các biện pháp của Liên Hiệp Quốc, thì Hoa Kỳ cũng có thể cân nhắc ».
Ông tố cáo Trung Quốc không tuân thủ các thỏa thuận toàn cầu về thương mại và sở hữu trí tuệ, cũng như ông Trump đã từng đe dọa sẽ áp thuế cao với hàng Trung Quốc. Nhưng Tillerson cũng nhấn mạnh đến « sự lệ thuộc lẫn nhau cao độ » giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ông nói : « Chúng ta không nên để cho những bất đồng về các vấn đề khác ảnh hưởng đến các lãnh vực hợp tác hữu ích ».
http://thuymyrfi.blogspot.com/2017/01/ngoai-truong-do-trump-e-nghi-oi-cam.html