Mỗi Ngày Một Chuyện
"Ngôn ngữ Việt bị xâm thực bởi ngôn ngữ đảng" - by LS Đỗ Thái Nhiên / Trần Văn Giang (ghi lại).
xxx
Lời giới thiệu
Đây
là tóm lược bài nói chuyện của Diễn giả LS Đỗ Thái Nhiên về ngôn ngữ
miền Nam ở Viện Việt Học, tại thành phố Westminster Orange County CA,
ngày 27 tháng 5 năm 2024.
TVG
*
Tháng 3/2022, “Bến Bạch Đằng Saigon” bị đổi tên thành “Ga Tàu Thủy Bạch Đằng.” (?)
Sự kiện này đã dẫn đến những tranh luận trong dân gian chung quanh đề tài:
Ngôn ngữ Hà Nội (ngôn ngữ miền Bắc) đang làm mờ dần sắc thái đặc biệt của ngôn ngữ miền Nam Việt Nam.
Ngày 4 tháng 3 năm 2024, BBC NEWS đã phổ biến một bài viết có tựa đề:
“Phương Ngữ Miền Nam Việt Nam đang tiếp tục bị xâm thực.”
Bài
viết này ghi nhận rằng phương ngữ Hà Nội, phương ngữ đảng thì đúng hơn,
đã tràn ngập các bảng chỉ đường, cách viết trên sách giáo khoa, trên
báo chí.
Sự kiện “xâm thực” này xin được dẫn chứng bằng một số thí dụ điển hình như sau:
- Miền Nam gọi là bùng binh, Miền Bắc đổi thành vòng xuyến.
- Giao lộ, ngã 4, ngã 5 đổi thành nút giao.
- Xe cộ: phương tiện giao thông.
- Lái xe: điều khiển phương tiện giao thông.
- Con rùa: cá thể rùa.
- Đi dạo, đi lang thang: đi phượt.
- Đi cổ vũ, đi hoan hô: đi bão.
- Đương sự: đối tượng.
- Nguyên đơn: bị hại.
- Thực hiện nhiêm vụ: bám sát nhiệm vụ.
- Có giá trị: chất lượng cao.
- Thi hành hữu hiệu: làm rất tốt.
…
Nhà báo Cù Mai Công, nguyên thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, một cây bút viết sách về Saigon xưa, nói với BBC News tiếng Việt rằng: “Nếu
kể về ngôn ngữ miền Bắc tràn vào miền Nam thì “nhiều lắm, kể không nổi
đâu và cũng không cần kể vì ai cũng thấy, cũng nghe ra rả hàng ngày.”
Vẫn
theo bài viết của BBC News, sở dĩ ngôn ngữ đảng CSVN phủ sóng áp đảo
trên toàn thể Việt Nam, đặc biệt là trên miền Nam Việt Nam là vì Hà Nội
nắm lợi thế của truyền thông, lợi thế của bộ máy nhà nước. Sau đây là ba
phương pháp chính yếu giúp Hà Nội thực hiện hành động xâm thực ngôn ngữ
của địa phương miền Nam Việt Nam:
1- Nhà nước Hà Nội là chế độ toàn trị.
Vì vậy Hà Nội nắm giữ độc quyền giảng dạy và độc quyền in sách giáo
khoa cho sinh viên học sinh. Từ đó ngôn và lời của guồng máy giáo dục
kia đều là ngôn ngữ đảng. Và cũng từ đó các thế hệ trẻ xuất thân từ hệ
thống giáo dục của Hà Nội đều cảm thấy xa lạ mỗi khi nghe nói tới ngôn
ngữ địa phương của Việt Nam, nhất là của miền Nam Việt Nam.
2- Nhà nước độc quyền xuất bản sách báo và độc quyền kiểm soát báo chí.
Vì vậy muốn cho bài vỡ, sách báo đi qua cửa ải kiểm duyệt một cách êm
ả, giới cầm bút tại Việt Nam thường phải viết theo cung cách của đảng,
sử dụng ngôn ngữ đảng.
Đây là một quy định ngầm trong giới báo chí.
3- Đài VTV là đài truyền hình quốc gia duy nhất tại Việt Nam.
VTV lại được vô số cơ quan truyền thông tiếp vận về địa phương. Điều
này giải thích lý do tại sao hầu như toàn bộ truyền thông Viêt Nam đều
tuyển dụng nhân viên truyền thanh, truyền hình nói giọng Bắc, viết kiểu
đảng, dùng ngôn ngữ của đảng.
Sau cùng xin được nhấn mạnh: Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã long trọng minh định: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các
dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, gìn giữ bản sắc dân tộc,
phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.”
Rõ
ràng Hà Nội thừa biết hành động bôi xóa ngôn ngữ địa phương của miền
Nam Việt Nam là một việc làm trái với hiến pháp do chính chế độ Hà Nội
viết ra? Thế nhưng, tại sao Hà Nội vẫn quyết liệt hành động một cách có
hệ thống? Hà Nội trả lời câu hỏi này bằng cách nêu vấn đề “chuẩn hóa và thống nhất tiếng Việt”
như một phương pháp mặc nhiên dẫn đến đoàn kết toàn dân, thống nhất
nhân tâm. Lời lẽ biện minh của Hà Nội có thỏa đáng và nghiêm chỉnh hay
không? Người cầm bút xin được bình giải thắc mắc vừa kể ở phần nói về
nhận thức đối với hiện tượng “ngôn ngữ miền Nam Việt Nam bị xâm thực.”
Nhận Định Về Đại Họa Xâm Thực Ngôn Ngữ Địa Phương
Nhận
định về sự kiện ngôn ngữ miền Nam Việt Nam bị xâm thực, chúng ta không
thể không khảo sát mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.
Trái
nghĩa với văn minh là dã man. Dã man là tình huống sống không có sự
khác biệt giữa con người và con vật. Với đà tiến hóa của lịch sử, con
người bắt đầu nhận ra đời người cần phải được tổ chức khác hẳn và cao
cấp hơn kiếp con vật. Từ đó ý niệm văn minh ra đời: văn minh là khoảng
cách biệt trong sinh sống giữa đời người và kiếp vật. Và cũng từ đó mọi
suy nghĩ và hành động nhằm làm cho xã hội loài người hóa thành văn minh
hơn gọi là văn hóa.
Văn
hóa qua sự truyền đạt của ngôn ngữ xác quyết rằng: điểm trội yếu của
văn minh là sự đòi hỏi mọi người (cá nhân và pháp nhân tư nhân) sanh ra
đều bình đẳng và rằng bình đẳng hàm ý bình đẳng về cơ hội sống: đời sống
tinh thần và đời sống thể chất.
Xã
hội loài người khởi đi từ bộ lạc, tiến lên làng xã rồi mới đến quốc
gia. Nói rõ ra, địa phương có trước quốc gia; đia phương là gốc rễ của
quốc gia. Không có địa phương, không thể có quốc gia.
Mặt khác, Không có bất kỳ ngôn ngữ nào không xuất phát từ một địa phương cụ thể.
1- Ngôn ngữ là gạch nối giữa con người với con người.
2- Ngôn ngữ là phương tiện gói ghém phong tục tập quán, văn hóa địa phương và nhất là lòng yêu thương quê cha đất tổ.
3- Ngôn ngữ là chỉ dấu của tự do tư tưởng, tự do biểu tỏ trí thông minh và óc sáng tạo.
4- Ngôn ngữ là linh hồn của văn hóa địa phương.
Những
điều vừa trình bày nói lên sự cách biệt giữa con người và con vật; đây
là văn hóa. Ngôn ngữ đan quyện vào văn hóa, làm cho văn hóa được hiển
lộ. Ngôn ngữ đích thực là linh hồn của văn hóa. Xâm thực ngôn ngữ địa
phương chính là thủ tiêu sinh mệnh văn hóa của địa phương.
Nếu
quốc gia là một guồng máy thì địa phương là những cơ phận của guồng máy
đó. Trong trường hợp sinh hoạt của địa phương không tồn tại trên căn
bản độc-lập-nhưng-liên-lập thì địa phương hiển nhiên là những gốc
cây khô và quốc gia chỉ là quốc gia không gốc rễ, quốc gia do chế độ
độc tài nhào nặn ra.
Từ mỗi địa phương lên đến quốc gia, tất cả đều được hình thành bởi hai yếu tố:
1- Linh hồn đia phương:
lòng yêu thương dãy núi, bờ sông, hàng tre, ruộng lúa, yêu đồng quê,
yêu tổ quốc, yêu đời sống tự chủ, yêu phong tục tập quán, yêu ngôn ngữ
vùng miền, yêu cảnh quang quê cha, đất tổ, yêu “phép vua thua lệ làng”… Nói chung là yêu và sống quấn quyện trong văn hóa. Văn hóa thăng hoa sản sinh ra văn, thi, nhạc, họa.
- Văn là ngôn ngữ của bút mực.
- Thi là ngôn ngữ của vần điệu.
- Nhạc là ngôn ngữ của âm thanh.
- Họa là ngôn ngữ của màu sắc.
Ngôn ngữ thực sự là linh hồn của bốn viên ngọc quý, của văn hóa, là linh hồn của mỗi địa phương.
2- Hành chánh địa phương:
(Cơ thể địa phương) cơ quan công quyền địa phương. Hội đồng xã, xã
trưởng, phó xã trưởng, các tiểu ban: y tế, giáo dục, an ninh, trật tự…
tổ chức và điều động đời sống cho muôn dân.
Từ
sau 30/04/1975, CSVN nắm giữ toàn bộ guồng máy hành chánh Việt Nam từ
trung ương tới địa phương. Riêng linh hồn của đia phương, nói theo kiểu
Võ Văn Kiệt “bên cạnh một triệu người vui có một triệu người buồn.”
Lòng dân ly tán. Nhằm làm biến mất một triệu nỗi buồn, CSVN đã chiếm
giữ linh hồn của địa phương bằng cách xâm thực phương ngữ, đặc biệt là
phương ngữ miền Nam Việt Nam. Xin nhấn mạnh phương ngữ là linh hồn của
văn hóa địa phương. Như vậy 30/4/1975 CSVN chiếm giữ cơ thể (hành chánh)
Việt Nam.
Ngày
nay bằng hành động xâm thực phương ngữ Việt Nam, CSVN đang chiếm giữ
linh hồn Việt Nam. Do đó, CSVN đã thực hiện được tham vọng chiếm giữ cả
cơ thể lẫn linh hồn Việt Nam.
Sự
thể này dẫn đến hệ quả đời sống tình cảm của người Việt Nam: tình yêu
con cái đối với cha mẹ, tình bằng hữu, tình yêu nam nữ, yêu quê hương,
yêu bờ cây bụi cỏ, yêu địa phương, yêu tổ quốc đều bị triệt để bôi
trắng… Sau một loạt bôi trắng cộng với giáo dục nhồi sọ, trong tâm khảm
của mỗi người dân Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản chỉ còn lại một
loại tình yêu đơn độc đến lạ lùng: yêu tổ quốc tức yêu xã hội chủ nghĩa.
Nói ngắn và gọn toàn dân chỉ có một nghĩa vụ duy nhất phải tuân hành:
yêu đảng và trung với đảng.
Người Việt Nam Nghĩ Gì Và Làm Gì Trước Đại Họa Xâm Thực Ngôn Ngữ Địa Phương
Xin được nhắc lại: Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã long trọng minh định:
“Ngôn
ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết, gìn giữ bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền
thống và văn hóa tốt đẹp của mình.”
Rõ
ràng Hà Nội thừa biết hành động xâm thực ngôn ngữ địa phương của miền
Nam Việt Nam là một việc làm trái với xu thế sống bình thường của loài
người. Hành động vừa kể của chế độ Hà Nội đã thực sự chống lại điều 1
của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10 tháng 12 năm 1948: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng.”
Mọi người bao hàm cá nhân và pháp nhân tư nhân (gia đình, làng xã, địa
phương). Bình đẳng có nghĩa là mọi người đều được tôn trọng như nhau.
Mỗi
người là một nguyên. Nguyên là đầu, là trước tiên: nguyên thủ quốc gia,
tết nguyên đán (ngày đầu năm), nguyên nguyệt (tháng giêng)… Mọi người
đều là nguyên, đều có quyền bình đẳng. Dân số hàng triệu người là hàng
triệu nguyên. Vì vậy xã hội ắt phải đa nguyên. Làm sao lý tưởng đa
nguyên được thực thi? Hãy tìm giải đáp cho câu hỏi vừa nêu bằng cách
khảo sát đời sống của một gia đình. Gia đình phụ hệ: mọi quyết định về
quyền lợi của gia đình đều nằm trong tay người cha. Nếu tổ chức gia đình
được hình dung như một kim tự tháp thì người cha ngự trên đỉnh kim tự
tháp, mẹ và con cái an phận nằm ở đáy kim tự tháp. Trong gia đình kim tự
tháp, đời sống tự giác của mẹ và con cái của mẹ đều bị triệt tiêu.
Theo đà phát triển của nhân văn, gia đình kim tự tháp đang nhanh chóng chuyển đổi thành gia đình hạch tâm (nuclear family).
Hạch tâm còn gọi là nguyên tử vật chất. Hạch tâm gồm các điện tử âm,
điện tử dương và trung hòa tử xoay quanh nhân nguyên tử theo một trật tự
bền bỉ, không lãnh tụ, mỗi điện tử di chuyển trên quỹ đạo riêng, không
lấn át lẫn nhau. Tương tự như vậy, trong gia đình hạch tâm: Cha, mẹ, con
cái mỗi người là một cơ phận của gia đình, mỗi người là một nguyên. Mọi
quyết định của gia đình đều lấy quyền lợi chung của gia đình làm chuẩn
mực duy nhất trong việc dẫn đạo gia đình. Điều này giải thích lý do tại
sao gia đình hạch tâm không có gia trưởng nhưng vẫn bình ổn.
Bây
giờ, chúng ta hãy phóng chiếu mô thức gia đình hạch tâm lên địa bàn
quốc gia để có được sự chuyển đổi từ hành chánh kim tự tháp lên hành
chánh hạch tâm.
Xã
hội hạch tâm chính là môi trường thích nghi trong việc tạo điều kiện để
mỗi địa phương là một nguyên của quốc gia đa nguyên. Trong quốc gia đa
nguyên, tất cả văn hóa địa phương (ngôn ngữ địa phương là linh hồn) đều được tự do vận động và phát triển, không có vấn đề ngôn ngữ đảng xâm thực ngôn ngữ địa phương.
Câu hỏi kế tiếp: Tất
cả ngôn ngữ địa phương đều được tư do vận động và phát triển, như vậy,
đâu là con đường tiến đến thống nhất ngôn ngữ Việt Nam? Thưa rằng
Bạn hãy hình dung ngôn ngữ như một guồng máy, mỗi ngôn ngữ địa phương là
một cơ phận của guồng máy ngôn ng. Những giao dịch trong guồng máy vừa
kể đã đãi lọc các loại phương ngữ của quốc gia để cuối cùng sản sinh ra
ngôn ngữ Việt Nam thống nhất. Cứ như vậy, phương ngữ tiếp tục giao thoa,
tiếp tục đãi lọc lẫn nhau và tiếng Việt tiếp tục thống nhất trong sinh
sinh hóa hóa. Đây chính là chân ý nghĩa của sinh ngữ trong ngôn ngữ.
Thống
nhất ngôn ngữ phải là kết quả của quá trình đãi lọc các phương ngữ trên
căn bản tôn trọng tính sinh ngữ của ngôn ngữ. Quan điểm này là sự phản
kháng mạnh mẽ mọi hành động thống nhất ngôn ngữ bằng cách dùng “ngôn ngữ đảng”
để xâm thực những phương ngữ khác trên toàn Việt Nam. Ngôn ngữ là linh
hồn của văn hóa. Thống nhất ngôn ngữ nhưng vẫn bảo vệ được tính sinh ngữ
của ngôn ngữ là phương pháp khoa học và thích nghi nhất trong công việc
vừa xây dựng ngôn ngữ chung vừa giúp cho văn hóa liên tục phát triển
trong phong phú, thông minh và sáng tạo.
Quần
chúng sản sinh ra văn hóa. Văn hóa địa phương là cỗi gốc của văn hóa
quốc gia. Văn hóa từ đảng ban bố xuống địa phương thông qua “đảng ngữ” là văn hóa phản xu thế sống, phản nhân văn.
Câu chuyện “đảng ngữ” xâm thực phương ngữ Việt Nam với hậu ý “đảng hóa văn hóa Viêt Nam” đã mở ra trong tâm trí người Việt hải ngoại nghĩa vụ phục hoạt văn hóa truyền thống của Tổ Tiên Việt.
Phục
hoạt văn hóa Việt theo chỉ hướng nào? Thưa rằng: Tất cả những gì phục
vụ đời sống của con người, những gì thuận theo lòng người đều hàm chứa
trong văn hóa Việt. Điều này đã giải thích tại sao nhạc vàng của miền
Nam Việt Nam trước 1975 vẫn lừng lững phục sinh mặc cho mọi nỗ lực triệt
để ngăn cấm của CSVN.
Xin
được nhấn mạnh: ngay sau 30/04/1975 người Việt hải ngoại trên bước
đường ly hương đã mang theo văn hóa Việt, đặc biệt là mang theo nhạc
vàng. Sau thời gian ổn định đời sống trên đất khách, người Việt hải
ngoại không ngừng tiếp tục sáng tác và phổ biến nhạc vàng, xem nhạc vàng
như những bài kinh nhật tụng gói ghém tấm long thương nhớ đồng bào,
thương nhớ quê hương... Khi tâm tình của nhạc vàng lên tới đỉnh điểm,
khi nhạc vàng lan tỏa về tới Việt Nam theo tâm lý “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu,”
nhạc vàng trở thành gạch nối lớn, gạch nối chặt chẽ giữa người Việt
trong và ngoài nước. Từ đó nhạc vàng hiên ngang hồi sinh ngay trên quê
Mẹ Việt Nam, bất chấp sự cấm cản nghiêm khắc của nhà cầm quyền Hà Nội.
Nương
vào phương cách phục hoạt của nhạc vàng, người Việt hải ngoại hãy thân
mến ngồi xuống bên nhau, cùng nhau thảo luận về văn hóa truyền thống
Việt. Nền tảng của văn hóa truyền thống Việt là ca dao, tục ngữ, truyện
cổ tích dân gian... Trực tiếp ngắm nhìn dòng sống Việt, khảo cứu kho
tàng văn chương bình dân, các tác giả Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lý Đông A và
nhiều nhà tư tưởng khác... đã hệ thống hóa, chi tiết hóa kho tàng văn
chương kia để xây dựng thành tư tưởng truyền thống văn hóa Việt. Mang
văn hóa này phổ vào bốn viên ngọc quý: văn, thi, nhạc, họa. Từ bốn viên
ngọc vừa kể, văn hóa Việt Nam hải ngoại sẽ tràn về quê hương Việt một
cách êm ái nhưng mạnh mẽ và rộng khắp.
Đi
theo văn hóa truyền thống được phục hoạt, tự do dân chủ sẽ đến với Việt
Nam chậm rãi nhưng vững vàng đúng như hình ảnh nhạc vàng đã bừng bừng
sống lại trên toàn cõi Quê Hương Việt.
LS Đỗ Thái Nhiên
5/27/2024
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
"Ngôn ngữ Việt bị xâm thực bởi ngôn ngữ đảng" - by LS Đỗ Thái Nhiên / Trần Văn Giang (ghi lại).
xxx
Lời giới thiệu
Đây
là tóm lược bài nói chuyện của Diễn giả LS Đỗ Thái Nhiên về ngôn ngữ
miền Nam ở Viện Việt Học, tại thành phố Westminster Orange County CA,
ngày 27 tháng 5 năm 2024.
TVG
*
Tháng 3/2022, “Bến Bạch Đằng Saigon” bị đổi tên thành “Ga Tàu Thủy Bạch Đằng.” (?)
Sự kiện này đã dẫn đến những tranh luận trong dân gian chung quanh đề tài:
Ngôn ngữ Hà Nội (ngôn ngữ miền Bắc) đang làm mờ dần sắc thái đặc biệt của ngôn ngữ miền Nam Việt Nam.
Ngày 4 tháng 3 năm 2024, BBC NEWS đã phổ biến một bài viết có tựa đề:
“Phương Ngữ Miền Nam Việt Nam đang tiếp tục bị xâm thực.”
Bài
viết này ghi nhận rằng phương ngữ Hà Nội, phương ngữ đảng thì đúng hơn,
đã tràn ngập các bảng chỉ đường, cách viết trên sách giáo khoa, trên
báo chí.
Sự kiện “xâm thực” này xin được dẫn chứng bằng một số thí dụ điển hình như sau:
- Miền Nam gọi là bùng binh, Miền Bắc đổi thành vòng xuyến.
- Giao lộ, ngã 4, ngã 5 đổi thành nút giao.
- Xe cộ: phương tiện giao thông.
- Lái xe: điều khiển phương tiện giao thông.
- Con rùa: cá thể rùa.
- Đi dạo, đi lang thang: đi phượt.
- Đi cổ vũ, đi hoan hô: đi bão.
- Đương sự: đối tượng.
- Nguyên đơn: bị hại.
- Thực hiện nhiêm vụ: bám sát nhiệm vụ.
- Có giá trị: chất lượng cao.
- Thi hành hữu hiệu: làm rất tốt.
…
Nhà báo Cù Mai Công, nguyên thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, một cây bút viết sách về Saigon xưa, nói với BBC News tiếng Việt rằng: “Nếu
kể về ngôn ngữ miền Bắc tràn vào miền Nam thì “nhiều lắm, kể không nổi
đâu và cũng không cần kể vì ai cũng thấy, cũng nghe ra rả hàng ngày.”
Vẫn
theo bài viết của BBC News, sở dĩ ngôn ngữ đảng CSVN phủ sóng áp đảo
trên toàn thể Việt Nam, đặc biệt là trên miền Nam Việt Nam là vì Hà Nội
nắm lợi thế của truyền thông, lợi thế của bộ máy nhà nước. Sau đây là ba
phương pháp chính yếu giúp Hà Nội thực hiện hành động xâm thực ngôn ngữ
của địa phương miền Nam Việt Nam:
1- Nhà nước Hà Nội là chế độ toàn trị.
Vì vậy Hà Nội nắm giữ độc quyền giảng dạy và độc quyền in sách giáo
khoa cho sinh viên học sinh. Từ đó ngôn và lời của guồng máy giáo dục
kia đều là ngôn ngữ đảng. Và cũng từ đó các thế hệ trẻ xuất thân từ hệ
thống giáo dục của Hà Nội đều cảm thấy xa lạ mỗi khi nghe nói tới ngôn
ngữ địa phương của Việt Nam, nhất là của miền Nam Việt Nam.
2- Nhà nước độc quyền xuất bản sách báo và độc quyền kiểm soát báo chí.
Vì vậy muốn cho bài vỡ, sách báo đi qua cửa ải kiểm duyệt một cách êm
ả, giới cầm bút tại Việt Nam thường phải viết theo cung cách của đảng,
sử dụng ngôn ngữ đảng.
Đây là một quy định ngầm trong giới báo chí.
3- Đài VTV là đài truyền hình quốc gia duy nhất tại Việt Nam.
VTV lại được vô số cơ quan truyền thông tiếp vận về địa phương. Điều
này giải thích lý do tại sao hầu như toàn bộ truyền thông Viêt Nam đều
tuyển dụng nhân viên truyền thanh, truyền hình nói giọng Bắc, viết kiểu
đảng, dùng ngôn ngữ của đảng.
Sau cùng xin được nhấn mạnh: Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã long trọng minh định: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các
dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, gìn giữ bản sắc dân tộc,
phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.”
Rõ
ràng Hà Nội thừa biết hành động bôi xóa ngôn ngữ địa phương của miền
Nam Việt Nam là một việc làm trái với hiến pháp do chính chế độ Hà Nội
viết ra? Thế nhưng, tại sao Hà Nội vẫn quyết liệt hành động một cách có
hệ thống? Hà Nội trả lời câu hỏi này bằng cách nêu vấn đề “chuẩn hóa và thống nhất tiếng Việt”
như một phương pháp mặc nhiên dẫn đến đoàn kết toàn dân, thống nhất
nhân tâm. Lời lẽ biện minh của Hà Nội có thỏa đáng và nghiêm chỉnh hay
không? Người cầm bút xin được bình giải thắc mắc vừa kể ở phần nói về
nhận thức đối với hiện tượng “ngôn ngữ miền Nam Việt Nam bị xâm thực.”
Nhận Định Về Đại Họa Xâm Thực Ngôn Ngữ Địa Phương
Nhận
định về sự kiện ngôn ngữ miền Nam Việt Nam bị xâm thực, chúng ta không
thể không khảo sát mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.
Trái
nghĩa với văn minh là dã man. Dã man là tình huống sống không có sự
khác biệt giữa con người và con vật. Với đà tiến hóa của lịch sử, con
người bắt đầu nhận ra đời người cần phải được tổ chức khác hẳn và cao
cấp hơn kiếp con vật. Từ đó ý niệm văn minh ra đời: văn minh là khoảng
cách biệt trong sinh sống giữa đời người và kiếp vật. Và cũng từ đó mọi
suy nghĩ và hành động nhằm làm cho xã hội loài người hóa thành văn minh
hơn gọi là văn hóa.
Văn
hóa qua sự truyền đạt của ngôn ngữ xác quyết rằng: điểm trội yếu của
văn minh là sự đòi hỏi mọi người (cá nhân và pháp nhân tư nhân) sanh ra
đều bình đẳng và rằng bình đẳng hàm ý bình đẳng về cơ hội sống: đời sống
tinh thần và đời sống thể chất.
Xã
hội loài người khởi đi từ bộ lạc, tiến lên làng xã rồi mới đến quốc
gia. Nói rõ ra, địa phương có trước quốc gia; đia phương là gốc rễ của
quốc gia. Không có địa phương, không thể có quốc gia.
Mặt khác, Không có bất kỳ ngôn ngữ nào không xuất phát từ một địa phương cụ thể.
1- Ngôn ngữ là gạch nối giữa con người với con người.
2- Ngôn ngữ là phương tiện gói ghém phong tục tập quán, văn hóa địa phương và nhất là lòng yêu thương quê cha đất tổ.
3- Ngôn ngữ là chỉ dấu của tự do tư tưởng, tự do biểu tỏ trí thông minh và óc sáng tạo.
4- Ngôn ngữ là linh hồn của văn hóa địa phương.
Những
điều vừa trình bày nói lên sự cách biệt giữa con người và con vật; đây
là văn hóa. Ngôn ngữ đan quyện vào văn hóa, làm cho văn hóa được hiển
lộ. Ngôn ngữ đích thực là linh hồn của văn hóa. Xâm thực ngôn ngữ địa
phương chính là thủ tiêu sinh mệnh văn hóa của địa phương.
Nếu
quốc gia là một guồng máy thì địa phương là những cơ phận của guồng máy
đó. Trong trường hợp sinh hoạt của địa phương không tồn tại trên căn
bản độc-lập-nhưng-liên-lập thì địa phương hiển nhiên là những gốc
cây khô và quốc gia chỉ là quốc gia không gốc rễ, quốc gia do chế độ
độc tài nhào nặn ra.
Từ mỗi địa phương lên đến quốc gia, tất cả đều được hình thành bởi hai yếu tố:
1- Linh hồn đia phương:
lòng yêu thương dãy núi, bờ sông, hàng tre, ruộng lúa, yêu đồng quê,
yêu tổ quốc, yêu đời sống tự chủ, yêu phong tục tập quán, yêu ngôn ngữ
vùng miền, yêu cảnh quang quê cha, đất tổ, yêu “phép vua thua lệ làng”… Nói chung là yêu và sống quấn quyện trong văn hóa. Văn hóa thăng hoa sản sinh ra văn, thi, nhạc, họa.
- Văn là ngôn ngữ của bút mực.
- Thi là ngôn ngữ của vần điệu.
- Nhạc là ngôn ngữ của âm thanh.
- Họa là ngôn ngữ của màu sắc.
Ngôn ngữ thực sự là linh hồn của bốn viên ngọc quý, của văn hóa, là linh hồn của mỗi địa phương.
2- Hành chánh địa phương:
(Cơ thể địa phương) cơ quan công quyền địa phương. Hội đồng xã, xã
trưởng, phó xã trưởng, các tiểu ban: y tế, giáo dục, an ninh, trật tự…
tổ chức và điều động đời sống cho muôn dân.
Từ
sau 30/04/1975, CSVN nắm giữ toàn bộ guồng máy hành chánh Việt Nam từ
trung ương tới địa phương. Riêng linh hồn của đia phương, nói theo kiểu
Võ Văn Kiệt “bên cạnh một triệu người vui có một triệu người buồn.”
Lòng dân ly tán. Nhằm làm biến mất một triệu nỗi buồn, CSVN đã chiếm
giữ linh hồn của địa phương bằng cách xâm thực phương ngữ, đặc biệt là
phương ngữ miền Nam Việt Nam. Xin nhấn mạnh phương ngữ là linh hồn của
văn hóa địa phương. Như vậy 30/4/1975 CSVN chiếm giữ cơ thể (hành chánh)
Việt Nam.
Ngày
nay bằng hành động xâm thực phương ngữ Việt Nam, CSVN đang chiếm giữ
linh hồn Việt Nam. Do đó, CSVN đã thực hiện được tham vọng chiếm giữ cả
cơ thể lẫn linh hồn Việt Nam.
Sự
thể này dẫn đến hệ quả đời sống tình cảm của người Việt Nam: tình yêu
con cái đối với cha mẹ, tình bằng hữu, tình yêu nam nữ, yêu quê hương,
yêu bờ cây bụi cỏ, yêu địa phương, yêu tổ quốc đều bị triệt để bôi
trắng… Sau một loạt bôi trắng cộng với giáo dục nhồi sọ, trong tâm khảm
của mỗi người dân Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản chỉ còn lại một
loại tình yêu đơn độc đến lạ lùng: yêu tổ quốc tức yêu xã hội chủ nghĩa.
Nói ngắn và gọn toàn dân chỉ có một nghĩa vụ duy nhất phải tuân hành:
yêu đảng và trung với đảng.
Người Việt Nam Nghĩ Gì Và Làm Gì Trước Đại Họa Xâm Thực Ngôn Ngữ Địa Phương
Xin được nhắc lại: Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã long trọng minh định:
“Ngôn
ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết, gìn giữ bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền
thống và văn hóa tốt đẹp của mình.”
Rõ
ràng Hà Nội thừa biết hành động xâm thực ngôn ngữ địa phương của miền
Nam Việt Nam là một việc làm trái với xu thế sống bình thường của loài
người. Hành động vừa kể của chế độ Hà Nội đã thực sự chống lại điều 1
của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10 tháng 12 năm 1948: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng.”
Mọi người bao hàm cá nhân và pháp nhân tư nhân (gia đình, làng xã, địa
phương). Bình đẳng có nghĩa là mọi người đều được tôn trọng như nhau.
Mỗi
người là một nguyên. Nguyên là đầu, là trước tiên: nguyên thủ quốc gia,
tết nguyên đán (ngày đầu năm), nguyên nguyệt (tháng giêng)… Mọi người
đều là nguyên, đều có quyền bình đẳng. Dân số hàng triệu người là hàng
triệu nguyên. Vì vậy xã hội ắt phải đa nguyên. Làm sao lý tưởng đa
nguyên được thực thi? Hãy tìm giải đáp cho câu hỏi vừa nêu bằng cách
khảo sát đời sống của một gia đình. Gia đình phụ hệ: mọi quyết định về
quyền lợi của gia đình đều nằm trong tay người cha. Nếu tổ chức gia đình
được hình dung như một kim tự tháp thì người cha ngự trên đỉnh kim tự
tháp, mẹ và con cái an phận nằm ở đáy kim tự tháp. Trong gia đình kim tự
tháp, đời sống tự giác của mẹ và con cái của mẹ đều bị triệt tiêu.
Theo đà phát triển của nhân văn, gia đình kim tự tháp đang nhanh chóng chuyển đổi thành gia đình hạch tâm (nuclear family).
Hạch tâm còn gọi là nguyên tử vật chất. Hạch tâm gồm các điện tử âm,
điện tử dương và trung hòa tử xoay quanh nhân nguyên tử theo một trật tự
bền bỉ, không lãnh tụ, mỗi điện tử di chuyển trên quỹ đạo riêng, không
lấn át lẫn nhau. Tương tự như vậy, trong gia đình hạch tâm: Cha, mẹ, con
cái mỗi người là một cơ phận của gia đình, mỗi người là một nguyên. Mọi
quyết định của gia đình đều lấy quyền lợi chung của gia đình làm chuẩn
mực duy nhất trong việc dẫn đạo gia đình. Điều này giải thích lý do tại
sao gia đình hạch tâm không có gia trưởng nhưng vẫn bình ổn.
Bây
giờ, chúng ta hãy phóng chiếu mô thức gia đình hạch tâm lên địa bàn
quốc gia để có được sự chuyển đổi từ hành chánh kim tự tháp lên hành
chánh hạch tâm.
Xã
hội hạch tâm chính là môi trường thích nghi trong việc tạo điều kiện để
mỗi địa phương là một nguyên của quốc gia đa nguyên. Trong quốc gia đa
nguyên, tất cả văn hóa địa phương (ngôn ngữ địa phương là linh hồn) đều được tự do vận động và phát triển, không có vấn đề ngôn ngữ đảng xâm thực ngôn ngữ địa phương.
Câu hỏi kế tiếp: Tất
cả ngôn ngữ địa phương đều được tư do vận động và phát triển, như vậy,
đâu là con đường tiến đến thống nhất ngôn ngữ Việt Nam? Thưa rằng
Bạn hãy hình dung ngôn ngữ như một guồng máy, mỗi ngôn ngữ địa phương là
một cơ phận của guồng máy ngôn ng. Những giao dịch trong guồng máy vừa
kể đã đãi lọc các loại phương ngữ của quốc gia để cuối cùng sản sinh ra
ngôn ngữ Việt Nam thống nhất. Cứ như vậy, phương ngữ tiếp tục giao thoa,
tiếp tục đãi lọc lẫn nhau và tiếng Việt tiếp tục thống nhất trong sinh
sinh hóa hóa. Đây chính là chân ý nghĩa của sinh ngữ trong ngôn ngữ.
Thống
nhất ngôn ngữ phải là kết quả của quá trình đãi lọc các phương ngữ trên
căn bản tôn trọng tính sinh ngữ của ngôn ngữ. Quan điểm này là sự phản
kháng mạnh mẽ mọi hành động thống nhất ngôn ngữ bằng cách dùng “ngôn ngữ đảng”
để xâm thực những phương ngữ khác trên toàn Việt Nam. Ngôn ngữ là linh
hồn của văn hóa. Thống nhất ngôn ngữ nhưng vẫn bảo vệ được tính sinh ngữ
của ngôn ngữ là phương pháp khoa học và thích nghi nhất trong công việc
vừa xây dựng ngôn ngữ chung vừa giúp cho văn hóa liên tục phát triển
trong phong phú, thông minh và sáng tạo.
Quần
chúng sản sinh ra văn hóa. Văn hóa địa phương là cỗi gốc của văn hóa
quốc gia. Văn hóa từ đảng ban bố xuống địa phương thông qua “đảng ngữ” là văn hóa phản xu thế sống, phản nhân văn.
Câu chuyện “đảng ngữ” xâm thực phương ngữ Việt Nam với hậu ý “đảng hóa văn hóa Viêt Nam” đã mở ra trong tâm trí người Việt hải ngoại nghĩa vụ phục hoạt văn hóa truyền thống của Tổ Tiên Việt.
Phục
hoạt văn hóa Việt theo chỉ hướng nào? Thưa rằng: Tất cả những gì phục
vụ đời sống của con người, những gì thuận theo lòng người đều hàm chứa
trong văn hóa Việt. Điều này đã giải thích tại sao nhạc vàng của miền
Nam Việt Nam trước 1975 vẫn lừng lững phục sinh mặc cho mọi nỗ lực triệt
để ngăn cấm của CSVN.
Xin
được nhấn mạnh: ngay sau 30/04/1975 người Việt hải ngoại trên bước
đường ly hương đã mang theo văn hóa Việt, đặc biệt là mang theo nhạc
vàng. Sau thời gian ổn định đời sống trên đất khách, người Việt hải
ngoại không ngừng tiếp tục sáng tác và phổ biến nhạc vàng, xem nhạc vàng
như những bài kinh nhật tụng gói ghém tấm long thương nhớ đồng bào,
thương nhớ quê hương... Khi tâm tình của nhạc vàng lên tới đỉnh điểm,
khi nhạc vàng lan tỏa về tới Việt Nam theo tâm lý “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu,”
nhạc vàng trở thành gạch nối lớn, gạch nối chặt chẽ giữa người Việt
trong và ngoài nước. Từ đó nhạc vàng hiên ngang hồi sinh ngay trên quê
Mẹ Việt Nam, bất chấp sự cấm cản nghiêm khắc của nhà cầm quyền Hà Nội.
Nương
vào phương cách phục hoạt của nhạc vàng, người Việt hải ngoại hãy thân
mến ngồi xuống bên nhau, cùng nhau thảo luận về văn hóa truyền thống
Việt. Nền tảng của văn hóa truyền thống Việt là ca dao, tục ngữ, truyện
cổ tích dân gian... Trực tiếp ngắm nhìn dòng sống Việt, khảo cứu kho
tàng văn chương bình dân, các tác giả Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lý Đông A và
nhiều nhà tư tưởng khác... đã hệ thống hóa, chi tiết hóa kho tàng văn
chương kia để xây dựng thành tư tưởng truyền thống văn hóa Việt. Mang
văn hóa này phổ vào bốn viên ngọc quý: văn, thi, nhạc, họa. Từ bốn viên
ngọc vừa kể, văn hóa Việt Nam hải ngoại sẽ tràn về quê hương Việt một
cách êm ái nhưng mạnh mẽ và rộng khắp.
Đi
theo văn hóa truyền thống được phục hoạt, tự do dân chủ sẽ đến với Việt
Nam chậm rãi nhưng vững vàng đúng như hình ảnh nhạc vàng đã bừng bừng
sống lại trên toàn cõi Quê Hương Việt.
LS Đỗ Thái Nhiên
5/27/2024
Trần Văn Giang (ghi lại)