Nhân Vật
Người Buôn Gió - Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh có đi ngược với truyền thống gia đình không.?
Bố đẻ ông Vinh nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô. Sinh ra và lớn lên trong gia đình cách mạng, nhưng ông Vinh lại đi ngược lại với truyền thống gia đình, đi ngược lại với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.''
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Ngày 5/5 cơ quan An Ninh Điều Tra ( a92) Bộ Công An tiến hành bắt giữ
ông Nguyễn Hữu Vinh, tức anh Ba Sàm. Đưa tin về vụ việc này báo Tiền
Phong có đoạn.
'' Bố đẻ ông Vinh nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ
Lao động, Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô. Sinh ra và lớn lên trong gia đình
cách mạng, nhưng ông Vinh lại đi ngược lại với truyền thống gia đình,
đi ngược lại với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.''
Ông Nguyễn Hữu Vinh bị cáo buộc vi phạm điều 258 của BLHS thông qua việc
ông làm là cho đăng tải những bài viết lên trang mạng của mình. Trích
''Theo cơ quan chức năng, quá trình theo dõi an ninh mạng phát
hiện hai người trên có hành vi đăng tải các bài viết có nội dung xấu,
thông tin sai lệch, làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội lên mạng internet, điển hình như: Không
còn đảng nhưng còn mình…'' hết trích
Bài báo không nói rõ cái gọi là '' tổ chức xã hội '' là gì. Nhưng ví dụ
điển hình mà bài báo đưa ra có thấy tổ chức xã hội đó là Đảng CSVN. Thế
nhưng bài báo đã khéo léo ẩn kỹ chi tiết này, toàn bộ nội dung chỉ nhấn
mạnh việc ông Nguyễn Hữu Vinh tức Ba Sàm chống lại nhà nước Việt Nam.
Thiết nghĩ nếu ĐCSVN là một tổ chức chính danh, được pháp luật bảo vệ ,
là một tổ chức xã hội hợp pháp như trong điều 258 quy định. Thì đã đến
lúc hãy nhận mình là đối tượng bị xâm hại trong điều 258 BLHS. Không nên
đưa Nhà Nước ra thay thế làm tổ chức bị xâm hại như trong trường hợp
này. Trước đây một bị cáo trẻ là nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã phân
tích thẳng đối tượng trong điều luật 258 này tại toà bằng một câu ngắn
gọn và súc tích.
- Tôi chống đảng ( ĐCSVN ) chứ không chống nhà nước Việt Nam.
Với chứng cứ là bài viết '' không còn đảng nhưng còn mình...'' mà báo
Tiền Phong dẫn ra, cho thấy đối tượng chịu hậu quả của bài viết là bị
mất lòng tin trong nhân dân là ĐCSVN chứ không phải là nhà nước Việt
Nam. Sự khuất tất, che đậy này của bài báo rõ ràng có động cơ không
trung thực. Nếu xảy ra một phiên toà mà không có đại diện của tổ chức xã
hội như ĐCSVN đứng ra nhận là người bị hại, nêu rõ hậu quả thiệt hại do
bị cáo gây ra cho mình trước toà, thì phải kỷ luật toà soạn báo Tiền
Phong và các cơ quan báo chí khác đã đưa dẫn chứng sai lệch.
Còn nếu có đại diện ĐCSVN đứng ra trước toà với tư cách người bị hại,
bằng chứng là bài viết '' không còn đảng nhưng còn mình...'' thì người
bị hại phải nếu rõ thiệt hại , hậu quả do việc làm của bị cáo mang lại
cho mình. Các cơ quan giám định cần phải đưa kết quả một cách khoa học
để tính chính xác thiệt hại của người bị hại do hành vi của bị cáo.
Không những đưa thông tin không đầy đủ và có phần sai lệch như đối
tượng bị xâm hại là nhà nước, nhưng bằng chứng lại là xâm hạị ĐCSVN.
Bài còn hàm hồ kết luận về tư cách đạo đức của bị can khi mà toà án
chưa kết luận, thậm chí khi mà cơ quan an ninh điều tra cũng còn chưa có
bản kết luận. Trong một vụ án buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề mới đây mà
phòng cảnh sát điều tra CATP Hà Nội ( PC45) đang thụ lý. Ông Phan Đăng
Long phó trưởng ban tuyên huấn thành uỷ đã nhắc nhở báo chí mọi việc
trong vòng điều tra, không được đưa tên vợ của phó ban tổ chức quận uỷ
Từ Liêm vào vì ảnh hưởng đến người không liên quan.
Vậy cụ Nguyễn Hữu Khiếu đã mất lâu rồi, báo Tiền Phong biết quan điểm
suy nghĩ của cụ Khiếu thế nào mà lôi tên tuổi cụ ra để khẳng định Nguyễn
Hữu Vinh đi ngược đường truyền thống gia đình.?
Đến đây thì thấy rõ không những chỉ khuất tất về đối tượng bị xâm hại,
dẫn chứng cớ lệch lạc so với nội dung. Mà báo Tiền Phong còn xâm phạm
đời tư người khác. Đã thế còn xâm hại một cách chủ quan, kết luận hàm
hồ, không có cơ sở. Như đã nói trên, cụ Nguyễn Hữu Khiếu đã mất, làm sao
biết được ý cụ thế nào mà nói con trai cụ là anh Nguyễn Hữu Vinh đi
ngược truyền thống gia đình. Căn cứ vào việc cụ Nguyễn Hữu Khiếu tham
gia ĐCS để đánh giá là tuỳ tiện về quan điểm của cụ. Ví dụ nhiều lão
thành cách mạng cùng thời với cụ Nguyễn Hữu Khiếu nhưng còn sống hiện
nay như cụ Lê Duy Mật, Lê Trong Vĩnh...đều theo ĐCS từ lâu, nhưng đến
nay quan điểm của họ trùng hợp với quan điểm của ông Nguyễn Hữu Vinh.
Hơn nữa báo Tiền Phong, một cơ quan báo chí, truyền thông càng cần phải
biết chính sách của ĐCSVN về tự do báo chí hồi cụ Nguyễn Hữu Khiếu tham
gia ĐCSVN khác hẳn với chính sách báo chí, tự do ngôn luận như bây giờ.
Nếu có thể ban biên tập báo Tiền Phong và các tờ báo khác hãy tham khảo
hiến pháp năm 1946 ( thời cụ Khiếu tham gia ) và hiến pháp năm 1992 (
lúc cụ Khiếu đã nghỉ hưu).
Nếu không có thời gian tìm tư liệu để xem sự khác biệt này, thì có thể xem ở đây.
'' Và điều đặc biệt ở Hiến pháp 1992, là ở các quy định về quyền
công dân, thường có các đoạn kết ràng buộc “theo quy định của pháp
luật”. Điều đó có nghĩa là Hiến pháp phải tuân theo luật pháp. Như thế
là trái với bản chất của Hiến pháp. Bản chất của Hiến pháp là đạo luật
gốc, là đạo luật đứng trên tất cả các đạo luật, mọi đạo luật ban hành ra
đều phải tuân theo Hiến pháp. Nếu luật ban hành trái Hiến pháp thì luật
đó không có giá trị, phải bị hủy bỏ. Đó là bản chất của Hiến pháp.
Hiến pháp 1946 không hề có quy định nào như thế. Khi cần một đạo luật để thi hành các quy định của Hiến pháp, thì Hiến pháp 1946 viết như sau, ví dụ ở Điều 61: - “Nhân viên Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính có thể bị bãi miễn. Cách thức bãi miễn sẽ do luật định”. Viết như thế này, là luật phải tuân theo Hiến pháp. Nhưng viết như Hiến pháp 1992, ví dụ như Điều 69: - “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, biểu tình theo quy định của pháp luật”, thì có nghĩa là Hiến pháp phải tuân theo luật. Thậm chí tuân theo nghị định, thông tư…''
Hiến pháp 1946 không hề có quy định nào như thế. Khi cần một đạo luật để thi hành các quy định của Hiến pháp, thì Hiến pháp 1946 viết như sau, ví dụ ở Điều 61: - “Nhân viên Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính có thể bị bãi miễn. Cách thức bãi miễn sẽ do luật định”. Viết như thế này, là luật phải tuân theo Hiến pháp. Nhưng viết như Hiến pháp 1992, ví dụ như Điều 69: - “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, biểu tình theo quy định của pháp luật”, thì có nghĩa là Hiến pháp phải tuân theo luật. Thậm chí tuân theo nghị định, thông tư…''
Ông Nguyễn Hữu Vinh bị bắt giữ bởi những cáo buộc đăng tải thông tin,
hành vi của ông Nguyễn Hữu Vinh chưa nói đúng hay sai. Nhưng những hành
vi ấy nằm trong khuôn khổ về quyền tự do, ngôn luận, báo chí, quyền
thông tin... Và những quyền này của ngày hôm nay có nhiều điểm khác biệt
so với những quyền thông tin ngày trước. Ngày mà bố ông Nguyễn Hữu
Vinh, tức cụ Nguyễn Hữu Khiếu tham gia công tác đảng, công tác nhà nước.
Xét thế, đã thấy báo Tiền Phong và các tờ báo khác đã quy chụp tuỳ tiện
quan điểm của cụ Nguyễn Hữu Khiếu để xúc phạm danh dự gia đình cụ, làm
tổn hại đến tình cảm gia đình ông Nguyễn Hữu Vinh. Rất mong vợ và con
ông Nguyễn Hữu Vinh nhanh chóng có đơn tố cáo hành vi xâm hại lợi ích ,
danh dự gia đình mình của báo Tiền Phong và các tờ báo khác theo điều
258 của BLHS nước CHXHCN Việt Nam.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Người Buôn Gió - Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh có đi ngược với truyền thống gia đình không.?
Bố đẻ ông Vinh nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô. Sinh ra và lớn lên trong gia đình cách mạng, nhưng ông Vinh lại đi ngược lại với truyền thống gia đình, đi ngược lại với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.''
Ngày 5/5 cơ quan An Ninh Điều Tra ( a92) Bộ Công An tiến hành bắt giữ
ông Nguyễn Hữu Vinh, tức anh Ba Sàm. Đưa tin về vụ việc này báo Tiền
Phong có đoạn.
'' Bố đẻ ông Vinh nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ
Lao động, Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô. Sinh ra và lớn lên trong gia đình
cách mạng, nhưng ông Vinh lại đi ngược lại với truyền thống gia đình,
đi ngược lại với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.''
Ông Nguyễn Hữu Vinh bị cáo buộc vi phạm điều 258 của BLHS thông qua việc
ông làm là cho đăng tải những bài viết lên trang mạng của mình. Trích
''Theo cơ quan chức năng, quá trình theo dõi an ninh mạng phát
hiện hai người trên có hành vi đăng tải các bài viết có nội dung xấu,
thông tin sai lệch, làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội lên mạng internet, điển hình như: Không
còn đảng nhưng còn mình…'' hết trích
Bài báo không nói rõ cái gọi là '' tổ chức xã hội '' là gì. Nhưng ví dụ
điển hình mà bài báo đưa ra có thấy tổ chức xã hội đó là Đảng CSVN. Thế
nhưng bài báo đã khéo léo ẩn kỹ chi tiết này, toàn bộ nội dung chỉ nhấn
mạnh việc ông Nguyễn Hữu Vinh tức Ba Sàm chống lại nhà nước Việt Nam.
Thiết nghĩ nếu ĐCSVN là một tổ chức chính danh, được pháp luật bảo vệ ,
là một tổ chức xã hội hợp pháp như trong điều 258 quy định. Thì đã đến
lúc hãy nhận mình là đối tượng bị xâm hại trong điều 258 BLHS. Không nên
đưa Nhà Nước ra thay thế làm tổ chức bị xâm hại như trong trường hợp
này. Trước đây một bị cáo trẻ là nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã phân
tích thẳng đối tượng trong điều luật 258 này tại toà bằng một câu ngắn
gọn và súc tích.
- Tôi chống đảng ( ĐCSVN ) chứ không chống nhà nước Việt Nam.
Với chứng cứ là bài viết '' không còn đảng nhưng còn mình...'' mà báo
Tiền Phong dẫn ra, cho thấy đối tượng chịu hậu quả của bài viết là bị
mất lòng tin trong nhân dân là ĐCSVN chứ không phải là nhà nước Việt
Nam. Sự khuất tất, che đậy này của bài báo rõ ràng có động cơ không
trung thực. Nếu xảy ra một phiên toà mà không có đại diện của tổ chức xã
hội như ĐCSVN đứng ra nhận là người bị hại, nêu rõ hậu quả thiệt hại do
bị cáo gây ra cho mình trước toà, thì phải kỷ luật toà soạn báo Tiền
Phong và các cơ quan báo chí khác đã đưa dẫn chứng sai lệch.
Còn nếu có đại diện ĐCSVN đứng ra trước toà với tư cách người bị hại,
bằng chứng là bài viết '' không còn đảng nhưng còn mình...'' thì người
bị hại phải nếu rõ thiệt hại , hậu quả do việc làm của bị cáo mang lại
cho mình. Các cơ quan giám định cần phải đưa kết quả một cách khoa học
để tính chính xác thiệt hại của người bị hại do hành vi của bị cáo.
Không những đưa thông tin không đầy đủ và có phần sai lệch như đối
tượng bị xâm hại là nhà nước, nhưng bằng chứng lại là xâm hạị ĐCSVN.
Bài còn hàm hồ kết luận về tư cách đạo đức của bị can khi mà toà án
chưa kết luận, thậm chí khi mà cơ quan an ninh điều tra cũng còn chưa có
bản kết luận. Trong một vụ án buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề mới đây mà
phòng cảnh sát điều tra CATP Hà Nội ( PC45) đang thụ lý. Ông Phan Đăng
Long phó trưởng ban tuyên huấn thành uỷ đã nhắc nhở báo chí mọi việc
trong vòng điều tra, không được đưa tên vợ của phó ban tổ chức quận uỷ
Từ Liêm vào vì ảnh hưởng đến người không liên quan.
Vậy cụ Nguyễn Hữu Khiếu đã mất lâu rồi, báo Tiền Phong biết quan điểm
suy nghĩ của cụ Khiếu thế nào mà lôi tên tuổi cụ ra để khẳng định Nguyễn
Hữu Vinh đi ngược đường truyền thống gia đình.?
Đến đây thì thấy rõ không những chỉ khuất tất về đối tượng bị xâm hại,
dẫn chứng cớ lệch lạc so với nội dung. Mà báo Tiền Phong còn xâm phạm
đời tư người khác. Đã thế còn xâm hại một cách chủ quan, kết luận hàm
hồ, không có cơ sở. Như đã nói trên, cụ Nguyễn Hữu Khiếu đã mất, làm sao
biết được ý cụ thế nào mà nói con trai cụ là anh Nguyễn Hữu Vinh đi
ngược truyền thống gia đình. Căn cứ vào việc cụ Nguyễn Hữu Khiếu tham
gia ĐCS để đánh giá là tuỳ tiện về quan điểm của cụ. Ví dụ nhiều lão
thành cách mạng cùng thời với cụ Nguyễn Hữu Khiếu nhưng còn sống hiện
nay như cụ Lê Duy Mật, Lê Trong Vĩnh...đều theo ĐCS từ lâu, nhưng đến
nay quan điểm của họ trùng hợp với quan điểm của ông Nguyễn Hữu Vinh.
Hơn nữa báo Tiền Phong, một cơ quan báo chí, truyền thông càng cần phải
biết chính sách của ĐCSVN về tự do báo chí hồi cụ Nguyễn Hữu Khiếu tham
gia ĐCSVN khác hẳn với chính sách báo chí, tự do ngôn luận như bây giờ.
Nếu có thể ban biên tập báo Tiền Phong và các tờ báo khác hãy tham khảo
hiến pháp năm 1946 ( thời cụ Khiếu tham gia ) và hiến pháp năm 1992 (
lúc cụ Khiếu đã nghỉ hưu).
Nếu không có thời gian tìm tư liệu để xem sự khác biệt này, thì có thể xem ở đây.
'' Và điều đặc biệt ở Hiến pháp 1992, là ở các quy định về quyền
công dân, thường có các đoạn kết ràng buộc “theo quy định của pháp
luật”. Điều đó có nghĩa là Hiến pháp phải tuân theo luật pháp. Như thế
là trái với bản chất của Hiến pháp. Bản chất của Hiến pháp là đạo luật
gốc, là đạo luật đứng trên tất cả các đạo luật, mọi đạo luật ban hành ra
đều phải tuân theo Hiến pháp. Nếu luật ban hành trái Hiến pháp thì luật
đó không có giá trị, phải bị hủy bỏ. Đó là bản chất của Hiến pháp.
Hiến pháp 1946 không hề có quy định nào như thế. Khi cần một đạo luật để thi hành các quy định của Hiến pháp, thì Hiến pháp 1946 viết như sau, ví dụ ở Điều 61: - “Nhân viên Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính có thể bị bãi miễn. Cách thức bãi miễn sẽ do luật định”. Viết như thế này, là luật phải tuân theo Hiến pháp. Nhưng viết như Hiến pháp 1992, ví dụ như Điều 69: - “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, biểu tình theo quy định của pháp luật”, thì có nghĩa là Hiến pháp phải tuân theo luật. Thậm chí tuân theo nghị định, thông tư…''
Hiến pháp 1946 không hề có quy định nào như thế. Khi cần một đạo luật để thi hành các quy định của Hiến pháp, thì Hiến pháp 1946 viết như sau, ví dụ ở Điều 61: - “Nhân viên Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính có thể bị bãi miễn. Cách thức bãi miễn sẽ do luật định”. Viết như thế này, là luật phải tuân theo Hiến pháp. Nhưng viết như Hiến pháp 1992, ví dụ như Điều 69: - “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, biểu tình theo quy định của pháp luật”, thì có nghĩa là Hiến pháp phải tuân theo luật. Thậm chí tuân theo nghị định, thông tư…''
Ông Nguyễn Hữu Vinh bị bắt giữ bởi những cáo buộc đăng tải thông tin,
hành vi của ông Nguyễn Hữu Vinh chưa nói đúng hay sai. Nhưng những hành
vi ấy nằm trong khuôn khổ về quyền tự do, ngôn luận, báo chí, quyền
thông tin... Và những quyền này của ngày hôm nay có nhiều điểm khác biệt
so với những quyền thông tin ngày trước. Ngày mà bố ông Nguyễn Hữu
Vinh, tức cụ Nguyễn Hữu Khiếu tham gia công tác đảng, công tác nhà nước.
Xét thế, đã thấy báo Tiền Phong và các tờ báo khác đã quy chụp tuỳ tiện
quan điểm của cụ Nguyễn Hữu Khiếu để xúc phạm danh dự gia đình cụ, làm
tổn hại đến tình cảm gia đình ông Nguyễn Hữu Vinh. Rất mong vợ và con
ông Nguyễn Hữu Vinh nhanh chóng có đơn tố cáo hành vi xâm hại lợi ích ,
danh dự gia đình mình của báo Tiền Phong và các tờ báo khác theo điều
258 của BLHS nước CHXHCN Việt Nam.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)