Kinh Đời
Người Buôn Gió - Ba con gà mái và Tổng bí thư.
Chuyện xưa kể rằng, bà mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người phụ nữ có chí rất lớn. Lúc Nguyễn Bỉnh Khiêm còn nhỏ, bà đã dạy dỗ huấn luyện sau với cách sau này mong muốn cho Nguyễn Bỉnh Khiêm làm vua trong thiên hạ.
Ảnh minh họa |
Chuyện xưa kể rằng, bà mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người phụ nữ có
chí rất lớn. Lúc Nguyễn Bỉnh Khiêm còn nhỏ, bà đã dạy dỗ huấn luyện sau
với cách sau này mong muốn cho Nguyễn Bỉnh Khiêm làm vua trong thiên hạ.
Truyền rằng khi Khiêm còn bé, bà mẹ dạy Khiêm bằng câu ca dao.
Bống bông bang bang, ngày sau con lớn, con tựa ngai vàng.
Ông bố nghe thế, sợ quá mới sửa lại rằng.
Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con vịn ngai vàng.
Bà mẹ thấy thế, quở chồng.
- Nuôi con dạy nó làm cha thiên hạ, ai lại đi dạy nó làm đầy tớ nhân dân như thế.
Chuyện xưa là như thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng dạ, thông minh lẫy lừng kim cổ. Rút cục chốn quan trường chẳng vào đâu.
Gần 500 năm sau, ở làng Mai Lâm , Đông Anh có một bà mẹ cũng chí khí như
bà Nhữ Thị Thuần thân mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bà mẹ đất Mai Lâm này
có đứa con tên là Nguyễn Phú Trọng.
Ngày ấy chiến tranh ác liệt, trường đại học tổng hợp văn Hà Nội sơ tán
lên trên Thái Nguyên. Nhiều sinh viên khoa văn tổng hợp phải điều vào
chiến trường. Nghe tin ấy bà mẹ Mai Lâm hốt hoảng, bà liền lên thăm con
trai mang theo 20 quả trứng gà.
Không muốn cho con trai của mình biết, bà gặp bạn học của nó là Dương
Đức Quảng nhờ dẫn đến gặp trưởng khoa. Gặp trưởng khoa của con trai
mình, bà mẹ Mai Lâm biêú hai chục trứng gà mang theo. Ngày ấy thế là quý
lắm, ông trưởng khoa hỏi thăm gia cảnh nhà bà, khen cháu Trọng hiền
lành rồi nhận hai chục trứng mà bà mẹ Mai Lâm nói là gà nhà đẻ, ông
khen.
- Toàn trứng tươi, gà nhà bà đẻ tốt quá. Giá như có gà đẻ để cải thiện bữa ăn cũng tốt.
Là người thông minh, bà mẹ Mai Lâm hiểu ý người thầy của con mình, bà nói.
- Đàn gà nhà em đẻ nhiều lắm, ăn không hết. Để em mang biếu bác mấy con nuôi cải thiện.
Bà tức tốc đạp xe mấy chục cây số về nhà, bắt ba con gà mái đẻ nhốt vào
bu. Sáng sau bà đạp xe lên trường con gặp vị trưởng khoa.
Đến năm 1967 chiến tranh ác liệt, trường điều động sinh viên đi vào
Nam. Bạn cùng khoá với Trọng nhiều người đã phải vào Nam chiến đâu và hy
sinh, có người bây giờ vẫn còn sống. Trong số còn sống đó có Dương Đức
Quảng và Vũ Duy Thông. Hai người này xét về mặt tài năng vượt trội
Nguyễn Phú Trọng nhiều lần.
Trọng nhờ ba con gà mái của mẹ, được nhà trường kết nạp đảng, giữ làm
hạt giống và không phải bị ra chiến trường. Con đường quan lộ của Trọng
bình yên và êm ả, không gặp gian nan, nguy hiểm như bao người cùng lứa.
Bởi êm ấm như thế, nên Trọng rất coi thường những lãnh đạo nào từng phải
vào sinh ra tử. Trọng coi đó là lũ võ biền, không nho nhã như Trọng.
Dương Đức Quảng tài hoa và khái tính, con đường sự nghiệp của ông gian
nan với nghiệp nhà báo. Còn Vũ Duy Thông khéo léo hơn, nhờ ảnh hưởng của
Trọng cũng kiếm được chút danh giá sau này.
Bước ngoặt đổi đời của Nguyễn Phú Trọng chính là những năm tháng ác
liệt hồi 1967. Khi mọi người khác phải điều vào chiến trường hứng bom
đạn, Trọng nhàn nhã được vào đảng và được phân về công tác tại tờ báo
chính của đảng CSVN, từ đó cứ êm đềm leo đến chức Tổng bí thư ngày nay.
Nhớ lại chuyện này, ngaỳ nay mấy bạn học của Trọng gặp nhau, vẫn đùa rằng.
- Ngày ấy không có ba con gà mái, chúng ta đâu có vị tổng bí thư lỗi lạc như bây giờ.
Có khi đến bây giờ, Nguyễn Phú Trọng không biết lý do vì sao y được nhà
trường kết nạp đảng hồi đó. Vì bà mẹ Trọng dấu biệt chuyện ấy, nên Trọng
vẫn tự hào về mình là người xuất chúng hơn tất cả đám bạn, cho nên mới
thành người đứng đầu đảng như hôm nay.
Cuộc đời có những khoảnh khắc mà chỉ cần một tác động nhỏ, có thể khiến
người ta đổi hướng thành vua của một nước hay thành một nhà báo quèn,
một nhà thơ con cóc.
Trớ trêu thay, những tác động ấy không cần đến cái gì quá lớn lao. Đôi khi chỉ làm tấm lòng của bà mẹ với ba con gà mái mà thôi.
Nhân ngày phụ nữ Việt Nam mùng 8 tháng 3. Nhớ đến hành động thương con,
đạp xe đi về mấy chục cây số trong những năm tháng chiến tranh của bà mẹ
tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta nên vinh danh bà là người phụ nữ
Việt Nam xuất sắc nhất trong thế kỷ 20.
Cám ơn bà chỉ với ba con gà mái, bà đã để lại cho đất nước này một tổng bí thư anh minh, lỗi lạc nhất mọi thời đại.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Người Buôn Gió - Ba con gà mái và Tổng bí thư.
Chuyện xưa kể rằng, bà mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người phụ nữ có chí rất lớn. Lúc Nguyễn Bỉnh Khiêm còn nhỏ, bà đã dạy dỗ huấn luyện sau với cách sau này mong muốn cho Nguyễn Bỉnh Khiêm làm vua trong thiên hạ.
Ảnh minh họa |
Chuyện xưa kể rằng, bà mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người phụ nữ có
chí rất lớn. Lúc Nguyễn Bỉnh Khiêm còn nhỏ, bà đã dạy dỗ huấn luyện sau
với cách sau này mong muốn cho Nguyễn Bỉnh Khiêm làm vua trong thiên hạ.
Truyền rằng khi Khiêm còn bé, bà mẹ dạy Khiêm bằng câu ca dao.
Bống bông bang bang, ngày sau con lớn, con tựa ngai vàng.
Ông bố nghe thế, sợ quá mới sửa lại rằng.
Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con vịn ngai vàng.
Bà mẹ thấy thế, quở chồng.
- Nuôi con dạy nó làm cha thiên hạ, ai lại đi dạy nó làm đầy tớ nhân dân như thế.
Chuyện xưa là như thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng dạ, thông minh lẫy lừng kim cổ. Rút cục chốn quan trường chẳng vào đâu.
Gần 500 năm sau, ở làng Mai Lâm , Đông Anh có một bà mẹ cũng chí khí như
bà Nhữ Thị Thuần thân mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bà mẹ đất Mai Lâm này
có đứa con tên là Nguyễn Phú Trọng.
Ngày ấy chiến tranh ác liệt, trường đại học tổng hợp văn Hà Nội sơ tán
lên trên Thái Nguyên. Nhiều sinh viên khoa văn tổng hợp phải điều vào
chiến trường. Nghe tin ấy bà mẹ Mai Lâm hốt hoảng, bà liền lên thăm con
trai mang theo 20 quả trứng gà.
Không muốn cho con trai của mình biết, bà gặp bạn học của nó là Dương
Đức Quảng nhờ dẫn đến gặp trưởng khoa. Gặp trưởng khoa của con trai
mình, bà mẹ Mai Lâm biêú hai chục trứng gà mang theo. Ngày ấy thế là quý
lắm, ông trưởng khoa hỏi thăm gia cảnh nhà bà, khen cháu Trọng hiền
lành rồi nhận hai chục trứng mà bà mẹ Mai Lâm nói là gà nhà đẻ, ông
khen.
- Toàn trứng tươi, gà nhà bà đẻ tốt quá. Giá như có gà đẻ để cải thiện bữa ăn cũng tốt.
Là người thông minh, bà mẹ Mai Lâm hiểu ý người thầy của con mình, bà nói.
- Đàn gà nhà em đẻ nhiều lắm, ăn không hết. Để em mang biếu bác mấy con nuôi cải thiện.
Bà tức tốc đạp xe mấy chục cây số về nhà, bắt ba con gà mái đẻ nhốt vào
bu. Sáng sau bà đạp xe lên trường con gặp vị trưởng khoa.
Đến năm 1967 chiến tranh ác liệt, trường điều động sinh viên đi vào
Nam. Bạn cùng khoá với Trọng nhiều người đã phải vào Nam chiến đâu và hy
sinh, có người bây giờ vẫn còn sống. Trong số còn sống đó có Dương Đức
Quảng và Vũ Duy Thông. Hai người này xét về mặt tài năng vượt trội
Nguyễn Phú Trọng nhiều lần.
Trọng nhờ ba con gà mái của mẹ, được nhà trường kết nạp đảng, giữ làm
hạt giống và không phải bị ra chiến trường. Con đường quan lộ của Trọng
bình yên và êm ả, không gặp gian nan, nguy hiểm như bao người cùng lứa.
Bởi êm ấm như thế, nên Trọng rất coi thường những lãnh đạo nào từng phải
vào sinh ra tử. Trọng coi đó là lũ võ biền, không nho nhã như Trọng.
Dương Đức Quảng tài hoa và khái tính, con đường sự nghiệp của ông gian
nan với nghiệp nhà báo. Còn Vũ Duy Thông khéo léo hơn, nhờ ảnh hưởng của
Trọng cũng kiếm được chút danh giá sau này.
Bước ngoặt đổi đời của Nguyễn Phú Trọng chính là những năm tháng ác
liệt hồi 1967. Khi mọi người khác phải điều vào chiến trường hứng bom
đạn, Trọng nhàn nhã được vào đảng và được phân về công tác tại tờ báo
chính của đảng CSVN, từ đó cứ êm đềm leo đến chức Tổng bí thư ngày nay.
Nhớ lại chuyện này, ngaỳ nay mấy bạn học của Trọng gặp nhau, vẫn đùa rằng.
- Ngày ấy không có ba con gà mái, chúng ta đâu có vị tổng bí thư lỗi lạc như bây giờ.
Có khi đến bây giờ, Nguyễn Phú Trọng không biết lý do vì sao y được nhà
trường kết nạp đảng hồi đó. Vì bà mẹ Trọng dấu biệt chuyện ấy, nên Trọng
vẫn tự hào về mình là người xuất chúng hơn tất cả đám bạn, cho nên mới
thành người đứng đầu đảng như hôm nay.
Cuộc đời có những khoảnh khắc mà chỉ cần một tác động nhỏ, có thể khiến
người ta đổi hướng thành vua của một nước hay thành một nhà báo quèn,
một nhà thơ con cóc.
Trớ trêu thay, những tác động ấy không cần đến cái gì quá lớn lao. Đôi khi chỉ làm tấm lòng của bà mẹ với ba con gà mái mà thôi.
Nhân ngày phụ nữ Việt Nam mùng 8 tháng 3. Nhớ đến hành động thương con,
đạp xe đi về mấy chục cây số trong những năm tháng chiến tranh của bà mẹ
tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta nên vinh danh bà là người phụ nữ
Việt Nam xuất sắc nhất trong thế kỷ 20.
Cám ơn bà chỉ với ba con gà mái, bà đã để lại cho đất nước này một tổng bí thư anh minh, lỗi lạc nhất mọi thời đại.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)