Kinh Đời
Người Buôn Gió - Cứ kệ dân Đồng Tâm.
Việc này nếu như không khởi tố thì dư luận chắc hẳn cũng không mấy nhớ đến nữa, mặc dù mới hôm nào nó còn là tâm điểm nóng của dư luận cả nước. Thế nên nói lạ mà không lạ là vậy
Cuối cùng vụ việc ở Đồng Tâm cũng đã bị nhà nước Việt Nam khởi tố, điều ấy lạ mà không lạ.
Việc này nếu như không khởi tố thì dư luận chắc hẳn cũng không mấy nhớ đến nữa, mặc dù mới hôm nào nó còn là tâm điểm nóng của dư luận cả nước. Thế nên nói lạ mà không lạ là vậy. Trong chế độ này thiếu gì vụ việc được ém nhẹm và chìm xuồng. Như vụ bí thư Thanh Hoá có bồ nhí, em trai bí thư Yên Bái có biệt thự khổng lồ hay chủ tịch Huỳnh Đức Thơ ở Đà Nẵng xẻ Sơn Trà ra bán lấy tiền đút cho Nguyễn Xuân Phúc che chở.
Từ vụ đánh bài ăn vài chục nghìn trong công viên lần ra ông quan Bùi Tiến Dũng là con bạc hàng trăm ngàn đô rồi đến ông thứ trưởng bị mất chức theo vì thiếu trách nhiệm, hay vụ phát hiện xe sang treo biển xanh mà mò tới phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh. Hay từ một con ruồi sẽ dẫn đến vụ đại án 7 năm tù cho người dân.
Nhưng từ cái biệt thự khổng lồ của em bí thư, bồ bí thư hay cả một danh lam thắng cảnh như Sơn Trà có quan chức che đỡ lại trở thành con ruồi nhỏ. Hay thảm hoạ môi trường thế kỷ của Việt Nam là Formosa lại thành bình thường, nước biển đã sạch, quan chức tắm biển và ăn cá nói vậy, thế là êm thấm. Ai không tin, thắc mắc thành phản động.
Ở chế độ này gọi là có pháp luật cũng được, không có cũng được. Bởi vì quyền lực của đảng là độc tôn chứ không phải quyền lực của pháp luật. Trong khi đó đảng là những con người, những người lãnh đạo đảng là những người có quyền lực, họ điều khiển pháp luật theo ý họ. Hôm nay dư luận lên án việc này, mấy ông lãnh đạo đảng làm ngơ thì có mà báo chí giời, pháp luật giời cũng phải chịu. Vì khi pháp luật muốn sờ tới một đảng viên thì phải có cả một quy trình trước đó trong đảng đồng ý, pháp luật mới sờ đến. Một ông quan cỡ như chủ tịch Đà Nẵng, Bí thư Thanh Hoá, Yên Bái phải có trung ương , ban bí thư đồng ý may ra cơ quan pháp luật mới dám khởi tố điều tra. Nhưng trung ương, ban bí thư, uỷ ban kiểm tra trung ương đảng đâu phải tự dưng họp mà ra quyết định, lại phải có sự đồng ý của ông tổng bí thư, ông thường trực ban bí thư. Các ông này không chỉ đạo họp và đồng ý thì bố bảo cơ quan pháp luật nào ở Việt Nam dám tự dưng khởi tố vụ án liên quan đến các ông bí thư, chủ tịch các tỉnh.
Dân Đồng Tâm phản ứng việc cướp đất theo cách của họ, làm thật căng để trung ương chú ý tới. Họ vẫn còn niềm tin vào lãnh đao cao cấp của đảng, chính phủ...cho nên họ kiên quyết và táo bạo như thế là bởi họ nghĩ việc to rầm trời sẽ đến tai những lãnh đạo cao cấp nhất trong đảng, rồi các lãnh đạo này tiếp nhận thông tin, sẽ bênh vực cho nhân dân. Vì đảng từ dân mà ra, lãnh đạo đảng đều là người liêm chính, công minh, biết đúng sai sẽ vì dân mà xử lý.
Mỗi lãnh đạo cao cấp của đảng mà họ tin tưởng ấy, lại là thủ lĩnh của một nhóm lợi ích lũng đoạn, cướp bóc tài nguyên, đất đai của nhân dân. Nếu vụ việc Đồng Tâm có mâu thuẫn trong ăn chia, các thế lực gang ngửa nhau, hoặc thế lực không được ăn mạnh hơn thì điều tốt sẽ đến với dân Đồng Tâm. Cái điều tốt ấy được báo chí lăng xê là lãnh đạo thương dân, vì dân, công minh khi chỉ đạo này nọ vì lợi ích của dân. Còn nếu thế lực cướp đất mạnh hơn thì vụ việc Đồng Tâm trở thành một vụ chống đối người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hay bất kể tội danh gì đó.
Tóm lại thì đất đai là nguồn béo bở của các nhóm lợi ích do các đảng viên cao cấp cầm đầu, sự phẫn nộ của người dân bị mất đất đôi khi chỉ là con cờ mà các thủ lĩnh trong đảng mượn để triệt hạ nhau, khi mà ăn chia không được như ý hoặc muốn làm mất uy tín để hạ bệ nhau.
Với thế trận một bên là người dân mất đất tin vào đảng, một bên kia là hai hay ba phe trong đảng nhăm nhe rình rập vừa muốn được lợi, vừa muốn giữ uy tín cho đảng, vừa muốn triệt hạ nhau...tốt nhất là cứ kệ bọn họ với nhau, không nên quan tâm đến làm gì. Cứ kệ cho dân Đồng Tâm thành những con cờ và mảnh đất Đồng Tâm thành bàn cờ để các thủ lĩnh của đảng mượn làm nơi triệt hạ nhau.
Những nhà đấu tranh dân chủ tham gia bênh vực người dân Đồng Tâm nên lưu ý, ở đấy khác với Văn Giang, Dương Nội. Một khi những người dân đấu tranh vì mất đất mà còn có niềm tin là trong đảng có những lãnh đạo vì dân, thì chỉ cần một chút thuận lợi, những người dân ấy sẽ quay ngoắt nói những người đấu tranh dân chủ từng lên tiếng giúp họ là bọn phản động âm mưu kích động này nọ.
Nếu phe của Nguyễn Đức Chung mạnh, những người dân Đồng Tâm sẽ chỉ bị xử lý nhẹ nhàng. Nhưng nếu phe bên kia mạnh hơn, chúng sẽ xử tù thật nặng những người dân Đồng Tâm để cho Nguyễn Đức Chung mất mặt vì đã đứng ra cam kết với dân.
Việc đã như thế rồi, cứ kệ những người dân Đồng Tâm đi. Họ bị xử lý nhẹ mừng cho họ, còn họ bị xử lý nặng thì điều an ủi là chế độ này, các thủ lĩnh trong đảng đã mâu thuẫn quyêt
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Người Buôn Gió - Cứ kệ dân Đồng Tâm.
Việc này nếu như không khởi tố thì dư luận chắc hẳn cũng không mấy nhớ đến nữa, mặc dù mới hôm nào nó còn là tâm điểm nóng của dư luận cả nước. Thế nên nói lạ mà không lạ là vậy
Cuối cùng vụ việc ở Đồng Tâm cũng đã bị nhà nước Việt Nam khởi tố, điều ấy lạ mà không lạ.
Việc này nếu như không khởi tố thì dư luận chắc hẳn cũng không mấy nhớ đến nữa, mặc dù mới hôm nào nó còn là tâm điểm nóng của dư luận cả nước. Thế nên nói lạ mà không lạ là vậy. Trong chế độ này thiếu gì vụ việc được ém nhẹm và chìm xuồng. Như vụ bí thư Thanh Hoá có bồ nhí, em trai bí thư Yên Bái có biệt thự khổng lồ hay chủ tịch Huỳnh Đức Thơ ở Đà Nẵng xẻ Sơn Trà ra bán lấy tiền đút cho Nguyễn Xuân Phúc che chở.
Từ vụ đánh bài ăn vài chục nghìn trong công viên lần ra ông quan Bùi Tiến Dũng là con bạc hàng trăm ngàn đô rồi đến ông thứ trưởng bị mất chức theo vì thiếu trách nhiệm, hay vụ phát hiện xe sang treo biển xanh mà mò tới phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh. Hay từ một con ruồi sẽ dẫn đến vụ đại án 7 năm tù cho người dân.
Nhưng từ cái biệt thự khổng lồ của em bí thư, bồ bí thư hay cả một danh lam thắng cảnh như Sơn Trà có quan chức che đỡ lại trở thành con ruồi nhỏ. Hay thảm hoạ môi trường thế kỷ của Việt Nam là Formosa lại thành bình thường, nước biển đã sạch, quan chức tắm biển và ăn cá nói vậy, thế là êm thấm. Ai không tin, thắc mắc thành phản động.
Ở chế độ này gọi là có pháp luật cũng được, không có cũng được. Bởi vì quyền lực của đảng là độc tôn chứ không phải quyền lực của pháp luật. Trong khi đó đảng là những con người, những người lãnh đạo đảng là những người có quyền lực, họ điều khiển pháp luật theo ý họ. Hôm nay dư luận lên án việc này, mấy ông lãnh đạo đảng làm ngơ thì có mà báo chí giời, pháp luật giời cũng phải chịu. Vì khi pháp luật muốn sờ tới một đảng viên thì phải có cả một quy trình trước đó trong đảng đồng ý, pháp luật mới sờ đến. Một ông quan cỡ như chủ tịch Đà Nẵng, Bí thư Thanh Hoá, Yên Bái phải có trung ương , ban bí thư đồng ý may ra cơ quan pháp luật mới dám khởi tố điều tra. Nhưng trung ương, ban bí thư, uỷ ban kiểm tra trung ương đảng đâu phải tự dưng họp mà ra quyết định, lại phải có sự đồng ý của ông tổng bí thư, ông thường trực ban bí thư. Các ông này không chỉ đạo họp và đồng ý thì bố bảo cơ quan pháp luật nào ở Việt Nam dám tự dưng khởi tố vụ án liên quan đến các ông bí thư, chủ tịch các tỉnh.
Dân Đồng Tâm phản ứng việc cướp đất theo cách của họ, làm thật căng để trung ương chú ý tới. Họ vẫn còn niềm tin vào lãnh đao cao cấp của đảng, chính phủ...cho nên họ kiên quyết và táo bạo như thế là bởi họ nghĩ việc to rầm trời sẽ đến tai những lãnh đạo cao cấp nhất trong đảng, rồi các lãnh đạo này tiếp nhận thông tin, sẽ bênh vực cho nhân dân. Vì đảng từ dân mà ra, lãnh đạo đảng đều là người liêm chính, công minh, biết đúng sai sẽ vì dân mà xử lý.
Mỗi lãnh đạo cao cấp của đảng mà họ tin tưởng ấy, lại là thủ lĩnh của một nhóm lợi ích lũng đoạn, cướp bóc tài nguyên, đất đai của nhân dân. Nếu vụ việc Đồng Tâm có mâu thuẫn trong ăn chia, các thế lực gang ngửa nhau, hoặc thế lực không được ăn mạnh hơn thì điều tốt sẽ đến với dân Đồng Tâm. Cái điều tốt ấy được báo chí lăng xê là lãnh đạo thương dân, vì dân, công minh khi chỉ đạo này nọ vì lợi ích của dân. Còn nếu thế lực cướp đất mạnh hơn thì vụ việc Đồng Tâm trở thành một vụ chống đối người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hay bất kể tội danh gì đó.
Tóm lại thì đất đai là nguồn béo bở của các nhóm lợi ích do các đảng viên cao cấp cầm đầu, sự phẫn nộ của người dân bị mất đất đôi khi chỉ là con cờ mà các thủ lĩnh trong đảng mượn để triệt hạ nhau, khi mà ăn chia không được như ý hoặc muốn làm mất uy tín để hạ bệ nhau.
Với thế trận một bên là người dân mất đất tin vào đảng, một bên kia là hai hay ba phe trong đảng nhăm nhe rình rập vừa muốn được lợi, vừa muốn giữ uy tín cho đảng, vừa muốn triệt hạ nhau...tốt nhất là cứ kệ bọn họ với nhau, không nên quan tâm đến làm gì. Cứ kệ cho dân Đồng Tâm thành những con cờ và mảnh đất Đồng Tâm thành bàn cờ để các thủ lĩnh của đảng mượn làm nơi triệt hạ nhau.
Những nhà đấu tranh dân chủ tham gia bênh vực người dân Đồng Tâm nên lưu ý, ở đấy khác với Văn Giang, Dương Nội. Một khi những người dân đấu tranh vì mất đất mà còn có niềm tin là trong đảng có những lãnh đạo vì dân, thì chỉ cần một chút thuận lợi, những người dân ấy sẽ quay ngoắt nói những người đấu tranh dân chủ từng lên tiếng giúp họ là bọn phản động âm mưu kích động này nọ.
Nếu phe của Nguyễn Đức Chung mạnh, những người dân Đồng Tâm sẽ chỉ bị xử lý nhẹ nhàng. Nhưng nếu phe bên kia mạnh hơn, chúng sẽ xử tù thật nặng những người dân Đồng Tâm để cho Nguyễn Đức Chung mất mặt vì đã đứng ra cam kết với dân.
Việc đã như thế rồi, cứ kệ những người dân Đồng Tâm đi. Họ bị xử lý nhẹ mừng cho họ, còn họ bị xử lý nặng thì điều an ủi là chế độ này, các thủ lĩnh trong đảng đã mâu thuẫn quyêt
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)