Truyện Ngắn & Phóng Sự

Người Buôn Gió - Nhớ về một con sông đang gần cạn.

Bọn trẻ chúng tôi ngày ấy đi bơi ở bể Tăng Bạt Hổ. Phải một tuần mới có dịp đi một lần vì tiền không có. Chúng tôi cuốc bộ từ nhà đến Tăng Bạt Hổ. Đoạn đường khá dài so với bây giờ, nhưng hồi ấy đôi chân của chúng tôi không biết mệt mỏi là gì.
Bọn trẻ chúng tôi ngày ấy đi bơi ở bể Tăng Bạt Hổ. Phải một tuần mới có dịp đi một lần vì tiền không có. Chúng tôi cuốc bộ từ nhà đến Tăng Bạt Hổ. Đoạn đường khá dài so với bây giờ, nhưng hồi ấy đôi chân của chúng tôi không biết mệt mỏi là gì. Chúng tôi đi bộ qua cầu Long Biên sang bãi giữa sông Hồng chơi, tìm những mảnh vỡ của bom bi, về đập lấy bi chơi. Những mảnh gang là vỏ quả bom, bên trong chứa những viên bi sắt nhỏ, có lúc còn nhặt được cả vỏ đạn 12 ly 7 nữa.

Chơi chán bên đó, lấy mía tre ăn. Mía tre như loại cỏ to, ăn ngòn ngọt, cọng nó chỉ bằng chiếc đũa. Mọc dại đầy mép bãi sông. Xong leo lên cầu sang bên Gia Lâm đi vòng đường cầu phao về. Chả biết mệt là gì.


Đi bộ từ nhà đến bể bơi Tăng Bạt Hổ chả thấm gì, trời nắng chang chang, đi toàn chân đất, mặc quần đùi, tiền dắt ở cạp quần. Cẩn thận hơn thì ở cái chỗ chun quần rạch một cái khe, luồn tiền vào đó. Tiền chỉ đủ mua được một vé vào bơi một tăng.  Cái bể bơi đó tinh theo tăng, mỗi tăng một tiếng. Hết một tiếng là bảo vệ tuýt còi lùa lũ trẻ lên như vịt. Sau đó mới đến lượt mới xuống. Bảo vệ canh đông, lên bờ rồi là vào khu đi ra, khó mà xoay sở vào lại.

Hôm nào không có tiền, bọn bạn rủ đi, tôi cũng vẫn đi. Đến nơi chạy quanh bức tường rình bảo vệ sơ hở để trèo qua nhảy vào bể bơi. Từ bờ tường đến bể bơi là một khoảng trống đường tập chạy. Trèo qua tường không bị phát hiện đã khó, băng được qua khoảng trống ấy vào đến bể bơi càng khó hơn.

Tôi học lặn ở bể bơi, còn chả học bơi được tí nào ở đấy. Người cứ lúc nhúc. Sau không có tiền, mà lại xa. Tôi lên hồ Than ở bãi Nghĩa Dũng.

Hồ Than nằm khoảng đối diện với nhà máy nước Yên Phụ, giờ nó là sân bóng hay ten nít gì đó thì phải. Lúc đó là con đê đất, qua đê là những rặng tre, ngôi nhà như một làng quê. Cái tên hồ Than là do người ta đổ xỉ than xuống mép hồ. Hình như xỉ than lại làm cho nước trong thì phải, nước hồ luôn sạch trong như bể bơi. Hồ Than nằm ngay mép chân đê, ô tô chở xỉ than từ trên đê trút xuống hồ, xỉ than tạo thành một con dốc có chiều dài gần hết hồ. Phía bên kia hồ là nhà dân, chúng tôi chỉ xuống nước từ phía chân đê tức dốc xỉ than ấy.

Vài đứa trẻ đã chết vì xuống dốc trôi tuột trên lớp xỉ than, vì cả quãng dốc chiều ngang mấy chục mét xuống hồ chỗ nông sâu khác nhau. Những đứa không biết vừa lò dò trên dốc xỉ, trôi tuột xuống nơi sâu nhất và chấm dứt đời mình ở tuổi thiếu niên.  Người ta thấy vậy liền cấm chúng tôi tắm ở hồ Than.

 Thế là chúng tôi ra sông Hồng, nơi chẳng ai cấm, chẳng ai bán vé, chẳng ai thèm nhìn chúng tôi làm gì. Bờ sông hoang vu, có lúc bờ bên Hà Nội bị sạt lở thành vách dựng đứng, xà lan cập ven bờ ở chỗ cầu Chương Dương bây giờ. Từ nhà tôi ra sông Hồng là gần nhất, chỉ băng qua con đê một đoạn là đến bờ sông. Mùa thu nước sông xuống thấp lộ ra những doi cát loang lổ, nước sông xanh trong, tôi tạp bơi tha hồ từ doi cát này sang doi cát kia. Dần dần thành biết bơi. Nhưng vì bơi ở sông, tất cả chúng tôi đều quen một kiểu là đầu luôn trên mặt nước để canh chừng bè nứa, xà lan đi qua. Rất nhiều đứa trẻ đã chết vì rúc vào gầm bè nứa hay gầm xà lan. Chỗ chúng tôi chết hai người, đó là Thắng và Chính. Bạn Thắng hay trao đổi truyện với tôi, hai thằng đi hiệu sách, mỗi đứa mua một truyện, về đọc xong thì đổi nhau đọc tiếp cho tiết kiệm tiền. Thắng chết hai ngày sau nhà tìm được xác, còn anh Chính hơn tôi 3  tuổi thì chết phải tuần mới mò được xác. Bạn Thắng thì mất do chui gầm xà lan, anh Chính thì nhảy đúng đống sắt dưới sông. Dạo ấy dưới sông đôi chỗ có sắt, về sau sắt vụn đắt còn có nghề thuyền chài đi mò sắt dưới lòng sông nữa.

Sau này đôi khi tôi ra bể bơi, thấy những người bơi chuyên nghiệp, họ đeo kính, đội mũ bơi. Họ bới sải hay nhái đều ngụp xuống vài nhịp rồi nhô mặt lên thở, rồi lại ngụp xuống bơi vài nhịp. Bọn tôi bơi hầu như tóc không ướt, chỉ ướt tí gáy, nước không  bắn nhiều vì chúng tôi bơi chậm lấy sức bơi dài. Nếu bạn nhìn thấy ai bơi, đầu luôn ngoi trên mặt nước khi bơi nhái, không có giọt nước nào bắn lên mặt nước. Đó chính là kiểu bơi của những đứa trẻ đường phố thời bao cấp, kiểu bơi dài đến cả cây số, lên bờ không chút thở dốc nào. Tìm hiểu tôi mới biết cái kiểu bơi ngụp vài nhịp ấy là đúng sách dậy cho người đi bơi. Có điều nếu ở sông thì kiểu ấy có thể nguy hiểm vì vấp phải cái vật gì đang trôi, nhất là lúc nước chảy mạnh. Hoặc nơi ô nhiễm bơi ngụp nhịp ngoi lên thế cũng bệnh tật.

Mùa thu năm ấy tôi học bơi thành công ở sông Hồng. Đến mùa nước lũ mới bắt đầu, nước chưa dâng lên mặt bờ là lúc bơi thích nhất. Nước sông đỏ hồng không xanh trong như mùa thu, trên mặt nước đôi khi có cả những cây gỗ to trôi từ trên thượng nguồn về. Chắc gỗ hồi đó cũng chả đắt và hiếm nên nó trôi về qua Hà Nội như vậy. Bọn tôi bơi vượt sông, thường chỉ có tôi và thằng An Bính và thằng Hùng là với nhau. Nhà tôi số 22 , nhà An 28 còn nhà Hùng số 36. Nhà hai thằng đã bán đi chỗ khác ở từ lâu, thằng Hùng tù ra tù vào rồi chết bị bệnh tật. Còn An thỉnh thoảng có về qua ngõ, nhưng mươi năm gần lại thì chả gặp nó nữa.

Vượt sông ở tuổi 12 cần phải can đảm và bình tĩnh. Chúng tôi bơi nhái, đầu ngẩng cao, vừa bơi vừa nói chuyện, nước sông khá manh, bờ bên kia nhìn mờ mờ ảo ảo. Chúng tôi cứ lựa chếch dòng nước mà đi. Sợ nhất đang băng qua sông mà gặp ca nô lớn đi qua, sóng đánh tơi bời, nhấn lên nhấn xuống, mặt mũi tối tăm, uống nước sông đến oẹ ra là thường. Lúc ấy thường bơi đứng chịu trận. Nếu không gặp ca nô đi qua, chúng tôi chếch dòng sang đến bờ bên kia cũng mất hơn một tiếng. Cái độ chếch tuỳ thuộc vào hôm nước mạnh hay yếu, nếu nước xiết có khi điểm chếch đến 3 cây số.

Khó nhất là khi đến gần bờ bên kia, thế nào cũng gặp dòng nước xiết chảy cách bờ chục mét, không xiết thì là xoáy. Gặp nước xiết thì dùng hết sức để bơi sải cắt qua, lúc đó sức đã kệt lắm, nhưng nếu không băng qua đoạn nước xiết ấy thì không biết bao giờ vào đến bờ. Có thể bị cuốn đi đến lúc kiệt sức và chết. Nhưng nước xiết chưa hiểm bằng vùng nước xoáy, ở vùng nước xoáy thì có bơi sải mạnh để cắt ra đến mấy cũng chả ăn thua. Một lần tôi rơi vào vùng xoaý, dùng hết sức bơi sải cắt mà khổng  ra được. Mệt quá thả người bơi ngửa nhắm mắt nghỉ mấy phút, mở mắt ra quay người lại, mặt đập vào bờ.

 Bơi ở sông Hồng lên bờ, khắp người phủ lớp phù sa mịn như phấn. Sang đến bờ bên kia tha hồ nằm nghỉ, cảm tưởng như đã đến một vùng đất hoang vu. Mà nó hoang vu thật, ngày ấy các khu ven sông còn đường đất, rặng tre, bụi chuối và la liệt ao, người ta trồng ngô, cắt cỏ, nuôi bò. Ở Lò Đúc còn đầy cò về đậu, lúc đó người ta gọi Lò Đúc là bang cứt cò, còn chỗ bãi sông đoạn Phúc Tân, Chương Dương, Hàm Tử là bang cứt bò. Bên bãi giữa sông có rắn, chuột, ếch, nhái... rắn thì chúng tôi không dám lại gần. Nhưng ếch nhái có lúc vồ được dăm con, trói chúng lại buộc thành dây quanh bụng rồi bơi về. Sang bờ bên này là xin lửa nướng ăn luôn tại chỗ. Sợ mang về nhà bố mẹ biết bơi sống thì no đòn.

Tôi có một con chó ta tên là Lu, nó chạy theo tôi ra sông, gần sông tôi mới phát hiện, nó đi theo lặng lẽ từ lúc nào. Thế là tôi lôi cổ nó xuống sông, nó trụ bốn chân ghì lại không xuống. Tôi lôi không được thả quách nó ra, rồi tôi nhảy xuống sông. Thật kỳ lạ, con Lu lại chạy xuống sát mătj nước tru tréo như gọi tôi vào. Tôi nhìn nó cười như bảo mày yên tâm, tao bơi giỏi.  Nó bồn chồn, cuống quýt dậm chân trên bờ, miệng ăng ẳng, rồi bất ngờ nó nhảy bổ xuống nước một cách quả quyết bơi lại gần tôi liếm mặt như muốn bảo, tôi sẽ ở gần cậu chủ dù thế nào đi nữa. Lần đó tôi lên bờ, nhìn nó mãi, tôi hiểu thế nào là tình bạn giữa người và chó.

 Bố tôi đi tù, mẹ tôi bán con Lu lấy tiền tiếp tế, đợt đó nhà tôi kiệt quệ vì khi khám nhà người ta thu sạch. Mẹ tôi đi bán nước chè rong, cứ xách cái ấm giỏ đi bộ hết phố này sang phố khác. Tôi đi học về mới biết con Lu bị bán, tôi đi tìm nó trên chợ chó Long Biên, ngó từng cái chuồng sắt. Rồi tôi đi quanh những hàng thịt chó bốc mùi thơm phức tìm nó. Tôi thấy cái đầu chó thui trong tủ kính nhe răng đau đớn. Tôi khóc nức nở. Tôi ước đến cháy gan ruột có tiền để tìm thấy con Lu chuộc về.

Nhiều năm sau, trải qua đủ mọi khốc liệt cuộc đời, thăng trầm các kiểu từ nhà tù đến giám đốc . Tôi lái ô tô đi qua cầu Long Biên, bỗng nhiên nước mắt trào ra không ngăn nổi. Lúc ấy tôi đang làm cầm đồ và cá độ bóng đá, vài chục triệu mất đi chả nghĩa gì chỉ là cái tặc lưỡi. Thế nhưng tôi không ngăn nổi những dòng nước mắt của hồi ức. Tôi về còn làm thơ, bài thơ có đoạn

Lu lu ơi.
Hôm nay tao đi xe bốn bánh
Lượn qua cầu Long Biên
Chợ chó bây giờ không họp
Mày về đâu, ngần ấy đoạn trường.

Mãi trong cuộc đời này, tôi chưa lúc nào quên hình ảnh con Lu lo lắng cho tôi, rồi nó quyết định nhảy xuống sông để bơi cạnh tôi, mặc dù trước đó nó rất sợ. Tôi không dám ví người với chó, nhưng trong cuộc đời này nhiều người tưởng là bạn, là người yêu đã bỏ tôi trong lúc tôi gian nan. Vì thế hôm ấy, khi lái xe ô tô, tiền đầy cốp xe, kiếm ghế sau, súng ngắn dắt lưng. Tôi khóc vì thương nhớ một tình bạn thời thơ ấu đã tuột mất.

 Bây giờ con sông xưa đã cạn, chẳng còn những mùa nước lũ dâng đến tận mép chân đê. Nước lớn nhất cũng không ngập nổi bãi giữa. Phía bờ bên Hà Nội cạn trơ đáy, nước sông đen xì. Người ta trồng rau luôn dưới lòng sông. Càng theo năm tháng con sông càng cạn. Cũng như tôi càng lớn lên, càng thấy tình người trong xã hội cạn dần đi cùng với dòng sông thơ ấu.

 Hôm trước ngồi ở trung tâm Viên hoa lệ , trong một quán cà phê sang trọng. Tí Hớn kể những mẩu chuyện đố vui, mấy người bạn đều khen Tí Hớn thông minh. Tôi không hề cười, khi Tí Hớn chạy ra ngoài chơi. Tôi mới nói với các bác.

- Em không thích nó thế, nếu cứ thông mình thế này sẽ trở thành ranh mãnh. Em sẽ cấm nó đọc những chuyện như thế. Nó cần phải đọc sách như Con Bim Trắng Tai Đen, Hành Trình Ngày Thơ Ấu....phải nuôi tình cảm cho nó trước rồi mới đến sự thông minh. Em sợ xã hội này, nếu sự thông minh mà không có tình cảm thì sẽ thành người khó lường, rất dễ thành ranh mà và khôn lỏi.

Những người anh lớn tuổi bỗng trầm ngâm, rồi tất cả gật đầu.

- Đúng là bây giờ, ở nước mình, tình người ngày càng cạn quá. Phải cần có cách giáo dục khác.

Trong đầu tôi,  hiện lại dòng sông cạn đáy, đen nhớp nháp và rác rưởi ngồn ngang. Dòng sông ấy bao giờ mới đỏ lựng phù sa  bám mịn màng trên làn da người vào mùa nước, và trong xanh êm ả vào mùa thu.

 Người Buôn Gió

(Blog Người Buôn gió)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Người Buôn Gió - Nhớ về một con sông đang gần cạn.

Bọn trẻ chúng tôi ngày ấy đi bơi ở bể Tăng Bạt Hổ. Phải một tuần mới có dịp đi một lần vì tiền không có. Chúng tôi cuốc bộ từ nhà đến Tăng Bạt Hổ. Đoạn đường khá dài so với bây giờ, nhưng hồi ấy đôi chân của chúng tôi không biết mệt mỏi là gì.
Bọn trẻ chúng tôi ngày ấy đi bơi ở bể Tăng Bạt Hổ. Phải một tuần mới có dịp đi một lần vì tiền không có. Chúng tôi cuốc bộ từ nhà đến Tăng Bạt Hổ. Đoạn đường khá dài so với bây giờ, nhưng hồi ấy đôi chân của chúng tôi không biết mệt mỏi là gì. Chúng tôi đi bộ qua cầu Long Biên sang bãi giữa sông Hồng chơi, tìm những mảnh vỡ của bom bi, về đập lấy bi chơi. Những mảnh gang là vỏ quả bom, bên trong chứa những viên bi sắt nhỏ, có lúc còn nhặt được cả vỏ đạn 12 ly 7 nữa.

Chơi chán bên đó, lấy mía tre ăn. Mía tre như loại cỏ to, ăn ngòn ngọt, cọng nó chỉ bằng chiếc đũa. Mọc dại đầy mép bãi sông. Xong leo lên cầu sang bên Gia Lâm đi vòng đường cầu phao về. Chả biết mệt là gì.


Đi bộ từ nhà đến bể bơi Tăng Bạt Hổ chả thấm gì, trời nắng chang chang, đi toàn chân đất, mặc quần đùi, tiền dắt ở cạp quần. Cẩn thận hơn thì ở cái chỗ chun quần rạch một cái khe, luồn tiền vào đó. Tiền chỉ đủ mua được một vé vào bơi một tăng.  Cái bể bơi đó tinh theo tăng, mỗi tăng một tiếng. Hết một tiếng là bảo vệ tuýt còi lùa lũ trẻ lên như vịt. Sau đó mới đến lượt mới xuống. Bảo vệ canh đông, lên bờ rồi là vào khu đi ra, khó mà xoay sở vào lại.

Hôm nào không có tiền, bọn bạn rủ đi, tôi cũng vẫn đi. Đến nơi chạy quanh bức tường rình bảo vệ sơ hở để trèo qua nhảy vào bể bơi. Từ bờ tường đến bể bơi là một khoảng trống đường tập chạy. Trèo qua tường không bị phát hiện đã khó, băng được qua khoảng trống ấy vào đến bể bơi càng khó hơn.

Tôi học lặn ở bể bơi, còn chả học bơi được tí nào ở đấy. Người cứ lúc nhúc. Sau không có tiền, mà lại xa. Tôi lên hồ Than ở bãi Nghĩa Dũng.

Hồ Than nằm khoảng đối diện với nhà máy nước Yên Phụ, giờ nó là sân bóng hay ten nít gì đó thì phải. Lúc đó là con đê đất, qua đê là những rặng tre, ngôi nhà như một làng quê. Cái tên hồ Than là do người ta đổ xỉ than xuống mép hồ. Hình như xỉ than lại làm cho nước trong thì phải, nước hồ luôn sạch trong như bể bơi. Hồ Than nằm ngay mép chân đê, ô tô chở xỉ than từ trên đê trút xuống hồ, xỉ than tạo thành một con dốc có chiều dài gần hết hồ. Phía bên kia hồ là nhà dân, chúng tôi chỉ xuống nước từ phía chân đê tức dốc xỉ than ấy.

Vài đứa trẻ đã chết vì xuống dốc trôi tuột trên lớp xỉ than, vì cả quãng dốc chiều ngang mấy chục mét xuống hồ chỗ nông sâu khác nhau. Những đứa không biết vừa lò dò trên dốc xỉ, trôi tuột xuống nơi sâu nhất và chấm dứt đời mình ở tuổi thiếu niên.  Người ta thấy vậy liền cấm chúng tôi tắm ở hồ Than.

 Thế là chúng tôi ra sông Hồng, nơi chẳng ai cấm, chẳng ai bán vé, chẳng ai thèm nhìn chúng tôi làm gì. Bờ sông hoang vu, có lúc bờ bên Hà Nội bị sạt lở thành vách dựng đứng, xà lan cập ven bờ ở chỗ cầu Chương Dương bây giờ. Từ nhà tôi ra sông Hồng là gần nhất, chỉ băng qua con đê một đoạn là đến bờ sông. Mùa thu nước sông xuống thấp lộ ra những doi cát loang lổ, nước sông xanh trong, tôi tạp bơi tha hồ từ doi cát này sang doi cát kia. Dần dần thành biết bơi. Nhưng vì bơi ở sông, tất cả chúng tôi đều quen một kiểu là đầu luôn trên mặt nước để canh chừng bè nứa, xà lan đi qua. Rất nhiều đứa trẻ đã chết vì rúc vào gầm bè nứa hay gầm xà lan. Chỗ chúng tôi chết hai người, đó là Thắng và Chính. Bạn Thắng hay trao đổi truyện với tôi, hai thằng đi hiệu sách, mỗi đứa mua một truyện, về đọc xong thì đổi nhau đọc tiếp cho tiết kiệm tiền. Thắng chết hai ngày sau nhà tìm được xác, còn anh Chính hơn tôi 3  tuổi thì chết phải tuần mới mò được xác. Bạn Thắng thì mất do chui gầm xà lan, anh Chính thì nhảy đúng đống sắt dưới sông. Dạo ấy dưới sông đôi chỗ có sắt, về sau sắt vụn đắt còn có nghề thuyền chài đi mò sắt dưới lòng sông nữa.

Sau này đôi khi tôi ra bể bơi, thấy những người bơi chuyên nghiệp, họ đeo kính, đội mũ bơi. Họ bới sải hay nhái đều ngụp xuống vài nhịp rồi nhô mặt lên thở, rồi lại ngụp xuống bơi vài nhịp. Bọn tôi bơi hầu như tóc không ướt, chỉ ướt tí gáy, nước không  bắn nhiều vì chúng tôi bơi chậm lấy sức bơi dài. Nếu bạn nhìn thấy ai bơi, đầu luôn ngoi trên mặt nước khi bơi nhái, không có giọt nước nào bắn lên mặt nước. Đó chính là kiểu bơi của những đứa trẻ đường phố thời bao cấp, kiểu bơi dài đến cả cây số, lên bờ không chút thở dốc nào. Tìm hiểu tôi mới biết cái kiểu bơi ngụp vài nhịp ấy là đúng sách dậy cho người đi bơi. Có điều nếu ở sông thì kiểu ấy có thể nguy hiểm vì vấp phải cái vật gì đang trôi, nhất là lúc nước chảy mạnh. Hoặc nơi ô nhiễm bơi ngụp nhịp ngoi lên thế cũng bệnh tật.

Mùa thu năm ấy tôi học bơi thành công ở sông Hồng. Đến mùa nước lũ mới bắt đầu, nước chưa dâng lên mặt bờ là lúc bơi thích nhất. Nước sông đỏ hồng không xanh trong như mùa thu, trên mặt nước đôi khi có cả những cây gỗ to trôi từ trên thượng nguồn về. Chắc gỗ hồi đó cũng chả đắt và hiếm nên nó trôi về qua Hà Nội như vậy. Bọn tôi bơi vượt sông, thường chỉ có tôi và thằng An Bính và thằng Hùng là với nhau. Nhà tôi số 22 , nhà An 28 còn nhà Hùng số 36. Nhà hai thằng đã bán đi chỗ khác ở từ lâu, thằng Hùng tù ra tù vào rồi chết bị bệnh tật. Còn An thỉnh thoảng có về qua ngõ, nhưng mươi năm gần lại thì chả gặp nó nữa.

Vượt sông ở tuổi 12 cần phải can đảm và bình tĩnh. Chúng tôi bơi nhái, đầu ngẩng cao, vừa bơi vừa nói chuyện, nước sông khá manh, bờ bên kia nhìn mờ mờ ảo ảo. Chúng tôi cứ lựa chếch dòng nước mà đi. Sợ nhất đang băng qua sông mà gặp ca nô lớn đi qua, sóng đánh tơi bời, nhấn lên nhấn xuống, mặt mũi tối tăm, uống nước sông đến oẹ ra là thường. Lúc ấy thường bơi đứng chịu trận. Nếu không gặp ca nô đi qua, chúng tôi chếch dòng sang đến bờ bên kia cũng mất hơn một tiếng. Cái độ chếch tuỳ thuộc vào hôm nước mạnh hay yếu, nếu nước xiết có khi điểm chếch đến 3 cây số.

Khó nhất là khi đến gần bờ bên kia, thế nào cũng gặp dòng nước xiết chảy cách bờ chục mét, không xiết thì là xoáy. Gặp nước xiết thì dùng hết sức để bơi sải cắt qua, lúc đó sức đã kệt lắm, nhưng nếu không băng qua đoạn nước xiết ấy thì không biết bao giờ vào đến bờ. Có thể bị cuốn đi đến lúc kiệt sức và chết. Nhưng nước xiết chưa hiểm bằng vùng nước xoáy, ở vùng nước xoáy thì có bơi sải mạnh để cắt ra đến mấy cũng chả ăn thua. Một lần tôi rơi vào vùng xoaý, dùng hết sức bơi sải cắt mà khổng  ra được. Mệt quá thả người bơi ngửa nhắm mắt nghỉ mấy phút, mở mắt ra quay người lại, mặt đập vào bờ.

 Bơi ở sông Hồng lên bờ, khắp người phủ lớp phù sa mịn như phấn. Sang đến bờ bên kia tha hồ nằm nghỉ, cảm tưởng như đã đến một vùng đất hoang vu. Mà nó hoang vu thật, ngày ấy các khu ven sông còn đường đất, rặng tre, bụi chuối và la liệt ao, người ta trồng ngô, cắt cỏ, nuôi bò. Ở Lò Đúc còn đầy cò về đậu, lúc đó người ta gọi Lò Đúc là bang cứt cò, còn chỗ bãi sông đoạn Phúc Tân, Chương Dương, Hàm Tử là bang cứt bò. Bên bãi giữa sông có rắn, chuột, ếch, nhái... rắn thì chúng tôi không dám lại gần. Nhưng ếch nhái có lúc vồ được dăm con, trói chúng lại buộc thành dây quanh bụng rồi bơi về. Sang bờ bên này là xin lửa nướng ăn luôn tại chỗ. Sợ mang về nhà bố mẹ biết bơi sống thì no đòn.

Tôi có một con chó ta tên là Lu, nó chạy theo tôi ra sông, gần sông tôi mới phát hiện, nó đi theo lặng lẽ từ lúc nào. Thế là tôi lôi cổ nó xuống sông, nó trụ bốn chân ghì lại không xuống. Tôi lôi không được thả quách nó ra, rồi tôi nhảy xuống sông. Thật kỳ lạ, con Lu lại chạy xuống sát mătj nước tru tréo như gọi tôi vào. Tôi nhìn nó cười như bảo mày yên tâm, tao bơi giỏi.  Nó bồn chồn, cuống quýt dậm chân trên bờ, miệng ăng ẳng, rồi bất ngờ nó nhảy bổ xuống nước một cách quả quyết bơi lại gần tôi liếm mặt như muốn bảo, tôi sẽ ở gần cậu chủ dù thế nào đi nữa. Lần đó tôi lên bờ, nhìn nó mãi, tôi hiểu thế nào là tình bạn giữa người và chó.

 Bố tôi đi tù, mẹ tôi bán con Lu lấy tiền tiếp tế, đợt đó nhà tôi kiệt quệ vì khi khám nhà người ta thu sạch. Mẹ tôi đi bán nước chè rong, cứ xách cái ấm giỏ đi bộ hết phố này sang phố khác. Tôi đi học về mới biết con Lu bị bán, tôi đi tìm nó trên chợ chó Long Biên, ngó từng cái chuồng sắt. Rồi tôi đi quanh những hàng thịt chó bốc mùi thơm phức tìm nó. Tôi thấy cái đầu chó thui trong tủ kính nhe răng đau đớn. Tôi khóc nức nở. Tôi ước đến cháy gan ruột có tiền để tìm thấy con Lu chuộc về.

Nhiều năm sau, trải qua đủ mọi khốc liệt cuộc đời, thăng trầm các kiểu từ nhà tù đến giám đốc . Tôi lái ô tô đi qua cầu Long Biên, bỗng nhiên nước mắt trào ra không ngăn nổi. Lúc ấy tôi đang làm cầm đồ và cá độ bóng đá, vài chục triệu mất đi chả nghĩa gì chỉ là cái tặc lưỡi. Thế nhưng tôi không ngăn nổi những dòng nước mắt của hồi ức. Tôi về còn làm thơ, bài thơ có đoạn

Lu lu ơi.
Hôm nay tao đi xe bốn bánh
Lượn qua cầu Long Biên
Chợ chó bây giờ không họp
Mày về đâu, ngần ấy đoạn trường.

Mãi trong cuộc đời này, tôi chưa lúc nào quên hình ảnh con Lu lo lắng cho tôi, rồi nó quyết định nhảy xuống sông để bơi cạnh tôi, mặc dù trước đó nó rất sợ. Tôi không dám ví người với chó, nhưng trong cuộc đời này nhiều người tưởng là bạn, là người yêu đã bỏ tôi trong lúc tôi gian nan. Vì thế hôm ấy, khi lái xe ô tô, tiền đầy cốp xe, kiếm ghế sau, súng ngắn dắt lưng. Tôi khóc vì thương nhớ một tình bạn thời thơ ấu đã tuột mất.

 Bây giờ con sông xưa đã cạn, chẳng còn những mùa nước lũ dâng đến tận mép chân đê. Nước lớn nhất cũng không ngập nổi bãi giữa. Phía bờ bên Hà Nội cạn trơ đáy, nước sông đen xì. Người ta trồng rau luôn dưới lòng sông. Càng theo năm tháng con sông càng cạn. Cũng như tôi càng lớn lên, càng thấy tình người trong xã hội cạn dần đi cùng với dòng sông thơ ấu.

 Hôm trước ngồi ở trung tâm Viên hoa lệ , trong một quán cà phê sang trọng. Tí Hớn kể những mẩu chuyện đố vui, mấy người bạn đều khen Tí Hớn thông minh. Tôi không hề cười, khi Tí Hớn chạy ra ngoài chơi. Tôi mới nói với các bác.

- Em không thích nó thế, nếu cứ thông mình thế này sẽ trở thành ranh mãnh. Em sẽ cấm nó đọc những chuyện như thế. Nó cần phải đọc sách như Con Bim Trắng Tai Đen, Hành Trình Ngày Thơ Ấu....phải nuôi tình cảm cho nó trước rồi mới đến sự thông minh. Em sợ xã hội này, nếu sự thông minh mà không có tình cảm thì sẽ thành người khó lường, rất dễ thành ranh mà và khôn lỏi.

Những người anh lớn tuổi bỗng trầm ngâm, rồi tất cả gật đầu.

- Đúng là bây giờ, ở nước mình, tình người ngày càng cạn quá. Phải cần có cách giáo dục khác.

Trong đầu tôi,  hiện lại dòng sông cạn đáy, đen nhớp nháp và rác rưởi ngồn ngang. Dòng sông ấy bao giờ mới đỏ lựng phù sa  bám mịn màng trên làn da người vào mùa nước, và trong xanh êm ả vào mùa thu.

 Người Buôn Gió

(Blog Người Buôn gió)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm