Di Sản Hồ Chí Minh
Người Mỹ đích thực sẽ không xem bóng đá?
Hàng triệu người Mỹ đã dõi theo trận đấu của các cầu thủ Mỹ và Đức ngày thứ 5 vừa qua, nhưng trong đó có lẽ không có tên Ann Coulter, một nhà báo, nhà phê bình chính trị kiêm một luật gia nổi tiếng của Mỹ.
Nhà báo, luật sư Ann Coulter vẫy tay chào khán giả của mình trước một buổi diễn thuyết quan trọng hồi năm 2012 (ảnh: Yahoo! News) |
Thứ 4 vừa qua, Ann Coulter đã khiến truyền thông và độc giả hâm mộ bóng đá xứ cờ hoa nổi sóng vì một bài viết được xuất bản trên website chính thức của mình, trong đó ám chỉ những người hâm mộ bóng đá ở Mỹ không phải là “người Mỹ” đích thực.
“Thế là quá đủ. Bất cứ sự gia tăng hứng thú nào với bóng đá chỉ có thể là một dấu hiệu xuống cấp của đạo đức quốc gia”, Ann Coulter viết gay gắt ngay từ đoạn đầu trong bài đăng của mình.
Nhà báo 52 tuổi chỉ ra các lý do tại sao cô cho rằng bóng đá không phải là một môn thể thao đích thực. Một trong số đó là “thành tích cá nhân không phải là một nhân tố quan trọng”.
“Việc quy trách nhiệm bị phân tán và đương nhiên, hầu như cũng chẳng có ai thực sự ghi điểm. Trong bóng đá, không có người hùng, không có kẻ thất bại và không có trách nhiệm”, Ann Coulter viết.
Và một lý do khác nữa, theo Coulter, bóng đá quá nhàm chán. “Nếu như Michael Jackson được điều trị chứng mất ngủ bằng một trận đấu giữa Brazil và Argentina chứ không phải bằng Propofol (thuốc ngủ) thì có lẽ giờ đây, Jackson vẫn còn sống, mặc dù sẽ bị nhàm chán”, Coulter châm biếm.
Hình ảnh đẹp trong trận Mỹ gặp Bồ Đào Nha hồi tuần trước |
Bất chấp những báo cáo của ESPN cho thấy lượng khán giả xem trận Mỹ - Bồ Đào Nha qua truyền hình tại Mỹ đã đạt mức kỷ lục với 18,2 triệu người xem hồi tuần trước, Coulter vẫn không tin rằng môn thể thao này đang trở nên phổ biến ở Mỹ.
“Những người muốn “phổ cập” môn bóng đá tại Mỹ cũng giống như những người muốn chúng ta phải yêu quý những cô gái trên HBO, Beyoncé và Hillary Clinton mà thôi.
Số bài viết trên New York Time tuyên bố rằng “bóng đá đang trở nên phổ biến và thu hút tại Mỹ” chỉ được hưởng ứng bởi những kẻ đang cố chứng minh rằng môn bóng rổ nữ cũng thật là hấp dẫn”, Ann Coulter viết.
Và nhà báo Mỹ không ngần ngại nói rằng cô không phải là người duy nhất cảm thấy chán ốm vì bóng đá ở Mỹ. Theo cô, bóng đá chỉ trở nên phổ biến với những người Mỹ gốc Phi, những người còn bị ảnh hưởng chỉ bởi vì “người Pháp thích bóng đá”.
“Nếu nhiều ‘người Mỹ’ đang xem bóng đá ngày hôm nay, đó chỉ có thể là vì sự chuyển đổi nhân khẩu học do chính sách nhập cư năm 1965 của Teddy Kennedy gây ra. Tôi đảm bảo với bạn, chẳng có người Mỹ nào có ông nội sinh ra ở đây mà lại đi xem bóng đá”, Coulter có vẻ như gay gắt quá mức với những fan bóng đá tại Mỹ.
Bài viết của nữ nhà báo đã khiến cô phải hứng đủ gạch đá từ những người bất đồng quan điểm. Trang Yahoo! News trích đăng hàng loạt ý kiến của độc giả trên Twitter nói rằng bài viết về bóng đá của Coulter là bài viết tồi tệ nhất mà nhà báo này từng viết.
“Điều thú vị nhất khi bóng đá trở nên phổ biến ở Mỹ là cách mà nó đã khiến nhà báo Ann Coulter của chúng ta trở nên tức giận đến mức nào”, John Aziz bình luận.
Một độc giả khác, thậm chí cho rằng Ann Coulter đang bị hoang tưởng khi viết bài viết này, nhất là khi cô quy kết rằng bóng đá đang “phá hủy đạo đức nước Mỹ”.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Người Mỹ đích thực sẽ không xem bóng đá?
Hàng triệu người Mỹ đã dõi theo trận đấu của các cầu thủ Mỹ và Đức ngày thứ 5 vừa qua, nhưng trong đó có lẽ không có tên Ann Coulter, một nhà báo, nhà phê bình chính trị kiêm một luật gia nổi tiếng của Mỹ.
Nhà báo, luật sư Ann Coulter vẫy tay chào khán giả của mình trước một buổi diễn thuyết quan trọng hồi năm 2012 (ảnh: Yahoo! News) |
Thứ 4 vừa qua, Ann Coulter đã khiến truyền thông và độc giả hâm mộ bóng đá xứ cờ hoa nổi sóng vì một bài viết được xuất bản trên website chính thức của mình, trong đó ám chỉ những người hâm mộ bóng đá ở Mỹ không phải là “người Mỹ” đích thực.
“Thế là quá đủ. Bất cứ sự gia tăng hứng thú nào với bóng đá chỉ có thể là một dấu hiệu xuống cấp của đạo đức quốc gia”, Ann Coulter viết gay gắt ngay từ đoạn đầu trong bài đăng của mình.
Nhà báo 52 tuổi chỉ ra các lý do tại sao cô cho rằng bóng đá không phải là một môn thể thao đích thực. Một trong số đó là “thành tích cá nhân không phải là một nhân tố quan trọng”.
“Việc quy trách nhiệm bị phân tán và đương nhiên, hầu như cũng chẳng có ai thực sự ghi điểm. Trong bóng đá, không có người hùng, không có kẻ thất bại và không có trách nhiệm”, Ann Coulter viết.
Và một lý do khác nữa, theo Coulter, bóng đá quá nhàm chán. “Nếu như Michael Jackson được điều trị chứng mất ngủ bằng một trận đấu giữa Brazil và Argentina chứ không phải bằng Propofol (thuốc ngủ) thì có lẽ giờ đây, Jackson vẫn còn sống, mặc dù sẽ bị nhàm chán”, Coulter châm biếm.
Hình ảnh đẹp trong trận Mỹ gặp Bồ Đào Nha hồi tuần trước |
Bất chấp những báo cáo của ESPN cho thấy lượng khán giả xem trận Mỹ - Bồ Đào Nha qua truyền hình tại Mỹ đã đạt mức kỷ lục với 18,2 triệu người xem hồi tuần trước, Coulter vẫn không tin rằng môn thể thao này đang trở nên phổ biến ở Mỹ.
“Những người muốn “phổ cập” môn bóng đá tại Mỹ cũng giống như những người muốn chúng ta phải yêu quý những cô gái trên HBO, Beyoncé và Hillary Clinton mà thôi.
Số bài viết trên New York Time tuyên bố rằng “bóng đá đang trở nên phổ biến và thu hút tại Mỹ” chỉ được hưởng ứng bởi những kẻ đang cố chứng minh rằng môn bóng rổ nữ cũng thật là hấp dẫn”, Ann Coulter viết.
Và nhà báo Mỹ không ngần ngại nói rằng cô không phải là người duy nhất cảm thấy chán ốm vì bóng đá ở Mỹ. Theo cô, bóng đá chỉ trở nên phổ biến với những người Mỹ gốc Phi, những người còn bị ảnh hưởng chỉ bởi vì “người Pháp thích bóng đá”.
“Nếu nhiều ‘người Mỹ’ đang xem bóng đá ngày hôm nay, đó chỉ có thể là vì sự chuyển đổi nhân khẩu học do chính sách nhập cư năm 1965 của Teddy Kennedy gây ra. Tôi đảm bảo với bạn, chẳng có người Mỹ nào có ông nội sinh ra ở đây mà lại đi xem bóng đá”, Coulter có vẻ như gay gắt quá mức với những fan bóng đá tại Mỹ.
Bài viết của nữ nhà báo đã khiến cô phải hứng đủ gạch đá từ những người bất đồng quan điểm. Trang Yahoo! News trích đăng hàng loạt ý kiến của độc giả trên Twitter nói rằng bài viết về bóng đá của Coulter là bài viết tồi tệ nhất mà nhà báo này từng viết.
“Điều thú vị nhất khi bóng đá trở nên phổ biến ở Mỹ là cách mà nó đã khiến nhà báo Ann Coulter của chúng ta trở nên tức giận đến mức nào”, John Aziz bình luận.
Một độc giả khác, thậm chí cho rằng Ann Coulter đang bị hoang tưởng khi viết bài viết này, nhất là khi cô quy kết rằng bóng đá đang “phá hủy đạo đức nước Mỹ”.