Cà Kê Dê Ngỗng
"Người Nam Kỳ" - by Lâm Văn Bé / Trần Văn Giang (ghi lại).
*
Người
dân miền Thuận Quảng, sau gần 400 năm tiếp cận với nền văn hóa bản địa
Phù Nam – Chân Lạp, với người Minh Hương, người Pháp, tác động bởi một
môi trường thiên nhiên khắc nghiệt thuở ban đầu nhưng trù phú về sau đã
tạo cho họ những nét đặc thù mà từ ngôn ngữ đến tâm tình lẫn tâm tính có
nhiều khác biệt với tổ tiên của họ ở đàng ngoài.
Trước tiên, ngôn ngữ là một đổi thay lớn và nhanh chóng.
Chỉ một thế hệ, Nguyễn Đình Chiểu, con của Nguyễn Đình Huy gốc người
quận Phong Điền ở Huế được bổ nhiệm vào Gia Định phò tá Lê Văn Duyệt, đã
viết ra Lục Vân Tiên, một tác phẩm tiêu biểu của miền Nam với những lời
văn nôm na, bình dân trái với văn phong Hán Học của ông cha.
Tiên rằng bớ chú cõng con,
Việc chi nên nỗi bon bon chạy hoài
hay
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng
Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây
Nhiều nhà chánh trị, văn hóa nổi tiếng của Việt Nam và miền Nam vào thế
kỷ 19 đa số là người Thuận Quảng hay người Minh Hương. Thí dụ Gia Định
Tam gia gồm có Trịnh Hoài Đức gốc người Phước Kiến (định cư ở Biên Hòa,
tác giả bộ địa phương chí Gia Định Thành Thống Chí), Lê Quang Định gốc
người Thuận Quảng (tác giả bộ Hoàng Việt Nhất Thống Địa Dư Chí), Ngô
Nhân Tịnh gốc người Quảng Đông.
Nhiều gia đình danh gia vọng tộc ở miền Nam, đặc biệt ở Gò Công, cũng
là con cháu những người Thuận Quảng đã theo các đàn ghe bầu xuôi Nam lập
nghiệp vào thế kỷ 17 như bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức là con của đại thần
Phạm Đăng Hưng, bà Đinh Thị Hạnh, thứ phi của vua Thiệu Trị.
Đến vùng đất mới, lưu dân Thuận Quảng mang theo những câu hò, điệu hát đàng ngoài nhưng lại được cải biên theo địa danh mới.
Bắp non mà nướng lửa lò
Đố ai ve được con đò Thuận An (Huế)
Bắp non mà nướng lửa lò
Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm (Gia Định)
Ru em théc cho muồi
Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau Bát Nhị mua trầu Hội An
Hội An bán gấm bán điều
Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành (Quảng Nam)
Đố ai con rít mấy chưn
Cầu Ô mấy nhịp, chợ Dinh mây người
Chợ Dinh bán áo con trai
Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim (Gia Định)
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Bà Lữ đi xúc, con dâu đi mò (Thuận Quảng)
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Sấu tha ông Lữ biết đâu mà mò (Nhà Bè)
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Trâu tha gảy ách ngồi bờ khoanh tay (Hốc môn)
Ngoài chuyện cải biên tiếng Việt, sự cộng cư giữa lưu dân Việt từ Đàng
ngoài với người Tàu, người Miên đã tạo thành một thứ ngôn ngữ pha trộn.
Biết bao địa danh Nam Kỳ là nói trại từ tiếng Miên (Sốc Trăng, Trà Vinh,
Bải Xàu, Chắc Cà Đao…) danh từ tiếng Việt Miên ghép lại: cầu Mây Tức ở
giữa Trà Vinh và Vĩnh Long (Mây: tiếng Việt, Tức: tiếng Miên = nước) hay
Việt Miên Tàu: sáng say, chiều xỉn, tối xà quần… hay là nóp, bao cà ròn
(tiếng Miên) thèo lèo, xá, gật, hủ tiếu, mì… (tiếng Tàu) và tiếng quần
xà lỏn, hay tà lỏn (pantalon, Pháp).
Bàn về bản chất của người Nam Kỳ, tôi mượn hai tài liệu xưa:
Trong “Gia Định Thành Thống Chí” của Trịnh Hoài Đức viết vào khoảng 1820 có đoạn:
Vùng Gia Định nước Việt Nam đất đai rộng, lương thực nhiều, không lo
đói rét, nên dân ưa sống xa hoa, ít chịu súc tích, quen thói bốc rời.
Người tứ xứ. Nhà nào tục nấy… Gia Định có vị trí nam phương dương minh,
nên người khí tiết trung dũng, trọng nghĩa khinh tài…
John White, sau khi thăm viếng Sài Gòn trở về Luân Đôn có viết trong quyển hồi ký “A voyage to Cochinchina” năm 1824 như sau:
Chúng tôi rất thỏa mãn với tất cả những gì chúng tôi nhìn thấy, mang
theo cảm tưởng tốt đẹp nhứt về phong tục và tánh tình của dân chúng.
Những sự ân cần, lòng tốt và sự hiếu khách mà chúng tôi thấy đã vượt quá
cả những gì mà chúng tôi đã quan sát đến nay tại các quốc gia châu Á…
Tôi cố gắng tìm hiểu những đặc tính của người dân miền Nam mà hai tác giả đã nhận định như trên qua cái nhìn lịch sử và xã hội.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
và biết bao ngạn ngữ Đông Tây đã nói lên sự thích ứng của con người với ngoại cảnh.
Sự cộng cư giữa người Việt với người Tàu và người Miên đã khiến người
Việt học được bản chất hiếu khách của hai sắc dân tộc nầy. Hơn thế, bản
chất hiếu khách còn là một nhu cầu sinh tồn của mọi lưu dân trong vùng
đất mới. Trước những khắc nghiệt của thiên nhiên, của bất trắc, lưu dân
cần sống có nhau, tương trợ nhau. Tính hiếu khách chẳng qua là một sự lo
xa, phòng thân bởi lẽ nếu hôm nay tôi giúp anh thì tôi hy vọng ngày mai
anh sẽ giúp tôi khi tôi gặp khó. Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi
mới gặp nhau, dù chưa quen biết nhau, dân miền Nam đều cơm nước trà rượu
như đã là bà con cật ruột.
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi
Khó đi mượn chén ăn cơm
Mượn ly uống rượu mượn đờn kéo chơi
Có người còn giải thích tính hiếu khách, hào phóng của dân Nam Kỳ là do
sự trù phú, màu mỡ của ruộng vườn và tài nguyên dễ kiếm được, kiểu làm
chơi mà ăn thiệt của miền Nam. Giải thích như vậy có phần đúng, nhưng
chưa đủ, bởi lẽ không phải ai giàu cũng hào phóng nếu không sẵn có lòng
hào phóng.
Biểu hiện của tính hiếu khách là các tiệc tùng, họp
bạn. Dân Nam Kỳ hay ăn nhậu, đờn ca xướng hát. Nhưng phải hiểu rằng dân
Nam Kỳ hôm nay là dân Thuận Quảng khi xưa. Xa quê cha đất tổ, người lưu
dân, sau những giờ lao động cực lực hay sau những cơn hiểm nguy, cần có
những phút giây để tâm sự hàn huyên với nhau, kể cho nhau nghe những
kỹ niệm xưa để vơi phần nào nỗi sầu ly hương.
Từ những chung
rượu cay ở bờ rừng đến những buổi tiệc linh đình ở đám cúng đình, đám
giỗ có đờn ca xướng hát, người dân Nam Kỳ tìm trong những dịp gặp gỡ ấy
để giải khuây, để kết bạn. Tiệc rượu là dịp bàn chuyện làm ăn, chuyện
thế sự, do đó chúng ta không lấy làm lạ cái tiệm nước, quán rượu đầu
làng là nơi tụ hợp quen thuộc của mọi người dân trong làng, từ ban hội
tề cho đến thứ dân.
Sơn Nam trong “Cá tánh của miền Nam” đưa ra thêm một lý giải khác về bản tánh hiếu khách, tứ hải giai huynh đệ của người miền Nam. Theo đó thì:
“Thiên
Địa Hội tạo ra một nếp sanh hoạt sâu đậm khá hấp dẫn, thực tế: ăn cơm
nhà lo chuyện ngoài đường, sống chết nhờ anh em, tận tình giúp đỡ bạn.
Trút tất cả tâm sự với bạn kết nghĩa thì không có gì đáng ngại, đã là
bạn với nhau rồi thì làm sao có chuyện phản bội. Gặp chuyện bất bình,
hoặc như bạn nào bị kẻ khác ăn hiếp thì nổi nóng, trả thù cho bạn vô
điều kiện, đó là đạo nghĩa giang hồ, là điệu nghệ giữa anh em kết nghĩa,
tứ hải giai huynh đệ (tr. 106).”
Tưởng cũng nói thêm “Thiên Địa Hội,”
là một thứ hội kín người Tàu phò nhà Minh, liên kết nhau với một kỹ
thuật chặt chẽ để giúp đỡ nhau (những chùa miễu, xí nghiệp Tàu đều có
tiền của Thiên Địa Hội) ảnh hưởng nhiều đến dân Minh Hương và cả dân
Việt Nam trong suốt thế kỷ 19 từ thành thị đến nông thôn, là một đồng
minh của các nhà ái quốc Việt Nam chống Pháp.
Những khía cạnh
tiêu cực của bản tánh hào phóng là sự thiếu cần kiệm, hoang phí, mà
Trịnh Hoài Đức phê là thói bốc rời. Hiện tượng những Cậu Hai, Cậu Ba,
Công tử Bạc Liêu, con của những đại phú hộ, thay vì dùng tiền rừng bạc
biển để kinh doanh, thì lại đắm chìm trong việc ăn chơi cho đến khi sạch
túi. Kết quả là đa số dân Nam Kỳ bị chôn chân ở ruộng vườn, ít bon chen
trong thương trường, để nền kinh tế cho người Tàu thao túng.
Bản chất đôn hậu mộc mạc là một đức tính khác của dân Nam Kỳ và cũng bắt
nguồn từ điều kiện sinh sống. Bản chất nầy cũng là một nhu cầu cần
thiết trong cuộc cộng cư của dân tha phương. Trong một cộng đồng nhỏ,
mọi người trước lạ sau quen tạo thành một đại gia đình quần tụ với nhau,
do đó họ phải cư xử với nhau bằng tình nghĩa. Những hành động bất tín,
bất nghĩa sẽ đưa đến một hình phạt nhục nhã là bị loại trừ ra khỏi cộng
đồng, phải bỏ xứ mà đi. Người dân Nam Kỳ vì vậy nhớ ơn và trung thành
chẳng những với người sống mà cả với người chết. Thông thường thì có đám
giỗ, ngoài việc dọn mâm cơm cúng ông bà cha mẹ còn có mâm cơm bày ra
trước cửa nhà để cúng đất đai, cúng những người đã ra đi trong công cuộc
vở đất mới, cúng thần linh đất đai để những người nầy phù hộ.
Nói về sự phù hộ thì dân Nam Kỳ có không biết bao nhiêu thần hộ mạng bởi
trên con đường lập nghiệp, họ gặp không biết bao nhiêu hiểm nghèo. Một
con thú dữ, một con sông, một tiếng trời gầm, tất cả đều gieo cho họ sự
sợ hãi. Trong nỗi bơ vơ, họ luôn cầu nguyện đất trời để phù hộ họ.
Tới đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh
Đạo Phật vô Nam vì vậy mà biến thể, mang thêm bản chất dị đoan, bùa
chú, cộng thêm với bản chất mê tín của Phật giáo Théravada của người
Miên và tục thờ cúng nhiều ông Thần, ông Thánh của người Tàu.
Dân Nam Kỳ do đó không phải là những tín đồ Phật giáo thuần thành. Việc
đi chùa, hành hương, làm công quả, ngoài chuyện cầu nguyện, van vái còn
mang thêm bản chất xã hội. Đó là những dịp để bạn bè thân thích gặp gỡ
nhau trong một khung cảnh linh thiêng. Chùa chiền trong Nam đa số không
uy nghi, cổ kính như chùa miền Bắc và miền Trung, mà trái lại thường
khiêm tốn, thu mình trong những tàng cây cổ thụ, có khi diện tích cây
trái xung quanh lớn hàng chục lần ngôi chùa (các ngôi chùa Miên lại là
giang sơn của các loài chim muông). Đi chùa, đi hành hương đối với dân
Nam Kỳ, đặc biệt với phụ nữ còn là dịp đi vãng cảnh…
Không lấy
làm lạ, là các ngày lễ hội truyền thống như Lễ Hội Bà Chúa Xứ (vía Bà) ở
núi Sam Châu Đốc (25 tháng tư), Lễ Hội Đền Bà Đen ở Tây Ninh (rằm tháng
giêng), Lễ Hội Cúng Cá Voi ở các vùng ven duyên hải (ngày giờ tùy
vùng), Lễ Hội Thánh Địa Hòa Hảo ở làng Hòa Hảo Long Xuyên (18 tháng năm
âm lịch)… đã diễn ra trong nhiều ngày thu hút hàng trăm ngàn người,
không những là tín đồ mà còn là du khách.
Sông nước bao la, kinh rạch chằng chịt và đồng ruộng cò bay thẳng cánh lại là những yếu tố qui định cá tánh của dân miền Nam.
Trái với dân cư vùng châu thổ sông Hồng bị bao vây bởi một hệ thống đê
điều, làng mạc miền Bắc được thiết lập từ lâu đời nên bị bao bọc bởi
những hàng rào, lũy tre, thân tộc liên kết chặt chẽ nhau qua các thế hệ,
làng xã ở miền Nam thường thiết lập ven sông, chạy dài theo kinh rạch,
không có lũy tre, hàng rào ngăn cách, dòng họ thân tộc chưa phát triển
chằn chịt như ở miền Trung, miền Bắc. Nếu nói văn minh sông Hồng là văn
minh đê điều thì văn minh đồng bằng sông Cửu Long là văn minh sông rạch.
Sông rạch đã qui định đời sống kinh tế, chính trị của Nam Kỳ. Chúng ta
không ngạc nhiên khi người Pháp bắt đầu thiết kế các thành phố trong
Nam, các dinh Chủ Tỉnh, hay các câu lạc bộ để ông tây bà đầm ra hứng mát
đều được cất hướng ra sông, rồi chung quanh đó là trường tiểu học, nhà
thương, trại lính và khám đường.
Sông rạch lại qui định tâm tính và tâm tình của dân miền Nam.
Ông Nguyễn Văn Trung đã viết:
“Do đó về phương diện xã hội, miền Nam không có chị Dậu trong tắt đèn của Ngô Tất Tố, bị chà đạp ép bức mà vẫn chịu trận. Trái lại giai cấp điền chủ ở miền Nam không thể áp bức hay áp bức dễ dàng nông dân như ở Bắc Kỳ vì nếu không chịu nổi và nếu muốn, vợ chồng chị Dậu chỉ việc xuống ghe thuyền đi tìm một miền đất hứa khác. Đầm lầy, ruộng hoang còn thiếu gì sẵn sàng đón nhận người đến vỡ đất lập nghiệp (NVT. Lục châu học. Đặc san Trung Học My Tho, năm 2000, tr. 145).”
Sông rạch và đất nước bao la vì vậy đã tạo cho dân Nam Kỳ tánh khẳng
khái, bộc trực, ít chịu cúi lòn, kém thủ đoạn. Tính lửa rơm, giận thì
nói ngay, có khi hung hăng, nhưng rồi cơn giận cuốn đi theo sông nước,
đồng ruộng bao la. Cái cá tính sẵn có ấy lại được tác động thêm bởi
những ý niệm trung hiếu tiết nghĩa qua các truyện Tàu đã ảnh hưởng sâu
đậm trong tâm tính của dân miền Nam vào suốt tiền bán thế kỷ 20 và
truyện Tàu là một đặc thù của mảng văn học Nam Kỳ Lục tỉnh.
Nhưng bản chất cứng rắn nầy có khi là một khí giới yếu trong những hoàn
cảnh cần sự dẻo dai, uyển chuyển, nhất là trong các sinh hoạt chính trị.
Người ta thường nhắc đến ông Trần văn Hương với tất cả hai khía cạnh
của đặc tánh nầy.
Một khía cạnh tiêu cực khác của sự bộc trực
là tánh thiếu cẩn mật và thiếu tế nhị. Sự thẳng thắn đôi khi là một thất
lợi trong cách ứng xử, làm vơi đi sự nể trọng của người khách khi người
khách không cần biết hết tuốt tuột chuyện trong, chuyện ngoài của người
chủ.
Ngoài ra, trong dân gian còn lưu truyền câu “Ăn mặn nói ngay”
để diễn tả sự bộc trực của dân Nam Kỳ. Lịch sử di dân và cuộc sống của
lưu dân giải thích phần nào cái bản tính nầy. Lưu dân trên đường xuôi
Nam thường phải dùng ghe thuyền để vượt biển và chất mặn của nước biển
đã thấm sâu vào huyết quản của lưu dân. Họ quen với múi mặn nên họ thích
ăn mặn, thường trong bữa ăn thường có món kho và khô mặn. Chất mặn cần
thiết cho họ có nhiều sức lực để dãi dầu mưa nắng, để chịu đựng với sự
khắc nghiệt của thiên nhiên. Nhưng làm một phương trình giữa ăn mặn và
nói ngay thì có lẽ còn phải phân giải.
Dân Nam Kỳ không những
nói ngay mà còn hay nói lớn tiếng, thiếu trau chuốt. Phải hiểu rằng trên
biển cả với sóng vổ ì ầm khi xuôi Nam, trong rừng sâu cây cối dầy đặc
khi khẩn đất hay trên khoảng đất rộng người thưa, cò bay thẳng cánh, lưu
dân khi cần phải nói với nhau phải nói ngắn gọn và nói to để vượt các
chướng ngại cách trở. Nhu cầu truyền thông trong một khung cảnh thiên
nhiên khắc nghiệt như vậy đã thay đổi phong cách truyền thông của người
Thuận Quảng xưa.
Trong công tác khai hoang vở đất, thiên nhiên khắc nghiệt không phân biệt giới tính.
Người phụ nữ Thuận Quảng vào miền Nam phải gánh chịu tất cả những thử
thách cam go y như nam giới. Người phụ nữ Nam Kỳ do đó đã được đào tạo
và trưởng thành trong cùng một môi trường với nam giới. Tính khí, diện
mạo, y phục của người phụ nữ miền Nam vì vậy có phần nào khác với người
phụ nữ miền Trung và Bắc. Họ rắn rỏi hơn trong các sinh hoạt, từ gia
đình đến xã hội, từ tình cảm đến tâm tình. Cách ăn mặc của họ cũng đơn
sơ hơn, ít màu sắc hơn (người bán hàng rong ở đất Bắc, đất Trung vẫn mặc
áo dài, còn đại đa số người đàn bà Nam Kỳ quần đen, áo bà ba đen, có
khi còn quàng qua vai một cái khăn bàng hay khăn rằn theo kiểu người
Miên).
Dân Nam Kỳ chắc vẫn còn nhớ đội đá banh phụ nữ vào khoảng 1940-1950.
Vì lẽ chế độ phụ quyền lỏng lẻo bởi sự suy tàn của Nho học và sự xâm
nhập của Tây học, người phụ nữ miền Nam được khai phóng sớm hơn so với
phụ nữ miền Trung và miền Bắc trong các tương quan gia đình xã hội. Một
khía cạnh của sự khai phóng nầy là chế độ đa thê.
Chế độ đa thê
mà xưa kia người Thuận Quảng dễ dàng chấp nhận nhưng khi vào Nam,
chuyện vợ lớn vợ nhỏ, tuy vẫn còn, đặc biệt ở thôn quê thuận lợi cho
chuyện nầy vì người đàn ông thường phải đi làm ruộng xa, đi thương hồ,
nhưng chuyện đa thê thường bị xã hội chống đối.
Nếu vua Minh
Mạng có đến 142 người con; “Nhất dạ ngũ giao, tam hữu dựng” (trong một
đêm ngủ với 5 bà thì 3 bà có thai); và Nguyễn Công Trứ, lúc 73 tuổi, lấy
vợ lẻ thứ 10, cảm tác trong đêm tân hôn:
Tân nhân dục vấn: Lang niên kỷ?
Ngũ thập niên tiền nhị thập tam
dịch nghĩa là:
Nàng muốn hỏi anh: chàng mấy tuổi?
Năm mươi năm trước mới hăm ba
thì vô Nam, các ông Thuận Quảng phải nhớ là:
Lập vườn thì phải khai mương,
Làm trai hai vợ phải thương cho đồng
và người đời chế giểu:
Sáng mai anh đi chợ Gò vấp
Mua một sấp nhiễu hết sáu chục đồng
Đem về cho con hai nó cắt
Con ba nó may
Con tư nó đột
Con năm nó viền
Con sáu kết nút
Con bảy đơm khuy
Anh bước cẳng ra đi
Con tám níu, con chín trì
Ớ mười ơi! Sao để vậy còn gì áo anh.
Chuyện Nam Kỳ tính chắc còn nhiều điều phải nói, phải lý giải. Nhưng
điều tôi muốn xin thưa với quý vị hôm nay là nếu xã hội miền Bắc và miền
Trung đã thành hình và phát triển lâu đời thành những khuôn khổ chặt
chẽ, đó là những môi trường tĩnh, thì đất Nam Kỳ vì là một vùng đất mới,
vì là một môi trường động nên còn dễ dàng biến chuyển đổi thay.
Văn học Nam Ky
Bùi Đức Tịnh trong bài Phần đóng góp của văn học miền Nam (Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1974) đã viết:
“Trong suốt giai đoạn chuyển tiếp từ văn chương cổ điển sang văn chương
hiện kim và giai đoạn hình thành của nền quốc văn mới, nghĩa là từ 1865
đến 1932, hầu hết các tác phẩm xuất hiện của miền Nam đều bị coi như
không có trong văn học Việt Nam.”
Nguyễn Hiến Lê trong quyển
Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười có thuật lại một cuộc đối thoại giữa tác
giả và một người bạn, có cử nhơn luật, được tác giả mời từ Bắc vào viếng
Sài Gòn. Sau đây là câu chuyện:
“Anh bạn cầm tờ TĐ coi qua vài cái tựa chữ lớn rồi bỏ xuống nói:
– Tôi không thể nào đọc báo trong nầy được.
– Sao thế?
– In sai nhiều quá. Hỏi ngã nhầm be bét, rồi ác, át, an, ang… không
phân biệt, thật chướng mắt. Cây cau mà in là cây cao thì có chết tôi
không chứ?
– Còn báo người Bắc không in sai sao? S thì nhầm với X, Tr với Ch mà sao anh không thấy chướng?
– Bề gì ngoài mình cũng in ít lỗi hơn. Còn nội dung thì bài vở ở đây
tầm thường lắm, ít bài xã thuyết có giá trị. Nói chung, về văn học, Sài
Gòn kém Hà Nội xa.”
Hai nhận định nầy nói lên một thiên kiến tiêu biểu về việc đánh giá
thấp nền văn học Nam Kỳ, cho rằng Nam Kỳ không có văn học, hay văn học
kém, thiếu Nho học, và lai căng Pháp. Người Nam không biết viết văn,
viết nôm na, sai chánh tả, thậm chí có nhà phê bình đất Bắc nhận định
rằng “Lục Vân Tiên” chẳng phải là một tác phẩm văn chương. Thiên
kiến trên dựa vào những tiêu chuẩn giá trị và sự thưởng ngoạn văn chương
của người miền Bắc, vốn đã trải qua bao thế kỷ trui rèn trong nền Hán
Học, từ sơ khai để trở nên bóng bẩy, chải chuốt, phù hợp với tâm tình và
cách ứng xử khách sáo, trang trọng của người Đàng Ngoài. Khi vợ chồng
gọi nhau bằng hiền thê, hiền phụ, và bạn bè xưng tụng là hiền huynh,
hiền đệ thì dĩ nhiên lời văn phải trau chuốt gắn liền với nếp sống ấy.
Trái lại, nếp sống của người lưu dân trong vùng đất mới, thuở mới đến
khai hoang lập làng, phải chiến đấu thường xuyên với sơn lam chướng khí,
cọp beo rắn rít, phải đương đầu với gian khổ hiểm nguy.
Chèo ghe sợ sấu cắn chưn,
Xuống sông sợ đỉa, lên rừng sợ ma
Trong hoàn cảnh ấy, các lưu dân từ Thuận Quảng xuôi Nam còn đâu có thời giờ và ý chí mà nghĩ đến hành trang chữ nghĩa.
Nhưng khi nội chiến chấm dứt, khi đất hoang đã thành làng xóm, đời sống
lưu dân được tương đối ổn định thì một mảng văn học đặc thù miền Nam đã
bắt đầu được hình thành và phát triển từ giữa thế kỷ thứ 19.
Xa đất Bắc, xa cái nôi của Nho Học, tiếp cận với các văn hóa và ngôn ngữ
người dân bản địa (Miên, Chàm) và người Minh Hương, lưu dân thường di
động trong khoảng đồng ruộng bao la, trên sông nước kinh rạch, lội qua
các khu rừng già ngập nước, người Việt vào Nam cần nói và viết sao cho
dễ hiểu. Câu văn, câu nói nôm na, bình dân, ngôn ngữ của ruộng đồng là
một nhu cầu truyền thông của người dân vùng đất mới. Qua nhiều thế hệ
cần lao, tiếp cận với các ngôn ngữ địa phương không khoa cử, văn chương
bóng bẩy, hán học vùng nguyên thủy Thuận Quảng đã biến hóa thành thứ văn
chương nghĩ sao nói vậy. Do đó, văn chương miền Nam thiên về kể chuyện
và trình diễn, thiên về đọc to để mình và để người khác cùng nghe với
mình. Người Nam Kỳ nói thơ chớ không ngâm thơ.
Nói thơ là một
sắc thái văn chương miền Nam thịnh hành từ thành thị đến thôn quê trong
suốt 50 năm đầu thế kỷ 20, là một thú giải trí tao nhã của người có học
lẫn ít học, và tác động nhiều đến tâm tình và lòng ái quốc của dân miền
Nam. Người nói cứ trình bày các câu chuyện thường dưới thể lục bát theo
lối nói thơ Vân Tiên. Vì câu chuyện bằng thơ thường dài hàng trăm câu,
người nói và người nghe thường nằm trên võng, ngồi trên bộ ván hay dựa
cột. Những chuyện thơ thường viết theo kiểu có hậu, tức là ơn đền oán
trả, trang trải những giá trị luân lý, tiềm ẩn tinh thần ái quốc chống
Pháp đã đi sâu vào tâm khảm của dân Nam Kỳ. Những chuyện thơ còn nhớ là:
Bạch Viên Tôn Các, Chiêu Quân Cống Hồ, Lâm Sanh Xuân Nương, Mục Liên
Thanh Đề, Phạm Công Cúc Hoa, Thạch Sanh Lý Thông, Trần Minh Khố Chuối,
Thoại Khanh Châu Tuấn…
Bởi lẽ cái đặc tính kể chuyện và trình
diễn của văn chương của Nam Kỳ mà truyện Lục Vân Tiên, ngay khi còn ở
thể văn Nôm chưa phiên âm ra chữ quốc ngữ thì truyện đã được phổ biến
trong dân gian, kể cả những người không biết chữ cũng nói thơ Lục Vân
Tiên và tác phẩm nầy đã được tái bản nhiều nhất.
Thanh Lãng đã nhận xét:
“Lối văn trong Nam là một lối văn đơn sơ, mộc mạc, dùng hầu toàn chữ Nôm, cách đặt câu có vẽ vắn tắt, không xét gì đến cân xứng, đối chác. Nói tóm lại, nó là thứ văn Việt Nam hơn, dân chúng hơn (Thanh Lãng – Biểu Nhất lãm văn học cận đại. Tự do, Sài Gòn, 1958, tr. 78).”"
Bởi lẽ quen thưởng thức lối văn cầu kỳ, những điển tích Hán văn hiểm
hóc, người đọc và người nghe thường đánh giá thấp loại văn chương nôm
na, bình dân của người Nam Kỳ Lục tỉnh.
Có người còn cho rằng
viết văn xuôi chữ quốc ngữ có gì là khó, nhưng ở vào một thời điểm mà
người ta dạy luân lý bằng diễn ca, dạy tiếng Pháp bằng diễn ca, dạy võ
bằng diễn ca, thậm chí đi ăn xin cũng kêu van ngân nga có ca, có kệ, câu
đối bằng trắc thì viết văn xuôi, muốn cho nó thông cũng thật là khó.
(Bằng Giang: Văn học Quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930, NXB Trẻ, Hà Nội 1972,
tr. 376)
Ngoài tính chất thực tiển phù hợp với nhu cầu ngôn ngữ
và truyền thông của người dân Nam Kỳ, văn chương quốc ngữ, sở dĩ được
phát triển dễ dàng hơn trong Nam là nhờ sự đóng góp tích cực của giới
truyền giáo Thiên Chúa, vốn đã phổ biến và sử dụng ngôn ngữ nầy từ thời
Alexandre de Rhodes (1593-1660) để truyền đạo.
Trong cuộc Nam
Tiến, để có thể giữ đạo trước chánh sách cấm đạo của chúa Nguyễn và nhà
Nguyễn, nhiều làng giáo dân đã giăng buồm bỏ xứ vào lập nghiệp ở vùng
đất mới, đặc biệt các vùng cù lao ven sông Tiền, sông Hậu hay cửa sông,
cửa biển (Cái Mơn, Cái Nhum, Mặt Bắc, Thom, Mõ Cày, Sóc Trăng, Ba
Thắc…).
Nhiều tác phẩm nghiên cứu, tiểu thuyết tiên phong viết
bằng chữ Quốc ngữ theo cấu trúc của Tây phương đã xuất hiện trong các
xóm đạo từ giữa thế kỷ 19 và những tác giả tiêu biểu của thời kỳ nầy đều
là tín đồ thiên chúa giáo như Huỳnh Tịnh Của (1830-1908: 26 tác phẩm),
Trương Vĩnh Ký (1837-1898: 111 tác phẩm) Nguyễn Trọng Quản (1865-1911),
Trần Thiên Trung (bút hiệu của Trần Chánh Chiếu 1867-1919).
Riêng Huỳnh Tịnh Của và Trương Vĩnh Ký (nói, viết được 15 sinh ngữ và từ
ngữ Tây Phương) đều xuất thân từ Đại Chủng Viện Poulo Pénang (Mã Lai).
Một yếu tố khác cũng không kém quan trọng là văn chương chữ quốc ngữ
lại được chánh quyền bảo hộ khuyến khích, mục đích cho người dân đọc
được dễ dàng các thông cáo, nghị định của chánh phủ, bước đầu đưa đến
việc dùng chữ Pháp, mục tiêu tối hậu của chánh sách đồng hóa (chữ quốc
ngữ chỉ được sử dụng chính thức ở miền Bắc từ 1913 trong khi ở miền Nam
đã sử dựng từ nửa thế kỷ trước).
Trong ý đồ ấy, người Pháp đã
mở thêm nhiều trường dạy quốc ngữ và chữ Pháp, hô hào giúp đỡ ngưới dân
đi học, cốt để đào tạo một đội ngũ công chức thừa hành, hỗ trợ cho công
cuộc cai tri của chánh quyền thuộc địa Pháp. Nhưng trong một thời gian
dài lúc ban đầu, đa số người nhà giàu, vì lo sợ mất con khi con học
tiếng Pháp thì nghĩ rằng Pháp sẽ bắt đưa về Pháp và các thuộc địa Pháp ở
Phi Châu nên có hiện tượng những con nhà giàu mướn con nhà nghèo đi học
thay thế. Kết quả là tại Nam Kỳ, đầu thế kỷ 20, một số trí thức đỗ đạt
xuất thân từ bần cố nông. Ý thức văn hóa và chính trị của lớp người nầy
làm thay đổi phần nào bộ mặt nông thôn miền Nam và là một lực lượng trí
thức quan trọng kháng Pháp.
Trong một hoàn cảnh đặc thù như
vậy, mảng văn học Nam Kỳ đã phát hiện và phát triển mạnh mẽ từ năm 1865
cho tới khi đất nước qua phân năm 1954. Những mảng văn học nầy bị bỏ
quên vì không được biết hay bị bỏ qua vì được biết nhưng bị đánh giá
thấp nên không xét tới (Nguyễn văn Trung, Giới thiệu Lục Châu học, tr.
1).
Truyện thầy Lazarô Phiền (chuyện một thầy giảng vì không
đáp lại mối tình của một người đàn bà nên bị người đàn bà nầy trả thù
bằng cách cáo gian vợ của thầy giảng ngoại tình. Thầy giảng ghen và
thuốc vợ chết. Vợ chết rồi thầy mới biết là vợ chết oan. Thầy bị lương
tâm cắn rứt cuối cùng cũng chết) của Nguyễn Trọng Quản, một tiểu thuyết
tình cảm viết theo lối Tây Phương đã được xuất bản ở Sài Gòn từ năm
1887, có thể được xem như mở đầu cho tiểu thuyết tình cảm viết theo tiểu
thuyết tây phương trong lịch sử văn học nước ta (Địa lý văn hóa TPHCM,
qu. 2 tr. 234) nhưng các nhà nghiên cứu văn học vẫn nhứt quyết là Tố Tâm
của Hoàng Ngọc Phách, xuất bản ở Hà Nội năm 1924 là quyển tiểu thuyết
đầu tiên viết theo thể loại nầy.
Nhiều tiểu thuyết cảm tác theo
Tây Phương của Hồ Biểu Chánh (1885-1958), một trong số nhà văn viết
nhiều tiểu thuyết nhất VN, 64 tựa trong 50 năm cầm bút (cảm tác chớ
không phải phóng tác vì từ cốt chuyện, ông đã viết ra một tiểu thuyết mà
khung cảnh và nhân vật đều hoàn toàn khác với cốt truyện nguyên tác, và
ông đã thành tín ghi lại tên quyển sách từ đó đã đưa ông đến việc sáng
tác, điều ít có của nhà văn thời nầy (thí dụ Chúa tàu Kim Qui, cảm tác
từ "Le Comte de Monte Christo" của Alexander Dumas; Cay đắng mùi
đời – Sans famille của Hector Malot; Chút phận linh đinh – En famille
của Hector Malot; Ngọn cỏ gió đùa – Les misérables của Victor Hugo; Thầy
thông ngôn – Les amours d´Estève của A. Theuriet: Vì nghĩa vì tình –
Fanfan et Claudinet của De Courcelle; Ở theo thời – Popage của M.
Pagnol…) đã lần lượt được xuất bản ở Sài Gòn cũng bị bỏ quên hay bỏ qua.
Theo ông Nguyễn Văn Trung trong “Lục Châu học,”
ông nhận định rằng loại tiểu thuyết lịch sử ở miền Nam đã xuất bản từ
1910, đi trước miền Bắc ít ra là 30 năm và phong phú, hấp dẫn điển hình
như Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử (Nguyễn Hữu Ngỡi).
Những
tiểu thuyết tình cảm của Lê Hoàng Mưu (1879-1941), Nguyễn Chánh Sắt
(1869-1947), Phú Đức (1901-1970), Bửu Đình, Phạm Kiên… không được nhắc
đến.
Trong lãnh vực báo chí, nhiều tờ báo quan trọng ở Nam Kỳ,
có một lịch sử lâu năm được phổ biến ra cả Bắc Kỳ, như Gia định báo
(1865-1909 do Ernest Potteaux làm tổng tài rồi sau giao lại cho Trương
Vĩnh Ký), Thông loại khoa trình (1888), Nam Kỳ địa phận (1909-1945);
Nông cổ mín đàm (1901-1924 nhiều chủ bút, trong số có Lương Khắc Ninh,
Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt), Lục Tỉnh Tân văn (1907-1943 do H.
F. Schneider sáng lập, Trần Chánh Chiếu rồi Nguyễn An Vĩnh, Lê Hoàng Mưu
làm chủ bút) cũng bị liệt vào thứ yếu so với Nam Phong.
Trong loạt bài du ký Một tháng ở Nam Kỳ đăng trong Nam Phong, Phạm Quỳnh trong đó có khen nhưng có chê:
“Một
địa hạt Nam Kỳ mà bấy nhiêu báo cũng nhiều lắm vậy. Cứ lấy cái lượng mà
xét thì đủ thật khiến cho Bắc Kỳ Trung Kỳ phải thẹn với Nam Kỳ rằng về
phương diện ngôn luận còn thậm kém xa quá. Nhưng cái phẩm có được xứng
đáng với cái lượng không. Điều đó chưa dám chắc vậy.”
Để nhận xét về các sách dịch thuật truyện Tàu từ đầu thế kỷ 20 vô cùng
phát triển ở miền Nam (những dịch giả quan trọng là các chủ bút hay phụ
bút cho nhiều tờ báo ăn khách lúc đó như Nguyễn Chánh Sắt, Trần Phong
Sắc, Nguyễn An Cư, Nguyễn Liên Phong… nên truyện dịch của họ được đăng
ngay trong báo hay in từng tập phổ biến dễ dàng trong dân chúng, gây
thành một phong trào), lưu hành ra Trung Bắc và được độc giả Trung Bắc
ưa thích, Phạm Quỳnh cũng trong Nam Phong đã nặng lời:
“Nghề
làm sách trong Nam Kỳ cũng thạnh lắm… Cái số sách xuất bản ở NK không
biết bao nhiêu mà kể. Nhất là các loại dịch các tiểu thuyết Tàu cũ như
Tam Quốc, Thủy Hử, Chinh Đông, Chinh Tây, Phản Đường, Tùy Đường, Đông
Châu, Phong Thần… nếu thu thập nhau lại thì làm được cái thư viện nhỏ.
Nhưng những tiểu thuyết Tàu từ tám mươi đời đó, văn chương đã chẳng ra
gì mà truyện thì toàn oái đản của mấy bác cuồng nho bên Tàu, ngồi không
bịa đặt ra để khoái trá bọn hạ lưu vô học, thế mà dịch nhiều như vậy,
thịnh hành như vậy, nghĩ cũng kinh thay. Không trách cái tư tưởng quốc
dân những chìm đắm trong sự mê hoặc không cùng, có khi còn sinh ra những
việc xuẩn động trong xã hội cũng vì đó…”
Nếu chúng ta nghe hai câu văn:
–
Tao mà có cà phê cà pháo gì mậy, ờ mà các chả đang làm cà phê trong cái
quán chỗ đám hát Sơn đông đó, nhưng mà khoan đã, để tao dằn bụng chén
cháo gà rồi mình lên đường
– Cầm hào bạc ra phố mà cắt tóc nhanh lên, nhỡ bố về trông thấy thì khốn đấy!
thì chúng ta biết được rằng không gian và thời gian đã có khả năng biến
hóa con người, và Nam Kỳ hay Bắc Kỳ đều là sản phẩm của một môi trường
lịch sử và địa lý.
Tóm lại, Nam Kỳ có một nền văn học đa dạng,
phong phú từ hơn 150 năm nay. Mảng văn học nầy là phản ảnh tiếng nói,
tâm tình và tâm tính của người Việt từ Đàng Ngoài, sau gần 400 năm lập
quốc ở phương Nam, hòa tụ với văn hóa Minh Hương và văn hóa bản địa, văn
hóa tây phương để biến trở thành một mảng văn hóa độc đáo mang sắc thái
đặc biệt của một địa phương Nam Kỳ.
Văn chương bóng bẩy, cầu
kỳ, trọng Hán học của vùng Đất cũ và văn chương mộc mạc, bình dân, hướng
về chữ quốc ngữ của vùng Đất mới, cả hai đều là văn chương.
Không có thứ văn chương sang, văn chương hèn, văn chương tốt, văn chương xấu.
Lâm Văn Bé
Bàn ra tán vào (0)
"Người Nam Kỳ" - by Lâm Văn Bé / Trần Văn Giang (ghi lại).
*
Người
dân miền Thuận Quảng, sau gần 400 năm tiếp cận với nền văn hóa bản địa
Phù Nam – Chân Lạp, với người Minh Hương, người Pháp, tác động bởi một
môi trường thiên nhiên khắc nghiệt thuở ban đầu nhưng trù phú về sau đã
tạo cho họ những nét đặc thù mà từ ngôn ngữ đến tâm tình lẫn tâm tính có
nhiều khác biệt với tổ tiên của họ ở đàng ngoài.
Trước tiên, ngôn ngữ là một đổi thay lớn và nhanh chóng.
Chỉ một thế hệ, Nguyễn Đình Chiểu, con của Nguyễn Đình Huy gốc người
quận Phong Điền ở Huế được bổ nhiệm vào Gia Định phò tá Lê Văn Duyệt, đã
viết ra Lục Vân Tiên, một tác phẩm tiêu biểu của miền Nam với những lời
văn nôm na, bình dân trái với văn phong Hán Học của ông cha.
Tiên rằng bớ chú cõng con,
Việc chi nên nỗi bon bon chạy hoài
hay
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng
Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây
Nhiều nhà chánh trị, văn hóa nổi tiếng của Việt Nam và miền Nam vào thế
kỷ 19 đa số là người Thuận Quảng hay người Minh Hương. Thí dụ Gia Định
Tam gia gồm có Trịnh Hoài Đức gốc người Phước Kiến (định cư ở Biên Hòa,
tác giả bộ địa phương chí Gia Định Thành Thống Chí), Lê Quang Định gốc
người Thuận Quảng (tác giả bộ Hoàng Việt Nhất Thống Địa Dư Chí), Ngô
Nhân Tịnh gốc người Quảng Đông.
Nhiều gia đình danh gia vọng tộc ở miền Nam, đặc biệt ở Gò Công, cũng
là con cháu những người Thuận Quảng đã theo các đàn ghe bầu xuôi Nam lập
nghiệp vào thế kỷ 17 như bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức là con của đại thần
Phạm Đăng Hưng, bà Đinh Thị Hạnh, thứ phi của vua Thiệu Trị.
Đến vùng đất mới, lưu dân Thuận Quảng mang theo những câu hò, điệu hát đàng ngoài nhưng lại được cải biên theo địa danh mới.
Bắp non mà nướng lửa lò
Đố ai ve được con đò Thuận An (Huế)
Bắp non mà nướng lửa lò
Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm (Gia Định)
Ru em théc cho muồi
Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau Bát Nhị mua trầu Hội An
Hội An bán gấm bán điều
Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành (Quảng Nam)
Đố ai con rít mấy chưn
Cầu Ô mấy nhịp, chợ Dinh mây người
Chợ Dinh bán áo con trai
Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim (Gia Định)
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Bà Lữ đi xúc, con dâu đi mò (Thuận Quảng)
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Sấu tha ông Lữ biết đâu mà mò (Nhà Bè)
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Trâu tha gảy ách ngồi bờ khoanh tay (Hốc môn)
Ngoài chuyện cải biên tiếng Việt, sự cộng cư giữa lưu dân Việt từ Đàng
ngoài với người Tàu, người Miên đã tạo thành một thứ ngôn ngữ pha trộn.
Biết bao địa danh Nam Kỳ là nói trại từ tiếng Miên (Sốc Trăng, Trà Vinh,
Bải Xàu, Chắc Cà Đao…) danh từ tiếng Việt Miên ghép lại: cầu Mây Tức ở
giữa Trà Vinh và Vĩnh Long (Mây: tiếng Việt, Tức: tiếng Miên = nước) hay
Việt Miên Tàu: sáng say, chiều xỉn, tối xà quần… hay là nóp, bao cà ròn
(tiếng Miên) thèo lèo, xá, gật, hủ tiếu, mì… (tiếng Tàu) và tiếng quần
xà lỏn, hay tà lỏn (pantalon, Pháp).
Bàn về bản chất của người Nam Kỳ, tôi mượn hai tài liệu xưa:
Trong “Gia Định Thành Thống Chí” của Trịnh Hoài Đức viết vào khoảng 1820 có đoạn:
Vùng Gia Định nước Việt Nam đất đai rộng, lương thực nhiều, không lo
đói rét, nên dân ưa sống xa hoa, ít chịu súc tích, quen thói bốc rời.
Người tứ xứ. Nhà nào tục nấy… Gia Định có vị trí nam phương dương minh,
nên người khí tiết trung dũng, trọng nghĩa khinh tài…
John White, sau khi thăm viếng Sài Gòn trở về Luân Đôn có viết trong quyển hồi ký “A voyage to Cochinchina” năm 1824 như sau:
Chúng tôi rất thỏa mãn với tất cả những gì chúng tôi nhìn thấy, mang
theo cảm tưởng tốt đẹp nhứt về phong tục và tánh tình của dân chúng.
Những sự ân cần, lòng tốt và sự hiếu khách mà chúng tôi thấy đã vượt quá
cả những gì mà chúng tôi đã quan sát đến nay tại các quốc gia châu Á…
Tôi cố gắng tìm hiểu những đặc tính của người dân miền Nam mà hai tác giả đã nhận định như trên qua cái nhìn lịch sử và xã hội.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
và biết bao ngạn ngữ Đông Tây đã nói lên sự thích ứng của con người với ngoại cảnh.
Sự cộng cư giữa người Việt với người Tàu và người Miên đã khiến người
Việt học được bản chất hiếu khách của hai sắc dân tộc nầy. Hơn thế, bản
chất hiếu khách còn là một nhu cầu sinh tồn của mọi lưu dân trong vùng
đất mới. Trước những khắc nghiệt của thiên nhiên, của bất trắc, lưu dân
cần sống có nhau, tương trợ nhau. Tính hiếu khách chẳng qua là một sự lo
xa, phòng thân bởi lẽ nếu hôm nay tôi giúp anh thì tôi hy vọng ngày mai
anh sẽ giúp tôi khi tôi gặp khó. Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi
mới gặp nhau, dù chưa quen biết nhau, dân miền Nam đều cơm nước trà rượu
như đã là bà con cật ruột.
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi
Khó đi mượn chén ăn cơm
Mượn ly uống rượu mượn đờn kéo chơi
Có người còn giải thích tính hiếu khách, hào phóng của dân Nam Kỳ là do
sự trù phú, màu mỡ của ruộng vườn và tài nguyên dễ kiếm được, kiểu làm
chơi mà ăn thiệt của miền Nam. Giải thích như vậy có phần đúng, nhưng
chưa đủ, bởi lẽ không phải ai giàu cũng hào phóng nếu không sẵn có lòng
hào phóng.
Biểu hiện của tính hiếu khách là các tiệc tùng, họp
bạn. Dân Nam Kỳ hay ăn nhậu, đờn ca xướng hát. Nhưng phải hiểu rằng dân
Nam Kỳ hôm nay là dân Thuận Quảng khi xưa. Xa quê cha đất tổ, người lưu
dân, sau những giờ lao động cực lực hay sau những cơn hiểm nguy, cần có
những phút giây để tâm sự hàn huyên với nhau, kể cho nhau nghe những
kỹ niệm xưa để vơi phần nào nỗi sầu ly hương.
Từ những chung
rượu cay ở bờ rừng đến những buổi tiệc linh đình ở đám cúng đình, đám
giỗ có đờn ca xướng hát, người dân Nam Kỳ tìm trong những dịp gặp gỡ ấy
để giải khuây, để kết bạn. Tiệc rượu là dịp bàn chuyện làm ăn, chuyện
thế sự, do đó chúng ta không lấy làm lạ cái tiệm nước, quán rượu đầu
làng là nơi tụ hợp quen thuộc của mọi người dân trong làng, từ ban hội
tề cho đến thứ dân.
Sơn Nam trong “Cá tánh của miền Nam” đưa ra thêm một lý giải khác về bản tánh hiếu khách, tứ hải giai huynh đệ của người miền Nam. Theo đó thì:
“Thiên
Địa Hội tạo ra một nếp sanh hoạt sâu đậm khá hấp dẫn, thực tế: ăn cơm
nhà lo chuyện ngoài đường, sống chết nhờ anh em, tận tình giúp đỡ bạn.
Trút tất cả tâm sự với bạn kết nghĩa thì không có gì đáng ngại, đã là
bạn với nhau rồi thì làm sao có chuyện phản bội. Gặp chuyện bất bình,
hoặc như bạn nào bị kẻ khác ăn hiếp thì nổi nóng, trả thù cho bạn vô
điều kiện, đó là đạo nghĩa giang hồ, là điệu nghệ giữa anh em kết nghĩa,
tứ hải giai huynh đệ (tr. 106).”
Tưởng cũng nói thêm “Thiên Địa Hội,”
là một thứ hội kín người Tàu phò nhà Minh, liên kết nhau với một kỹ
thuật chặt chẽ để giúp đỡ nhau (những chùa miễu, xí nghiệp Tàu đều có
tiền của Thiên Địa Hội) ảnh hưởng nhiều đến dân Minh Hương và cả dân
Việt Nam trong suốt thế kỷ 19 từ thành thị đến nông thôn, là một đồng
minh của các nhà ái quốc Việt Nam chống Pháp.
Những khía cạnh
tiêu cực của bản tánh hào phóng là sự thiếu cần kiệm, hoang phí, mà
Trịnh Hoài Đức phê là thói bốc rời. Hiện tượng những Cậu Hai, Cậu Ba,
Công tử Bạc Liêu, con của những đại phú hộ, thay vì dùng tiền rừng bạc
biển để kinh doanh, thì lại đắm chìm trong việc ăn chơi cho đến khi sạch
túi. Kết quả là đa số dân Nam Kỳ bị chôn chân ở ruộng vườn, ít bon chen
trong thương trường, để nền kinh tế cho người Tàu thao túng.
Bản chất đôn hậu mộc mạc là một đức tính khác của dân Nam Kỳ và cũng bắt
nguồn từ điều kiện sinh sống. Bản chất nầy cũng là một nhu cầu cần
thiết trong cuộc cộng cư của dân tha phương. Trong một cộng đồng nhỏ,
mọi người trước lạ sau quen tạo thành một đại gia đình quần tụ với nhau,
do đó họ phải cư xử với nhau bằng tình nghĩa. Những hành động bất tín,
bất nghĩa sẽ đưa đến một hình phạt nhục nhã là bị loại trừ ra khỏi cộng
đồng, phải bỏ xứ mà đi. Người dân Nam Kỳ vì vậy nhớ ơn và trung thành
chẳng những với người sống mà cả với người chết. Thông thường thì có đám
giỗ, ngoài việc dọn mâm cơm cúng ông bà cha mẹ còn có mâm cơm bày ra
trước cửa nhà để cúng đất đai, cúng những người đã ra đi trong công cuộc
vở đất mới, cúng thần linh đất đai để những người nầy phù hộ.
Nói về sự phù hộ thì dân Nam Kỳ có không biết bao nhiêu thần hộ mạng bởi
trên con đường lập nghiệp, họ gặp không biết bao nhiêu hiểm nghèo. Một
con thú dữ, một con sông, một tiếng trời gầm, tất cả đều gieo cho họ sự
sợ hãi. Trong nỗi bơ vơ, họ luôn cầu nguyện đất trời để phù hộ họ.
Tới đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh
Đạo Phật vô Nam vì vậy mà biến thể, mang thêm bản chất dị đoan, bùa
chú, cộng thêm với bản chất mê tín của Phật giáo Théravada của người
Miên và tục thờ cúng nhiều ông Thần, ông Thánh của người Tàu.
Dân Nam Kỳ do đó không phải là những tín đồ Phật giáo thuần thành. Việc
đi chùa, hành hương, làm công quả, ngoài chuyện cầu nguyện, van vái còn
mang thêm bản chất xã hội. Đó là những dịp để bạn bè thân thích gặp gỡ
nhau trong một khung cảnh linh thiêng. Chùa chiền trong Nam đa số không
uy nghi, cổ kính như chùa miền Bắc và miền Trung, mà trái lại thường
khiêm tốn, thu mình trong những tàng cây cổ thụ, có khi diện tích cây
trái xung quanh lớn hàng chục lần ngôi chùa (các ngôi chùa Miên lại là
giang sơn của các loài chim muông). Đi chùa, đi hành hương đối với dân
Nam Kỳ, đặc biệt với phụ nữ còn là dịp đi vãng cảnh…
Không lấy
làm lạ, là các ngày lễ hội truyền thống như Lễ Hội Bà Chúa Xứ (vía Bà) ở
núi Sam Châu Đốc (25 tháng tư), Lễ Hội Đền Bà Đen ở Tây Ninh (rằm tháng
giêng), Lễ Hội Cúng Cá Voi ở các vùng ven duyên hải (ngày giờ tùy
vùng), Lễ Hội Thánh Địa Hòa Hảo ở làng Hòa Hảo Long Xuyên (18 tháng năm
âm lịch)… đã diễn ra trong nhiều ngày thu hút hàng trăm ngàn người,
không những là tín đồ mà còn là du khách.
Sông nước bao la, kinh rạch chằng chịt và đồng ruộng cò bay thẳng cánh lại là những yếu tố qui định cá tánh của dân miền Nam.
Trái với dân cư vùng châu thổ sông Hồng bị bao vây bởi một hệ thống đê
điều, làng mạc miền Bắc được thiết lập từ lâu đời nên bị bao bọc bởi
những hàng rào, lũy tre, thân tộc liên kết chặt chẽ nhau qua các thế hệ,
làng xã ở miền Nam thường thiết lập ven sông, chạy dài theo kinh rạch,
không có lũy tre, hàng rào ngăn cách, dòng họ thân tộc chưa phát triển
chằn chịt như ở miền Trung, miền Bắc. Nếu nói văn minh sông Hồng là văn
minh đê điều thì văn minh đồng bằng sông Cửu Long là văn minh sông rạch.
Sông rạch đã qui định đời sống kinh tế, chính trị của Nam Kỳ. Chúng ta
không ngạc nhiên khi người Pháp bắt đầu thiết kế các thành phố trong
Nam, các dinh Chủ Tỉnh, hay các câu lạc bộ để ông tây bà đầm ra hứng mát
đều được cất hướng ra sông, rồi chung quanh đó là trường tiểu học, nhà
thương, trại lính và khám đường.
Sông rạch lại qui định tâm tính và tâm tình của dân miền Nam.
Ông Nguyễn Văn Trung đã viết:
“Do đó về phương diện xã hội, miền Nam không có chị Dậu trong tắt đèn của Ngô Tất Tố, bị chà đạp ép bức mà vẫn chịu trận. Trái lại giai cấp điền chủ ở miền Nam không thể áp bức hay áp bức dễ dàng nông dân như ở Bắc Kỳ vì nếu không chịu nổi và nếu muốn, vợ chồng chị Dậu chỉ việc xuống ghe thuyền đi tìm một miền đất hứa khác. Đầm lầy, ruộng hoang còn thiếu gì sẵn sàng đón nhận người đến vỡ đất lập nghiệp (NVT. Lục châu học. Đặc san Trung Học My Tho, năm 2000, tr. 145).”
Sông rạch và đất nước bao la vì vậy đã tạo cho dân Nam Kỳ tánh khẳng
khái, bộc trực, ít chịu cúi lòn, kém thủ đoạn. Tính lửa rơm, giận thì
nói ngay, có khi hung hăng, nhưng rồi cơn giận cuốn đi theo sông nước,
đồng ruộng bao la. Cái cá tính sẵn có ấy lại được tác động thêm bởi
những ý niệm trung hiếu tiết nghĩa qua các truyện Tàu đã ảnh hưởng sâu
đậm trong tâm tính của dân miền Nam vào suốt tiền bán thế kỷ 20 và
truyện Tàu là một đặc thù của mảng văn học Nam Kỳ Lục tỉnh.
Nhưng bản chất cứng rắn nầy có khi là một khí giới yếu trong những hoàn
cảnh cần sự dẻo dai, uyển chuyển, nhất là trong các sinh hoạt chính trị.
Người ta thường nhắc đến ông Trần văn Hương với tất cả hai khía cạnh
của đặc tánh nầy.
Một khía cạnh tiêu cực khác của sự bộc trực
là tánh thiếu cẩn mật và thiếu tế nhị. Sự thẳng thắn đôi khi là một thất
lợi trong cách ứng xử, làm vơi đi sự nể trọng của người khách khi người
khách không cần biết hết tuốt tuột chuyện trong, chuyện ngoài của người
chủ.
Ngoài ra, trong dân gian còn lưu truyền câu “Ăn mặn nói ngay”
để diễn tả sự bộc trực của dân Nam Kỳ. Lịch sử di dân và cuộc sống của
lưu dân giải thích phần nào cái bản tính nầy. Lưu dân trên đường xuôi
Nam thường phải dùng ghe thuyền để vượt biển và chất mặn của nước biển
đã thấm sâu vào huyết quản của lưu dân. Họ quen với múi mặn nên họ thích
ăn mặn, thường trong bữa ăn thường có món kho và khô mặn. Chất mặn cần
thiết cho họ có nhiều sức lực để dãi dầu mưa nắng, để chịu đựng với sự
khắc nghiệt của thiên nhiên. Nhưng làm một phương trình giữa ăn mặn và
nói ngay thì có lẽ còn phải phân giải.
Dân Nam Kỳ không những
nói ngay mà còn hay nói lớn tiếng, thiếu trau chuốt. Phải hiểu rằng trên
biển cả với sóng vổ ì ầm khi xuôi Nam, trong rừng sâu cây cối dầy đặc
khi khẩn đất hay trên khoảng đất rộng người thưa, cò bay thẳng cánh, lưu
dân khi cần phải nói với nhau phải nói ngắn gọn và nói to để vượt các
chướng ngại cách trở. Nhu cầu truyền thông trong một khung cảnh thiên
nhiên khắc nghiệt như vậy đã thay đổi phong cách truyền thông của người
Thuận Quảng xưa.
Trong công tác khai hoang vở đất, thiên nhiên khắc nghiệt không phân biệt giới tính.
Người phụ nữ Thuận Quảng vào miền Nam phải gánh chịu tất cả những thử
thách cam go y như nam giới. Người phụ nữ Nam Kỳ do đó đã được đào tạo
và trưởng thành trong cùng một môi trường với nam giới. Tính khí, diện
mạo, y phục của người phụ nữ miền Nam vì vậy có phần nào khác với người
phụ nữ miền Trung và Bắc. Họ rắn rỏi hơn trong các sinh hoạt, từ gia
đình đến xã hội, từ tình cảm đến tâm tình. Cách ăn mặc của họ cũng đơn
sơ hơn, ít màu sắc hơn (người bán hàng rong ở đất Bắc, đất Trung vẫn mặc
áo dài, còn đại đa số người đàn bà Nam Kỳ quần đen, áo bà ba đen, có
khi còn quàng qua vai một cái khăn bàng hay khăn rằn theo kiểu người
Miên).
Dân Nam Kỳ chắc vẫn còn nhớ đội đá banh phụ nữ vào khoảng 1940-1950.
Vì lẽ chế độ phụ quyền lỏng lẻo bởi sự suy tàn của Nho học và sự xâm
nhập của Tây học, người phụ nữ miền Nam được khai phóng sớm hơn so với
phụ nữ miền Trung và miền Bắc trong các tương quan gia đình xã hội. Một
khía cạnh của sự khai phóng nầy là chế độ đa thê.
Chế độ đa thê
mà xưa kia người Thuận Quảng dễ dàng chấp nhận nhưng khi vào Nam,
chuyện vợ lớn vợ nhỏ, tuy vẫn còn, đặc biệt ở thôn quê thuận lợi cho
chuyện nầy vì người đàn ông thường phải đi làm ruộng xa, đi thương hồ,
nhưng chuyện đa thê thường bị xã hội chống đối.
Nếu vua Minh
Mạng có đến 142 người con; “Nhất dạ ngũ giao, tam hữu dựng” (trong một
đêm ngủ với 5 bà thì 3 bà có thai); và Nguyễn Công Trứ, lúc 73 tuổi, lấy
vợ lẻ thứ 10, cảm tác trong đêm tân hôn:
Tân nhân dục vấn: Lang niên kỷ?
Ngũ thập niên tiền nhị thập tam
dịch nghĩa là:
Nàng muốn hỏi anh: chàng mấy tuổi?
Năm mươi năm trước mới hăm ba
thì vô Nam, các ông Thuận Quảng phải nhớ là:
Lập vườn thì phải khai mương,
Làm trai hai vợ phải thương cho đồng
và người đời chế giểu:
Sáng mai anh đi chợ Gò vấp
Mua một sấp nhiễu hết sáu chục đồng
Đem về cho con hai nó cắt
Con ba nó may
Con tư nó đột
Con năm nó viền
Con sáu kết nút
Con bảy đơm khuy
Anh bước cẳng ra đi
Con tám níu, con chín trì
Ớ mười ơi! Sao để vậy còn gì áo anh.
Chuyện Nam Kỳ tính chắc còn nhiều điều phải nói, phải lý giải. Nhưng
điều tôi muốn xin thưa với quý vị hôm nay là nếu xã hội miền Bắc và miền
Trung đã thành hình và phát triển lâu đời thành những khuôn khổ chặt
chẽ, đó là những môi trường tĩnh, thì đất Nam Kỳ vì là một vùng đất mới,
vì là một môi trường động nên còn dễ dàng biến chuyển đổi thay.
Văn học Nam Ky
Bùi Đức Tịnh trong bài Phần đóng góp của văn học miền Nam (Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1974) đã viết:
“Trong suốt giai đoạn chuyển tiếp từ văn chương cổ điển sang văn chương
hiện kim và giai đoạn hình thành của nền quốc văn mới, nghĩa là từ 1865
đến 1932, hầu hết các tác phẩm xuất hiện của miền Nam đều bị coi như
không có trong văn học Việt Nam.”
Nguyễn Hiến Lê trong quyển
Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười có thuật lại một cuộc đối thoại giữa tác
giả và một người bạn, có cử nhơn luật, được tác giả mời từ Bắc vào viếng
Sài Gòn. Sau đây là câu chuyện:
“Anh bạn cầm tờ TĐ coi qua vài cái tựa chữ lớn rồi bỏ xuống nói:
– Tôi không thể nào đọc báo trong nầy được.
– Sao thế?
– In sai nhiều quá. Hỏi ngã nhầm be bét, rồi ác, át, an, ang… không
phân biệt, thật chướng mắt. Cây cau mà in là cây cao thì có chết tôi
không chứ?
– Còn báo người Bắc không in sai sao? S thì nhầm với X, Tr với Ch mà sao anh không thấy chướng?
– Bề gì ngoài mình cũng in ít lỗi hơn. Còn nội dung thì bài vở ở đây
tầm thường lắm, ít bài xã thuyết có giá trị. Nói chung, về văn học, Sài
Gòn kém Hà Nội xa.”
Hai nhận định nầy nói lên một thiên kiến tiêu biểu về việc đánh giá
thấp nền văn học Nam Kỳ, cho rằng Nam Kỳ không có văn học, hay văn học
kém, thiếu Nho học, và lai căng Pháp. Người Nam không biết viết văn,
viết nôm na, sai chánh tả, thậm chí có nhà phê bình đất Bắc nhận định
rằng “Lục Vân Tiên” chẳng phải là một tác phẩm văn chương. Thiên
kiến trên dựa vào những tiêu chuẩn giá trị và sự thưởng ngoạn văn chương
của người miền Bắc, vốn đã trải qua bao thế kỷ trui rèn trong nền Hán
Học, từ sơ khai để trở nên bóng bẩy, chải chuốt, phù hợp với tâm tình và
cách ứng xử khách sáo, trang trọng của người Đàng Ngoài. Khi vợ chồng
gọi nhau bằng hiền thê, hiền phụ, và bạn bè xưng tụng là hiền huynh,
hiền đệ thì dĩ nhiên lời văn phải trau chuốt gắn liền với nếp sống ấy.
Trái lại, nếp sống của người lưu dân trong vùng đất mới, thuở mới đến
khai hoang lập làng, phải chiến đấu thường xuyên với sơn lam chướng khí,
cọp beo rắn rít, phải đương đầu với gian khổ hiểm nguy.
Chèo ghe sợ sấu cắn chưn,
Xuống sông sợ đỉa, lên rừng sợ ma
Trong hoàn cảnh ấy, các lưu dân từ Thuận Quảng xuôi Nam còn đâu có thời giờ và ý chí mà nghĩ đến hành trang chữ nghĩa.
Nhưng khi nội chiến chấm dứt, khi đất hoang đã thành làng xóm, đời sống
lưu dân được tương đối ổn định thì một mảng văn học đặc thù miền Nam đã
bắt đầu được hình thành và phát triển từ giữa thế kỷ thứ 19.
Xa đất Bắc, xa cái nôi của Nho Học, tiếp cận với các văn hóa và ngôn ngữ
người dân bản địa (Miên, Chàm) và người Minh Hương, lưu dân thường di
động trong khoảng đồng ruộng bao la, trên sông nước kinh rạch, lội qua
các khu rừng già ngập nước, người Việt vào Nam cần nói và viết sao cho
dễ hiểu. Câu văn, câu nói nôm na, bình dân, ngôn ngữ của ruộng đồng là
một nhu cầu truyền thông của người dân vùng đất mới. Qua nhiều thế hệ
cần lao, tiếp cận với các ngôn ngữ địa phương không khoa cử, văn chương
bóng bẩy, hán học vùng nguyên thủy Thuận Quảng đã biến hóa thành thứ văn
chương nghĩ sao nói vậy. Do đó, văn chương miền Nam thiên về kể chuyện
và trình diễn, thiên về đọc to để mình và để người khác cùng nghe với
mình. Người Nam Kỳ nói thơ chớ không ngâm thơ.
Nói thơ là một
sắc thái văn chương miền Nam thịnh hành từ thành thị đến thôn quê trong
suốt 50 năm đầu thế kỷ 20, là một thú giải trí tao nhã của người có học
lẫn ít học, và tác động nhiều đến tâm tình và lòng ái quốc của dân miền
Nam. Người nói cứ trình bày các câu chuyện thường dưới thể lục bát theo
lối nói thơ Vân Tiên. Vì câu chuyện bằng thơ thường dài hàng trăm câu,
người nói và người nghe thường nằm trên võng, ngồi trên bộ ván hay dựa
cột. Những chuyện thơ thường viết theo kiểu có hậu, tức là ơn đền oán
trả, trang trải những giá trị luân lý, tiềm ẩn tinh thần ái quốc chống
Pháp đã đi sâu vào tâm khảm của dân Nam Kỳ. Những chuyện thơ còn nhớ là:
Bạch Viên Tôn Các, Chiêu Quân Cống Hồ, Lâm Sanh Xuân Nương, Mục Liên
Thanh Đề, Phạm Công Cúc Hoa, Thạch Sanh Lý Thông, Trần Minh Khố Chuối,
Thoại Khanh Châu Tuấn…
Bởi lẽ cái đặc tính kể chuyện và trình
diễn của văn chương của Nam Kỳ mà truyện Lục Vân Tiên, ngay khi còn ở
thể văn Nôm chưa phiên âm ra chữ quốc ngữ thì truyện đã được phổ biến
trong dân gian, kể cả những người không biết chữ cũng nói thơ Lục Vân
Tiên và tác phẩm nầy đã được tái bản nhiều nhất.
Thanh Lãng đã nhận xét:
“Lối văn trong Nam là một lối văn đơn sơ, mộc mạc, dùng hầu toàn chữ Nôm, cách đặt câu có vẽ vắn tắt, không xét gì đến cân xứng, đối chác. Nói tóm lại, nó là thứ văn Việt Nam hơn, dân chúng hơn (Thanh Lãng – Biểu Nhất lãm văn học cận đại. Tự do, Sài Gòn, 1958, tr. 78).”"
Bởi lẽ quen thưởng thức lối văn cầu kỳ, những điển tích Hán văn hiểm
hóc, người đọc và người nghe thường đánh giá thấp loại văn chương nôm
na, bình dân của người Nam Kỳ Lục tỉnh.
Có người còn cho rằng
viết văn xuôi chữ quốc ngữ có gì là khó, nhưng ở vào một thời điểm mà
người ta dạy luân lý bằng diễn ca, dạy tiếng Pháp bằng diễn ca, dạy võ
bằng diễn ca, thậm chí đi ăn xin cũng kêu van ngân nga có ca, có kệ, câu
đối bằng trắc thì viết văn xuôi, muốn cho nó thông cũng thật là khó.
(Bằng Giang: Văn học Quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930, NXB Trẻ, Hà Nội 1972,
tr. 376)
Ngoài tính chất thực tiển phù hợp với nhu cầu ngôn ngữ
và truyền thông của người dân Nam Kỳ, văn chương quốc ngữ, sở dĩ được
phát triển dễ dàng hơn trong Nam là nhờ sự đóng góp tích cực của giới
truyền giáo Thiên Chúa, vốn đã phổ biến và sử dụng ngôn ngữ nầy từ thời
Alexandre de Rhodes (1593-1660) để truyền đạo.
Trong cuộc Nam
Tiến, để có thể giữ đạo trước chánh sách cấm đạo của chúa Nguyễn và nhà
Nguyễn, nhiều làng giáo dân đã giăng buồm bỏ xứ vào lập nghiệp ở vùng
đất mới, đặc biệt các vùng cù lao ven sông Tiền, sông Hậu hay cửa sông,
cửa biển (Cái Mơn, Cái Nhum, Mặt Bắc, Thom, Mõ Cày, Sóc Trăng, Ba
Thắc…).
Nhiều tác phẩm nghiên cứu, tiểu thuyết tiên phong viết
bằng chữ Quốc ngữ theo cấu trúc của Tây phương đã xuất hiện trong các
xóm đạo từ giữa thế kỷ 19 và những tác giả tiêu biểu của thời kỳ nầy đều
là tín đồ thiên chúa giáo như Huỳnh Tịnh Của (1830-1908: 26 tác phẩm),
Trương Vĩnh Ký (1837-1898: 111 tác phẩm) Nguyễn Trọng Quản (1865-1911),
Trần Thiên Trung (bút hiệu của Trần Chánh Chiếu 1867-1919).
Riêng Huỳnh Tịnh Của và Trương Vĩnh Ký (nói, viết được 15 sinh ngữ và từ
ngữ Tây Phương) đều xuất thân từ Đại Chủng Viện Poulo Pénang (Mã Lai).
Một yếu tố khác cũng không kém quan trọng là văn chương chữ quốc ngữ
lại được chánh quyền bảo hộ khuyến khích, mục đích cho người dân đọc
được dễ dàng các thông cáo, nghị định của chánh phủ, bước đầu đưa đến
việc dùng chữ Pháp, mục tiêu tối hậu của chánh sách đồng hóa (chữ quốc
ngữ chỉ được sử dụng chính thức ở miền Bắc từ 1913 trong khi ở miền Nam
đã sử dựng từ nửa thế kỷ trước).
Trong ý đồ ấy, người Pháp đã
mở thêm nhiều trường dạy quốc ngữ và chữ Pháp, hô hào giúp đỡ ngưới dân
đi học, cốt để đào tạo một đội ngũ công chức thừa hành, hỗ trợ cho công
cuộc cai tri của chánh quyền thuộc địa Pháp. Nhưng trong một thời gian
dài lúc ban đầu, đa số người nhà giàu, vì lo sợ mất con khi con học
tiếng Pháp thì nghĩ rằng Pháp sẽ bắt đưa về Pháp và các thuộc địa Pháp ở
Phi Châu nên có hiện tượng những con nhà giàu mướn con nhà nghèo đi học
thay thế. Kết quả là tại Nam Kỳ, đầu thế kỷ 20, một số trí thức đỗ đạt
xuất thân từ bần cố nông. Ý thức văn hóa và chính trị của lớp người nầy
làm thay đổi phần nào bộ mặt nông thôn miền Nam và là một lực lượng trí
thức quan trọng kháng Pháp.
Trong một hoàn cảnh đặc thù như
vậy, mảng văn học Nam Kỳ đã phát hiện và phát triển mạnh mẽ từ năm 1865
cho tới khi đất nước qua phân năm 1954. Những mảng văn học nầy bị bỏ
quên vì không được biết hay bị bỏ qua vì được biết nhưng bị đánh giá
thấp nên không xét tới (Nguyễn văn Trung, Giới thiệu Lục Châu học, tr.
1).
Truyện thầy Lazarô Phiền (chuyện một thầy giảng vì không
đáp lại mối tình của một người đàn bà nên bị người đàn bà nầy trả thù
bằng cách cáo gian vợ của thầy giảng ngoại tình. Thầy giảng ghen và
thuốc vợ chết. Vợ chết rồi thầy mới biết là vợ chết oan. Thầy bị lương
tâm cắn rứt cuối cùng cũng chết) của Nguyễn Trọng Quản, một tiểu thuyết
tình cảm viết theo lối Tây Phương đã được xuất bản ở Sài Gòn từ năm
1887, có thể được xem như mở đầu cho tiểu thuyết tình cảm viết theo tiểu
thuyết tây phương trong lịch sử văn học nước ta (Địa lý văn hóa TPHCM,
qu. 2 tr. 234) nhưng các nhà nghiên cứu văn học vẫn nhứt quyết là Tố Tâm
của Hoàng Ngọc Phách, xuất bản ở Hà Nội năm 1924 là quyển tiểu thuyết
đầu tiên viết theo thể loại nầy.
Nhiều tiểu thuyết cảm tác theo
Tây Phương của Hồ Biểu Chánh (1885-1958), một trong số nhà văn viết
nhiều tiểu thuyết nhất VN, 64 tựa trong 50 năm cầm bút (cảm tác chớ
không phải phóng tác vì từ cốt chuyện, ông đã viết ra một tiểu thuyết mà
khung cảnh và nhân vật đều hoàn toàn khác với cốt truyện nguyên tác, và
ông đã thành tín ghi lại tên quyển sách từ đó đã đưa ông đến việc sáng
tác, điều ít có của nhà văn thời nầy (thí dụ Chúa tàu Kim Qui, cảm tác
từ "Le Comte de Monte Christo" của Alexander Dumas; Cay đắng mùi
đời – Sans famille của Hector Malot; Chút phận linh đinh – En famille
của Hector Malot; Ngọn cỏ gió đùa – Les misérables của Victor Hugo; Thầy
thông ngôn – Les amours d´Estève của A. Theuriet: Vì nghĩa vì tình –
Fanfan et Claudinet của De Courcelle; Ở theo thời – Popage của M.
Pagnol…) đã lần lượt được xuất bản ở Sài Gòn cũng bị bỏ quên hay bỏ qua.
Theo ông Nguyễn Văn Trung trong “Lục Châu học,”
ông nhận định rằng loại tiểu thuyết lịch sử ở miền Nam đã xuất bản từ
1910, đi trước miền Bắc ít ra là 30 năm và phong phú, hấp dẫn điển hình
như Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử (Nguyễn Hữu Ngỡi).
Những
tiểu thuyết tình cảm của Lê Hoàng Mưu (1879-1941), Nguyễn Chánh Sắt
(1869-1947), Phú Đức (1901-1970), Bửu Đình, Phạm Kiên… không được nhắc
đến.
Trong lãnh vực báo chí, nhiều tờ báo quan trọng ở Nam Kỳ,
có một lịch sử lâu năm được phổ biến ra cả Bắc Kỳ, như Gia định báo
(1865-1909 do Ernest Potteaux làm tổng tài rồi sau giao lại cho Trương
Vĩnh Ký), Thông loại khoa trình (1888), Nam Kỳ địa phận (1909-1945);
Nông cổ mín đàm (1901-1924 nhiều chủ bút, trong số có Lương Khắc Ninh,
Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt), Lục Tỉnh Tân văn (1907-1943 do H.
F. Schneider sáng lập, Trần Chánh Chiếu rồi Nguyễn An Vĩnh, Lê Hoàng Mưu
làm chủ bút) cũng bị liệt vào thứ yếu so với Nam Phong.
Trong loạt bài du ký Một tháng ở Nam Kỳ đăng trong Nam Phong, Phạm Quỳnh trong đó có khen nhưng có chê:
“Một
địa hạt Nam Kỳ mà bấy nhiêu báo cũng nhiều lắm vậy. Cứ lấy cái lượng mà
xét thì đủ thật khiến cho Bắc Kỳ Trung Kỳ phải thẹn với Nam Kỳ rằng về
phương diện ngôn luận còn thậm kém xa quá. Nhưng cái phẩm có được xứng
đáng với cái lượng không. Điều đó chưa dám chắc vậy.”
Để nhận xét về các sách dịch thuật truyện Tàu từ đầu thế kỷ 20 vô cùng
phát triển ở miền Nam (những dịch giả quan trọng là các chủ bút hay phụ
bút cho nhiều tờ báo ăn khách lúc đó như Nguyễn Chánh Sắt, Trần Phong
Sắc, Nguyễn An Cư, Nguyễn Liên Phong… nên truyện dịch của họ được đăng
ngay trong báo hay in từng tập phổ biến dễ dàng trong dân chúng, gây
thành một phong trào), lưu hành ra Trung Bắc và được độc giả Trung Bắc
ưa thích, Phạm Quỳnh cũng trong Nam Phong đã nặng lời:
“Nghề
làm sách trong Nam Kỳ cũng thạnh lắm… Cái số sách xuất bản ở NK không
biết bao nhiêu mà kể. Nhất là các loại dịch các tiểu thuyết Tàu cũ như
Tam Quốc, Thủy Hử, Chinh Đông, Chinh Tây, Phản Đường, Tùy Đường, Đông
Châu, Phong Thần… nếu thu thập nhau lại thì làm được cái thư viện nhỏ.
Nhưng những tiểu thuyết Tàu từ tám mươi đời đó, văn chương đã chẳng ra
gì mà truyện thì toàn oái đản của mấy bác cuồng nho bên Tàu, ngồi không
bịa đặt ra để khoái trá bọn hạ lưu vô học, thế mà dịch nhiều như vậy,
thịnh hành như vậy, nghĩ cũng kinh thay. Không trách cái tư tưởng quốc
dân những chìm đắm trong sự mê hoặc không cùng, có khi còn sinh ra những
việc xuẩn động trong xã hội cũng vì đó…”
Nếu chúng ta nghe hai câu văn:
–
Tao mà có cà phê cà pháo gì mậy, ờ mà các chả đang làm cà phê trong cái
quán chỗ đám hát Sơn đông đó, nhưng mà khoan đã, để tao dằn bụng chén
cháo gà rồi mình lên đường
– Cầm hào bạc ra phố mà cắt tóc nhanh lên, nhỡ bố về trông thấy thì khốn đấy!
thì chúng ta biết được rằng không gian và thời gian đã có khả năng biến
hóa con người, và Nam Kỳ hay Bắc Kỳ đều là sản phẩm của một môi trường
lịch sử và địa lý.
Tóm lại, Nam Kỳ có một nền văn học đa dạng,
phong phú từ hơn 150 năm nay. Mảng văn học nầy là phản ảnh tiếng nói,
tâm tình và tâm tính của người Việt từ Đàng Ngoài, sau gần 400 năm lập
quốc ở phương Nam, hòa tụ với văn hóa Minh Hương và văn hóa bản địa, văn
hóa tây phương để biến trở thành một mảng văn hóa độc đáo mang sắc thái
đặc biệt của một địa phương Nam Kỳ.
Văn chương bóng bẩy, cầu
kỳ, trọng Hán học của vùng Đất cũ và văn chương mộc mạc, bình dân, hướng
về chữ quốc ngữ của vùng Đất mới, cả hai đều là văn chương.
Không có thứ văn chương sang, văn chương hèn, văn chương tốt, văn chương xấu.
Lâm Văn Bé