Cà Kê Dê Ngỗng
"Người Việt hung hăng" - by Nguyễn Sinh / Trần Văn Giang (ghi lại).
Ai cũng biết, đây là một vấn nạn quá lớn lao do:
1. Kinh tế quá khó khăn, nghèo túng, đói ăn vụn, túng làm liều, mất hết trí khôn, nhân cách.
2. Giáo dục xuống cấp quá tệ hại, làm cho dân trí thiếu văn hóa, mất đạo đức, thiếu nhân bản. Trọng tâm của sự giáo dục là “Làm Gương Tốt” từ trong gia đình đến học đường và ngoài xã hội. Không có sự làm gương tốt thì mọi sự giáo dục trở thành phi giáo dục, phản giáo dục. Ở đâu, xã hội nào, thành phần nào, tổ chức nào cũng có mâu thuẩn, có bất đồng nhưng nhờ có giáo dục tốt nên nếu dân trí có văn hóa cao, họ giải quyết mâu thuẩn, bất đồng bằng trí tuệ, bằng tôn trọng luật pháp, bằng thuật xử thế khôn ngoan chứ không phải dùng chân tay đấm đá, dung dao đâm chém nhau như thời tiền sử, như thú hoang dã trong rừng. Phải chăng đây là một nỗi nhục, nỗi bất hạnh, nỗi buồn quá lớn lao của dân tộc?
NS
*
Trong tâm lý học, chữ “hung hăng” (agression) dùng chỉ các thái độ, hành vi của một người đã gây tổn hại cho một hay nhiều người khác cả về thể chất lẫn tinh thần nhằm để người này nhanh chóng đạt được mục đích riêng của mình.
Tính hung hăng sẽ giải quyết được mọi chuyện?
Hiện nay ở Việt Nam, những sự việc bắt nguồn từ thói hung hăng nhiều đến nỗi bất cứ chuyện gì cũng có thể trở thành nguyên nhân để người ta chửi bới, đánh đập hay chém giết nhau. Ra đường nhìn nhau không cẩn thận bị cho là “nhìn đểu” dễ dẫn đến hiềm khích, đánh nhau. Vào bệnh viện, bác sĩ chưa kịp phục vụ dễ bị người nhà bệnh nhân truy sát. Trong đám cưới, đám giỗ, tiệc tùng… Chì một việc nhỏ như tranh nhau chiếc “mi-crô” đề hát hò cho vui thôi mà có thể xảy ra án mạng. Trên bàn nhậu, người không uống “tới bến” cũng dễ bị đâm dao. Thậm chí anh chị em chung huyết thống vì tranh cãi trong bữa ăn, trong việc phân chia tài sản cũng dễ dàng bị người nhà tìm cách “hạ thủ…” Có thể thấy vô số những tin tức kiểu này trên báo chí, mạng xã hội, các băng tần truyền thông với các vụ án, đôi khi xuất phát bởi những việc rất nhỏ nhặt, do tính hung hăng thiếu kiểm soát gây ra.
Người ta thể hiện thái độ hung hăng dưới nhiều dạng: Cảm xúc, tinh thần, lời nói, hành động nhằm áp đảo tinh thần người khác; mục đích để giành phần lợi về mình. Lợi ở đây là vật chất, vị thế đôi khi chỉ để thỏa mãn cảm giác “thắng thế,” “cao cơ” hơn người khác. Kẻ hung hăng tin rằng với thái độ này họ sẽ nhanh chóng đạt được mục đích. Song nếu nhận thấy hành vi hung hăng có thể bị bẻ gãy, không đạt được mục tiêu, họ sẽ tự động chuyển thái độ. Một gã hung hăng chửi bới dọa đánh người khi va quẹt xe bởi gã ta muốn người kia phải xin lỗi hoặc đền tiền. Nhưng nếu người kia chống lại bằng thái độ lấn át hơn, tự nhiên phản ứng tâm lý diễn ra khiến gã chột dạ. Trái lại, nếu gã ta thấy mình không bị lấn át nhiều, sẽ tiến tới phản ứng bằng cách “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” xem bên nào thắng thế sẽ tính tiếp!
Dường như đây cũng là mẫu số chung của những xã hội đang chuyển mình cả về tinh thần lẫn đời sống vật chất như VN hiện thời. Trong xã hội ấy, một số người càng giàu lên, lối sống vật chất lên ngôi nhưng khoảng cách giữa nhóm nhỏ giàu có và nhóm đa số người còn nghèo khó cứ ngày càng dãn rộng.
Vì sao nên nỗi?
Tại sao người Việt lại quá hung hăng? Họ sẵn sàng đánh nhau, gây án từ những sự việc nhỏ, không đâu? Đây là những câu hỏi nhức nhối, và nhiều người tự hỏi nguyên cớ nào dẫn đến điều ấy? Có người nói hiện tượng này phần lớn do sử dụng nhiều rượu bia, chất gây nghiện dẫn đến tình trạng thiếu kiềm chế. Nhưng đó là bề nổi, nếu tìm hiểu sâu xa hơn theo phân tích của các nhà giáo dục, tâm lý xã hội… là do giáo dục chỉ chú trọng dạy chữ, xem nhẹ dạy làm người; phát triển kinh tế thị trường không gắn liền phát triển văn hóa; pháp luật thiếu nghiêm minh, xã hội đầy bất công, tiêu cực… Một số người có đời sống tinh thần ngày càng căng thẳng bực bội và khi những mâu thuẫn nội tại không được giải quyết, cứ ứ đọng trong tâm trí, nó sẽ chờ cơ hội bùng ra trở thành thái độ hung hăng nhằm giải tỏa ẩn ức.
Ở khía cạnh khác, khi đạo đức xã hội dần xuống cấp trong khi giới trẻ vốn rất nhạy cảm, dễ bị cuốn và hùa theo số đông. Đây là lứa tuổi chưa hoàn thiện nhân cách, kinh nghiệm, cư xử trong cuộc sống chưa nhiều nên dễ bị vướng vào những hành vi lệch lạc. Ngoài ra còn nhiều thứ đầy tính bạo lực xuất hiện tràn lan trên phim ảnh, “internet,” mạng xã hội … càng khiến con người lệch lạc về nhân cách, dễ có hành vi bạo lực khi bị kích động. Với trạng thái uất ức dồn nén như vậy nếu chẳng may bị ai đó khích bác hoặc có thêm bia rượu, ma túy dẫn đường, dễ hiểu vì sao họ bỗng chốc trở thành những kẻ hung hăng, bạo lực.
Ông bà ta xưa có câu: “Một điều nhịn, chín điều lành.” Theo đó, đứng trước một sự việc, cần suy xét thật thấu đáo. Hãy thử nhường nhịn, “lấy nhu thắng cương” để tránh những phiền phức không đáng có thể làm mất công sức và tiền bạc, thậm chí ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, xóm giềng, xã hội…
Nếu mọi người sẵn sàng và luôn cho nhau nụ cười, sự bao dung, tha thứ thì mọi việc chắc chắn trở nên tốt đẹp hơn.
Nguyễn Sinh
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
"Người Việt hung hăng" - by Nguyễn Sinh / Trần Văn Giang (ghi lại).
Ai cũng biết, đây là một vấn nạn quá lớn lao do:
1. Kinh tế quá khó khăn, nghèo túng, đói ăn vụn, túng làm liều, mất hết trí khôn, nhân cách.
2. Giáo dục xuống cấp quá tệ hại, làm cho dân trí thiếu văn hóa, mất đạo đức, thiếu nhân bản. Trọng tâm của sự giáo dục là “Làm Gương Tốt” từ trong gia đình đến học đường và ngoài xã hội. Không có sự làm gương tốt thì mọi sự giáo dục trở thành phi giáo dục, phản giáo dục. Ở đâu, xã hội nào, thành phần nào, tổ chức nào cũng có mâu thuẩn, có bất đồng nhưng nhờ có giáo dục tốt nên nếu dân trí có văn hóa cao, họ giải quyết mâu thuẩn, bất đồng bằng trí tuệ, bằng tôn trọng luật pháp, bằng thuật xử thế khôn ngoan chứ không phải dùng chân tay đấm đá, dung dao đâm chém nhau như thời tiền sử, như thú hoang dã trong rừng. Phải chăng đây là một nỗi nhục, nỗi bất hạnh, nỗi buồn quá lớn lao của dân tộc?
NS
*
Trong tâm lý học, chữ “hung hăng” (agression) dùng chỉ các thái độ, hành vi của một người đã gây tổn hại cho một hay nhiều người khác cả về thể chất lẫn tinh thần nhằm để người này nhanh chóng đạt được mục đích riêng của mình.
Tính hung hăng sẽ giải quyết được mọi chuyện?
Hiện nay ở Việt Nam, những sự việc bắt nguồn từ thói hung hăng nhiều đến nỗi bất cứ chuyện gì cũng có thể trở thành nguyên nhân để người ta chửi bới, đánh đập hay chém giết nhau. Ra đường nhìn nhau không cẩn thận bị cho là “nhìn đểu” dễ dẫn đến hiềm khích, đánh nhau. Vào bệnh viện, bác sĩ chưa kịp phục vụ dễ bị người nhà bệnh nhân truy sát. Trong đám cưới, đám giỗ, tiệc tùng… Chì một việc nhỏ như tranh nhau chiếc “mi-crô” đề hát hò cho vui thôi mà có thể xảy ra án mạng. Trên bàn nhậu, người không uống “tới bến” cũng dễ bị đâm dao. Thậm chí anh chị em chung huyết thống vì tranh cãi trong bữa ăn, trong việc phân chia tài sản cũng dễ dàng bị người nhà tìm cách “hạ thủ…” Có thể thấy vô số những tin tức kiểu này trên báo chí, mạng xã hội, các băng tần truyền thông với các vụ án, đôi khi xuất phát bởi những việc rất nhỏ nhặt, do tính hung hăng thiếu kiểm soát gây ra.
Người ta thể hiện thái độ hung hăng dưới nhiều dạng: Cảm xúc, tinh thần, lời nói, hành động nhằm áp đảo tinh thần người khác; mục đích để giành phần lợi về mình. Lợi ở đây là vật chất, vị thế đôi khi chỉ để thỏa mãn cảm giác “thắng thế,” “cao cơ” hơn người khác. Kẻ hung hăng tin rằng với thái độ này họ sẽ nhanh chóng đạt được mục đích. Song nếu nhận thấy hành vi hung hăng có thể bị bẻ gãy, không đạt được mục tiêu, họ sẽ tự động chuyển thái độ. Một gã hung hăng chửi bới dọa đánh người khi va quẹt xe bởi gã ta muốn người kia phải xin lỗi hoặc đền tiền. Nhưng nếu người kia chống lại bằng thái độ lấn át hơn, tự nhiên phản ứng tâm lý diễn ra khiến gã chột dạ. Trái lại, nếu gã ta thấy mình không bị lấn át nhiều, sẽ tiến tới phản ứng bằng cách “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” xem bên nào thắng thế sẽ tính tiếp!
Dường như đây cũng là mẫu số chung của những xã hội đang chuyển mình cả về tinh thần lẫn đời sống vật chất như VN hiện thời. Trong xã hội ấy, một số người càng giàu lên, lối sống vật chất lên ngôi nhưng khoảng cách giữa nhóm nhỏ giàu có và nhóm đa số người còn nghèo khó cứ ngày càng dãn rộng.
Vì sao nên nỗi?
Tại sao người Việt lại quá hung hăng? Họ sẵn sàng đánh nhau, gây án từ những sự việc nhỏ, không đâu? Đây là những câu hỏi nhức nhối, và nhiều người tự hỏi nguyên cớ nào dẫn đến điều ấy? Có người nói hiện tượng này phần lớn do sử dụng nhiều rượu bia, chất gây nghiện dẫn đến tình trạng thiếu kiềm chế. Nhưng đó là bề nổi, nếu tìm hiểu sâu xa hơn theo phân tích của các nhà giáo dục, tâm lý xã hội… là do giáo dục chỉ chú trọng dạy chữ, xem nhẹ dạy làm người; phát triển kinh tế thị trường không gắn liền phát triển văn hóa; pháp luật thiếu nghiêm minh, xã hội đầy bất công, tiêu cực… Một số người có đời sống tinh thần ngày càng căng thẳng bực bội và khi những mâu thuẫn nội tại không được giải quyết, cứ ứ đọng trong tâm trí, nó sẽ chờ cơ hội bùng ra trở thành thái độ hung hăng nhằm giải tỏa ẩn ức.
Ở khía cạnh khác, khi đạo đức xã hội dần xuống cấp trong khi giới trẻ vốn rất nhạy cảm, dễ bị cuốn và hùa theo số đông. Đây là lứa tuổi chưa hoàn thiện nhân cách, kinh nghiệm, cư xử trong cuộc sống chưa nhiều nên dễ bị vướng vào những hành vi lệch lạc. Ngoài ra còn nhiều thứ đầy tính bạo lực xuất hiện tràn lan trên phim ảnh, “internet,” mạng xã hội … càng khiến con người lệch lạc về nhân cách, dễ có hành vi bạo lực khi bị kích động. Với trạng thái uất ức dồn nén như vậy nếu chẳng may bị ai đó khích bác hoặc có thêm bia rượu, ma túy dẫn đường, dễ hiểu vì sao họ bỗng chốc trở thành những kẻ hung hăng, bạo lực.
Ông bà ta xưa có câu: “Một điều nhịn, chín điều lành.” Theo đó, đứng trước một sự việc, cần suy xét thật thấu đáo. Hãy thử nhường nhịn, “lấy nhu thắng cương” để tránh những phiền phức không đáng có thể làm mất công sức và tiền bạc, thậm chí ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, xóm giềng, xã hội…
Nếu mọi người sẵn sàng và luôn cho nhau nụ cười, sự bao dung, tha thứ thì mọi việc chắc chắn trở nên tốt đẹp hơn.
Nguyễn Sinh
Trần Văn Giang (ghi lại)