Truyện Ngắn & Phóng Sự

Người chú họ của tôi _ Trang Y Hạ

Một người đàn ông – đúng ra là một người lính – người lính Nghĩa Quân đêm ngày canh giữ cây cầu trên trục lộ huyết mạch từ Tỉnh lỵ chạy ra vùng ngã ba biên giới



Một người đàn ông – đúng ra là một người lính – người lính Nghĩa Quân đêm ngày canh giữ cây cầu trên trục lộ huyết mạch từ Tỉnh lỵ chạy ra vùng ngã ba biên giới. Người đàn ông gần bốn mươi tuổi tính tình thật thà, biết viết văn, làm thơ. Nhưng chưa lập gia đình - không biết tại sao? Người đó chính là ông chú họ của tôi.

Cây da to lớn chừng hai mươi người ôm không xuể, đứng hiên ngang trên đồi, những chùm dây rễ xum xuê của cây da thòng xuống đất, tàn lá rộng thênh thang bao phủ cả một công tây đất. Nhiều gân rễ to bảng lộ thiên hình nan quạt tỏa ra tứ phía phân chia từng ngăn. Người ngồi bên nầy không thể trông thấy người bên kia. Đứng ở dưới Thôn nhìn lên đồi, ngoài cây da ra chỉ thấy lưa thưa lùm cây cao ngang đầu, cỏ tranh và dây gai mắc cỡ mọc nhiều nhưng những thứ nầy rồi sẽ bị cháy trụi khi vào mùa khô - đốt rừng làm rẫy. Con đường mòn độc đạo từ Thôn lên hướng cây da chỉ vừa vặn một người đi, cách cây da khoảng ba trăm thước và chạy sâu vô rừng già.

Mùa đông cây da trụi lá, trơ cành đứng chơ vơ trông thật tang thương. Ra tết khoảng đầu tháng hai cây sẽ ra lá mới. Búp tươi non đầy đặc trên cành. Trong thời gian nầy loài chim cu gầm ghì tụ về ăn những búp non mơn mởn – món ăn khoái khẩu một năm chỉ có một lần.

Chú tôi mang cây súng bá gỗ, chú nói tên nó là - Carbine M1, không bắn liên thanh được, chỉ bắn từng phát một thôi. Nếu đụng trận thì bóp cò liên tục mỏi tay lắm. Tôi còn nhỏ không quan tâm mấy, nhưng lại rất thích dáng oai phong bệ vệ của chú khi thấy chú mặc bộ đồ quân phục, giày nón và cấp số đạn quanh người. Và tôi mơ ước khi lớn lên sẽ đi lính như chú.

Một bữa khoảng mười giờ sáng, chú xách về hai con chim cu thật bự qua nhà cha tôi và nói với cha tôi rằng:

-Em bận xuống đồn để trực, nhờ anh nhổ lông làm thịt dùm hai con chim cu, chiều em về anh em mình nhậu lai rai chơi…!

- Cha tôi nói sao không bắn thêm vài con nữa?

Chú tôi ngập ngừng… có vẻ cũng tiếc rẻ!

-Em cũng muốn bắn thêm nhưng đạn thiếu nhiều quá, băng đạn nào cũng lưng lửng, lại gần cuối tháng sợ thanh tra bất ngờ thì chết. Em đang ngóng chờ thằng bạn từ dưới Tỉnh về, nó hứa cho bốn chục viên. Cuối tháng hai nầy lá da nở hết thì không còn chim đâu mà bắn.

Tôi đi học vào buổi chiều, trường học sát bên dòng sông, cách cây cầu gỗ chừng ba trăm thước. Đồn Nghĩa quân của chú giữ cây cầu nầy, bao bọc chung quanh cầu có hàng rào kẽm gai. Hai bên đầu cầu có trạm gác. Từ nhà chú và nhà tôi xuống trường cũng như đồn Nghĩa quân chừng hơn ba cây số.

Tôi cầm tay chú tha thiết nói:

-Chú cho cháu theo chú đi bắn chim với?

-Không được đâu! Chú sợ ba con lắm! Hơn nữa đi bắn chim mà đi đông người làm chim sợ bay hết. Phải đi từ sáng sớm để núp - ngụy trang cho khéo, khoảng chín giờ sáng nắng lên bầy chim bay về, rồi chừng hơn mười giờ nắng gắt là chim bay đi liền. Chim không thiếu nhưng ngặt một nỗi … không đủ đạn nhóc ơi!

Tôi nghĩ rằng, cần phải đi xin đạn – nhưng xin ai – ai dám cho đạn một thằng con nít như tôi chứ? Rồi dịp may cũng đến với tôi. Một bữa tôi nghe tiếng hát trong nhà chú vọng sang…

“Trời mưa biên giới anh đi về đâu?!
Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu…”

Tôi nghĩ chú có gì vui đây, tôi chạy sang thì thấy chú đang ngồi lúi húi lau chùi một mớ viên đạn đã ngả màu rỉ sét…

-Chào chú, hôm nay chú có gì vui vẻ vậy?

-Này nhóc ! Có rảnh không? Giúp chú lau chùi số đạn nầy -giúp chú với! Thằng bạn chú cho chú, nhưng sao thấy đạn cũ quá không biết có còn sữ dụng được không nữa.

Vậy là, tôi xắn tay lao vào lau chùi thoăn thoắt. Xong chú dạy cho tôi cách nạp những viên đạn vào băng đạn, tôi làm một cách nhanh nhẹn. Chú hài lòng và khen tôi thông minh. Chú bỏ mặc tôi làm, chú xuống bếp nấu cơm. Tôi chợt nghĩ:

-“Lấy ít viên trong đống đạn nầy, chú làm răng mà biết được chứ. Sau đó cứ nói lượm được ngoài đường, và cho lại chú. Thế nào chú cũng cho đi theo coi bắn chim !”. Nghĩ sao làm vậy, tôi lấy năm viên bỏ túi quần và chạy về sau khi làm xong công việc. Buổi chiều tan học, thay vì đi về nhà thì tôi chạy ngay lại đồn - ngơ ngác tìm chú tôi. Bổng nghe chú kêu:

-Tìm chú có chuyện gì không đó nhóc?

-Tôi hớn hở, đon đả mở cặp lấy ra hai viên đạn đã lau chùi sáng bóng, óng ánh màu đồng, hai tay trao cho chú. Chú nhìn trân trân hai viên đạn mặt mày tươi cười mừng rỡ! Không hỏi han hay nghi ngờ gì hết.

-Chú vỗ đầu tôi rồi nói:

-Ngày mai cha cháu ra Tỉnh sớm, cháu có muốn đi theo chú bắn chim không?

Trong lòng tôi như mở cờ!

-Con thích lắm, cháu xin chú mấy lần mà chú không thèm cho cháu đi. Buồn quá!

-Không phải chú không cho cháu đi, nhưng cháu biết đó. Chú độc thân gần bốn mươi tuổi đầu mà không có vợ con gì ráo. Lấy con trai đâu mà nối dõi tông đường? Cha con thúc giục chú lấy vợ mãi nhưng chú thấy còn nghèo quá, lương chẳng bao nhiêu, ai đâu mà dám thương. Cha cháu có cháu duy nhất là con trai, chú cũng như cha cháu hy vọng rất nhiều ở cháu. Nên cháu cố gắng chăm chỉ học hành cho giỏi đừng ham chơi. Đi theo chú săn bắn có bề nào chú ăn nói làm sao với cha cháu đây!

Kể từ hôm được theo chú đi bắn chim, tôi và chú càng thân thiết và hiểu ý nhau hơn, có chuyện gì đều kể cho nhau nghe. Riêng tôi thỉnh thoảng vẫn lén “rút” của chú một viên đạn đem cho lại chú và được theo chú đi bắn chim! Có bữa chú đem ở đâu về một cuốn sách có cái tựa: Việt Nam Văn Học Sử Yếu, của DQH - Chú bảo tôi cố gắng đọc và ghi nhớ. Lâu lâu chú lại đem về cuốn sách khác có tựa đề: Bên Dòng Sông Trẹm, Lã Mai Nương – Cam Tử Long. Nhưng lần nầy chú dặn rất kỹ - mấy cuốn nầy tình cảm lâm ly bi đát - đọc để giải trí thôi.

Vì không có trường, nên tôi đi học trễ một năm. Lên lớp nhì, trông dáng dấp của tôi thật là cao lớn. Cha tôi dẫn tôi đi mua một chiếc xe đạp hiệu pacific, xe có đèn chạy ban đêm, có chuông reo. Cả trường, trừ một vài thầy cô có xe đạp, tôi là người duy nhất trong đám học sinh có xe đạp. Thành ra tôi có nhiều bạn – nhiều nhất là bạn gái.

Nói thiệt, thời bấy giờ ai có xe đạp, radio… được xem như nhà người ấy có của. Mọi người trong thôn trân trọng lắm! Tôi hãnh diện và thầm cảm ơn cha mẹ tôi. Mấy đứa em gái của tôi chiều nào cũng bắt tôi chở chạy vòng vòng “lấy le” quanh xóm… Riêng ông chú, kể từ hôm tôi có xe hình như chú đâm ra trầm ngâm, cô đơn đến là tội nghiệp. Cũng đúng thôi vì tôi cũng mê xe. Từ ngày có nó ngoài giờ học ra tôi chỉ lo lau chùi, nâng niu chiếc xe đâu còn thời gian nói chuyện với chú, thậm chí nhà chú gần bên mà cả tuần tôi không qua . Còn chuyện đi bắn chim hầu như quên mất trong đầu của tôi. Có lần tôi bắt gặp ánh mắt chú nhìn cái xe của tôi một cách thèm thuồng!

Một buổi sáng chúa nhật theo chân mẹ đi lễ nhà thờ trở về, tôi không thấy cha tôi cũng như chú (?) Tôi chạy lại hỏi mẹ thì thấy mẹ im im có vẻ như dấu diếm chuyện gì đó. Tôi lặng lẽ rủ đứa em gái ra bờ sông xem người ta kéo trũ cá. Coi đã mấy tiếng đồng hồ khi chạy xe về tôi thấy cha và chú tôi dẫn chiếc xe đạp đi nghiêng ngả như người say rượu. Khi về đến nhà tôi mới biết hai người đi mua xe cho chú tôi. Xe cũng hiệu Pacific. Mặt chú tôi rạng rỡ yêu đời…

Cha tôi kêu mẹ tôi lấy chai dầu Nhị Thiên Đường (?) Thì ra hai người không biết chạy xe đạp – đã không biết chạy xe thì cũng đâu có biết dắt xe. Nên hai cái bàn đạp thoải mái đánh vào hai ống quyển của hai ông te tua xơ mướp, bầm tím… Tôi định cười một trận cho đã…, nhưng chợt thấy mẹ tôi trợn trừng mắt liếc một cái - ớn quá! Hoảng hồn đưa tay bụm miệng.Tôi đưa mắt nháy nháy chú tôi về bên nhà chú để hỏi cho tường tận.

Vừa vô nhà, chú tôi cũng vội vàng xăn quần lên lấy dầu ra xức vào những chỗ tím bầm - rồi nhăn mặt hít hà nói:

-Cháu biết không, mua xe rồi chủ quan nói: “Hai ông yên tâm chở nhau về thoải mái, có gì cứ đem xe trở lại đây cháu sửa cho, không có tốn tiền công đâu”. Chú xấu hổ quá chừng, nhưng cũng ráng dắt xe ra đường, dẫn đi chưa được hai chục thước, cái bàn đạp nó đai vào ống quyến chú mấy cái đau muốn són đái trong quần, may chưa té. Thấy vậy cha cháu lấy dắt thử, nó cũng phang cho ổng mấy cái – đau quá… lại té nữa! Cuối cùng chú nói: Thôi anh ơi, để em vác lên vai đi cho khỏe! Đi mười mấy cây số khi về đến gần làng không lẽ cứ vác như vậy mà đi mãi người ta cười cho thúi óc. Vậy là bỏ xuống dắt. Rút kinh nghiệm đi xa xa cái bàn đạp, nhưng khổ nổi không biết lái nên lại ngã. Tôi ôm bụng cười bò lăn, bò càn đau cả ruột. Ngày hôm sau thấy ống quyển hai ông sưng vù, tôi im re.

Một tuần lễ sau và cũng đúng vào dịp nghỉ hè. Thời gian nghỉ hè ba tháng nên có nhiều thời giờ giúp việc nhà. Cha tôi kêu tôi lại và ra lệnh…

-Trong ba tháng hè nầy con phải cố gắng tập cho chú con chạy xe. Tập đường hoàng không để gây ra tai nạn. Hoàn thành công việc cha cho ra Tỉnh lỵ thăm chơi nửa tháng. Tha hồ coi “Cinema”!

Con đường Quốc lộ 14 từ Tỉnh lỵ chạy ra biên giới Việt-Miên-Lào chưa tráng nhựa, đá dăm nổi trồi lởm chởm, trên mặt đường chỉ có một lối mòn ngoằn ngoèo vừa cho một người đi bộ hoặc đi xe đạp. Mùa nắng bụi đất đỏ bay mù trời khi có một chiếc xe chạy qua. Nhà ở hai bên đường lúc nào cũng đóng cửa kín mít, bụi đất đỏ phủ suốt mùa khô. Buổi sáng sương rừng nặng hạt rơi ướt đẫm quyện với màu đất đỏ chảy ròng ròng trên mái tranh, mái tôn, trên tàu lá, cây cỏ, trông như màu máu thật khủng khiếp. Hai bên đường loài dây gai mắc cỡ mọc cao từng lùm ngang rốn. Mùa mưa thì sình lấy, nước đọng thành vũng.

Chú tôi ngồi ngay ngắn trên xe.

-Tôi dặn: “ Chân phải đạp đều đều, cháu chạy theo sau xe để giữ thăng bằng. Nhớ nghiêng bên nào lái qua bên đó cho khỏi ngã”.

Hết ngày thứ nhất. Qua ngày thứ hai, khi tôi thả tay ra khỏi xe là chú không lái bằng tay mà chú lái bằng cái lưng: Ẹo qua… ẹo lại…, và sắp té! Tôi vội chạy theo ghì lại, mệt muốn bở hơi tai. Mỗi ngày tập hai giờ. Đến ngày thứ ba, thì đôi chân của tôi như muốn liệt, chạy hết nỗi! Tôi quyết định buông tay để chú té một lần cho tởn… Tối hôm qua tự dưng trời mưa to, sáng nay mặt đường trôi đi hết lớp bụi, trời trong xanh không khí không còn oi nồng.

-Hôm nay là ngày cuối cùng chú phải chạy một mình nghe!

-Chú gật gật đầu - nhưng có vẻ không mấy tự tin.

Tôi chọn một đoạn đường hai bên mép ít có lùm gai cao, ít đá sỏi, hơi sình một chút. Chẳng thà có té cũng lấm quần áo hơn là trầy trụa… Chờ chú tôi lấy tư thế ngồi vững vàng. Một…Hai…Ba… ! Tôi hô to, cùng lúc đẩy cho xe chạy chừng năm thước và buông tay ra khỏi xe. Chú tôi giữ thăng bằng được vài mươi thước… tôi thấy cái lưng của ông: Ẹo…ẹo…ẹo… ! Cuối cùng ông và cái xe lủi vô cái lùm gai mắc cỡ lớn nhứt và nằm im trong đó!

Tôi chạy lại giả bộ hỏi – có sao không chú?

-Chú tôi than thở! Sao không té chỗ khác mà té vô cái lùm gai cao nầy hở trời?

-Thì tại chú muốn té vô nó, chớ nó có rủ chú nhào vô nó đâu mà than với thở…! Thôi ráng ngồi lên làm lại, hôm nay thế nào chú cũng chạy xe được mà!

Nói thì nói vậy, nhưng trong lòng tôi rất sợ sệt… nhìn quần áo của chú lấm lem, lấm luốc tôi vô cùng ái ngại và thương chú. Tự dưng tôi muốn ôm chú mà khóc. Hình như chú cảm nhận được qua ánh mắt của tôi.

Lấy xe ra khỏi bui gai. Chú hớn hở ngồi lên yên xe, quay nhìn tôi chú cười, rồi bất thần chú đạp mạnh, hai tay cầm ghi đông lắc qua, lắc lại… chao đảo liên tục… lưng chú lần nầy ẹo đều qua hai phía chứ không ẹo ẹo một phía như lần trước. Tôi nghĩ, như vậy là chú đã tạm biết giữ thăng bằng. Chạy được khoảng chừng một trăm thước, chú té một lần nữa. Chú lại đứng dậy quay đầu xe và chạy về chỗ tôi đang đứng. Lần nầy tay lái có vẻ vững vàng hơn. Chú chạy thêm chục vòng nữa rồi chạy thẳng về nhà.

Mấy ngày sau tôi thấy chú mang cây súng Carbine M1 chéo trước ngực, đạp xe đi xuống đồn. Mặt tươi vui, miệng vẫn hát:

“Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?!
Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu
Kìa rừng chiều âm u rét mướt
Chờ người về vui trong giá buốt
Người về bơ vơ…”

Tôi vẫn hay chạy qua nhà chú chơi. Hôm nay không biết tại sao chú mở tủ cho tôi xem sách của chú. Chao ôi! Lần đầu tiên khi tôi biết trí khôn đến nay tôi mới thấy cơ man nào là sách. Hàng mấy trăm cuốn, nhìn hoa cả mắt. Sách chữ Việt có, sách chữ Tây có, chữ Tàu gì… cũng có hết! Tôi nhìn chú rồi thầm nghĩ: Trông chú hiền khô, lại nhút nhác mà do đâu chú hiểu biết nhiều vậy? Hơn nữa chú cùng với cha tôi là anh em con nhà chú – con nhà bác. Nguyên do làm sao bất cứ lúc nào chú cũng sợ và kính trọng cha mẹ tôi – cha mẹ tôi nói gì chú nghe nấy chứ ít khi dám cãi lại.

Chú nhìn tôi và cười nói:

-Trình độ lớp nhất là cháu có thể đọc những cuốn sách trong tủ nầy được rồi. Khi nào rảnh cứ qua đọc, nhưng không được mang về hoặc cho người lạ mượn. Đọc đến lúc nào ngưng thì đừng gấp trang sách lại mà làm dấu, gấp nhiều lần như vậy sẽ hư trang sách đó, nếu người khác nhìn vào họ đánh giá mình không biết giữ gìn sách. Cháu hãy lấy một miếng giấy nhỏ chèn vào trang sách mà cháu ngưng đọc, chừa ló ra một ít, khi nào đọc trở lại khỏi mất công tìm.

-Chú có viết truyện làm thơ không? Có đăng báo không hở chú?
http://vnafmamn.com/VIETNAM%20WAR/ARVN_portrait53.jpg
Tôi hỏi và rất hãnh diện về người chú họ. Càng lớn tôi càng thấy nơi chú toát ra một phong cách thư thái lặng lẽ cứ như một ông thầy giáo hơn là một người lính – người lính Nghĩa Quân hằng đêm đứng gác giữ an toàn cho cây cầu khỏi bị Du Kích đánh mìn sập!

-Chú việt truyện làm thơ là để nói lên nỗi lòng, chí khí của bản thân. Viết chỉ để cho chú đọc và một số rất ít bạn thân đọc. Ngoài bạn ra còn có cha cháu. Khi nào kha khá tiền chú sẽ in tặng bà con anh em bạn hữu làm kỷ niệm. Còn mơ ước thành “Văn sỹ hay Thi sỹ” thì chú không bao giờ nghĩ tới và cũng không bao giờ quan tâm đến vấn đề đó. Đem bài gửi báo xin đăng thì ít ra Văn-Thơ của mình phải thật là hay, may ra họ mới quan tâm. Còn nếu háo danh mà chạy vạy lo lót nhờ cậy để đạt mục đích. Việc làm đó xem ra không phù hợp với con người của chú. Hãy biết tự trọng; biết tự lượng sức mình, sau nầy khi bước chân vào đời cháu sẽ hiều.

Chiến tranh càng ngày càng leo thang, những đoàn xe “công voa” chở vật dụng súng đạn chạy liên tục ra ngả ba biên giới. Đủ các sắc lính Việt Mỹ cũng dồn về vùng ngả ba biên giới. Con đường Quốc lộ 14 được tráng nhựa không còn bụi bay mù mịt như xưa. Đêm đêm xen lẫn tiếng gà gáy là những tiếng đại bác từ xa xa vọng về mơ mơ hồ hồ ngỡ như một giấc chiêm bao. Có những lúc khuya khoắc giật mình thức dậy thấy ánh sáng hỏa châu mờ mờ rọi xéo qua hiên…, chiến tranh thật sự về nơi nầy rồi chăng? Tôi vừa tròn mười bảy tuổi đầu, dáng người cao lớn. Mấy tháng nữa thôi, tôi cũng khoác áo chinh y lao vào cuộc chiến như chú tôi. Chú tôi bây giờ tóc đã gần như muối tiêu, còn cha tôi thì bạc trắng. Tuổi đời ông đã trên sáu mươi rồi. Nhìn hai người thân yêu lòng tôi bồi hồi xúc động!

Cây cầu gỗ nơi chú tôi canh giữ được thay bằng một cây cầu bê tông trông rất đẹp. Cái đồn cũng xây những cái lô cốt kiên cố có tháp canh và những lỗ châu mai đen ngòm. Giao thông hào chạy chung quanh, thông qua các lô cốt và nhiều lớp kẽm gai dày đặc, có gài mìn Claymore. Đứng đàng xa có thể trông thấy cột ăng ten với mấy sợi dây chằng cố định. Nhà dân ở chung quanh đồn đều phải xây hầm trú ẩn để tránh đạn khi có địch quân tấn công đồn, thảng hoặc Cộng Quân không tấn công đồn nhưng lại pháo kích nhằm làm sập cầu và gây ra tai họa là chuyện không ai lường trước được. Chú tôi ít về nhà hơn vì phải thường xuyên giữ quân số ở đồn phòng khi hữu sự.

Ngày tôi lên đường nhập ngũ. Cha mẹ tôi làm bữa cơm đưa đường. Chú tôi là người vui hơn hết. Chú lại tủ lấy ra thêm một cái ly uống rượu và rót đầy ra ba ly. Cha tôi lặng thinh không nói. Nhìn khuôn mặt ông không thấy có vẻ gì buồn, mẹ tôi cũng vậy. Nhưng tôi cảm nhận rằng, cha mẹ cố nén sự thương nhớ, bịn rịn, để cho tôi vui vẻ, an tâm lên đường tòng quân. Chỉ có mấy đứa em gái là nhắc nhở khi trở về nhà nhớ mua quà… Hình như hôm nay cha tôi dành cho chú tôi làm “xướng ngôn viên” thì phải.

-Chú tôi xoa xoa hai tay vào nhau trịnh trọng nói:

-Thưa anh chị, chiếc lịch thời gian đã điểm. Đến lúc cháu em tức là con trai đầu của anh chị lên đường tòng quân, mừng cho anh chị. Ly rượu nầy đánh dấu sự trưởng thành của cháu …! Thật tình tôi chưa biết uống rượu, nhưng tôi không dám từ chối. Tôi cầm ly rượu cụng phía bên dưới đáy ly của cha và chú tôi mà nghe tim đập thình thịch. Ngữa mặt uống cạn ly rượu thật nhanh. Tôi cảm thấy như uống phải chất cường toan chảy từ từ trong thân thể và mặt mày nóng bừng bừng.

Cha tôi nhìn chú tôi với ánh mắt trìu mến nhưng cũng không kém phần nghiêm nghị nói:

-Tháng sau chú Út đi cưới vợ cho rồi. Ngày mai thằng cháu của chú em nhập ngũ thì không còn ai tâm sự với chú nữa đâu. Đàn ông không đi tu thì phải lấy vợ sinh con, không thể cứ ở một mình như thế mãi! Hơn nữa anh cũng chỉ có một đứa con trai. Chú Út có hiểu ý anh nói không?

-Nhưng… có ai thương em đâu mà anh chị bảo cưới?

-Từ ngày chú Út có chiếc xe đạp và chú biết chạy xe đến nay, anh vẫn thường hay thấy chú hẹn hò chở cô Năm con chị Hường đi vòng vòng vào những buổi chiều nắng đẹp phải không? Anh chị biết hết còn chối nữa sao?

Chú tôi ngồi cúi đầu im lặng một hồi rồi ngẩn lên nhìn cha tôi như muốn giải bày một vấn đề gì đó mà không dám nói ra hoặc ngại ngùng không nói ra được. Nhưng cha tôi dường như hiểu nỗi lòng của chú tôi và cười nói:

-Chú em khỏi lo, anh chị đã hỏi ý kiến bên nhà gái họ thuận lòng chỉ còn chờ chú ưng chịu là cưới ngay. Họ đồng ý dồn hết các nghi thức như: Bỏ trầu cau, đám hỏi. Chỉ làm một lần cho tiện. Còn nhẫn hay vàng vòng, đãi đằng anh chị chuẩn bị sẵn sàng cả rồi. Chú thấy như vậy có ổn không, cho anh chị rõ?

Thì ra, bây giờ tôi mới biết “kế hoạch” của cha tôi nào là: Mua cho chú xe đạp, bắt tôi tập cho chú chạy, lại còn mua cho chú cái Radio hiệu Panasonic, viết Paker. Chẳng qua là tạo điều kiện vật chất đầy đủ cho chú tôi có phương tiện để đi…”gò gái”! Cái bẫy giăng ra quá lớn và chú tôi đã bị sập bẫy – cái bẫy thật êm đềm, dễ thương! Cả chiến lược và chiến thuật cha tôi đã sữ dụng nhuần nhuyễn không thua gì Tôn Tử. Tình yêu nay đã tìm về với chú. Tôi thầm cảm ơn cha mẹ tôi và cũng mừng cho chú tôi thấy được hạnh phúc dù có muộn màng.

Trước giờ chờ lên xe tôi nói nhỏ vào tai chú:

-Mấy năm trước cháu có “ăn cắp” đạn của chú rồi đem cho lại chú – chú biết không? Tha lỗi cho cháu nha! Vì lúc đó cháu thích đi theo chú bắn chim quá chừng! Chúc chú hạnh phúc, rất tiếc cháu không tham dự lễ cưới của chú được!

-Chú tôi vỗ vỗ lên vai của tôi rồi cười nói!

-Khá lắm! Khá Lắm! Dám làm dám chịu, thật là anh hùng! Dĩ nhiên là chú biết… Nhưng đó là một kỷ niệm thời thơ ấu mà! Ngày xưa chú còn nghịch ngợm hơn cháu nữa đấy! Cảm ơn cháu có lời chúc!

Hai chú cháu tôi nắm tay nhau cười vang…! Cha mẹ tôi đứng gần đấy ngẩn ngơ không hiểu chuyện gì mà hai chú cháu tôi cười vui như hội - không khí buổi tiễn đưa tan đi sự quyến luyến u buồn!

Trang Y Hạ
Kính nhớ hương hồn chú!

( Tân Sơn Hòa chuyển )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Người chú họ của tôi _ Trang Y Hạ

Một người đàn ông – đúng ra là một người lính – người lính Nghĩa Quân đêm ngày canh giữ cây cầu trên trục lộ huyết mạch từ Tỉnh lỵ chạy ra vùng ngã ba biên giới



Một người đàn ông – đúng ra là một người lính – người lính Nghĩa Quân đêm ngày canh giữ cây cầu trên trục lộ huyết mạch từ Tỉnh lỵ chạy ra vùng ngã ba biên giới. Người đàn ông gần bốn mươi tuổi tính tình thật thà, biết viết văn, làm thơ. Nhưng chưa lập gia đình - không biết tại sao? Người đó chính là ông chú họ của tôi.

Cây da to lớn chừng hai mươi người ôm không xuể, đứng hiên ngang trên đồi, những chùm dây rễ xum xuê của cây da thòng xuống đất, tàn lá rộng thênh thang bao phủ cả một công tây đất. Nhiều gân rễ to bảng lộ thiên hình nan quạt tỏa ra tứ phía phân chia từng ngăn. Người ngồi bên nầy không thể trông thấy người bên kia. Đứng ở dưới Thôn nhìn lên đồi, ngoài cây da ra chỉ thấy lưa thưa lùm cây cao ngang đầu, cỏ tranh và dây gai mắc cỡ mọc nhiều nhưng những thứ nầy rồi sẽ bị cháy trụi khi vào mùa khô - đốt rừng làm rẫy. Con đường mòn độc đạo từ Thôn lên hướng cây da chỉ vừa vặn một người đi, cách cây da khoảng ba trăm thước và chạy sâu vô rừng già.

Mùa đông cây da trụi lá, trơ cành đứng chơ vơ trông thật tang thương. Ra tết khoảng đầu tháng hai cây sẽ ra lá mới. Búp tươi non đầy đặc trên cành. Trong thời gian nầy loài chim cu gầm ghì tụ về ăn những búp non mơn mởn – món ăn khoái khẩu một năm chỉ có một lần.

Chú tôi mang cây súng bá gỗ, chú nói tên nó là - Carbine M1, không bắn liên thanh được, chỉ bắn từng phát một thôi. Nếu đụng trận thì bóp cò liên tục mỏi tay lắm. Tôi còn nhỏ không quan tâm mấy, nhưng lại rất thích dáng oai phong bệ vệ của chú khi thấy chú mặc bộ đồ quân phục, giày nón và cấp số đạn quanh người. Và tôi mơ ước khi lớn lên sẽ đi lính như chú.

Một bữa khoảng mười giờ sáng, chú xách về hai con chim cu thật bự qua nhà cha tôi và nói với cha tôi rằng:

-Em bận xuống đồn để trực, nhờ anh nhổ lông làm thịt dùm hai con chim cu, chiều em về anh em mình nhậu lai rai chơi…!

- Cha tôi nói sao không bắn thêm vài con nữa?

Chú tôi ngập ngừng… có vẻ cũng tiếc rẻ!

-Em cũng muốn bắn thêm nhưng đạn thiếu nhiều quá, băng đạn nào cũng lưng lửng, lại gần cuối tháng sợ thanh tra bất ngờ thì chết. Em đang ngóng chờ thằng bạn từ dưới Tỉnh về, nó hứa cho bốn chục viên. Cuối tháng hai nầy lá da nở hết thì không còn chim đâu mà bắn.

Tôi đi học vào buổi chiều, trường học sát bên dòng sông, cách cây cầu gỗ chừng ba trăm thước. Đồn Nghĩa quân của chú giữ cây cầu nầy, bao bọc chung quanh cầu có hàng rào kẽm gai. Hai bên đầu cầu có trạm gác. Từ nhà chú và nhà tôi xuống trường cũng như đồn Nghĩa quân chừng hơn ba cây số.

Tôi cầm tay chú tha thiết nói:

-Chú cho cháu theo chú đi bắn chim với?

-Không được đâu! Chú sợ ba con lắm! Hơn nữa đi bắn chim mà đi đông người làm chim sợ bay hết. Phải đi từ sáng sớm để núp - ngụy trang cho khéo, khoảng chín giờ sáng nắng lên bầy chim bay về, rồi chừng hơn mười giờ nắng gắt là chim bay đi liền. Chim không thiếu nhưng ngặt một nỗi … không đủ đạn nhóc ơi!

Tôi nghĩ rằng, cần phải đi xin đạn – nhưng xin ai – ai dám cho đạn một thằng con nít như tôi chứ? Rồi dịp may cũng đến với tôi. Một bữa tôi nghe tiếng hát trong nhà chú vọng sang…

“Trời mưa biên giới anh đi về đâu?!
Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu…”

Tôi nghĩ chú có gì vui đây, tôi chạy sang thì thấy chú đang ngồi lúi húi lau chùi một mớ viên đạn đã ngả màu rỉ sét…

-Chào chú, hôm nay chú có gì vui vẻ vậy?

-Này nhóc ! Có rảnh không? Giúp chú lau chùi số đạn nầy -giúp chú với! Thằng bạn chú cho chú, nhưng sao thấy đạn cũ quá không biết có còn sữ dụng được không nữa.

Vậy là, tôi xắn tay lao vào lau chùi thoăn thoắt. Xong chú dạy cho tôi cách nạp những viên đạn vào băng đạn, tôi làm một cách nhanh nhẹn. Chú hài lòng và khen tôi thông minh. Chú bỏ mặc tôi làm, chú xuống bếp nấu cơm. Tôi chợt nghĩ:

-“Lấy ít viên trong đống đạn nầy, chú làm răng mà biết được chứ. Sau đó cứ nói lượm được ngoài đường, và cho lại chú. Thế nào chú cũng cho đi theo coi bắn chim !”. Nghĩ sao làm vậy, tôi lấy năm viên bỏ túi quần và chạy về sau khi làm xong công việc. Buổi chiều tan học, thay vì đi về nhà thì tôi chạy ngay lại đồn - ngơ ngác tìm chú tôi. Bổng nghe chú kêu:

-Tìm chú có chuyện gì không đó nhóc?

-Tôi hớn hở, đon đả mở cặp lấy ra hai viên đạn đã lau chùi sáng bóng, óng ánh màu đồng, hai tay trao cho chú. Chú nhìn trân trân hai viên đạn mặt mày tươi cười mừng rỡ! Không hỏi han hay nghi ngờ gì hết.

-Chú vỗ đầu tôi rồi nói:

-Ngày mai cha cháu ra Tỉnh sớm, cháu có muốn đi theo chú bắn chim không?

Trong lòng tôi như mở cờ!

-Con thích lắm, cháu xin chú mấy lần mà chú không thèm cho cháu đi. Buồn quá!

-Không phải chú không cho cháu đi, nhưng cháu biết đó. Chú độc thân gần bốn mươi tuổi đầu mà không có vợ con gì ráo. Lấy con trai đâu mà nối dõi tông đường? Cha con thúc giục chú lấy vợ mãi nhưng chú thấy còn nghèo quá, lương chẳng bao nhiêu, ai đâu mà dám thương. Cha cháu có cháu duy nhất là con trai, chú cũng như cha cháu hy vọng rất nhiều ở cháu. Nên cháu cố gắng chăm chỉ học hành cho giỏi đừng ham chơi. Đi theo chú săn bắn có bề nào chú ăn nói làm sao với cha cháu đây!

Kể từ hôm được theo chú đi bắn chim, tôi và chú càng thân thiết và hiểu ý nhau hơn, có chuyện gì đều kể cho nhau nghe. Riêng tôi thỉnh thoảng vẫn lén “rút” của chú một viên đạn đem cho lại chú và được theo chú đi bắn chim! Có bữa chú đem ở đâu về một cuốn sách có cái tựa: Việt Nam Văn Học Sử Yếu, của DQH - Chú bảo tôi cố gắng đọc và ghi nhớ. Lâu lâu chú lại đem về cuốn sách khác có tựa đề: Bên Dòng Sông Trẹm, Lã Mai Nương – Cam Tử Long. Nhưng lần nầy chú dặn rất kỹ - mấy cuốn nầy tình cảm lâm ly bi đát - đọc để giải trí thôi.

Vì không có trường, nên tôi đi học trễ một năm. Lên lớp nhì, trông dáng dấp của tôi thật là cao lớn. Cha tôi dẫn tôi đi mua một chiếc xe đạp hiệu pacific, xe có đèn chạy ban đêm, có chuông reo. Cả trường, trừ một vài thầy cô có xe đạp, tôi là người duy nhất trong đám học sinh có xe đạp. Thành ra tôi có nhiều bạn – nhiều nhất là bạn gái.

Nói thiệt, thời bấy giờ ai có xe đạp, radio… được xem như nhà người ấy có của. Mọi người trong thôn trân trọng lắm! Tôi hãnh diện và thầm cảm ơn cha mẹ tôi. Mấy đứa em gái của tôi chiều nào cũng bắt tôi chở chạy vòng vòng “lấy le” quanh xóm… Riêng ông chú, kể từ hôm tôi có xe hình như chú đâm ra trầm ngâm, cô đơn đến là tội nghiệp. Cũng đúng thôi vì tôi cũng mê xe. Từ ngày có nó ngoài giờ học ra tôi chỉ lo lau chùi, nâng niu chiếc xe đâu còn thời gian nói chuyện với chú, thậm chí nhà chú gần bên mà cả tuần tôi không qua . Còn chuyện đi bắn chim hầu như quên mất trong đầu của tôi. Có lần tôi bắt gặp ánh mắt chú nhìn cái xe của tôi một cách thèm thuồng!

Một buổi sáng chúa nhật theo chân mẹ đi lễ nhà thờ trở về, tôi không thấy cha tôi cũng như chú (?) Tôi chạy lại hỏi mẹ thì thấy mẹ im im có vẻ như dấu diếm chuyện gì đó. Tôi lặng lẽ rủ đứa em gái ra bờ sông xem người ta kéo trũ cá. Coi đã mấy tiếng đồng hồ khi chạy xe về tôi thấy cha và chú tôi dẫn chiếc xe đạp đi nghiêng ngả như người say rượu. Khi về đến nhà tôi mới biết hai người đi mua xe cho chú tôi. Xe cũng hiệu Pacific. Mặt chú tôi rạng rỡ yêu đời…

Cha tôi kêu mẹ tôi lấy chai dầu Nhị Thiên Đường (?) Thì ra hai người không biết chạy xe đạp – đã không biết chạy xe thì cũng đâu có biết dắt xe. Nên hai cái bàn đạp thoải mái đánh vào hai ống quyển của hai ông te tua xơ mướp, bầm tím… Tôi định cười một trận cho đã…, nhưng chợt thấy mẹ tôi trợn trừng mắt liếc một cái - ớn quá! Hoảng hồn đưa tay bụm miệng.Tôi đưa mắt nháy nháy chú tôi về bên nhà chú để hỏi cho tường tận.

Vừa vô nhà, chú tôi cũng vội vàng xăn quần lên lấy dầu ra xức vào những chỗ tím bầm - rồi nhăn mặt hít hà nói:

-Cháu biết không, mua xe rồi chủ quan nói: “Hai ông yên tâm chở nhau về thoải mái, có gì cứ đem xe trở lại đây cháu sửa cho, không có tốn tiền công đâu”. Chú xấu hổ quá chừng, nhưng cũng ráng dắt xe ra đường, dẫn đi chưa được hai chục thước, cái bàn đạp nó đai vào ống quyến chú mấy cái đau muốn són đái trong quần, may chưa té. Thấy vậy cha cháu lấy dắt thử, nó cũng phang cho ổng mấy cái – đau quá… lại té nữa! Cuối cùng chú nói: Thôi anh ơi, để em vác lên vai đi cho khỏe! Đi mười mấy cây số khi về đến gần làng không lẽ cứ vác như vậy mà đi mãi người ta cười cho thúi óc. Vậy là bỏ xuống dắt. Rút kinh nghiệm đi xa xa cái bàn đạp, nhưng khổ nổi không biết lái nên lại ngã. Tôi ôm bụng cười bò lăn, bò càn đau cả ruột. Ngày hôm sau thấy ống quyển hai ông sưng vù, tôi im re.

Một tuần lễ sau và cũng đúng vào dịp nghỉ hè. Thời gian nghỉ hè ba tháng nên có nhiều thời giờ giúp việc nhà. Cha tôi kêu tôi lại và ra lệnh…

-Trong ba tháng hè nầy con phải cố gắng tập cho chú con chạy xe. Tập đường hoàng không để gây ra tai nạn. Hoàn thành công việc cha cho ra Tỉnh lỵ thăm chơi nửa tháng. Tha hồ coi “Cinema”!

Con đường Quốc lộ 14 từ Tỉnh lỵ chạy ra biên giới Việt-Miên-Lào chưa tráng nhựa, đá dăm nổi trồi lởm chởm, trên mặt đường chỉ có một lối mòn ngoằn ngoèo vừa cho một người đi bộ hoặc đi xe đạp. Mùa nắng bụi đất đỏ bay mù trời khi có một chiếc xe chạy qua. Nhà ở hai bên đường lúc nào cũng đóng cửa kín mít, bụi đất đỏ phủ suốt mùa khô. Buổi sáng sương rừng nặng hạt rơi ướt đẫm quyện với màu đất đỏ chảy ròng ròng trên mái tranh, mái tôn, trên tàu lá, cây cỏ, trông như màu máu thật khủng khiếp. Hai bên đường loài dây gai mắc cỡ mọc cao từng lùm ngang rốn. Mùa mưa thì sình lấy, nước đọng thành vũng.

Chú tôi ngồi ngay ngắn trên xe.

-Tôi dặn: “ Chân phải đạp đều đều, cháu chạy theo sau xe để giữ thăng bằng. Nhớ nghiêng bên nào lái qua bên đó cho khỏi ngã”.

Hết ngày thứ nhất. Qua ngày thứ hai, khi tôi thả tay ra khỏi xe là chú không lái bằng tay mà chú lái bằng cái lưng: Ẹo qua… ẹo lại…, và sắp té! Tôi vội chạy theo ghì lại, mệt muốn bở hơi tai. Mỗi ngày tập hai giờ. Đến ngày thứ ba, thì đôi chân của tôi như muốn liệt, chạy hết nỗi! Tôi quyết định buông tay để chú té một lần cho tởn… Tối hôm qua tự dưng trời mưa to, sáng nay mặt đường trôi đi hết lớp bụi, trời trong xanh không khí không còn oi nồng.

-Hôm nay là ngày cuối cùng chú phải chạy một mình nghe!

-Chú gật gật đầu - nhưng có vẻ không mấy tự tin.

Tôi chọn một đoạn đường hai bên mép ít có lùm gai cao, ít đá sỏi, hơi sình một chút. Chẳng thà có té cũng lấm quần áo hơn là trầy trụa… Chờ chú tôi lấy tư thế ngồi vững vàng. Một…Hai…Ba… ! Tôi hô to, cùng lúc đẩy cho xe chạy chừng năm thước và buông tay ra khỏi xe. Chú tôi giữ thăng bằng được vài mươi thước… tôi thấy cái lưng của ông: Ẹo…ẹo…ẹo… ! Cuối cùng ông và cái xe lủi vô cái lùm gai mắc cỡ lớn nhứt và nằm im trong đó!

Tôi chạy lại giả bộ hỏi – có sao không chú?

-Chú tôi than thở! Sao không té chỗ khác mà té vô cái lùm gai cao nầy hở trời?

-Thì tại chú muốn té vô nó, chớ nó có rủ chú nhào vô nó đâu mà than với thở…! Thôi ráng ngồi lên làm lại, hôm nay thế nào chú cũng chạy xe được mà!

Nói thì nói vậy, nhưng trong lòng tôi rất sợ sệt… nhìn quần áo của chú lấm lem, lấm luốc tôi vô cùng ái ngại và thương chú. Tự dưng tôi muốn ôm chú mà khóc. Hình như chú cảm nhận được qua ánh mắt của tôi.

Lấy xe ra khỏi bui gai. Chú hớn hở ngồi lên yên xe, quay nhìn tôi chú cười, rồi bất thần chú đạp mạnh, hai tay cầm ghi đông lắc qua, lắc lại… chao đảo liên tục… lưng chú lần nầy ẹo đều qua hai phía chứ không ẹo ẹo một phía như lần trước. Tôi nghĩ, như vậy là chú đã tạm biết giữ thăng bằng. Chạy được khoảng chừng một trăm thước, chú té một lần nữa. Chú lại đứng dậy quay đầu xe và chạy về chỗ tôi đang đứng. Lần nầy tay lái có vẻ vững vàng hơn. Chú chạy thêm chục vòng nữa rồi chạy thẳng về nhà.

Mấy ngày sau tôi thấy chú mang cây súng Carbine M1 chéo trước ngực, đạp xe đi xuống đồn. Mặt tươi vui, miệng vẫn hát:

“Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?!
Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu
Kìa rừng chiều âm u rét mướt
Chờ người về vui trong giá buốt
Người về bơ vơ…”

Tôi vẫn hay chạy qua nhà chú chơi. Hôm nay không biết tại sao chú mở tủ cho tôi xem sách của chú. Chao ôi! Lần đầu tiên khi tôi biết trí khôn đến nay tôi mới thấy cơ man nào là sách. Hàng mấy trăm cuốn, nhìn hoa cả mắt. Sách chữ Việt có, sách chữ Tây có, chữ Tàu gì… cũng có hết! Tôi nhìn chú rồi thầm nghĩ: Trông chú hiền khô, lại nhút nhác mà do đâu chú hiểu biết nhiều vậy? Hơn nữa chú cùng với cha tôi là anh em con nhà chú – con nhà bác. Nguyên do làm sao bất cứ lúc nào chú cũng sợ và kính trọng cha mẹ tôi – cha mẹ tôi nói gì chú nghe nấy chứ ít khi dám cãi lại.

Chú nhìn tôi và cười nói:

-Trình độ lớp nhất là cháu có thể đọc những cuốn sách trong tủ nầy được rồi. Khi nào rảnh cứ qua đọc, nhưng không được mang về hoặc cho người lạ mượn. Đọc đến lúc nào ngưng thì đừng gấp trang sách lại mà làm dấu, gấp nhiều lần như vậy sẽ hư trang sách đó, nếu người khác nhìn vào họ đánh giá mình không biết giữ gìn sách. Cháu hãy lấy một miếng giấy nhỏ chèn vào trang sách mà cháu ngưng đọc, chừa ló ra một ít, khi nào đọc trở lại khỏi mất công tìm.

-Chú có viết truyện làm thơ không? Có đăng báo không hở chú?
http://vnafmamn.com/VIETNAM%20WAR/ARVN_portrait53.jpg
Tôi hỏi và rất hãnh diện về người chú họ. Càng lớn tôi càng thấy nơi chú toát ra một phong cách thư thái lặng lẽ cứ như một ông thầy giáo hơn là một người lính – người lính Nghĩa Quân hằng đêm đứng gác giữ an toàn cho cây cầu khỏi bị Du Kích đánh mìn sập!

-Chú việt truyện làm thơ là để nói lên nỗi lòng, chí khí của bản thân. Viết chỉ để cho chú đọc và một số rất ít bạn thân đọc. Ngoài bạn ra còn có cha cháu. Khi nào kha khá tiền chú sẽ in tặng bà con anh em bạn hữu làm kỷ niệm. Còn mơ ước thành “Văn sỹ hay Thi sỹ” thì chú không bao giờ nghĩ tới và cũng không bao giờ quan tâm đến vấn đề đó. Đem bài gửi báo xin đăng thì ít ra Văn-Thơ của mình phải thật là hay, may ra họ mới quan tâm. Còn nếu háo danh mà chạy vạy lo lót nhờ cậy để đạt mục đích. Việc làm đó xem ra không phù hợp với con người của chú. Hãy biết tự trọng; biết tự lượng sức mình, sau nầy khi bước chân vào đời cháu sẽ hiều.

Chiến tranh càng ngày càng leo thang, những đoàn xe “công voa” chở vật dụng súng đạn chạy liên tục ra ngả ba biên giới. Đủ các sắc lính Việt Mỹ cũng dồn về vùng ngả ba biên giới. Con đường Quốc lộ 14 được tráng nhựa không còn bụi bay mù mịt như xưa. Đêm đêm xen lẫn tiếng gà gáy là những tiếng đại bác từ xa xa vọng về mơ mơ hồ hồ ngỡ như một giấc chiêm bao. Có những lúc khuya khoắc giật mình thức dậy thấy ánh sáng hỏa châu mờ mờ rọi xéo qua hiên…, chiến tranh thật sự về nơi nầy rồi chăng? Tôi vừa tròn mười bảy tuổi đầu, dáng người cao lớn. Mấy tháng nữa thôi, tôi cũng khoác áo chinh y lao vào cuộc chiến như chú tôi. Chú tôi bây giờ tóc đã gần như muối tiêu, còn cha tôi thì bạc trắng. Tuổi đời ông đã trên sáu mươi rồi. Nhìn hai người thân yêu lòng tôi bồi hồi xúc động!

Cây cầu gỗ nơi chú tôi canh giữ được thay bằng một cây cầu bê tông trông rất đẹp. Cái đồn cũng xây những cái lô cốt kiên cố có tháp canh và những lỗ châu mai đen ngòm. Giao thông hào chạy chung quanh, thông qua các lô cốt và nhiều lớp kẽm gai dày đặc, có gài mìn Claymore. Đứng đàng xa có thể trông thấy cột ăng ten với mấy sợi dây chằng cố định. Nhà dân ở chung quanh đồn đều phải xây hầm trú ẩn để tránh đạn khi có địch quân tấn công đồn, thảng hoặc Cộng Quân không tấn công đồn nhưng lại pháo kích nhằm làm sập cầu và gây ra tai họa là chuyện không ai lường trước được. Chú tôi ít về nhà hơn vì phải thường xuyên giữ quân số ở đồn phòng khi hữu sự.

Ngày tôi lên đường nhập ngũ. Cha mẹ tôi làm bữa cơm đưa đường. Chú tôi là người vui hơn hết. Chú lại tủ lấy ra thêm một cái ly uống rượu và rót đầy ra ba ly. Cha tôi lặng thinh không nói. Nhìn khuôn mặt ông không thấy có vẻ gì buồn, mẹ tôi cũng vậy. Nhưng tôi cảm nhận rằng, cha mẹ cố nén sự thương nhớ, bịn rịn, để cho tôi vui vẻ, an tâm lên đường tòng quân. Chỉ có mấy đứa em gái là nhắc nhở khi trở về nhà nhớ mua quà… Hình như hôm nay cha tôi dành cho chú tôi làm “xướng ngôn viên” thì phải.

-Chú tôi xoa xoa hai tay vào nhau trịnh trọng nói:

-Thưa anh chị, chiếc lịch thời gian đã điểm. Đến lúc cháu em tức là con trai đầu của anh chị lên đường tòng quân, mừng cho anh chị. Ly rượu nầy đánh dấu sự trưởng thành của cháu …! Thật tình tôi chưa biết uống rượu, nhưng tôi không dám từ chối. Tôi cầm ly rượu cụng phía bên dưới đáy ly của cha và chú tôi mà nghe tim đập thình thịch. Ngữa mặt uống cạn ly rượu thật nhanh. Tôi cảm thấy như uống phải chất cường toan chảy từ từ trong thân thể và mặt mày nóng bừng bừng.

Cha tôi nhìn chú tôi với ánh mắt trìu mến nhưng cũng không kém phần nghiêm nghị nói:

-Tháng sau chú Út đi cưới vợ cho rồi. Ngày mai thằng cháu của chú em nhập ngũ thì không còn ai tâm sự với chú nữa đâu. Đàn ông không đi tu thì phải lấy vợ sinh con, không thể cứ ở một mình như thế mãi! Hơn nữa anh cũng chỉ có một đứa con trai. Chú Út có hiểu ý anh nói không?

-Nhưng… có ai thương em đâu mà anh chị bảo cưới?

-Từ ngày chú Út có chiếc xe đạp và chú biết chạy xe đến nay, anh vẫn thường hay thấy chú hẹn hò chở cô Năm con chị Hường đi vòng vòng vào những buổi chiều nắng đẹp phải không? Anh chị biết hết còn chối nữa sao?

Chú tôi ngồi cúi đầu im lặng một hồi rồi ngẩn lên nhìn cha tôi như muốn giải bày một vấn đề gì đó mà không dám nói ra hoặc ngại ngùng không nói ra được. Nhưng cha tôi dường như hiểu nỗi lòng của chú tôi và cười nói:

-Chú em khỏi lo, anh chị đã hỏi ý kiến bên nhà gái họ thuận lòng chỉ còn chờ chú ưng chịu là cưới ngay. Họ đồng ý dồn hết các nghi thức như: Bỏ trầu cau, đám hỏi. Chỉ làm một lần cho tiện. Còn nhẫn hay vàng vòng, đãi đằng anh chị chuẩn bị sẵn sàng cả rồi. Chú thấy như vậy có ổn không, cho anh chị rõ?

Thì ra, bây giờ tôi mới biết “kế hoạch” của cha tôi nào là: Mua cho chú xe đạp, bắt tôi tập cho chú chạy, lại còn mua cho chú cái Radio hiệu Panasonic, viết Paker. Chẳng qua là tạo điều kiện vật chất đầy đủ cho chú tôi có phương tiện để đi…”gò gái”! Cái bẫy giăng ra quá lớn và chú tôi đã bị sập bẫy – cái bẫy thật êm đềm, dễ thương! Cả chiến lược và chiến thuật cha tôi đã sữ dụng nhuần nhuyễn không thua gì Tôn Tử. Tình yêu nay đã tìm về với chú. Tôi thầm cảm ơn cha mẹ tôi và cũng mừng cho chú tôi thấy được hạnh phúc dù có muộn màng.

Trước giờ chờ lên xe tôi nói nhỏ vào tai chú:

-Mấy năm trước cháu có “ăn cắp” đạn của chú rồi đem cho lại chú – chú biết không? Tha lỗi cho cháu nha! Vì lúc đó cháu thích đi theo chú bắn chim quá chừng! Chúc chú hạnh phúc, rất tiếc cháu không tham dự lễ cưới của chú được!

-Chú tôi vỗ vỗ lên vai của tôi rồi cười nói!

-Khá lắm! Khá Lắm! Dám làm dám chịu, thật là anh hùng! Dĩ nhiên là chú biết… Nhưng đó là một kỷ niệm thời thơ ấu mà! Ngày xưa chú còn nghịch ngợm hơn cháu nữa đấy! Cảm ơn cháu có lời chúc!

Hai chú cháu tôi nắm tay nhau cười vang…! Cha mẹ tôi đứng gần đấy ngẩn ngơ không hiểu chuyện gì mà hai chú cháu tôi cười vui như hội - không khí buổi tiễn đưa tan đi sự quyến luyến u buồn!

Trang Y Hạ
Kính nhớ hương hồn chú!

( Tân Sơn Hòa chuyển )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm