Kinh Đời
Người con chìm đắm trong đau khổ vì tưởng cha theo tiếng gọi tình yêu, nào ngờ…*
Ngày còn nhỏ, bà nội vẫn thường ôm tôi vào lòng, kể cho tôi những câu chuyện cổ tích về những số phận đặc biệt, sau khi trải qua khó khăn đều nhận được phần thưởng từ những phép màu của bà tiên. “Ở hiền thì gặp lành”, bà tôi vẫn ru tôi vào những giấc ngủ nhờ những câu chuyện trong trẻo như thế…
Năm tôi lên 12 tuổi, cha tôi mất. Mẹ với bà nội tôi khóc hết nước mắt. Tôi còn bé chẳng hiểu chuyện nhiều, chỉ biết rằng bố tôi sẽ không bao giờ tỉnh dậy nữa. Kể từ đó, gia đình tôi còn ba người, tôi trở thành người con trai duy nhất trong nhà và cũng là niềm hi vọng còn lại của hai người phụ nữ bất hạnh, yếu đuối.
Cho dù mọi người luôn nhắc nhở tôi phải mạnh mẽ, những lúc nhớ cha, tôi lại khóc một mình. Lũ bạn tôi đứa nào cũng có đủ cả cha lẫn mẹ, thỉnh thoảng nhìn thấy chúng nó hạnh phúc bên người thân, tôi không khỏi chạnh lòng, tủi thân.
Tôi yêu cha tôi lắm… (Ảnh minh hoạ: Internet)
Tôi yêu cha tôi lắm, yêu tất cả những gì ông cố gắng để dạy tôi thành người, từ chiếc diều ông dạy tôi làm, đến những mầm cây ông dạy tôi cách vun đắp. Ông rất nghiêm khắc với tôi, ông luôn nhủ phải dưỡng dục tôi thành một người đàn ông tử tế, biết quan tâm tới người khác và sống có đạo đức.
Vào một ngày năm tôi 18 tuổi, một chuyện kinh hoàng đã xảy ra. Hôm ấy là lần đầu tiên mẹ tôi hớt hải nước mắt lưng tròng đến trường gặp tôi ở phòng Ban Giám Hiệu. Từ bé, tôi luôn là một đứa trẻ ngoan, chưa bao giờ gây tội với ai, nhưng hôm đó, tôi đã đánh nhau với bạn cùng lớp. Và hình thức phạt nhà trường dành cho tôi là kỷ luật và đình chỉ học một tuần, cộng thêm một “vết đen” trong sổ học bạ cấp 3 – một điều cực kì bất lợi cho việc học của tôi sau này. Sau khi nghe Hiệu trưởng kể lại sự việc, mẹ tôi rối rít khẩn khoản xin lỗi đứa bạn tôi và mẹ của nó, trong khi tôi cúi gằm mặt xuống.
Trên đường về nhà, mẹ tôi chỉ im lặng. Đến khi vào trong nhà, mẹ tôi kéo tôi tới bàn thờ của cha, nghiêm giọng nói: “Quỳ xuống! Nhanh lên!“. Với tất cả lòng tự trọng của một thằng con trai, tôi nhìn mẹ cãi lại: “Tại sao con phải quỳ? Con đâu làm gì sai trái!”. Mẹ tôi bắt đầu lớn tiếng: “Còn không biết phân biệt phải trái, quỳ xuống!“.
Tôi đành gượng ép nghe theo mẹ, gương mặt không giấu nổi vẻ bất bình, giận dữ.
“Năm xưa cha đã dạy con làm người thế nào? Tại sao hôm nay lại đánh nhau với bạn? Con còn biết có lỗi với cha không?” – Mẹ tôi nghẹn ngào trong tiếng nấc.
Con không chịu được khi nó dám xúc phạm cha…! (Ảnh minh hoạ: Internet)
“Tại nó… tại thằng đó, nó dám bảo xưa kia cha chết vì đi với bồ… Con không chịu được khi nó dám xúc phạm cha…! Nó còn bảo con là thằng bất tài, số phận chỉ tồi tệ như cha mày thôi…” – Nói đến đây, tôi đã ôm mặt khóc nức nở.
Mẹ tôi thấy vậy càng khóc to hơn, trong giờ phút ấy, bà chỉ biết lặng người nhìn di ảnh cha tôi và mặc kệ những giọt nước mắt liên tục lăn dài trên má. Cuộc đời long đong lận đận của một người phụ nữ, chẳng biết tỏ cùng ai, chỉ biết âm thầm chịu đựng. Tôi thương mẹ lắm, nhưng vẫn không cho rằng mình làm sai, vì cha tôi không phải người như vậy…
Sau sự việc ấy, tôi trở nên lầm lì ít nói. Suốt ngày tôi chán nản, mải mê với những trò tiêu khiển, chẳng màng kết bạn với ai. Tôi hiểu đám bạn tôi chẳng có đứa nào nghĩ tốt đẹp về gia đình tôi, chúng chỉ biết bàn tán, dè bỉu. Nỗi đau mất cha chưa nguôi ngoai, nay càng in sâu vào trái tim tôi. Mỗi đêm tôi đều lặng lẽ đứng trước di ảnh của cha, khóc thầm…
Rồi một ngày, bà nội gọi tôi lại, như ngày xưa với giọng ân cần, trìu mến, bà nói: “Cháu trai, ngồi đây với bà… Lâu rồi bà cháu mình không nói chuyện với nhau…“. Tôi lại gần bà, để bà xoa đầu như ngày còn thơ bé. Khi tôi ngoan ngoãn ngồi yên lặng, bà dịu dàng cất lời:
“Cháu trai… để ta kể cho con nghe một câu chuyện … một câu chuyện cổ… mà chắc con sẽ thích…
Ngày xưa, có một người đàn ông sống cùng cô con gái nhỏ duy nhất. Ông rất yêu thương con và chỉ sống vì con. Một ngày cô bé bị ốm, người cha đã mời những bác sĩ tốt nhất về chữa bệnh cho cô, nhưng không thể làm cô bé khoẻ lại.
Tất cả những cố gắng của người cha đều vô ích và cô bé đã chết. Từ đó người cha trở nên câm lặng, khép mình không gặp gỡ bất cứ ai, từ chối mọi hoạt động có thể đưa ông trở lại với cuộc sống bình thường. Rồi một đêm ông nằm mơ…
Rồi một đêm ông nằm mơ… (Ảnh minh hoạ: Internet)
Trong mơ ông thấy ông đang ở trên thiên đường, trước mặt là một đám rước lộng lẫy với toàn các thiên thần bé nhỏ đang diễn ra. Dường như họ diễu hành trong một hàng dài vô tận đi về phía Ngọc Hoàng.
Ông trông thấy mỗi thiên nữ khoác áo trắng đều mang một cây nến trắng thắp sáng. Một lúc sau ông nhận thấy cây nến của một cô bé chưa được thắp. Rồi ông nhận ra cô gái với cây nến chưa thắp là con gái bé nhỏ của mình. Ông xô tới, ôm chặt cô vào lòng và âu yếm hỏi: “Thiên thần của cha, vì sao chỉ cây nến của con là không cháy?”. Cô bé đáp: “Cha ơi, nó thường được thắp lại, nhưng nước mắt của cha luôn làm nó bị tắt”.
Đến đây người đàn ông giật mình tỉnh giấc và hiểu ra ông nên làm gì. Từ đó trở đi ông không còn xa lánh mọi người nữa, ông vui vẻ trở lại với cuộc sống thường ngày, để cây nến của thiên thần nhỏ thương yêu không bị nước mắt của ông làm tắt nữa”.
Thiên thần nhỏ, cây nến của em sẽ luôn được thắp sáng vì nụ cười của ông mỗi ngày… (Ảnh minh hoạ: Internet)
“Cháu à… ngày đó cha mày mất không phải vì đi với bồ như người ta đồn đại đâu… Hôm ấy, cha mày lúc đi chở hàng cho người ta, có bắt gặp một cô gái trong làng cần lên thị trấn, cha mày sẵn lòng giúp đỡ. Người ta thấy vậy, cứ tưởng cha mày không trong sạch. Sau khi lên thị trấn, cô gái đó rời đi rồi, khi giao hàng xong trở về, cha mày gặp tai nạn, nên mới qua đời… Mày tin tưởng cha là đúng, nhưng không phải vì thế mà đánh mất bản thân và tương lai của mình… Mày hiểu nội nói gì không? Đừng như người đàn ông trong câu chuyện vừa rồi con à, người đi rồi đã ở lại quá khứ rồi, đừng khóc thương họ mãi, phải biết sống cho hiện tại và hướng đến tương lai… Bà thương mày nhất…”.
Nghe đến đó, tôi đã trào nước mắt. Một thằng con trai mới lớn như tôi không thể kìm nén sự yếu đuối của mình thêm được nữa. Tôi đã sai rồi, có lỗi với chính bản thân mình và với những người thương yêu tôi. Tôi phải sống có trách nhiệm hơn để không biến cuộc đời mình thành một sự tiếc nuối.
Và từ đó, tôi bắt đầu tập trung vào việc học, bỏ ngoài tai những lời gièm pha, cố gắng thi đỗ đại học, và làm chỗ dựa cho hai người phụ nữ bất hạnh. Cuối cùng, ông Trời cũng không phụ lòng người, sau bao nhiêu nỗ lực, tôi đã vào được trường tôi mong muốn, đặt những viên gạch đầu tiên cho tương lai tươi sáng của mình… Trải qua bao nhiêu đau khổ, nếu giữ tấm lòng thiện lương, nỗ lực nào rồi cũng sẽ được đền đáp…
Sau bao nhiêu nỗ lực, cuối cùng tôi đã vào được trường tôi mong muốn… (Ảnh minh hoạ: Internet)
Suy ngẫm: Nếu bạn không còn có ai đó trong cuộc sống này, điều đó không có nghĩa là tất cả đều đã hết. Trên thực tế, cuộc sống của bạn vẫn tiếp diễn và cuộc sống của người thân yêu kia cũng vẫn tiếp diễn. Có chăng là bạn và người đó không còn cùng ở trong một thế giới. Duyên phận của bạn với người ấy ở thế giới này chỉ là tạm dừng, nhưng không có nghĩa là bạn không thể làm cho người ấy vui. Bạn hoàn toàn có thể làm được, bằng cách tiếp tục sống cuộc sống của mình một cách có trách nhiệm hơn, tốt đẹp hơn, vì lúc đó bạn hiểu rằng thời gian và những gì đã qua đều không quay trở lại.
Người thân của bạn sẽ có một cuộc sống mới, gặp gỡ những người mới và đón nhận những điều tốt đẹp hơn. Vậy nên hãy sống vui vẻ, trân quý những gì cuộc sống này đang mang đến cho bạn. Hãy hiểu rằng khi một điều gì không hiện diện trên cõi đời này nữa, thì đó cũng là điều cần thiết cho bạn, để bạn có thể hiểu ra được giá trị cuộc sống và làm tốt hơn những việc sẽ đến…
Xuân Dung
http://www.daikynguyenvn.com/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Người con chìm đắm trong đau khổ vì tưởng cha theo tiếng gọi tình yêu, nào ngờ…*
Ngày còn nhỏ, bà nội vẫn thường ôm tôi vào lòng, kể cho tôi những câu chuyện cổ tích về những số phận đặc biệt, sau khi trải qua khó khăn đều nhận được phần thưởng từ những phép màu của bà tiên. “Ở hiền thì gặp lành”, bà tôi vẫn ru tôi vào những giấc ngủ nhờ những câu chuyện trong trẻo như thế…
Năm tôi lên 12 tuổi, cha tôi mất. Mẹ với bà nội tôi khóc hết nước mắt. Tôi còn bé chẳng hiểu chuyện nhiều, chỉ biết rằng bố tôi sẽ không bao giờ tỉnh dậy nữa. Kể từ đó, gia đình tôi còn ba người, tôi trở thành người con trai duy nhất trong nhà và cũng là niềm hi vọng còn lại của hai người phụ nữ bất hạnh, yếu đuối.
Cho dù mọi người luôn nhắc nhở tôi phải mạnh mẽ, những lúc nhớ cha, tôi lại khóc một mình. Lũ bạn tôi đứa nào cũng có đủ cả cha lẫn mẹ, thỉnh thoảng nhìn thấy chúng nó hạnh phúc bên người thân, tôi không khỏi chạnh lòng, tủi thân.
Tôi yêu cha tôi lắm… (Ảnh minh hoạ: Internet)
Tôi yêu cha tôi lắm, yêu tất cả những gì ông cố gắng để dạy tôi thành người, từ chiếc diều ông dạy tôi làm, đến những mầm cây ông dạy tôi cách vun đắp. Ông rất nghiêm khắc với tôi, ông luôn nhủ phải dưỡng dục tôi thành một người đàn ông tử tế, biết quan tâm tới người khác và sống có đạo đức.
Vào một ngày năm tôi 18 tuổi, một chuyện kinh hoàng đã xảy ra. Hôm ấy là lần đầu tiên mẹ tôi hớt hải nước mắt lưng tròng đến trường gặp tôi ở phòng Ban Giám Hiệu. Từ bé, tôi luôn là một đứa trẻ ngoan, chưa bao giờ gây tội với ai, nhưng hôm đó, tôi đã đánh nhau với bạn cùng lớp. Và hình thức phạt nhà trường dành cho tôi là kỷ luật và đình chỉ học một tuần, cộng thêm một “vết đen” trong sổ học bạ cấp 3 – một điều cực kì bất lợi cho việc học của tôi sau này. Sau khi nghe Hiệu trưởng kể lại sự việc, mẹ tôi rối rít khẩn khoản xin lỗi đứa bạn tôi và mẹ của nó, trong khi tôi cúi gằm mặt xuống.
Trên đường về nhà, mẹ tôi chỉ im lặng. Đến khi vào trong nhà, mẹ tôi kéo tôi tới bàn thờ của cha, nghiêm giọng nói: “Quỳ xuống! Nhanh lên!“. Với tất cả lòng tự trọng của một thằng con trai, tôi nhìn mẹ cãi lại: “Tại sao con phải quỳ? Con đâu làm gì sai trái!”. Mẹ tôi bắt đầu lớn tiếng: “Còn không biết phân biệt phải trái, quỳ xuống!“.
Tôi đành gượng ép nghe theo mẹ, gương mặt không giấu nổi vẻ bất bình, giận dữ.
“Năm xưa cha đã dạy con làm người thế nào? Tại sao hôm nay lại đánh nhau với bạn? Con còn biết có lỗi với cha không?” – Mẹ tôi nghẹn ngào trong tiếng nấc.
Con không chịu được khi nó dám xúc phạm cha…! (Ảnh minh hoạ: Internet)
“Tại nó… tại thằng đó, nó dám bảo xưa kia cha chết vì đi với bồ… Con không chịu được khi nó dám xúc phạm cha…! Nó còn bảo con là thằng bất tài, số phận chỉ tồi tệ như cha mày thôi…” – Nói đến đây, tôi đã ôm mặt khóc nức nở.
Mẹ tôi thấy vậy càng khóc to hơn, trong giờ phút ấy, bà chỉ biết lặng người nhìn di ảnh cha tôi và mặc kệ những giọt nước mắt liên tục lăn dài trên má. Cuộc đời long đong lận đận của một người phụ nữ, chẳng biết tỏ cùng ai, chỉ biết âm thầm chịu đựng. Tôi thương mẹ lắm, nhưng vẫn không cho rằng mình làm sai, vì cha tôi không phải người như vậy…
Sau sự việc ấy, tôi trở nên lầm lì ít nói. Suốt ngày tôi chán nản, mải mê với những trò tiêu khiển, chẳng màng kết bạn với ai. Tôi hiểu đám bạn tôi chẳng có đứa nào nghĩ tốt đẹp về gia đình tôi, chúng chỉ biết bàn tán, dè bỉu. Nỗi đau mất cha chưa nguôi ngoai, nay càng in sâu vào trái tim tôi. Mỗi đêm tôi đều lặng lẽ đứng trước di ảnh của cha, khóc thầm…
Rồi một ngày, bà nội gọi tôi lại, như ngày xưa với giọng ân cần, trìu mến, bà nói: “Cháu trai, ngồi đây với bà… Lâu rồi bà cháu mình không nói chuyện với nhau…“. Tôi lại gần bà, để bà xoa đầu như ngày còn thơ bé. Khi tôi ngoan ngoãn ngồi yên lặng, bà dịu dàng cất lời:
“Cháu trai… để ta kể cho con nghe một câu chuyện … một câu chuyện cổ… mà chắc con sẽ thích…
Ngày xưa, có một người đàn ông sống cùng cô con gái nhỏ duy nhất. Ông rất yêu thương con và chỉ sống vì con. Một ngày cô bé bị ốm, người cha đã mời những bác sĩ tốt nhất về chữa bệnh cho cô, nhưng không thể làm cô bé khoẻ lại.
Tất cả những cố gắng của người cha đều vô ích và cô bé đã chết. Từ đó người cha trở nên câm lặng, khép mình không gặp gỡ bất cứ ai, từ chối mọi hoạt động có thể đưa ông trở lại với cuộc sống bình thường. Rồi một đêm ông nằm mơ…
Rồi một đêm ông nằm mơ… (Ảnh minh hoạ: Internet)
Trong mơ ông thấy ông đang ở trên thiên đường, trước mặt là một đám rước lộng lẫy với toàn các thiên thần bé nhỏ đang diễn ra. Dường như họ diễu hành trong một hàng dài vô tận đi về phía Ngọc Hoàng.
Ông trông thấy mỗi thiên nữ khoác áo trắng đều mang một cây nến trắng thắp sáng. Một lúc sau ông nhận thấy cây nến của một cô bé chưa được thắp. Rồi ông nhận ra cô gái với cây nến chưa thắp là con gái bé nhỏ của mình. Ông xô tới, ôm chặt cô vào lòng và âu yếm hỏi: “Thiên thần của cha, vì sao chỉ cây nến của con là không cháy?”. Cô bé đáp: “Cha ơi, nó thường được thắp lại, nhưng nước mắt của cha luôn làm nó bị tắt”.
Đến đây người đàn ông giật mình tỉnh giấc và hiểu ra ông nên làm gì. Từ đó trở đi ông không còn xa lánh mọi người nữa, ông vui vẻ trở lại với cuộc sống thường ngày, để cây nến của thiên thần nhỏ thương yêu không bị nước mắt của ông làm tắt nữa”.
Thiên thần nhỏ, cây nến của em sẽ luôn được thắp sáng vì nụ cười của ông mỗi ngày… (Ảnh minh hoạ: Internet)
“Cháu à… ngày đó cha mày mất không phải vì đi với bồ như người ta đồn đại đâu… Hôm ấy, cha mày lúc đi chở hàng cho người ta, có bắt gặp một cô gái trong làng cần lên thị trấn, cha mày sẵn lòng giúp đỡ. Người ta thấy vậy, cứ tưởng cha mày không trong sạch. Sau khi lên thị trấn, cô gái đó rời đi rồi, khi giao hàng xong trở về, cha mày gặp tai nạn, nên mới qua đời… Mày tin tưởng cha là đúng, nhưng không phải vì thế mà đánh mất bản thân và tương lai của mình… Mày hiểu nội nói gì không? Đừng như người đàn ông trong câu chuyện vừa rồi con à, người đi rồi đã ở lại quá khứ rồi, đừng khóc thương họ mãi, phải biết sống cho hiện tại và hướng đến tương lai… Bà thương mày nhất…”.
Nghe đến đó, tôi đã trào nước mắt. Một thằng con trai mới lớn như tôi không thể kìm nén sự yếu đuối của mình thêm được nữa. Tôi đã sai rồi, có lỗi với chính bản thân mình và với những người thương yêu tôi. Tôi phải sống có trách nhiệm hơn để không biến cuộc đời mình thành một sự tiếc nuối.
Và từ đó, tôi bắt đầu tập trung vào việc học, bỏ ngoài tai những lời gièm pha, cố gắng thi đỗ đại học, và làm chỗ dựa cho hai người phụ nữ bất hạnh. Cuối cùng, ông Trời cũng không phụ lòng người, sau bao nhiêu nỗ lực, tôi đã vào được trường tôi mong muốn, đặt những viên gạch đầu tiên cho tương lai tươi sáng của mình… Trải qua bao nhiêu đau khổ, nếu giữ tấm lòng thiện lương, nỗ lực nào rồi cũng sẽ được đền đáp…
Sau bao nhiêu nỗ lực, cuối cùng tôi đã vào được trường tôi mong muốn… (Ảnh minh hoạ: Internet)
Suy ngẫm: Nếu bạn không còn có ai đó trong cuộc sống này, điều đó không có nghĩa là tất cả đều đã hết. Trên thực tế, cuộc sống của bạn vẫn tiếp diễn và cuộc sống của người thân yêu kia cũng vẫn tiếp diễn. Có chăng là bạn và người đó không còn cùng ở trong một thế giới. Duyên phận của bạn với người ấy ở thế giới này chỉ là tạm dừng, nhưng không có nghĩa là bạn không thể làm cho người ấy vui. Bạn hoàn toàn có thể làm được, bằng cách tiếp tục sống cuộc sống của mình một cách có trách nhiệm hơn, tốt đẹp hơn, vì lúc đó bạn hiểu rằng thời gian và những gì đã qua đều không quay trở lại.
Người thân của bạn sẽ có một cuộc sống mới, gặp gỡ những người mới và đón nhận những điều tốt đẹp hơn. Vậy nên hãy sống vui vẻ, trân quý những gì cuộc sống này đang mang đến cho bạn. Hãy hiểu rằng khi một điều gì không hiện diện trên cõi đời này nữa, thì đó cũng là điều cần thiết cho bạn, để bạn có thể hiểu ra được giá trị cuộc sống và làm tốt hơn những việc sẽ đến…
Xuân Dung
http://www.daikynguyenvn.com/