Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Người dân đào được củ sâm Ngọc Linh 100 tuổi
Ngày 26/6, ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, do mức giá củ sâm người dân đào được quá cao, huyện không đủ tiền nên quyết định không mua lại. Củ sâm đã được người dân đưa vào TP HCM để bán.
“Củ sâm nặng gần một kg, có 100 đốt. Theo kinh nghiệm tính độ tuổi của người dân thì mỗi đốt là một năm tuổi”, ông Bửu nói và nhận định còn nhiều củ sâm tương tự sống trên đỉnh núi Ngọc Linh chưa được tìm thấy.
Củ sâm được người dân đào được ở độ cao 2.400 m. Ảnh: H.T |
Trước đó ngày 20/6, anh Hồ Văn Chiêu (xã Trà Linh) lên núi Ngọc Linh tìm sâm tự nhiên. Khi tới đỉnh, ở độ cao khoảng 2.400 m, anh Chiêu phát hiện cây sâm lớn nên đào mang về.
Củ sâm dài khoảng 50 cm, có 100 đốt và nặng gần một kg. Đây là củ sâm lớn nhất tại vùng núi Ngọc Linh còn sót lại kể từ ngày bị săn tìm từ những năm 90 của thế kỷ trước. Củ sâm sau đó được một số người trả giá 250 triệu đồng.
Huyện Nam Trà My đã thương lượng mua lại củ sâm để gửi vào ngân hàng gen trưng bày nhưng không đủ tiền. Chủ tịch huyện cho hay, mỗi kg sâm Ngọc Linh loại 1 hiện có giá 75 triệu đồng.
Củ sâm này có 100 đốt, theo người dân mỗi đốt là một năm tuổi. Ảnh: H.T |
Sâm Ngọc Linh vốn được người dân Xê Đăng sống dưới ngọn núi cao nhất miền Trung dùng để chữa bệnh. Họ gọi đó là “thuốc dấu”. Những năm chiến tranh, người dân thường dùng "thuốc dấu" trị vết thương, sốt rét… cho bộ đội.
Loài cây được biết đến rộng rãi vào năm 1973, khi dược sĩ Đào Kim Long được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đi tìm và nghiên cứu các loại thuốc quý để chữa bệnh cho bộ đội. Sau hàng năm trời cuốc bộ dọc dãy Trường Sơn, dược sĩ Long tìm ra loài cây mà người dân Xê Đăng vẫn dùng để trị bách bệnh. Ông sau đó đặt tên cho loài cây là sâm Ngọc Linh, hay sâm K5. Việc cây thuốc quý được biết đến rộng rãi vô tình khiến cho hàng trăm người tứ xứ đổ xô lên núi săn lùng.
Chỉ trong vài năm, cây sâm tự nhiên gần như tuyệt chủng. May mắn, thời điểm này một số người dân địa phương lo ngại biến mất loài cây quý nên tổ chức ươm giống, mang sâm tự nhiên từ trong rừng về nhà trồng. Sau hàng chục năm gắn bó với nghề trồng sâm, những người này bây giờ thành đại gia khi sở hữu những vườn sâm hàng trăm tỷ đồng.
Tiến Hùng
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Người dân đào được củ sâm Ngọc Linh 100 tuổi
Ngày 26/6, ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, do mức giá củ sâm người dân đào được quá cao, huyện không đủ tiền nên quyết định không mua lại. Củ sâm đã được người dân đưa vào TP HCM để bán.
“Củ sâm nặng gần một kg, có 100 đốt. Theo kinh nghiệm tính độ tuổi của người dân thì mỗi đốt là một năm tuổi”, ông Bửu nói và nhận định còn nhiều củ sâm tương tự sống trên đỉnh núi Ngọc Linh chưa được tìm thấy.
Củ sâm được người dân đào được ở độ cao 2.400 m. Ảnh: H.T |
Trước đó ngày 20/6, anh Hồ Văn Chiêu (xã Trà Linh) lên núi Ngọc Linh tìm sâm tự nhiên. Khi tới đỉnh, ở độ cao khoảng 2.400 m, anh Chiêu phát hiện cây sâm lớn nên đào mang về.
Củ sâm dài khoảng 50 cm, có 100 đốt và nặng gần một kg. Đây là củ sâm lớn nhất tại vùng núi Ngọc Linh còn sót lại kể từ ngày bị săn tìm từ những năm 90 của thế kỷ trước. Củ sâm sau đó được một số người trả giá 250 triệu đồng.
Huyện Nam Trà My đã thương lượng mua lại củ sâm để gửi vào ngân hàng gen trưng bày nhưng không đủ tiền. Chủ tịch huyện cho hay, mỗi kg sâm Ngọc Linh loại 1 hiện có giá 75 triệu đồng.
Củ sâm này có 100 đốt, theo người dân mỗi đốt là một năm tuổi. Ảnh: H.T |
Sâm Ngọc Linh vốn được người dân Xê Đăng sống dưới ngọn núi cao nhất miền Trung dùng để chữa bệnh. Họ gọi đó là “thuốc dấu”. Những năm chiến tranh, người dân thường dùng "thuốc dấu" trị vết thương, sốt rét… cho bộ đội.
Loài cây được biết đến rộng rãi vào năm 1973, khi dược sĩ Đào Kim Long được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đi tìm và nghiên cứu các loại thuốc quý để chữa bệnh cho bộ đội. Sau hàng năm trời cuốc bộ dọc dãy Trường Sơn, dược sĩ Long tìm ra loài cây mà người dân Xê Đăng vẫn dùng để trị bách bệnh. Ông sau đó đặt tên cho loài cây là sâm Ngọc Linh, hay sâm K5. Việc cây thuốc quý được biết đến rộng rãi vô tình khiến cho hàng trăm người tứ xứ đổ xô lên núi săn lùng.
Chỉ trong vài năm, cây sâm tự nhiên gần như tuyệt chủng. May mắn, thời điểm này một số người dân địa phương lo ngại biến mất loài cây quý nên tổ chức ươm giống, mang sâm tự nhiên từ trong rừng về nhà trồng. Sau hàng chục năm gắn bó với nghề trồng sâm, những người này bây giờ thành đại gia khi sở hữu những vườn sâm hàng trăm tỷ đồng.
Tiến Hùng