Tham Khảo
Nguyễn An Dân - Bàn cờ Donald Trump - Tập Cận Bình
Trong binh pháp, khi muốn thắng (hay muốn chiếm ưu thế) mà không tổn thất nhiều quá,người ta "giăng lưới ba góc" và mở một góc còn lại để chừa
Trong binh pháp, khi muốn thắng (hay
muốn chiếm ưu thế) mà không tổn thất nhiều quá,người ta "giăng lưới ba
góc" và mở một góc còn lại để chừa cho nhau con đường lùi để còn đàm
phán.
Góc lưới đầu tiên chính là chính sách "liên Nga kháng Trung" của Mỹ mà chúng ta thấy rất rõ nhằm phân hóa quan hệ đồng minh Nga-Trung đang trở nên chặt chẽ lâu nay. Nga mặc dù ngày nay chỉ còn là gã khổng lồ chân đất sét, nhưng thêm bạn bớt thù luôn là giải pháp chính trị khôn ngoan mà ai cũng lựa chọn.
Nhân vật có mối quan hệ thân thiết với Putin là ông Rex Tillerson , chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Exxon Mobil được Trump đề cử đảm nhiệm chức Ngoại trưởng, có thể mang hàm ý “liên Nga kìm Trung”, Mỹ không những dỡ bỏ cấm vận Nga, mà còn tiến tới nhiều quan hệ hợp tác mật thiết, với trọng điểm chính là kìm chế một Trung Quốc đang thách thức quyền lực cũa Mỹ, nhất là ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
2/ Đài Loan và Hong Kong
Góc lưới thứ hai là Đài Loan và tôi dự đoán là có cả Hong Kong với sự tham gia của Anh sau sự kiện Brexit. Các động thái gửi máy bay chiến đấu tới Biển Đông và tuyên bố đưa hàng không mẫu hạm tới Thái Bình Dương của đại sứ Anh tại Mỹ cho thấy việc tái lập liên minh nhằm phân chia ảnh hưởng quốc tế của Anh là bằng chứng.
Dự đoán là trong tương lai 2-5 năm tới, Đài Loan dưới chính sách thúc đẩy của Mỹ và Hong Kong dưới sự thúc đẩy của Anh sẽ gia tăng nhiều hoạt động làm Tập Cận Bình không thích và "ăn ngủ không yên". Một khi Anh thúc đẩy Hong Kong tranh đấu với Bắc Kinh lần nữa, sẽ không dừng lại ở những cây dù như lần trước đây.
Xét về mặt lợi ích quốc gia của Mỹ, trong lúc Philippines đang ngả về phía Bắc Kinh, cánh cửa Biển Đông dần khép lại, vì thế dùng một Đài Loan vốn có quân lực mạnh hơn để thay thế Philippines, khiến Đài Loan một lần nữa tái quân sự hóa không phải là điều không tưởng.
Tuy nhiên vấn đề một khi vì Đài Loan về sau mà quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng sẽ làm Đài Loan trở nên thận trọng. Dù muốn về với vòng tay của Mỹ, nhưng Đài Loan hẳn nhiên hiểu rằng không bao giờ vì mình mà Mỹ và Trung va chạm quận sự với nhau. Đài Loan chỉ thúc đẩy chính sách gần Mỹ đủ để làm Trung Quốc cảm thấy mất kiểm soát, nhưng sẽ không đi quá xa để Trung Quốc cảm thấy mất mặt mà ra tay hành động quân sự quyết liệt.
3/ Asean và TPP
Tuy nhiên về mặt chính trị quốc tế, sự chống đối Bắc Kinh của hai nơi này vẫn có những hạn chế của nó vì vấn đề họ vẫn thuộc về CHND Trung Hoa, nên góc lưới này mở ra vẫn chưa thể làm khó Trung Quốc đủ để lôi Trung Quốc vào bàn đàm phán theo tư thế có lợi cho Mỹ và phương Tây nên dĩ nhiên Trump ( và Mỹ) không thể bỏ qua những quân cờ Asean và TPP.
Mở lại góc lưới Đài Loan, Mỹ cho thấy đã chán Asean với những quốc gia độc tài tư bản hoang dã ( như Việt Nam) hoặc dân chủ nửa mùa ( như Thái Lan, Campuchia, Philiipin...). Tuy vậy chán thì chán nhưng dùng thì dùng, ngựa què không mang đi chinh chiến thì vẫn có giá trị kéo cối xay lúa ở nhà.
Mặc dù rất khó để diễn tả chính sách kiểu này, tuy nhiên có thể mô tả nôm na chính sách Mỹ-Asean sắp tới sẽ là "Mỹ và Asean cùng làm", chứ không đơn thuần là chỉ mình Mỹ hô hào còn các nước Asean thò tay cửa sau nhận tiền Trung Quốc và ừ à với Mỹ ở cửa trước. Mỹ thò chân giò thì Asean phải rót rượu nếu còn muốn có chỗ ngồi trên bàn tiệc. Cụ thể và chi tiết, chứ không còn là những tuyên bố chung chung.
TPP mang giá trị giữ gìn 11 đồng minh xung quanh để làm lợi cho Mỹ và cho cả 11 nước đó về kinh tế và giá trị địa chính trị cùng Mỹ kềm chế Trung Quốc nên Trump và Mỹ sẽ không bỏ. Tuy nhiên Trump sẽ sửa đổi nó chi tiết và thẳng thắn hơn, kiểu tôi làm gì thì ông làm gì, chứ không phải vì có những ông dị dạng và dị biệt như Việt Nam mà Mỹ chấp nhận nuông chiều và cho ngoại lệ.
4/ Góc lưới thứ tư mở ra
Tất cả 3 góc lưới trên chính là cái Mỹ đang giăng ra để vây bức Trung Quốc phải hạ nhiệt ở Biển Đông và Châu Á nói chung, tuy nhiên như đã nói, nó chỉ nhằm dồn Trung Quốc vào bàn đàm phán theo kiểu có lợi cho Mỹ, góc lưới thứ tư mà Trump mở ra cho Trung Quốc chính là chuyến công du của Henry Kissinger gặp Tập Cận Bình.
Trong chính trị, vừa đánh vừa đàm, bao vây chừa 1 cửa để cho nhau con đường lùi luôn là điều các cường quốc lựa chọn. Chỉ là Việt Nam, lẽ ra đã trở thành quân xe trong bàn cờ địa chính trị khu vực thì đã tự mình biến mình thành con tốt và có thể bị thí bất kỳ lúc nào, nếu một khi các con cờ nhỏ khác cùng tầm với Việt Nam tự làm họ quan trọng hơn lên để lôi kéo sự quan tâm của các tay cờ lớn.
Bảo thủ và giáo điều cứng nhắc, chủ hòa kiểu "cho mượn đường diệt Quắc" theo tư duy Trần Ích Tắc không bao giờ là giải pháp khôn ngoan cho Việt Nam trong bàn cờ sắp tới mà Trump-Tập sẽ đánh.
Nguyễn An Dân
Trong binh pháp, khi muốn thắng (hay
muốn chiếm ưu thế) mà không tổn thất nhiều quá,người ta "giăng lưới ba
góc" và mở một góc còn lại để chừa cho nhau con đường lùi để còn đàm
phán.
Chiến thuật của Mỹ do Donald Trump đang triển khai với Trung Quốc mang hơi hướm như vậy.
1/ "liên Nga kháng Trung"
Góc lưới đầu tiên chính là chính sách "liên Nga kháng Trung" của Mỹ mà chúng ta thấy rất rõ nhằm phân hóa quan hệ đồng minh Nga-Trung đang trở nên chặt chẽ lâu nay. Nga mặc dù ngày nay chỉ còn là gã khổng lồ chân đất sét, nhưng thêm bạn bớt thù luôn là giải pháp chính trị khôn ngoan mà ai cũng lựa chọn.
Nhân vật có mối quan hệ thân thiết với Putin là ông Rex Tillerson , chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Exxon Mobil được Trump đề cử đảm nhiệm chức Ngoại trưởng, có thể mang hàm ý “liên Nga kìm Trung”, Mỹ không những dỡ bỏ cấm vận Nga, mà còn tiến tới nhiều quan hệ hợp tác mật thiết, với trọng điểm chính là kìm chế một Trung Quốc đang thách thức quyền lực cũa Mỹ, nhất là ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
2/ Đài Loan và Hong Kong
Góc lưới thứ hai là Đài Loan và tôi dự đoán là có cả Hong Kong với sự tham gia của Anh sau sự kiện Brexit. Các động thái gửi máy bay chiến đấu tới Biển Đông và tuyên bố đưa hàng không mẫu hạm tới Thái Bình Dương của đại sứ Anh tại Mỹ cho thấy việc tái lập liên minh nhằm phân chia ảnh hưởng quốc tế của Anh là bằng chứng.
Dự đoán là trong tương lai 2-5 năm tới, Đài Loan dưới chính sách thúc đẩy của Mỹ và Hong Kong dưới sự thúc đẩy của Anh sẽ gia tăng nhiều hoạt động làm Tập Cận Bình không thích và "ăn ngủ không yên". Một khi Anh thúc đẩy Hong Kong tranh đấu với Bắc Kinh lần nữa, sẽ không dừng lại ở những cây dù như lần trước đây.
Xét về mặt lợi ích quốc gia của Mỹ, trong lúc Philippines đang ngả về phía Bắc Kinh, cánh cửa Biển Đông dần khép lại, vì thế dùng một Đài Loan vốn có quân lực mạnh hơn để thay thế Philippines, khiến Đài Loan một lần nữa tái quân sự hóa không phải là điều không tưởng.
Tuy nhiên vấn đề một khi vì Đài Loan về sau mà quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng sẽ làm Đài Loan trở nên thận trọng. Dù muốn về với vòng tay của Mỹ, nhưng Đài Loan hẳn nhiên hiểu rằng không bao giờ vì mình mà Mỹ và Trung va chạm quận sự với nhau. Đài Loan chỉ thúc đẩy chính sách gần Mỹ đủ để làm Trung Quốc cảm thấy mất kiểm soát, nhưng sẽ không đi quá xa để Trung Quốc cảm thấy mất mặt mà ra tay hành động quân sự quyết liệt.
3/ Asean và TPP
Tuy nhiên về mặt chính trị quốc tế, sự chống đối Bắc Kinh của hai nơi này vẫn có những hạn chế của nó vì vấn đề họ vẫn thuộc về CHND Trung Hoa, nên góc lưới này mở ra vẫn chưa thể làm khó Trung Quốc đủ để lôi Trung Quốc vào bàn đàm phán theo tư thế có lợi cho Mỹ và phương Tây nên dĩ nhiên Trump ( và Mỹ) không thể bỏ qua những quân cờ Asean và TPP.
Mở lại góc lưới Đài Loan, Mỹ cho thấy đã chán Asean với những quốc gia độc tài tư bản hoang dã ( như Việt Nam) hoặc dân chủ nửa mùa ( như Thái Lan, Campuchia, Philiipin...). Tuy vậy chán thì chán nhưng dùng thì dùng, ngựa què không mang đi chinh chiến thì vẫn có giá trị kéo cối xay lúa ở nhà.
Mặc dù rất khó để diễn tả chính sách kiểu này, tuy nhiên có thể mô tả nôm na chính sách Mỹ-Asean sắp tới sẽ là "Mỹ và Asean cùng làm", chứ không đơn thuần là chỉ mình Mỹ hô hào còn các nước Asean thò tay cửa sau nhận tiền Trung Quốc và ừ à với Mỹ ở cửa trước. Mỹ thò chân giò thì Asean phải rót rượu nếu còn muốn có chỗ ngồi trên bàn tiệc. Cụ thể và chi tiết, chứ không còn là những tuyên bố chung chung.
TPP mang giá trị giữ gìn 11 đồng minh xung quanh để làm lợi cho Mỹ và cho cả 11 nước đó về kinh tế và giá trị địa chính trị cùng Mỹ kềm chế Trung Quốc nên Trump và Mỹ sẽ không bỏ. Tuy nhiên Trump sẽ sửa đổi nó chi tiết và thẳng thắn hơn, kiểu tôi làm gì thì ông làm gì, chứ không phải vì có những ông dị dạng và dị biệt như Việt Nam mà Mỹ chấp nhận nuông chiều và cho ngoại lệ.
4/ Góc lưới thứ tư mở ra
Tất cả 3 góc lưới trên chính là cái Mỹ đang giăng ra để vây bức Trung Quốc phải hạ nhiệt ở Biển Đông và Châu Á nói chung, tuy nhiên như đã nói, nó chỉ nhằm dồn Trung Quốc vào bàn đàm phán theo kiểu có lợi cho Mỹ, góc lưới thứ tư mà Trump mở ra cho Trung Quốc chính là chuyến công du của Henry Kissinger gặp Tập Cận Bình.
Trong chính trị, vừa đánh vừa đàm, bao vây chừa 1 cửa để cho nhau con đường lùi luôn là điều các cường quốc lựa chọn. Chỉ là Việt Nam, lẽ ra đã trở thành quân xe trong bàn cờ địa chính trị khu vực thì đã tự mình biến mình thành con tốt và có thể bị thí bất kỳ lúc nào, nếu một khi các con cờ nhỏ khác cùng tầm với Việt Nam tự làm họ quan trọng hơn lên để lôi kéo sự quan tâm của các tay cờ lớn.
Bảo thủ và giáo điều cứng nhắc, chủ hòa kiểu "cho mượn đường diệt Quắc" theo tư duy Trần Ích Tắc không bao giờ là giải pháp khôn ngoan cho Việt Nam trong bàn cờ sắp tới mà Trump-Tập sẽ đánh.
Nguyễn An Dân
18/12/2016
(FB Nguyễn An Dân )
(FB Nguyễn An Dân )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nguyễn An Dân - Bàn cờ Donald Trump - Tập Cận Bình
Trong binh pháp, khi muốn thắng (hay muốn chiếm ưu thế) mà không tổn thất nhiều quá,người ta "giăng lưới ba góc" và mở một góc còn lại để chừa
Trong binh pháp, khi muốn thắng (hay
muốn chiếm ưu thế) mà không tổn thất nhiều quá,người ta "giăng lưới ba
góc" và mở một góc còn lại để chừa cho nhau con đường lùi để còn đàm
phán.
Chiến thuật của Mỹ do Donald Trump đang triển khai với Trung Quốc mang hơi hướm như vậy.
1/ "liên Nga kháng Trung"
Góc lưới đầu tiên chính là chính sách "liên Nga kháng Trung" của Mỹ mà chúng ta thấy rất rõ nhằm phân hóa quan hệ đồng minh Nga-Trung đang trở nên chặt chẽ lâu nay. Nga mặc dù ngày nay chỉ còn là gã khổng lồ chân đất sét, nhưng thêm bạn bớt thù luôn là giải pháp chính trị khôn ngoan mà ai cũng lựa chọn.
Nhân vật có mối quan hệ thân thiết với Putin là ông Rex Tillerson , chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Exxon Mobil được Trump đề cử đảm nhiệm chức Ngoại trưởng, có thể mang hàm ý “liên Nga kìm Trung”, Mỹ không những dỡ bỏ cấm vận Nga, mà còn tiến tới nhiều quan hệ hợp tác mật thiết, với trọng điểm chính là kìm chế một Trung Quốc đang thách thức quyền lực cũa Mỹ, nhất là ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
2/ Đài Loan và Hong Kong
Góc lưới thứ hai là Đài Loan và tôi dự đoán là có cả Hong Kong với sự tham gia của Anh sau sự kiện Brexit. Các động thái gửi máy bay chiến đấu tới Biển Đông và tuyên bố đưa hàng không mẫu hạm tới Thái Bình Dương của đại sứ Anh tại Mỹ cho thấy việc tái lập liên minh nhằm phân chia ảnh hưởng quốc tế của Anh là bằng chứng.
Dự đoán là trong tương lai 2-5 năm tới, Đài Loan dưới chính sách thúc đẩy của Mỹ và Hong Kong dưới sự thúc đẩy của Anh sẽ gia tăng nhiều hoạt động làm Tập Cận Bình không thích và "ăn ngủ không yên". Một khi Anh thúc đẩy Hong Kong tranh đấu với Bắc Kinh lần nữa, sẽ không dừng lại ở những cây dù như lần trước đây.
Xét về mặt lợi ích quốc gia của Mỹ, trong lúc Philippines đang ngả về phía Bắc Kinh, cánh cửa Biển Đông dần khép lại, vì thế dùng một Đài Loan vốn có quân lực mạnh hơn để thay thế Philippines, khiến Đài Loan một lần nữa tái quân sự hóa không phải là điều không tưởng.
Tuy nhiên vấn đề một khi vì Đài Loan về sau mà quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng sẽ làm Đài Loan trở nên thận trọng. Dù muốn về với vòng tay của Mỹ, nhưng Đài Loan hẳn nhiên hiểu rằng không bao giờ vì mình mà Mỹ và Trung va chạm quận sự với nhau. Đài Loan chỉ thúc đẩy chính sách gần Mỹ đủ để làm Trung Quốc cảm thấy mất kiểm soát, nhưng sẽ không đi quá xa để Trung Quốc cảm thấy mất mặt mà ra tay hành động quân sự quyết liệt.
3/ Asean và TPP
Tuy nhiên về mặt chính trị quốc tế, sự chống đối Bắc Kinh của hai nơi này vẫn có những hạn chế của nó vì vấn đề họ vẫn thuộc về CHND Trung Hoa, nên góc lưới này mở ra vẫn chưa thể làm khó Trung Quốc đủ để lôi Trung Quốc vào bàn đàm phán theo tư thế có lợi cho Mỹ và phương Tây nên dĩ nhiên Trump ( và Mỹ) không thể bỏ qua những quân cờ Asean và TPP.
Mở lại góc lưới Đài Loan, Mỹ cho thấy đã chán Asean với những quốc gia độc tài tư bản hoang dã ( như Việt Nam) hoặc dân chủ nửa mùa ( như Thái Lan, Campuchia, Philiipin...). Tuy vậy chán thì chán nhưng dùng thì dùng, ngựa què không mang đi chinh chiến thì vẫn có giá trị kéo cối xay lúa ở nhà.
Mặc dù rất khó để diễn tả chính sách kiểu này, tuy nhiên có thể mô tả nôm na chính sách Mỹ-Asean sắp tới sẽ là "Mỹ và Asean cùng làm", chứ không đơn thuần là chỉ mình Mỹ hô hào còn các nước Asean thò tay cửa sau nhận tiền Trung Quốc và ừ à với Mỹ ở cửa trước. Mỹ thò chân giò thì Asean phải rót rượu nếu còn muốn có chỗ ngồi trên bàn tiệc. Cụ thể và chi tiết, chứ không còn là những tuyên bố chung chung.
TPP mang giá trị giữ gìn 11 đồng minh xung quanh để làm lợi cho Mỹ và cho cả 11 nước đó về kinh tế và giá trị địa chính trị cùng Mỹ kềm chế Trung Quốc nên Trump và Mỹ sẽ không bỏ. Tuy nhiên Trump sẽ sửa đổi nó chi tiết và thẳng thắn hơn, kiểu tôi làm gì thì ông làm gì, chứ không phải vì có những ông dị dạng và dị biệt như Việt Nam mà Mỹ chấp nhận nuông chiều và cho ngoại lệ.
4/ Góc lưới thứ tư mở ra
Tất cả 3 góc lưới trên chính là cái Mỹ đang giăng ra để vây bức Trung Quốc phải hạ nhiệt ở Biển Đông và Châu Á nói chung, tuy nhiên như đã nói, nó chỉ nhằm dồn Trung Quốc vào bàn đàm phán theo kiểu có lợi cho Mỹ, góc lưới thứ tư mà Trump mở ra cho Trung Quốc chính là chuyến công du của Henry Kissinger gặp Tập Cận Bình.
Trong chính trị, vừa đánh vừa đàm, bao vây chừa 1 cửa để cho nhau con đường lùi luôn là điều các cường quốc lựa chọn. Chỉ là Việt Nam, lẽ ra đã trở thành quân xe trong bàn cờ địa chính trị khu vực thì đã tự mình biến mình thành con tốt và có thể bị thí bất kỳ lúc nào, nếu một khi các con cờ nhỏ khác cùng tầm với Việt Nam tự làm họ quan trọng hơn lên để lôi kéo sự quan tâm của các tay cờ lớn.
Bảo thủ và giáo điều cứng nhắc, chủ hòa kiểu "cho mượn đường diệt Quắc" theo tư duy Trần Ích Tắc không bao giờ là giải pháp khôn ngoan cho Việt Nam trong bàn cờ sắp tới mà Trump-Tập sẽ đánh.
Nguyễn An Dân
18/12/2016
(FB Nguyễn An Dân )
(FB Nguyễn An Dân )